Sáng kiến kinh nghiệm Những biện pháp giáo dục trẻ mẫu giáo nhỡ dựa trên những đặc điểm tâm lý trẻ

- Do tiếp xúc với nhiều đồ vật, hiện tượng, con người. độ nhạy cảm phân biệt các dấu hiệu thuộc tính bên ngoài của chúng ngày càng chính xác và đầy đủ.

- Một số quan hệ không gian và thời gian được trẻ  tri giác hơn trong tầm nhìn, nghe của trẻ.

- Khả năng quan sát của trẻ được phát triển không chỉ số lượng đồ vật mà cả các chi tiết, dấu hiệu thuộc tính, màu sắc.

 

pptx61 trang | Chia sẻ: Đức Học | Ngày: 02/03/2024 | Lượt xem: 349 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Những biện pháp giáo dục trẻ mẫu giáo nhỡ dựa trên những đặc điểm tâm lý trẻ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng đẩy là để tạo sự di chuyển.  
I. SỰ PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC TRẺ MẪU GIÁO NHỠ (4-5 TUỔI)  
- Phương pháp trò chơi: 
Với trẻ hoạt động chủ đạo là hoạt động vui chơi vậy nên không có gì tuyệt vời hơn việc trẻ vừa được chơi vừa ghi nhớ một cách chủ động mà người lớn không cần phải dồn ép trẻ. 
Các trò chơi 
K ể tên 
Phân biệt màu sắc 
 Tìm đồ vật 
Đóng vai theo chủ đề 
I. SỰ PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC TRẺ MẪU GIÁO NHỠ (4-5 TUỔI)  
3. Tư duy 
a) Đặc điểm: 
- Ở trẻ 4 - 5 tuổi các loại tư duy đều được phát triển nhưng mức độ khác nhau. 
- Tư duy trực quan - hành động vẫn tiếp tục phát triển, nhưng chất lượng khác với trẻ 3 - 4 tuổi ở chỗ trẻ bắt đầu biết suy nghĩ xem xét nhiệm vụ hoạt động, phương pháp và phương tiện giải quyết nhiệm vụ tư duy. 
- Tư duy trực quan- hình tượng phát triển mạnh mẽ và chiếm ưu thế. 
- Nhờ có sự phát triển ngôn ngữ, trẻ ở lứa tuổi này đã xuất hiện loại kiểu tư duy- trừu tượng. 
- Tư duy trực quan - hành động vẫn tiếp tục phát triển, nhưng chất lượng khác với trẻ 3 - 4 tuổi, hầu hết trẻ em đều rất tích cực hoạt động với đồ vật, nhờ đó  trí tuệ, đặc biệt là tư duy phát triển khá mạnh. 
I. SỰ PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC TRẺ MẪU GIÁO NHỠ (4-5 TUỔI)  
X ây dựng nội dung các bài học đa dạng phong phú. 
Cần thường xuyên tổ chức hoạt động ngoài trời. 
- Vừa học vừa chơi là phương pháp tốt nhất giúp trẻ phát triển khả năng tư duy. 
PHƯƠNG PHÁP 
II.Phát triển thể chất 
Đặc điểm: 
Trẻ Mẫu giáo thường có những bước phát triển nhanh và thể hiện sự thích thú đối với thế giới xung quanh. Trẻ thích sờ, nếm, ngửi, cầm nắm, và nghịch với các đồ vật. Bằng cách chơi đùa và thử nghiệm trực tiếp với các vật thể mới, trẻ Mẫu giáo học được rất nhiều từ các kinh nghiệm thực tế này. Các kỹ năng khác nhờ vậy mà cũng phát triển theo rất nhanh: ngôn ngữ, thể chất, tinh thần, tuy vậy trẻ cũng còn gặp khó khăn trong việc kiểm soát các cảm nghĩ và các mối quan hệ xung quanh. 
Một trẻ, từ chỗ phải phụ thuộc hoàn toàn vào sự trợ giúp của người lớn trong mọi việc, thì nay các em có thể tự mình làm hầu hết mọi việc, bằng cách sử dụng các kỹ năng điều khiển cơ bắp lớn và nhỏ. 
Trẻ càng lớn thì sự phát triển về mọi mặt nói chung và về mặt thể chất nói riêng càng rõ rệt hơn. Ở thể chất Không chỉ biểu hiện ở cân nặng, chiều cao của trẻ thay đổi mà các vận động tinh và vận động thô của trẻ cũng tiến bộ rõ rệt theo từng độ tuổi. 
II.Phát triển thể chất 
2. Theo dõi sự phát triển thể chất : 
Kỹ năng di chuyển 
Kỹ năng sử dụng bàn tay và ngón tay 
Có thể vẽ một người với đầy đủ cơ thể 
Có thể vẽ hình tam giác hoặc các hình khác 
 Có thể sử dụng kéo để cắt theo hình thẳng 
Có thể viết một vài chữ cái 
Có thể tự mặc đồ hoặc cởi đồ 
Có thể sử dụng muỗng, nĩa hoặc thậm chí dao ăn 
Có thể tự đi vệ sinh. 
Có thể đứng bằng một chân trong khoảng thời gian 10 giây hoặc hơn 
Có thể nhảy lò cò hoặc lộn nhào 
Có thể nhún nhảy hoặc leo trèo. 
II.Phát triển thể chất 
3. Phương pháp phát triển thể chất của trẻ: 
*Các trò chơi phối hợp: Trọng tâm thăng bằng cơ thể của các trẻ Mẫu giáo thường nằm ở phần thân trên, do phần thân dưới chưa phát triển hoàn toàn đầy đủ, chính vì điều này nên các trẻ Mẫu giáo thường rất dễ bị ngã và khó giữ thăng bằng. Các hoạt động như nhảy lò cò hoặc đứng thăng bằng bằng một chân giúp trẻ làm quen với việc giữ thăng bằng cho cơ thể. 
II.Phát triển thể chất 
*Các hoạt động nâng cao kỹ năng điều khiển cơ nhỏ: Những hoạt động thường ngày đòi hỏi kỹ năng điều khiển cơ nhỏ gồm có: viết chữ, vẽ hình, chơi với các vật thể nhỏ và cột dây giày. 
II.Phát triển thể chất 
*Các trò chơi phát triển các bắp cơ lớn: 
Ở độ tuổi Mẫu giáo, kỹ năng dùng cơ bắp lớn của trẻ thường phát triển nhanh hơn so với các kỹ năng khác vì các em thường chạy nhảy và hoạt động nhiều. Các trò chơi dùng sức nhiều dạy trẻ cách làm chủ cách di chuyển nhanh nhẹn trong các môi trường mới và những người xung quanh. Ngoài ra, các hoạt động được soạn sẵn cũng giúp ích rất nhiều cho trẻ, tuy nhiên vì trẻ còn nhỏ nên đừng đặt nặng các luật lệ trong khi chơi, nhằm giúp trẻ thoải mái, ví dụ khi chơi đá banh, cha mẹ hãy để trẻ chơi tự do với nhau. 
Hoạt động 
 thể chất 
Vận động tinh “ Xâu vòng” 
Hoạt động Steam của trẻ 
Trẻ tập yoga tại trường 
các trò chơi vận động Litter gym 
II.Phát triển thể chất 
4 . Một số đề xuất nhằm phát triển thể chất cho trẻ mầm non: 
* Chuẩn bị điều kiện  đầy đủ  và đảm bảo an toàn , thân thiện  phục vụ giáo dục phát triển thể chất cho trẻ. 
-   Môi trường học tập . 
- Dụng cụ, đồ dùng luyện tập . 
II.Phát triển thể chất 
*Lồng ghép, tích hợp các hoạt động khác vào hoạt động giáo dục thể chất. 
Sử dụng âm nhạc trong hoạt động giáo dục thể chất 
Sử dụng thơ, truyện, đồng dao, ca dao trong hoạt động giáo dục thể chất cho trẻ . 
II.Phát triển thể chất 
*Sử dụng trò chơi dân gian trong các hoạt động giáo dục thể chất: 
II.Phát triển thể chất 
. 
*Tổ chức các hội thi trong hoạt động giáo dục thể chất: 
*Phối kết hợp với phụ huynh về việc giáo dục thể chất cho trẻ. 
III Các biện pháp giáo dục trẻ phát triển ngôn ngữ  
1. Vai trò của ngôn ngữ 
- Ngôn ngữ đóng vai trò rất lớn trong việc điều chỉnh nhứng hành vi và việc làm của trẻ. Ngôn ngữ của trẻ mang tính chất hoàn cảnh, ngôn ngữ của trẻ gắn liền với sự vật, hoàn cảnh, con người, hiện tượng đang xảy ra trước mắt trẻ. Cuối 4 tuổi, ngôn ngữ của trẻ đã bắt đầu biết kết nối giữa tình huống hiện tại với quá khứ thành 1 văn cảnh. 
- V ốn từ của trẻ bắt đầu tăng nhanh từ khoảng 1300-2000 từ. Danh từ và động từ chiếm ưu thế, tính từ và các loại từ khác sử dụng nhiều hơn. 
- Trẻ sử dụng chính xác các từ chỉ tính chất như cao thấp, dài ngắn, các từ chỉ tốc độ nhanh chậm, màu sắc: đỏ vàng trắng đen. 
III Các biện pháp giáo dục trẻ phát triển ngôn ngữ  
2.Các biện pháp giáo dục phát triển ngôn ngữ 
2.1 Giáo dục phát triển ngôn ngữ thông qua hoạt động học 
Phát triển ngôn ngữ thông qua hoạt động làm quen văn học 
+ Trẻ hình thành kĩ năng diễn đạt câu rõ ràng mạch lạc 
+ Trẻ có khả năng sử dụng các vốn từ phong phú 
+ Trẻ biết thể hiện ngữ điệu, cảm xúc của nhân vật thông qua lời nói ( thông qua hoạt động dạy trẻ kể lại chuyện) 
III Các biện pháp giáo dục trẻ phát triển ngôn ngữ  
2.Các biện pháp giáo dục phát triển ngôn ngữ 
2.1 Giáo dục phát triển ngôn ngữ thông qua hoạt động học 
 Phát triển ngôn ngữ thông qua hoạt động âm nhạc. 
Giáo dục ngôn ngữ thông qua các bài hát giúp trẻ có khoảng thời gian vui vẻ và tiếp xúc với nhiều từ vựng thuộc nhiều bài hát và có vốn từ phong phú 
 Phát triển ngôn ngữ thông qua hoạt động tạo hình 
+ Biết sử dụng ngôn ngữ để diễn tả cái đẹp hình dạng và màu sắc từ đó phát triển thêm vốn từ cho trẻ 
+ Sử dụng ngôn ngữ để trao đổi chia sẻ về sản phẩm của mình với cô và các bạn 
III Các biện pháp giáo dục trẻ phát triển ngôn ngữ  
2.Các biện pháp giáo dục phát triển ngôn ngữ 
2.1 Giáo dục phát triển ngôn ngữ thông qua hoạt động học 
Phát triển ngôn ngữ thông qua hoạt động làm quen với toán 
Thông qua hoạt động làm quen với toán trẻ biết sử dụng chính xác các từ : dài ngắn, cao thấp, trên dưới, bên phải bên trái và hình các hình khối như: tròn, vuông. 
III Các biện pháp giáo dục trẻ phát triển ngôn ngữ  
2.Các biện pháp giáo dục phát triển ngôn ngữ 
2.1 Giáo dục phát triển ngôn ngữ thông qua hoạt động học 
Phát triển ngôn ngữ thông qua hoạt động Khám phá 
Thông qua hoạt động khám phá trẻ biết diễn đạt sự hiểu biết của mình về sự vật và hiện tượng mà trẻ được khám phá 
VD: Khi hám phá về quả chuối – quả cam , trẻ nói được hình dạng, màu s ắc  
III Các biện pháp giáo dục trẻ phát triển ngôn ngữ  
2.Các biện pháp giáo dục phát triển ngôn ngữ 
2.1 Giáo dục phát triển ngôn ngữ thông qua hoạt động học 
 Phát triển ngôn ngữ thông HĐ Thể c hất 
Trong các giờ hoạt động thể chất giáo viên dùng lời để hướng dẫn giải thích động tác, tư thế giúp trẻ nghe hiểu và điều chỉnh động tác theo mệnh lệnh của giáo viên 
Ví dụ: Cô cung cấp từ cho trẻ biết về các hiệu lệnh như “quay phải, quay trái, tư thế chuẩn bị” 
III Các biện pháp giáo dục trẻ phát triển ngôn ngữ  
 Phát triển ngôn ngữ thông qua hoạt động góc 
2.2. Giáo dục phát triển ngôn ngữ thông qua hoạt động vui chơi 
Ở lứa tuổi này thời gian chơi của trẻ khoảng 35-40 phút, thông qua hoạt động chơi giúp trẻ giao lưu giữa trẻ và cô, giữa trẻ với trẻ. 
Trẻ được hóa thân vào các nhân vật ở các góc chơi biết thể hiện hành động của vai chơi làm cho ngôn ngữ đối thoại của trẻ thêm phong phú và đa dạn g 
III Các biện pháp giáo dục trẻ phát triển ngôn ngữ  
Phát triển ngôn ngữ thông qua HĐNT và trò chơi dân gian 
2.2. Giáo dục phát triển ngôn ngữ thông qua hoạt động vui chơi 
+ Trong giờ hoạt động ngoài trời cô thường xuyên đặt ra các câu hỏi khi cho trẻ quan sát 
+ Trong các trò chơi dân gian không những trẻ được tự do hoạt động vừa học vừ chơi mà còn được rèn luyện phát triển ngôn ngữ thông qua bài đồng dao, bài vè 
III Các biện pháp giáo dục trẻ phát triển ngôn ngữ  
2.3.Phát triển ngôn ngữ thông qua hoạt động đón trả trẻ 
+ Cô chủ động chào hỏi trẻ tập thói quen cho trẻ khi gặp người lớn sẽ biết chào hỏi lễ phép. 
 + Cô gần gũi tích cực trò chuyện với trẻ kích thích trẻ chia sẻ những suy nghĩ qua đó mở rộng vốn từ. 
Ví dụ cô trò chuyện với trẻ về bữa sáng của trẻ 
1. Đặc điểm tình cảm xã hội: 
HĐVC phát triển 
Phát triển các mối quan hệ với bạn chơi 
Tạo nguồn xúc cảm mạnh mẽ, dời sống tình cảm phong phú 
IV.Phát triển tình cảm xã hội 
IV.Phát triển tình cảm xã hội 
*Rất thèm khát sự trìu mến yêu thương đồng thời lo sợ trước những thái độ thờ ơ lạnh nhạt của những người xung quanh đối với mình. 
Đối với người thân 
Đối với bạn bè 
Đối với nhân vật trong truyện 
Đối với cảnh vật xung quanh 
IV.Phát triển tình cảm xã hội 
Cần quan tâm đến việc giáo dục thẩm mỹ cho trẻ và thông qua đó để giáo dục các mặt khác đặc biệt là giáo dục đạo đức cho trẻ 
Thông qua các câu chuyên giúp trẻ hình thành thái độ yêu, ghét giáo dục lòng nhân ái cho trẻ. 
Ủng hộ, khuyến khích những hành vi tốt của trẻ 
Cần tạo t ạo cho trẻ môi trường sống thân thiện 
Tình cảm thẩm mỹ 
Tình cảm trí tuệ 
Tình cảm đạo đức 
*Xuất hiện và phát triển tình cảm bậc cao 
IV.Phát triển tình cảm xã hội 
2.Phương pháp phát triển tình cảm xã hội cho trẻ : 
-Tạo môi trường “Lớp học thân thiện” với tình cảm gắn bó, yêu thương để trẻ có cơ hội được giao lưu cảm xúc và phát triển các hoạt động giao tiếp 
-Phát triển tình cảm và kỹ năng xã hội cho trẻ thông qua các hoạt động 
-Phối kết hợp với phụ huynh giáo dục phát triển tình cảm và kỹ năng xã hội cho trẻ: 
IV.Phát triển tình cảm xã hội 
 Kết luận sư phạm, đề xuất biện pháp giáo dục : 
-Cần tạo cho trẻ môi trường sống thân thiện quan tâm đến tình cảm quyến luyến đối với người xung quanh của trẻ. Luôn là chỗ dựa an toàn cho trẻ, ở bên động viên khi trẻ sợ hãi. 
-Ủng hộ, khuyến khích những hành vi tốt của trẻ 
-Thông qua các câu chuyện, giúp trẻ hình thành thái độ yêu, ghét, giáo dục lòng nhân ái cho trẻ. 
-Cần quan tâm giáo dục thẩm mỹ cho trẻ, qua đó giáo dục các mặt khác đặc biệt là giáo dục đức cho trẻ. 
 V.Phát triển thẩm mỹ  
Đặc điểm phát triển thẩm mỹ ở trẻ mẫu giáo nhỡ: 
Trẻ ở tuổi này đã thể hiện tính độc lập. 
Trẻ biết rung cảm trc cái đẹp và biết thể hiện tình cảm đối với cái đẹp đó. 
Cùng với việc hoàn thiện dần các kỹ năng tạo hình, trẻ ở lứa tuổi này đã hiểu được chức năng thẩm mĩ của các đường nét, hình khối. 
 V.Phát triển thẩm mỹ 
2. Biện pháp giáo dục thẩm mỹ cho trẻ: 
Phát triển khả năng cảm nhận cái đẹp: Cung cấp và làm giàu ấn tượng xung quanh cho trẻ, trên cơ sở đó phát triển tri giác thẩm mỹ của trẻ. 
-  Hình thành xúc cảm thẩm mỹ: khả năng biểu đạt qua các hình thức hoạt động nghệ thuật. Phát triển ở trẻ năng lực xúc cảm thẩm mĩ và hứng thú với nghệ thuật. Bước đầu giáo dục thị hiếu nghệ thuật cho trẻ. 
- Phát triển khả năng sáng tạo, khả năng hoạt động nghệ thuật 
 V.Phát triển thẩm mỹ 
-Cung cấp hiểu biết về cái đẹp, tạo cho trẻ có cảm xúc về cái đẹp thông qua việc tạo môi trường trong lớp học và ngoài lớp học. 
 V.Phát triển thẩm mỹ 
-Rèn luyện kỹ năng tạo hình cho trẻ trong các hoạt động mọi lúc mọi nơi như trong giờ hoạt động ngoài trời, giờ ăn, giờ ngủ. 
 V.Phát triển thẩm mỹ 
-Chuẩn bị nguyên vật liệu tạo hình đa dạng phong phú cho trẻ hoạt động. 
 V.Phát triển thẩm mỹ 
Tuyên truyền phối kết hợp với phụ huynh. 
+ Thực hiện công tác tuyên truyền tới các bậc phụ huynh về nội dung chương trình học của trẻ, thống nhất một số biện pháp chăm sóc và giáo dục trẻ, hướng dẫn phụ huynh cách rèn thêm con ở nhà 
+ Trao đổi với phụ huynh về tình hình của con trong ngày, trao đổi chi tiết những điểm được và chưa được của trẻ để cùng phụ huynh tìm ra phương pháp giáo dục tốt nhất cho con ở trường cũng như ở nhà. 
KL: Phát triển thẩm mỹ giúp: 
-T rẻ quan sát và cảm thụ vẻ đẹp của thiên nhiên 
- Giáo dục vẻ đẹp trong đời sống sinh hoạt hàng ngày 
-Giáo dục vẻ đẹp trong mối quan hệ với những người thân xung quanh 
- Dạy trẻ hành vi văn hóa 
-Giáo dục trẻ vẻ đẹp trong mối quan hệ với đồ vật xung quanh 
- Bước đầu cho trẻ làm quen với nghệ thuật 
 V.Phát triển thẩm mỹ 
1. Đặc điểm: 
Mỗi đứa trẻ đều khác biệt, từ vẻ ngoài, tính cách đến hiểu biết và kỹ năng. Mặc dù mỗi bé đều có kỹ năng riêng song cũng phải có những kỹ năng chung nhất định để sống trong một môi trường tập thể 
Những kỹ năng này được gọi là kỹ năng sống, nó khác với những kỹ năng kỹ xảo trong công việc. Nó là thứ gần như bắt buộc phải có ở tất cả mọi người. 
Kỹ năng sống cần phải được học hỏi dần dần từ kinh nghiệm, và chắc chắn rằng nhà trường không thể dạy hết những kỹ năng này cho các bé. 
Trẻ cần được học và rèn luyện các kỹ năng sống ngay từ trong gia đình, và tốt nhất là nên học ngay từ bé. 
Nếu trẻ được học những kỹ năng sống này ngay từ bậc mầm non thì khi lớn lên sẽ tự tin hơn, biết cách tự lập, biết tự vượt qua khó khăn và biết sống sao cho có ích với xã hội. 
Không những vậy, có những kỹ năng sống nên được dạy từ bậc mầm non; bởi vì ở giai đoạn này, trẻ dễ dàng học hơn so với những lứa tuổi khác. 
 VI.Phát triển kỹ năng sống  
 VI.Phát triển kỹ năng sống  
2.Những kỹ năng sống cần thiết cho trẻ mẫu giáo nhỡ 
Tự ăn. 
Ứng xử. 
Bơi lội. 
 Nói thật. 
Sắp xếp đồ đạc. 
Tự chăm sóc bản thân. 
VI.Phát triển kỹ năng sống 
2.Những kỹ năng sống cần thiết cho trẻ mẫu giáo nhỡ 
Quản lý thời gian. 
Vượt qua khó khăn. 
Giúp đỡ và chia sẻ. 
Phòng ngừa nguy hiểm. 
Trồng cây và chăm sóc động vật. 
Học hỏi. 
VII. Chăm sóc, sức khỏe 
A. Tổ chức ăn: 
1.Tổ chức ăn: 
 Nhu cầu năng lượng một ngày của trẻ ở độ tuổi này trung bình từ 1400 – 1600 Kcal, chia làm 4 – 5 bữa. Trong thời gian ở trường mầm non, trẻ cần được ăn tối thiểu một bữa chính và một bữa phụ. Nhu cầu về năng lượng cả ngày, khoảng 700 – 960 Kcal/trẻ/ngày. 
VII. Chăm sóc, sức khỏe 
2. Tỉ lệ giữa các chất sinh năng lượng: 
+ Đối với trẻ bình thường 
+ Chất đạm (protit) cung cấp khoảng 12 – 15% năng lượng khẩu phần 
+ Chất béo (Lipit) cung cấp khoảng 15 - 25% năng lượng khẩu phần 
+ Chất bột (gluxit) cung cấp khoảng 60 - 73% năng lượng khẩu phần 
+ Tỉ lệ giữa các chất sinh năng lượng nên đảm bảo đạt 1005 và trong phạm vi của từng chất. 
+ Đối với trẻ béo phì, năng lượng do chất béo và chất bột đường cung cấp nên duy trì ở mức độ tối thiểu (tức là chất béo cung cấp 15% và chất bột đường cung cấp 60% năng lượng khẩu phần), đồng thời tăng cường cho trẻ ăn nhiều các loại rau, củ, quả và tích cực vận động. 
VII. Chăm sóc, sức khỏe 
3 .   Lượng thưc phẩm: 
Mỗi bữa chính, trẻ ăn 300 - 400g kể cả cơm và thức ăn(khoảng 2 bát) với đủ năng lượng và các chất dinh dưỡng cần thiết như đạm, béo, đường, muối khoáng và sinh tố. Các chất dinh dưỡng này có nhiều trong gạo, đậu, đỗ, thịt, cá, trứng, tôm, rau, đậu, lạc, vừng, dầu mỡ, các loại rau, củ, quả và những loại thực phẩm khác, sẵn có tại địa phương. 
Lượng thực phẩm cần cho một trẻ hằng ngày ở trường 
(một bữa chính và một phụ). 
VII. Chăm sóc, sức khỏe 
4. Nước uống: 
- Hằng ngày, trẻ cần được uống nước đầy đủ, nhất là về mùa hè. Lượng nước cần đưa vào cơ thể trẻ ( dưới dạng nước uống, thức ăn, hoa quả ) từ 1,6 – 2 lít nước một ngày. 
- Nước uống cần đun sôi kĩ và đựng trong bình hay ấm có nắp đậy kín. 
Giáo viên cho trẻ uống theo nhu cầu và chia làm nhiều lần trong ngày. 
VII. Chăm sóc, sức khỏe 
5. Chăm sóc bữa ăn: 
* Trước khi ăn 
- Hướng dẫn trẻ sắp xếp bàn ghế, cho 4 – 6 trẻ ngồi một bàn, có lối đi quanh bàn dễ dàng. 
- Chuẩn bị khăn mặt, bát, thìa, cốc uống nước đầy đủ cho số lượng trẻ. 
Trước khi chia thức ăn, cô cần rửa tay sạch, quần áo và đầu tóc gọn gàng. Cô chia thức ăn và cơm ra từng bát, trộn đều, không để trẻ chờ lâu. 
VII. Chăm sóc, sức khỏe 
b) Trong khi ăn: 
- Giáo viên cần vui vẻ, nói năng dịu dàng, tạo không khí thoải mái cho trẻ trong khi ăn. Động viên, khuyến khích trẻ ăn hết suất, kết hợp giáo dục dinh dưỡng, hành vi vệ sinh văn minh trong ăn uống: dạy cho trẻ biết mời cô và các bạn trước khi bắt đầu ăn; ngồi ăn ngay ngắn, không co chân lên ghế; cầm thìa bằng tay phải và tự xúc ăn một cách gọn gang, tránh đổ vãi; ăn từ tốn, nhai kĩ, không nói chuyện và đùa nghịch trong khi ăn 
- Đối với trẻ ăn chậm, ăn kém cô có thể giúp trẻ xúc cho trẻ ăn 
VII. Chăm sóc, sức khỏe 
c) Sau khi ăn: 
    Hướng dẫn trẻ xếp bát, thìa, ghế vào nơi quy định, uống nước, lau miệng, lau tay sau khi ăn, đi vệ sinh(nếu trẻ có nhu cầu). 
VII. Chăm sóc, sức khỏe 
B. Chăm sóc giấc ngủ: 
1. Chuẩn bị trước khi trẻ ngủ: 
- Trước khi trẻ ngủ, cô nhắc nhở trẻ đi vệ sinh, hướng dẫn trẻ tự lấy gối , chăn 
- Bố trí chỗ ngủ cho trẻ sạch sẽ, yên tĩnh, thoáng mát về mùa hè, ấm áp về mùa đông. Phòng ngủ nên giảm ánh sáng bằng cách đóng bớt một số cửa sổ hoặc tắc bớt đèn. 
Với những cháu khó ngủ, cô gần gũi, vỗ về trẻ giúp trẻ yên tâm, dễ ngủ hơn. 
VII. Chăm sóc, sức khỏe 
2. Theo dõi trẻ ngủ: 
- Trong thời gian trẻ ngủ, cô phải thường xuyên có mặt để theo dõi trẻ 
- Khi trẻ ngủ: về mùa hè, nếu dùng quạt điện chú ý vận tốc vừa phải và để xa, từ phía chân trẻ; nếu dùng điều hòa nhiệt độ không nên để nhiệt độ lạnh quá. Mùa đông chú ý đắp chăn ấm cho trẻ, không nên để trẻ mặc quá nhiều quần áo. Cho phép trẻ đi vệ sinh nếu trẻ có nhu cầu. 
Quan sát, phát hiện kịp thời và xử lý  các tình huống có thể xảy ra trong khi trẻ ngủ. 
VII. Chăm sóc, sức khỏe 
3. Khi trẻ thức dậy: 
- Không nên đánh thức trẻ dậy đồng loạt, trẻ nào thức giấc trước cô cho dậy trước, tránh đánh thức cùng một lúc ảnh hưởng đến các trẻ khác và sinh hoạt của lớp. Không nên đánh thức trẻ dậy sớm trước khi trẻ tự thức giấc vì dễ làm cho trẻ cáu kỉnh, mệt mỏi. 
- Sau khi trẻ dậy hết, cô hướng dẫn trẻ tự làm các công việc vừa sức với trẻ như: cất gối, chiếu. Cô bật đèn, mở cửa sổ từ từ. Cô nhắc nhở trẻ đi vệ sinh, sau khi trẻ tỉnh táo cho trẻ ăn quà chiều. 
VII. Chăm sóc, sức khỏe 
C- THEO DÕI SỨC KHỎE VÀ PHÒNG BỆNH: 
1. Khám sức khỏe định kỳ: 
     Mục đích khám sức khỏe định kỳ là để phát hiện sớm tình trạng sức khỏe và bệnh tật để chữa trị kịp thời. 
- Hằng năm, nhà trường cần liên hệ chặt chẽ với y tế địa phương(trạm y tế phường, xã) để có kế hoạch khám sức khỏe định kỳ cho trẻ mỗi năm hai lần(đầu năm học và cuối năm học). 
- Giáo viên có nhiệm vụ phối hợp với nhà trường tổ chức khám định kỳ cho trẻ. Lưu kết quả khám và thông báo cho gia đình kết quả kiểm tra sức khỏe của trẻ. 
VII. Chăm sóc, sức khỏe 
2.Theo dõi thể lực và tình trạng dinh dưỡng: 
-Chỉ số thể lực dùng để theo dõi trẻ 
+ Cân nặng (kg) theo tháng tuổi 
+Chiều cao đứng (cm) theo tháng tuổi 
+Cân nặng theo chiều cao đứng. 
- Tiến hành cân trẻ 3 tháng một lần và đo trẻ 6 tháng một lần. 
VII. Chăm sóc, sức khỏe 
-Cách đánh giá kết quả thể lực và tình trạng dinh dưỡng 
+Cân nặng theo tháng tuổi (được theo dõi bằng biểu đồ tăng trưởng) 
+Sau mỗi lần cân, chấm biểu đồ mỗt điểm tương ứng với số cân và số tháng tuổi của trẻ, nối các điểm chấm đó với nhau, ta sẽ được đường biểu diễn về sự phát triển của trẻ. 
Thank You 
 For Listening! 

File đính kèm:

  • pptxsang_kien_kinh_nghiem_nhung_bien_phap_giao_duc_tre_mau_giao.pptx
Sáng Kiến Liên Quan