Sáng kiến kinh nghiệm Những biện pháp dạy học tốt phân môn Luyện từ và câu Lớp 2

Thực trạng

Trường tiểu học Minh Diệu B là một đơn vị thuộc vùng sâu. Đa số học sinh có hoàn cảnh khó khăn, các em chưa có điều kiện trang bị thêm vốn kiến thức bản thân.

- Những năm qua, do tình trạng chạy theo thành tích dẫn đến việc HS ngồi nhằm lớp còn tồn tại hậu quả cho đến bây giờ. Những học sinh này chính là những học sinh chưa đạt chuẩn mà hiện nay các em không thể học tại lớp một, do mất kiến thức cơ bản về âm vần dẫn đến kĩ năng vận dụng vốn từ của các em hạn chế, gặp khó khăn khi các em dùng từ đặt câu theo mẫu, tìm từ theo mẫu.

- Thực tế hiện nay phần lớn học sinh viết chữ cẩu thả, không đúng mẫu, không đẹp, viết chậm. Điều đó ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng môn Tiếng Việt, việc đọc còn chậm, phát âm lẫn lộn chiếm tỉ lệ cao hơn so với học sinh đọc đúng, rõ ràng phát âm chuẩn. Do một phần đọc của học sinh khi đọc luôn tuồn không ngắt nghỉ hơi đúng chỗ, chưa nhấn giọng và chưa đọc theo lời từng nhân vật. Từ đó kĩ năng viết thành câu của học sinh lũng cũng, các em chưa biết cách sử dụng dấu câu sao cho đúng cú pháp.

- Quan trọng nhất là việc phát âm chưa chuẩn dẫn đến học sinh viết chưa đúng nhiều lỗi chính tả. Viết chưa đúng câu văn theo mẫu hay viết chưa đúng một đoạn văn ( tập làm văn).

- Phần lớn phụ huynh chưa thật sự quan tâm đến việc học của con em mình. Chỉ nhờ vào sự giảng dạy ở trường của thầy cô, chính vì thế những bài tập các em làm ở nhà chưa có chất lượng cao. Nhất là học sinh chưa đạt chuẩn thường không làm bài tập ở nhà.

Từ thực trạng trên GV cần phải chú trọng hơn nữa việt dạy học môn Tiếng Việt nói chung và phân môn luyện từ và câu nói riêng cho HS. Nhất là dạy cho HS chưa đạt chuẩn học được môn Tiếng Việt, cũng là xây dựng nền tảng vững chắc trong quá trình học tập cho mỗi HS trong hiện tại và cả cuộc đời.

 

doc7 trang | Chia sẻ: Hải Thượng | Ngày: 05/05/2023 | Lượt xem: 520 | Lượt tải: 2Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Những biện pháp dạy học tốt phân môn Luyện từ và câu Lớp 2", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
 NHỮNG BIỆN PHÁP DẠY HỌC TỐT PHÂN MÔN LUYỆN TỪ VÀ CÂU LỚP 2
I. ĐẶT VẤN ĐỀ 
Trong quá trình giảng dạy lớp 2, bản thân nhận thấy học sinh không biết dùng từ đặt câu, hoặc đặt câu không đúng cú pháp, dẫn đến không biết làm văn. Nên tôi quyết định chọn đề tài : Những biện pháp dạy học tốt phân môn luyện từ và câu lớp 2. 
Trong các phân môn thì phân môn luyện từ và câu là một phân môn khá quan trọng. Bởi vì dạy luyện từ và câu là dạy cho các em những kĩ năng ban đầu về cách dùng từ, đặt câu, diễn đạt nội dung cần chuyển tải trong giao tiếp, cũng có nghĩa là luyện cho học sinh kĩ năng, một trong những kĩ năng quan trọng trong năm kĩ năng học sinh cần đạt khi đi học: nghe – nói – đọc – viết – tính toán.
Môn luyện từ và câu góp phần hình thành cho học sinh tình yêu Tiếng Việt, gìn giữ sự trong sáng, giàu đẹp của Tiếng Việt, hình thành nhân cách con người Việt Nam biết trân trọng giá trị văn hóa dân tộc. Thể hiện cụ thể qua việc các em được học về các câu tục ngữ, ca dao, thành ngữ,
Chính vì tầm quan trọng của phân môn luyện từ và câu trong trường tiểu học và lớp 2 là lớp học đầu tiên bắt đầu giảng dạy phân môn luyện từ và câu, cũng chính là lớp học nên tảng cho toàn bậc tiểu học. Khi học tốt môn Tiếng Việt sẽ giúp các em tự tin hơn trong cuộc sống hằng ngày.
Rèn cho học sinh lớp 2 biết dùng từ, đặt câu trong giao tiếp.
B. NỘI DUNG
1.Thực trạng
Trường tiểu học Minh Diệu B là một đơn vị thuộc vùng sâu. Đa số học sinh có hoàn cảnh khó khăn, các em chưa có điều kiện trang bị thêm vốn kiến thức bản thân.
- Những năm qua, do tình trạng chạy theo thành tích dẫn đến việc HS ngồi nhằm lớp còn tồn tại hậu quả cho đến bây giờ. Những học sinh này chính là những học sinh chưa đạt chuẩn mà hiện nay các em không thể học tại lớp một, do mất kiến thức cơ bản về âm vần dẫn đến kĩ năng vận dụng vốn từ của các em hạn chế, gặp khó khăn khi các em dùng từ đặt câu theo mẫu, tìm từ theo mẫu.
- Thực tế hiện nay phần lớn học sinh viết chữ cẩu thả, không đúng mẫu, không đẹp, viết chậm. Điều đó ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng môn Tiếng Việt, việc đọc còn chậm, phát âm lẫn lộn chiếm tỉ lệ cao hơn so với học sinh đọc đúng, rõ ràng phát âm chuẩn. Do một phần đọc của học sinh khi đọc luôn tuồn không ngắt nghỉ hơi đúng chỗ, chưa nhấn giọng và chưa đọc theo lời từng nhân vật. Từ đó kĩ năng viết thành câu của học sinh lũng cũng, các em chưa biết cách sử dụng dấu câu sao cho đúng cú pháp.
- Quan trọng nhất là việc phát âm chưa chuẩn dẫn đến học sinh viết chưa đúng nhiều lỗi chính tả. Viết chưa đúng câu văn theo mẫu hay viết chưa đúng một đoạn văn ( tập làm văn).
- Phần lớn phụ huynh chưa thật sự quan tâm đến việc học của con em mình. Chỉ nhờ vào sự giảng dạy ở trường của thầy cô, chính vì thế những bài tập các em làm ở nhà chưa có chất lượng cao. Nhất là học sinh chưa đạt chuẩn thường không làm bài tập ở nhà.
Từ thực trạng trên GV cần phải chú trọng hơn nữa việt dạy học môn Tiếng Việt nói chung và phân môn luyện từ và câu nói riêng cho HS. Nhất là dạy cho HS chưa đạt chuẩn học được môn Tiếng Việt, cũng là xây dựng nền tảng vững chắc trong quá trình học tập cho mỗi HS trong hiện tại và cả cuộc đời.
2. Các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả dạy học phân môn luyện từ và câu ở lớp 2
Dạy Tiếng Việt cho HS chưa đạt chuẩn là cả một quá trình cố gắng của cả giáo viên và học sinh, bởi học sinh chưa đạt chuẩn thì rất ngán ngại đọc bài. Bản thân tôi thấy rằng: Muốn dạy cho học sinh chưa đạt chuẩn học được môn Tiếng Việt cần có những biện pháp cụ thể dạy trong mỗi phân môn. Riêng phân môn luyện từ và câu cần có những biện pháp cụ thể như sau:
2.1.Giáo viên cần chú trọng mục tiêu, yêu cầu môn học. có tinh thần tâm huyết thật sự, chuẩn bị bài tốt trước khi lên lớp.
+ Đối với dạng bài mở rộng vốn từ theo chủ đề, chủ điểm và từ loại:
- Giáo viên cần trang bị cho bản thân mình vốn kiến thức thật phong phú ( tìm hiểu qua sách, báo, tự điển,)
- Giáo viên cần định hướng trước cho học sinh nào tìm từ ngữ nào ( HS chưa đạt chuẩn, HS trên chuẩn)
+ Đối với dạng bài về đặt dấu câu và đặt câu theo mẫu:
- Giáo viên cần chủ động chuẩn bị các mẫu câu để sửa chữa, bổ sung cho học sinh.
- Giáo viên phải hiểu tâm lí học sinh, nhất là học sinh chưa đạt chuẩn các em muốn nói những gì? Và có thể nói được những gì? Không yêu cầu các em phải nói thành câu văn hay, đúng cú pháp mà chỉ cần các em có thể thể hiện được điều các em nghĩ, dần dần uốn nắn, bổ sung sửa chữa tạo cho các em sự tự tin ở bản thân mình khi học.
2.2. Tận dụng tối đa điều kiện cơ sở vật chất hiện có phục vụ cho tiết học.
Điều kiện lớp học còn thô sơ. Vì vậy khi dạy phân môn này Giáo viên chủ động chẩn bị về cơ sở vật chất, chẳng hạn: Khi dạy bài từ ngữ về thời tiết, sông biển, cây cối, con vật,Giáo viên liên hệ bằng thực tiển cuộc sống hằng ngày và cho học sinh quan sát trực tiếp tại lớp học, sân trường, không để cho học sinh xem qua băng hình, phương tiện thông tin như : ti vi, báo nghe đài,
2.3. Tự làm đồ dùng dạy học phục vụ cho nội dung bài học.
Trong toàn bộ chương trình môn Tiếng Việt ở lớp 2 hiện tại, trường chưa có một đồ dùng nào cho phân môn luyện từ và câu. Cho nên bản thân giáo viên phải sưu tầm, pho to tranh ảnh, tự chuẩn bị vật dụng có thể phục vụ cho việc dạy - học. ( Chẳng hạn : khi dạy các bài về mở rộng vốn từ ở chủ đề, chủ điểm: Sông biển, cây cối, loài vật, thời tiết,..Giáo viên tự chuẩn bị tranh ảnh, vật thật ). Những bài học không thể chuẩn bị bằng tranh ảnh, vật thật, giáo viên phải có sẵn hệ thống nội dung liên hệ từ thực tiển giúp học sinh chiếm lĩnh kiến thức một cách nhẹ nhàng, chính xác.
2.4. Xây dựng nê nếp lớp học phù hợp với đặt trưng môn học.
Phân môn luyện từ và câu ở lớp 2 không có lý thuyết mà chủ yếu thông qua các bài tập hình thành kến thức mới. Vì vậy đặt trưng môn học mang tính thực hành : Mỗi học sinh điều phải làm việc. Học sinh làm theo tổ, nhóm đôi, cá nhân . Học sinh nhỏ rất hay bỏ quên trách nhiệm ( làm chưa xong đã chơi) Nên giáo viên xây dựng cho các em nề nếp : Khi làm việc với bạn thì làm những gì? Khi làm việc cá nhân thì làm những gì? Khi nào báo cáo kết quả? Khi nào kết thúc công việc?
2.5. Tổ chức các hoạt động tích cực, phù hợp mục tiêu bài học. tạo cho học sinh tâm lí thoải mái, thích thú khi học phân môn luyện từ và câu. 
Khi dạy phân môn luyện từ và câu giáo viên xác định: Sẽ dạy cho các em những gì? Học sinh học được những gì qua bài học? Học sinh có muốn học hay không? Các em học với tâm trạng như thế nào? Khi xác định đúng mục tiêu, yêu cầu tiết học, giáo viên sẽ rất dễ dàng hướng học sinh tham gia vào tiết học và mọi hoạt động sẽ được thực hiện một cách nhẹ nhàng, đạt hiệu quả cao.
2.6. Xây dựng cho học sinh kĩ năng vận dụng kiến thức bài học vào thực tiển cuộc sống, tạo thành thói quen ứng dụng thực tiển, khắc sâu kiến thức, hình thành kĩ năng sống tích cực.
- Chương trình phân môn luyện từ và câu ở lớp 2 được xây dựng rất gần gũi với đời sống thường ngày của học sinh, đó cũng là một thuận lợi cho việc học tập của các em, chính vì thế giáo viên phải biết tận dụng vốn kiến thức bản thân học sinh để chuyển tải kiến thức một cách linh hoạt.
Chẳng hạn: Khi dạy bài “Từ ngữ về đồ dùng và công việc gia đình “ học sinh rất dễ khi kể công việc những người thân đã làm: quét nhà, rửa chén, nấu cơm, làm cỏ vườn,
Nhưng đôi khi sé lúng túng khi kể công việc mà bản thân làm được. Một phần bởi vì tuổi các em còn nhỏ chưa tham gia nhiều vào việc nhà, một phần vì các em là con cưng trong gia đình nên không phải làm việc nhà.Khi gặp trường hợp như thế giáo viên cần động viên nhắc nhở các em cố gắng tham gia vào việc nhà , làm những gì mình có thể. 
Ví dụ: cho gà ăn, phụ mẹ dọn cơm, gấp quần áo,
Đó cũng chính là liên hệ thực tiển vào bài học và khắc sâu kiến thức bài học hình thành cho học sinh kĩ năng sống tích cực hơn, biết chia sẽ công việc với người thân, biết quan tâm giúp đỡ ông bà cha mẹ. 
2.7. Giáo viên tạo điều kiện cho học sinh phát huy tối đa vốn hiểu biết cá nhân trong từng lĩnh vực kiến thức. 
Thường trong một lớp có học sinh trên chuẩn, chưa đạt chuẩn. Những học sinh chưa đạt chuẩn rất ngại khi nói, bởi đôi khi các em nói không đúng câu. Nên khi hướng dẫn thực hành bài tập giáo viên sẽ dành cho học sinh chưa đạt chuẩn được nói trước những gì các em nghĩ được, tránh để học sinh trên chuẩn nói trước, học sinh chưa đạt chuẩn sẽ mất tự tin, sợ giống ý kiến của bạn, sợ không đúng. Không phải học sinh chưa đạt chuẩn bao giờ cũng nói không đúng, vì vậy khi dạy phân môn luyện từ và câu không khó khăn lắm khi giáo viên cho học sinh chưa đạt chuẩn được tham gia hoạt động . Giáo viên sẽ ít tốn thời gian hơn trong việc giữ trật tự lớp học ( bởi vì sinh không làm việc sẽ nói chuyện riêng).
3. Kết quả đạt được:
Qua quá trình dạy học ở lớp 2, bản thân tôi đã vận dụng các biện pháp nêu trên và đạt được những kết quả cụ thể : 
- Bản thân người giáo viên lên lớp tự tin, nắm vững kiến thức, nội dung bài.
- Hướng dẫn chủ đạo các hoạt động cho học sinh được rõ ràng, năng động.
- Cô trò cùng thực hiện thành công tiết học, mặc dù điều kiện CSVC còn thiếu thốn rất nhiều.
- Học sinh học tập tích cực, biết vận dụng kiến thức bài học vào thực tiển cuộc sống. Dưới sự kiểm tra, động viên thường xuyên của cô – trò tạo được thói quen sống tích cực hơn.
- Số lượng học sinh chưa đạt chuẩn giảm dần theo từng thời điểm kiểm tra.
Cụ thể qua bảng thống kê số lượng các đợt kiểm tra của năm học 2017 – 2018 như sau:
Các đợt kiểm tra
TIẾNG VIỆT
9 - 10
7 - 8
5 - 6
Dưới 5
Ghi chú
SL
TL
SL
TL
SL
TL
SL
TL
CHKI
7
36,84%
8
42,10%
4
21,05%
CHKII
11
57,89%
6
31,57%
2
10,52%
C. KẾT LUẬN
Qua trình bày trên tôi rút ra một số bài học kinh nghiệm về bản thân như sau:
- Để dạy học tốt phân môn luyện từ và câu hiệu quả trước hết phải có những giáo viên vững về kiến thức, kĩ năng thực hành Tiếng Việt .
- Thực sự yêu nghề, tâm huyết với công việc.
- Thường xuyên học hỏi trao dồi kiến thức.
- Có phương pháp nghiên cứu bài, soạn bài, trình bày giáo án một cách khoa học.
- Giao lưu học hỏi các bạn đồng nghiệp có nhiều kinh nghiệm.
- Tạo sự giao tiếp cỡi mở, thân thiện với học sinh.
- Giáo viên phải khơi dậy niềm say mê húng thú của học sinh đối với môn Tiếng Việt, luôn phối hợp với gia đình để tạo điều kiện tốt nhất cho các em học tập.
- Bản thân người giáo viên phải tích cực tìm tòi, bổ sung kiến thức cá nhân về vốn từ ngữ, tạo cho minh sự tự tin khi bước lên lớp, tránh những bỡ ngỡ,lúng túng khi giảng nghĩa từ, làm mất lòng tin trong học sinh.
Trân đây là sáng kiến kinh nghiệm về những biện pháp dạy - học tốt phân môn luyện từ và câu ở lớp 2. Rất mong sự đóng góp của các bạn đồng nghiệp, quý lãnh đạo bổ sung cho kinh nghiệm bản thân tôi trong quá trình dạy học được tốt hơn. 
Xin chân thành cảm ơn!
 Minh Diệu, ngày 28 tháng 12 năm 2018
 Người thực hiện
 Nguyễn Ngọc Ngoan

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_nhung_bien_phap_day_hoc_tot_phan_mon_l.doc
Sáng Kiến Liên Quan