Sáng kiến kinh nghiệm Những điểm cần lưu ý và một số vấn đề hay gặp trong khi viết câu hỏi đa lựa chọn

1. Lý do chọn đề tài:

Hiện nay trong chương trình của cấp học Trung học cơ sở nói chung và của môn Tiếng Anh nói riêng, các dạng bài tập kiểm tra trắc nghiệm khách quan thường xuyên được các giáo viên đưa ra và đây cũng là yêu cầu của đổi mới đánh giá kết quả học tập của học sinh. Kiểm tra trắc nghiệm khách quan: mang tính khách quan cao, ít bj chi phối bởi ý kiến chủ quan (của cả người làm bài và người chấm); cho phép kiểm tra kiến thức trên diện rộng do số lượng câu hỏi nhiều  đánh giá có thể chính xác hơn; quy trình chấm bài kiểm tra trắc nghiệm khách quan đơn giản hơn, dễ dàng hơn. Tuy nhiên để viết được một bài kiểm tra trắc nghiệm tốt rất khó và tốn nhiều thời gian. Vì vậy tôi đã nghên cứu đề tài: “Những điểm cần lưu ý và một số vấn đề hay gặp trong khi viết câu hỏi đa lựa chọn”.

2. Mục đích của đề tài:

- Đề tài đưa ra nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả của một bài kiểm tra được quyết định bởi khả năng kiểm tra chính xác những kiến thức/ kĩ năng cần kiểm tra.

- Với tư cách là người ra đề kiểm tra, giáo viên cần bám sát những gì học sinh đã được học trên lớp và cần khái quát được những nội dung quan trọng nhất trong chương trình. Điều này đặc biệt quan trọng đối với những bài kiểm tra có nội dung trải rộng như thi hết học kì, thi tốt nghiệp.

- Tạo cơ hội cho giáo viên xem xét hiệu quả của việc cải tiến nội dung, phương pháp, hình thức kiểm tra mà mình đang theo đuổi.

 

doc12 trang | Chia sẻ: sangkien | Lượt xem: 2316 | Lượt tải: 0Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Những điểm cần lưu ý và một số vấn đề hay gặp trong khi viết câu hỏi đa lựa chọn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
I MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:
Hiện nay trong chương trình của cấp học Trung học cơ sở nói chung và của môn Tiếng Anh nói riêng, các dạng bài tập kiểm tra trắc nghiệm khách quan thường xuyên được các giáo viên đưa ra và đây cũng là yêu cầu của đổi mới đánh giá kết quả học tập của học sinh. Kiểm tra trắc nghiệm khách quan: mang tính khách quan cao, ít bj chi phối bởi ý kiến chủ quan (của cả người làm bài và người chấm); cho phép kiểm tra kiến thức trên diện rộng do số lượng câu hỏi nhiều à đánh giá có thể chính xác hơn; quy trình chấm bài kiểm tra trắc nghiệm khách quan đơn giản hơn, dễ dàng hơn. Tuy nhiên để viết được một bài kiểm tra trắc nghiệm tốt rất khó và tốn nhiều thời gian. Vì vậy tôi đã nghên cứu đề tài: “Những điểm cần lưu ý và một số vấn đề hay gặp trong khi viết câu hỏi đa lựa chọn”.
2. Mục đích của đề tài:
- Đề tài đưa ra nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả của một bài kiểm tra được quyết định bởi khả năng kiểm tra chính xác những kiến thức/ kĩ năng cần kiểm tra.
- Với tư cách là người ra đề kiểm tra, giáo viên cần bám sát những gì học sinh đã được học trên lớp và cần khái quát được những nội dung quan trọng nhất trong chương trình. Điều này đặc biệt quan trọng đối với những bài kiểm tra có nội dung trải rộng như thi hết học kì, thi tốt nghiệp.
- Tạo cơ hội cho giáo viên xem xét hiệu quả của việc cải tiến nội dung, phương pháp, hình thức kiểm tra mà mình đang theo đuổi.
II- NỘI DUNG:
1. Những vấn đề cần chú ý khi bắt tay vào viết câu hỏi đa lựa chọn.
- Cần xác định rõ mục đích kiểm tra. Một bài kiểm tra có thể chỉ để giáo viên biết được tình hình học tập của học sinh tại một thời điểm nhất định trong khóa học: kiểm tra 15’, kiểm tra 45’. Một bài kiểm tra cũng có thể mang tính chất đánh giá kết quả học tập của thí sinh như các bài kiểm tra cuối học kì, thi tốt nghiệp...
- Cần xác định rõ nội dung kiểm tra, xác định đúng trọng tâm cần kiểm tra và tránh bỏ sót những nội dung quan trọng. Lập một ma trận đề thi để giải quyết vấn đề này.
- Cần xác định độ khó của bài kiểm tra. Mục đích kiểm tra và trình độ của đối tượng kiểm tra sẽ quyết định độ khó cần thiết của bài kiểm tra.
- Cần dự đoán trước xem bài kiểm tra có thể được thí điểm như thế nào trước khi đưa vào sử dụng.
2. Những vấn đề cần chú ý sau khi đã hoàn thành công đoạn viết câu hỏi đa lựa chọn.
Sau khi đã viết xong các câu hỏi đa lựa chọn, người viết cần kiểm tra lại xem các câu hỏi đã đáp ứng đủ các yêu cầu sau hay chưa.
- Các câu hỏi này đã kiểm tra đúng các vấn đề trọng tâm hay chưa?
- Độ khó của các câu hỏi này đã phù hợp hay chưa?
- Các câu hỏi này đã hoàn toàn chính xác hay chưa? Có còn sót lỗi (ngữ pháp, đánh máy...) hay không?
- Vị trí của câu hỏi đã đủ đa dạng hay chưa? (Điều này khá quan trọng nhằm đảm bảo kết quả kiểm tra không bị ảnh hưởng bởi yếu tố may mắn. Ví dụ nếu có quá nhiều câu trả lời đúng rơi vào lựa chọn D thì nếu một thí sinh chỉ chọn D cho tất cả các câu hỏi có khả năng ghi được một số điểm nhất định).
- Ngoài ra còn cần kiểm tra lại các thành phần của câu hỏi đa lựa chọn (chỉ dẫn, câu hỏi, phươngán trả lời...) xem đã đáp ứng đủ các tiêu chí hay chưa?
3. những vấn đề chung trong khi viết câu hỏi đa lựa chọn.
Các câu hỏi đa lựa chọn cần tránh:
- Kiểm tra nhiều hơn một nội dung trong cùng một câu hỏi.
Ví dụ: Chọn trong các phương án đưa ra một phương ánphù hợp nhất đẻ điền vào chỗ trống bằng cách khoanh tròn vào chữ cái tương ứng với phương án được lựa chọn.
Only when everyone had left_________________________.
A. he felt at peace
B. he feels at peace
C. did he feel at peace
D. does he feel at peace
Câu hỏi trên đã kiểm tra hai nội dung cùng một lúc: đảo ngữ và tính phù hợp về thời.
Để kiểm tra một nội dung dảo ngữ, ta có thể viết lại các lựa chọn sau:
Only when everyone had left_________________________.
A. he felt at peace
B. did he feel at peace
C. he did feel at peace
D. felt he at peace
Lúc này, do tất cả các lựa chọn đều ở cùng thì quá khứ, thí sinh sẽ chỉ tập trung vào lựa chọn trật tự đúng của từ để phù hợp với cấu trúc đảo ngữ.
- Kiểm tra kiến thức thuộc các lĩnh vực khác ngoài ngôn ngữ.
- Đánh đó học sinh vì quá khó, vượt khả năng của học sinh.
Ví dụ: Đối với học sinh phổ thông, một câu hỏi từ vựng kiểm tra về sắc thái nghĩa của những từ không phổ biến là quá khó và không có tác dụng đánh giá học sinh trên diện rộng.
I must take this watch to be repaired: it_____ over twenty minutes a day.
A. increases	B. progresses	C. accelerates	D. gains
Câu hỏi này khó đối với đại đa số học sinh phổ thông vì cả bốn lựa chọn cho ở trên đều có ý nghĩa là tăng lên, nâng lên và gây khó khăn cho học sinh khi lựa chọn.
- Sử dụng các nội dung mang tính định kiến, phân biệt nam nữ, phân biệt chủng tộc...
Ví dụ:
Southern people are considered_____ superficial.
A. like	B. being	C. be	D. to be
Câu hỏi này kiểm tra về cấu trúc to be considered to be + adjective. Tuy nhiên với nội dung này, câu hỏi mang định kiến không tốt về người miền Nam và có thể gây phản ứng không tốt với các thí sinh miền Nam.
4. Những vấn đề thường gặp trong khi viết câu hỏi đa lựa chọn và cách khắc phục.
Tôi trình bày khâu cuối cùng của quá trình viết trước khi nói đến công đoạn viết thực sự vì muốn dành sự chú ý nhiều hơn cho các vấn đề có thể nảy sinh và cách khắc phục các vấn đề đó trong khi viết.
4.1. Những vấn đề thường gặp trong khi viết phần thân câu hỏi (stem) và cách khắc phục.
a. Phần thân câu hỏi làm lộ câu trả lời (Cueing)
Trong câu hỏi có chứa yếu tố khiến thí sinh có thể đoán được câu trả lời.
Ví dụ: He was badly injured in an______ yesterday.
A. traffic jam	B. accident	C. cráh	D. collision
Mạo từ an trong câu hỏi trên giúp thí sinh biết ngay câu trả lời phải là B- accident. Để sửa lại stem cho tốt ta có thể viết lại như sau:
He was badly injured in a/an______ yesterday.
A. traffic jam	B. accident	C. cráh	D. collision
b. Phần thân câu hỏi không chứa hết thông tin à các lựa chọn có phần bị lặp.
VD: Chọn trong các phương án A, B, C, D phương án đúng nhất để hoàn thành câu sau bằng cách khoanh tròn vào chữ cái tương ứng với câu trả lời đúng.
He is_________________.
A. the man whom I talked about	C. the man that talked about
B. the man whch I talked about	D. the man that I talked
Đây sẽ là một câu hỏi tốt nếu chúng ta chuyển phần bị lặp the man lên phần thân câu hỏi (stem).
He is the man__________________.
A. whom I talked about	C. that talked about
B. whch I talked about	D. that I talked
c. Phần câu hỏi không rõ ràng à có thể làm thí sinh nhầm lẫn.
Phần này chủ yếu liên quan đến dạng câu hỏi đa lựa chọn- chọn câu trả lời sai. Khi trình bày câu hỏi loại này, phần stem phải rõ ràng để thí sinh hiểu rõ yêu cầu của đề bài.
Ví dụ: Read the passage and answer the question that follows by circiling the corresponding letter A, B, C or D.
Over America’s 48 continental states, an average of 20,000,000 flashes has been detected every year. About half of all flashes have more than one ground stricke point, so at least 30 million points on the ground are struck on th average year in the US. The flashes that don’t touch the ground are too many to count.
Question: What is NOT true?
A. There are about 20 million flashes over America’s 48 continental states each year.
B. There can be more than 30 million points that are struck in th US every year.
C. All flashes have more than one ground strike point.
D. They are too many flashes that don’t touch the ground.
Chữ NOT được in hoa trong câu hỏi trên nhằm tập trung sự chú ý của thí sinh vào yêu cầu đặc biệt của đề bài.
d. Phần câu hỏi chứa thông tin thừa.
All of the following sentences, which contain relative clauses, are correct EXCEPT for
A. The suitcase which my father bought was upstairs.
B. The suitcase my father bought was upstairs.
C. The suitcase bought by my father was upstairs.
D. The suitcase buying my father was upstairs.
Phần which contain relative clause là phần thông tin thừa và không cần có nó thí sinh vẫn có thể làm được bài.
Ta có thể viết lại phần stem trên bằng cách bỏ đi phần không cần thiết.
à Strong stem: All of the following sentences are correct EXCEPT for...
Tóm lại, một phần thân câu hỏi (stem) tốt cần đáp ứng được các yêu cầu sau đây:
1. Không làm lộ câu trả lời.
2. Chứa đầy đủ thông tin để tránh sự trùng lặp ở các lựa chọn.
3. Chứa chỉ dẫn rõ ràng (đối với dạng câu hỏi đa lựa chọn không có phần dẫn nhập (lead-in).
4. Không chứa thông tin thừa.
4.2. Các vấn đề thường gặp khi viết phần hướng dẫn trả lời (lead-in) và cách khắc phục.
Khi viết phàn lead-in cho câu hỏi nhiều lựa chọn cần chú ý tới các vấn đề sau:
a. Phần lead-in phải cung cấp đầy đủ hướng dần làm bài cho học sinh.
Một số phần hướng dẫn trả lời liệt kê sau đây không phải là hướng dẫn tốt:
+ Choose the best answer.
+ Choose the letter of the best answer.
+ Choose the correct answer.
+ Circle the best answer.
Những phần hướng dẫn này yêu cầu thí sinh chọn câu trả lời đúng nhất nhưng chọn như thế nào (Khoanh tròn, tick, viết lại câu trả lời đúng vào chỗ trống... ) và câu trả lời như thế nào được coi là đúng nhất, tức là các tiêu chí để trả lời câu hỏi không được nêu ra.
Hãy xem một hướng dẫn làm bài chuẩn từ sách TOFEL.
Question 1- 15 are incomplete sentences. Beneath each sentence you will see four words or phrases, marked A, B, C, and D. Choose the one word or phrase that best completes the sentence. Then, on your aswer sheet, find the number of the question and fill in th spae that correesponds to the letter of the answer you have chosen. Fill in the space so that the letter inside the oval cannot be seen.
Phần lead-in này rất dài, nhưng đầy đủ. Nó co thí sinh biết họ sẽ gặp loại bài nào, yêu cầu của đề bài là gì và cách trả lời như thế nào. Phần hướng dẫn không nhất thiết phải dài như ví dụ trên nhưng tiêu chí đầy đủ luôn phải đặt trước tiêu chí ngắn gọn.
b. Phần hướng dẫn cần tránh sử dụng các từ ngữ mang tính tuyệt đối như never, always, only...
Ví dụ: This passage is followed by 4 statements about solar energy. Circle the letter corresponding to the statement which is always true.
Solar energy is a long lasting source of energy, and it can be used almost anywhere. To generate solar energy, we only need solar cells and the sun! Solar cells can easily be installed on house roofs, so we not need any new space. Compared to othe renewable sources, they also possess many advantages: wind and water power rely on turbines which are noisy, expensive and which take up large space. Solar cells are totally silent and non-polluting. As they have no moving parts, they requie little maintenance and have a long lifetime.
A. Solar energy is limited.
B. generating solar energy requires only solar cells and the sun.
C. We need to find some extra space to install the solar cells.
D. Solar ceells can last long because they have moving parts.
Theo nội dung bài học thì lựa chọn B là lựa chọn đúng nhất. Tuy nhiên việc sản xuất ra năng lượng mặt trời có luôn luôn chỉ đòi hỏi hai yếu tố đó hay không thì không thể khẳng định được. Do đó, câu hỏi này có thể gây ra tranh cãi nếu thí sinh có óc phê phán tốt, và do vậy câu hỏi sẽ mất tính khách quan.
Câu hỏi sẽ khách quan hơn nhiều nếu chúng ta viết lại như sau:
This passage is follwed by 4 statements marked A, B, C, and D. Choose the one that is true according to the passage by circling the corresponding letter A, B, C or D.
Một phần hướng dẫn làm bài tốt do đó cần đáp ứng được các tiêu chí sau:
+ Rõ ràng
+ Đầy đủ thông tin (yêu cầu đối với thí sinh, cách trả lời câu hỏi)
+ Tránh các tính từ tuyệt đối để đảm bảo tính khách quan.
4.3. Những vấn đề thường gặp khi viết các phương án lựa chọn và cách khắc phục.
a. Trong các phương án lựa chọn có nhiều hơn một phương án đúng (Double Key)
Ví dụ: Choose from the prepositions marked A, B, C, and D the correct one to fill in the blank by circling the corresponding letter A, B, C or D.
______ weekends, John often goes fishing with his friend George.
A. On	B. In	C. At	D. By
Trong ví dụ trên cả hai phương án A và C đều đúng. Do vậy sau khi viết xong các lựa chọn người viết phải kiểm tra thật cẩn thận để xem liệu có thể chấp nhận nhiều hơn môt phương án hay không. Câu hỏi trên có thể được viết lại bằng cách thay đổi một lựa chọn.
______ weekends, John often goes fishing with his friendGeorge.
A. For	B. In	C. At	D. By
b. Trong các phương ná lựa chọn không có phương án nào đúng (No Key)
Ví dụ: Choose oea word whose underlined part is pronounced differently from the others by circling the corresponting letter A, B, C or D.
A. celebration	B. certain	C. century	D. excellent
Trong số các lựa chọn không có lựa chọn nào đúng vì trong tất cả các từ chữ c đều được phát âm là /s/. Để biến câu hỏi này thành một câu hỏi tốt, ta chỉ cần thay một trong số 4 từ bằng một từ khác trong đó c được phát âm khác đi. Ví dụ:
A. celebration	B. ancient	C. century	D. excellent
c. Trong số các phương án gây nhiễu có phương án sai quá lộ liễu (Implausibility)
Các lựa chọn dùng để gây nhiễu sai nhưng phải hợp lí chứ không sai quá lộ liễu.
Ví dụ:
Before______, they used horse-drawn wooden carts.
A. farmers have had tractors	C. farmers had tractors
B. tractors owned by farmers	D. farmers owned by tractors
Trong câu này phương án D dễ dàng bị gạch bỏ vì sai về logic: máy cày thì không thể sở hữu người nông dân được.
Phương án A hoàn toàn không có gì sai khi đứng một mình, nó chỉ sai khi đặt vào trong văn cảnh của câu trên. Động từ chính của câu được chia ở thời quá khứ nên trong mệnh đề trạng ngữ động từ không thể chia ở thời hiện tại được.
Phương án gây nhiễu B cũng không sai, đây là dạng rút gọn của mệnh đề quan hệ co chứa dạng bị động. Tuy nhiên khi đặt vào văn cảnh phương án này sai do cấu trúc của mệnh đề với before quy định.
Nếu chuyển D thành D. farmers owning tractors thì bản thân phương án D cũng không sai (là dạng mệnh đề quan hệ rút gọn). Nó chỉ sai khi đặt vào văn cảnh của nội dung câu hỏi (stem). Khi đó ta có thể thêm một phương án gây nhiễu được viết khéo léo.
Before______, they used horse-drawn wooden carts.
A. farmers have had tractors	C. farmers had tractors
B. tractors owned by farmers	D. farmers owning tractors 
Dễ gây lộ liễu nhất là các dấu hiệu về ngữ pháp.
Ví dụ:
He is very honest man; he never______ lies.
A. speak	B. say	C. tells	D. utters
Lựa chọn B dễ dàng bị loại bỏ và sai về ngữ pháp. Câu hỏi sẽ tốt hơn nếu ta chuyển phương án B thành says.
d. Các lựa chọn không tương đương (unparallelism)
Các phương án lựa chọn cần có độ dài tương đương và sử dụng các cấu trúc tương đương.
Ví dụ: Every atlas has its own legend.
The word legend in this sentence probably means
A. mythical story	C. a part that explains meanings of symbols]
B. famous person	D. special color
Dễ thấy lựa chọn C thu hút ngay sự chú ý vai dài hơn và cấu trúc khác hẳn với các lựa chọn òn lại (A, B, D đều là cụm danh từ). Do đó dễ có xu hướng thí sinh chọn phương án này làm câu trả lời đúng. ( Trong trường hợp này cũng chính là đáp án)
Để khắc phục, ta có thể biến C thành một cụm danh từ cho tương xứng với ba lựa chọn còn lại như sau:
Every atlas has its own legend.
The word legend in this sentence probably means
A. mythical story	C. symbol explaination
B. famous person	D. special color
e. Các lựa chọn chia thành 2 cặp (2 for 2 split)
Đây là trường hợp đặc biệt của việc các phương án đưa ra không tương đương nhau.
Ví dụ:
______ that it would rain he would have brought the umbrella.
A. Had he known	C. He had known
B. Did he know	D. He knew
Hai phương án A và B tương đương nhau vì cùng sử dụng cấu trúc đảo ngữ, chỉ khác thời. 
Hai phương án C và D tương đương nhau vì cùng sử dụng trật tự thông thường của mệnh đề. Với các câu hỏi như thế này, câu hỏi đa lựa chọn (chọn phương án đúng trong 4 phương án đưa ra) có xu hướng bị đưa về dạng chọn 1 trong 2.
Nếu viết các lựa chọn như sau:
______ that it would rain he would have brought the umbrella.
A. Had he known	C. Does he know
B. Did he know	D. Has he known
Trọng tâm kiểm tra sẽ là sự sử dụng thời (tenses) trong câu điều kiện loại III
Tóm lại, các phương án lựa chọn tốt cần:
+ Có một đáp án đúng duy nhất
+ Các phương án sai phải hợp lý, không quá lộ liễu
+ Các phương án lựa chọn phải tương đương về cả độ dài và cấu trúc.
III- KẾT LUẬN
Để viết được một bài kiểm tra trắc nghiệm tốt người ra đề kiểm tra cần bám sát những gì học sinh đã được học trên lớp và cần xác định rõ mục đích kiểm tra, xác định rõ các nội dung kiểm tra, xác định đúng trọng tâm kiểm tra và trình độ của đối tượng kiểm tra thì mới đáp ứng được các tiêu chí của một bài kiểm tra tốt.
Trên đây tôi đã trình bày một số những kinh nghiệm của bản thân qua thực tế giảng dạy, qua học hỏi các đồng nghiệp đi trước và qua những lần tập huấn ra đề do Sở GD và Phòng GD tổ chức. Rất mong quý đồng nghiệp đóng góp ý kiến để ngày càng hoàn thiện hơn về kĩ năng và quy trình ra đề kiểm tra trắc nghiệm khách quan, góp phần nâng cao chất lượng dạy- học ở những năm học tiếp theo.
NGƯỜI VIẾT
 Nguyễn Đức Long
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập- Tự do- Hạnh phúc
-------***-------
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Đề tài:
NHỮNG ĐIỂM CẦN LƯU Ý
VÀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ HAY GẶP
KHI VIẾT CÂU HỎI ĐA LỰA CHỌN-
MỘT LOẠI HÌNH CỦA KIỂM TRA TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN
Họ tên: Nguyễn Đức Long
Đơn vị: Trường THCS Thái Hòa
Thái Hòa, tháng 6 năm 2007

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_T_Anh.doc
Sáng Kiến Liên Quan