Sáng kiến kinh nghiệm Những biện pháp dạy học nhằm phát triển năng lực học trọng âm Tiếng Anh cho học sinh lớp 5
-Thứ nhất: làm cho học sinh nhận thức được tầm quan trọng của việc sử dụng đúng trọng âm Tiếng Anh, từ đó giúp các em có ý thức về trọng âm trong việc rèn luyện kỹ năng giao tiếp của mình.
-Thứ hai: giúp học sinh nói Tiếng Anh một cách chính xác, đảm bảo chuẩn kiến thức môn học, qua đó giúp học sinh giải quyết được phần câu hỏi về kiến thức trọng âm trong các bài kiểm tra hoặc các bài thi tốt nghiệp và đại học.
-Thứ ba: Đề tài này có thể giúp giáo viên dạy ngoại ngữ tham khảo thêm một số biện pháp dạy trọng âm phù hợp với học sinh lớp 5. Đặc biệt là làm rõ, cụ thể những cách thức, những kỹ thuật dạy học phù hợp mang đến hiệu quả cao nhằm góp phần hoàn thiện phương pháp dạy trọng âm Tiếng Anh theo hướng tích cực để phát triển năng lực nói tiếng Anh cho học sinh lớp 5.
Với những biện pháp hữu ích trong đề tài này, giáo viên có thể áp dụng vào việc dạy học trọng âm hiệu quả ở mỗi đơn vị trường.
áo viên có thể áp dụng vào việc dạy học trọng âm hiệu quả ở mỗi đơn vị trường. 3. Phạm vi áp dụng đề tài: Trong điều kiện thời gian cho phép, tôi chỉ nghiên cứu vấn đề này trong các mặt sau: - Thực trạng dạy - học trọng âm tiếng Anh của học sinh lớp 5 tôi giảng dạy. - Các biện pháp dạy học nhằm phát triển năng lực học trọng âm tiếng Anh cho học sinh lớp 5. - Các bài tập, ví dụ minh họa cách dạy học, tổ chức các hoạt động học tập, các hoạt động bổ trợ nhằm nâng cao chất lượng học trọng âm tiếng Anh cho học sinh lớp 5. II. PHẦN NỘI DUNG: Thực trạng dạy học trọng âm tiếng Anh lớp 5 hiện nay: Đối với học sinh khối lớp 5 trường tôi, các em đã được học Tiếng Anh từ lớp 1 nhưng vẫn còn gặp rất nhiều khó khăn. Việc phátc âm của các em rất gượng ép, luôn bị Việt hóa dẫn đến đọc sai, nói sai, nhiều học sinh không nhận ra các trọng âm trong các từ khi làm các bài tập ngữ âm. Hầu hết học sinh không có khái niệm về nhấn trọng âm khi phát âm Tiếng Anh. Thời gian dành dạy trọng âm trong mỗi tiết học ít nên giáo viên không thể hướng dẫn hoặc sữa lỗi về trọng âm cho mọi đối tượng học sinh được. Hầu hết học sinh là con em nông dân nên các điều kiện học tập ở nhà thiếu thốn. Cơ sở vật chất, thiết bị dạy học hiện đại của nhà trường chưa đáp ứng đầy đủ yêu cầu dạy học của thầy và trò v.v. Để nắm rõ chất lượng dạy học trọng âm, trước khi làm đề tài này, tôi đã tiến hành khảo sát tại các lớp 5 của trường như sau: Giáo viên phát cho mỗi học sinh một phiếu gồm 5 câu hỏi về trọng âm Tiếng Anh và yêu cầu các em làm trong vòng 5 phút. Các từ trong phiếu được chọn từ unit 1 đến unit 5 trong chương trình Tiếng Anh lớp 5 khi học sinh vừa học xong bài này. Phiếu câu hỏi có nội dung như sau: Kết quả số học sinh làm đúng số lượng câu hỏi ở mỗi lớp như sau Lớp Tổng số HS Đúng 4-5 câu (G+K) Đúng 3 câu (TB) Đúng 1-2 câu (Còn Yếu) Sai 5 câu (Yếu) SL % SL % SL % SL % 5A 35 5 14,3 7 20,0 13 37,1 10 28,6 5B 34 6 17,6 8 23,5 12 35,3 8 23,5 Cộng 69 11 15,9 15 21,7 25 36,3 18 26,1 Từ kết quả trên cho thấy: chỉ 37,6% học sinh đạt mức trung bình trở lên (làm được từ 3-5 câu); và 62,2% học sinh còn yếu (làm đúng 1-2 câu và không làm được câu hỏi nào) với phần kiến thức về trọng âm. Sau khi học sinh trả lời ở phiếu xong, tôi tiếp tục yêu cầu ngẫu nhiên một số em học sinh phát âm các từ trong phiếu. Kết quả là, hầu hết các em đều không phát âm đúng trọng âm của các từ đó, kể cả một số em đã trả lời đúng cả 5 câu hỏi trên phiếu. Từ thực trạng trên, tôi đã thực hiện một số biện pháp dạy học nhằm phát triển năng lực học trọng âm Tiếng Anh cho học sinh ở lớp 5. Các biện pháp được chia thành 5 nhóm: Nhóm 1: Biện pháp nâng cao năng lực chuyên môn cho giáo viên đáp ứng yêu cầu dạy học tiếng Anh nói chung và dạy trọng âm hiện nay nói riêng. Nhóm 2: Các biện pháp dạy học nhằm giúp học sinh phát huy năng lực tiếp thu kiến thức trọng âm trong các giờ dạy chính khóa. Nhóm 3: Các biện pháp rèn luyện kiến thức, kỹ năng trọng âm cho học sinh thông qua các tiết dạy tăng cường. Nhóm 4: Các biện pháp tổ chức các hoạt động học tập ngoài giờ lên lớp nhằm phát triển năng lực sử dụng trọng âm cho học sinh. Nhóm 5: Biện pháp làm tốt công tác tham mưu, công tác xã hội hóa giáo dục nhằm huy động sức mạnh cộng đồng xây dựng CSVC-TB dạy học đáp ứng với yêu cầu đổi mới dạy học tiếng Anh. 2. Các giải pháp thực hiện: 2.1. Làm tốt công tác bồi dưỡng để nâng cao trình độ năng lực chuyên môn cho giáo viên đáp ứng yêu cầu đổi mới giảng dạy tiếng Anh hiện nay. Để nâng cao trình độ, kiến thức, kỹ năng chuyên môn phục vụ giảng dạy bản thân tôi luôn làm tốt công tác bồi dưỡng và tự bồi dưỡng. Bên cạnh việc tiếp thu kiến thức từ trường Đại học, tôi luôn tham gia bồi dưỡng theo các chuyên đề do Bộ GD-ĐT, Sở GD-ĐT, phòng GD-ĐT tổ chức; luôn tạo cơ hội được giao tiếp với người bản ngữ, thường xuyên nghe và luyện theo băng, các chương trình dạy Tiếng Anh trên truyền hình hoặc radio, tranh thủ mọi thời gian (kể cả những lúc làm việc gia đình) tập nói và hát đúng trọng âm, nhịp điệu tiếng AnhVới ý thức bồi dưỡng tích cực, thường xuyên nên kiến thức, kỹ năng tiếng Anh của bản thân ngày càng nâng cao, không những đáp ứng với yêu cầu đổi mới dạy học, bồi dưỡng học sinh giỏi hiện nay mà còn có khả năng giao tiếp tốt bằng tiếng Anh với bạn bè, người bản ngữ. 2.2.Nhóm biện pháp dạy học trong các tiết học chính khóa: Để giúp học sinh nắm chắc nguyên tắc sử dụng trọng âm từ vựng, nhằm hình thành các quy tắc cơ bản, tôi đã sử dụng các biện pháp sau: *Thứ nhất: Hướng dẫn học sinh nghe phát hiện cách đọc trọng âm trong các tiết Language focus (Listen and repeat) của Unit 1, Unit 2, Unit 3, Unit 4 và Unit 5. Do thời gian dành cho phần Stress trong mỗi tiết Language Focus ít (từ 5 đến 10 phút) nên chỉ đủ thời gian cho học sinh nghe băng và lặp lại cách phát âm của các từ. Giáo viên không có thời gian để giải thích cho học sinh một số quy tắc chung liên quan đến trọng âm. Do đó, trước khi cho học sinh nghe băng, giáo viên cần nêu lên yêu cầu rõ ràng nhằm hướng đến mục đích nghe là để phát hiện được cách nhấn trọng âm trong các từ, câu Cụ thể như sau: - Trước tiên cho học sinh toàn lớp nghe băng 1 lần và yêu cầu nhận biết trọng âm của các từ. Sau đó học sinh nhắc lại theo băng 2 lần. - Cho học sinh nghe phần “ Listen and repeat” và gọi một số học sinh đọc lại. Giáo viên chú ý sửa sai cách phát âm cho học sinh. - Cuối cùng tổ chức cho học sinh làm bài tập trên bảng phụ hoặc vở bài tập, vở nháp theo hình thức cá nhân; trao đổi, đánh giá, kết quả, chia sẽ trong nhóm; đại diện nhóm, các nhóm chia sẽ kết quả làm bài tập toàn lớp. *Thứ hai: Hướng dẫn học sinh sử dụng dấu nhấn trọng âm khi gặp từ mới để khắc sâu kiến thức, hình thành quy tắc chung: Để học sinh nắm chắc kiến thức trọng âm, bên cạnh hướng dẫn học sinh nghe để phát hiện cách nhấn giọng. Khi dạy từ mới, giáo viên cần chú trọng hướng dẫn học sinh sử dụng dấu nhấn trọng âm nhằm giúp học sinh đọc đúng. Yêu cầu học sinh phải ghi cả phần đó vào vở. Cho học sinh đọc lại từ mới đó, giáo viên cần chú ý sửa cho học sinh bằng cách giáo viên phát âm mẫu từ các em đọc sai, hoặc gọi học sinh giỏi đọc và yêu cầu các em đọc lại cho đúng Từ những ví dụ cụ thể trong phần dạy ngữ âm, giáo viên hướng dẫn học sinh tổ chức thảo luận nhóm, phát hiện cách sử dụng trọng âm qua ngữ điệu đọc, cách đánh dấu để rút các quy tắc cho từ chỉ có một âm tiết; hai âm tiết; danh từ và tính từ 2 âm tiết; động từ 2 âm tiết trong từng nội dung kiến thức. Ví dụ 1: Các danh từ 2 âm tiết nhấn ở âm đầu: Cụ thể các danh từ trong Unit1: 'City, 'village, 'mountains, 'tower; Unit 5: 'seaside, 'islands, . Ví dụ 2: Chỉ nhấn trọng âm ở nguyên âm, không nhấn trọng âm ở phụ âm: pro'vide, pro'test, a'gree... Ví dụ 3: Các động từ 2 âm tiết thường có trọng âm ở âm tiết thứ hai: en'joy, in'vite, re'peat, (ở phần Listen and repeat trong Unit 4) Sau khi học sinh đã lập được công thức từ các bài ngữ âm, giáo viên hướng dẫn học sinh hệ thống lại kiến thức để lập thành bảng quy tắc trọng âm chung và yêu cầu học sinh học thuộc. CÁC QUY TẮC TRỌNG ÂM CƠ BẢN LỚP 5 Quy tắc Ví dụ Một từ chỉ có một trọng âm chính. 'party, 'Sunday, 'lesson, Chỉ nhấn trọng âm ở nguyên âm, không nhấn trọng âm ở phụ âm. pro'vide, en'joyed, a'gree... Danh từ và tính từ 2 âm tiết thường có trọng âm ở âm tiết thứ nhất. 'present, 'clever,'seaside, 'islands, . Động từ 2 âm tiết thường có trọng âm ở âm tiết thứ hai to pre'sent, to de'cide. Nếu danh từ và động từ có cùng dạng thì ta nhấn trọng âm ở âm tiết thứ nhất khi nó là danh từ, nhấn trọng âm ở âm tiết thứ hai khi nó là động từ. be'gin, be'come, for'get, en'joy, - Từ tận cùng là –ic, -ion, -tion, ta nhấn trọng âm ở nguyên âm ngay trước nó. - Từ có tận cùng là : -cy, -ty, -phy, -gy, -al, ta nhấn trọng âm ở âm tiết thứ 3 từ cuối lên tele'vision, geo'graphic, cha'otic pho'tography, ge'ology, 'critical Danh từ ghép, trọng âm ở từ thứ nhất 'blackbird, 'greenhouse Tính từ ghép, trọng âm ở từ thứ hai bad-'tempered, old-'fashioned Động từ ghép trọng âm ở từ thứ hai to under'stand, to over'flow Thứ ba: Giúp học sinh học thuộc và ghi nhớ các công thức: Tiếng Anh có khá nhiều quy tắc sử dụng trọng âm. Chính vì vậy, sau khi học sinh đã thành lập được công thức, giáo viên cần có biện pháp tổ chức, hướng dẫn học sinh học thuộc, ghi nhớ các công thức để sử dụng trong các trường hợp cụ thể khi nói. Quy tắc Một từ chỉ có một trọng âm chính. Chỉ nhấn trọng tâm ở nguyên âm, không nhấn trọng âm ở phụ âm. Danh từ và tính từ 2 âm tiết: Thường có trọng âm ở âm tiết thứ nhất. Động từ 2 âm tiết: Thường có trọng âm ở âm tiết thứ hai Nếu danh từ và động từ có cùng dạng: Thì ta nhấn trọng âm ở âm tiết thứ nhất Khi nó là danh từ, nhấn trọng âm ở âm tiết thứ hai khi nó là động từ. - Từ tận cùng là –ic, -ion, -tion: ta nhấn trọng âm ở nguyên âm ngay trước nó. - Từ có tận cùng là : -cy, -ty, -phy, -gy, -al: ta nhấn trọng âm ở âm tiết thứ 3 từ cuối lên Danh từ ghép: trọng âm ở từ thứ nhất Tính từ ghép: Trọng âm ở từ thứ hai Động từ ghép: Trọng âm ở từ thứ hai Để học sinh nắm chắc các quy tắc trên, tôi đã thực hiện như sau: - Giáo viên lập bảng công thức thành các phiếu học tập, giao cho từng cá nhân tự học thuộc. - Tổ chức luyện tập, chia sẽ theo nhóm bằng phiếu truy bài đầu giờ để ghi nhớ các công thức. - Tổ chức cho học sinh tự kiểm tra nhau thông qua thời gian khởi động đầu các tiết dạy trên lớp, chia sẽ cùng bạn khi ra chơi 2.3. Nhóm biện pháp thực hành luyện tập, rèn kỹ năng cho học sinh thông qua các tiết dạy học tăng cường. Trong chương trình tiếng Anh lớp 5, thời gian giành cho dạy phần trọng âm trong mỗi tiết học trên lớp rất ít không đủ để giúp học sinh luyện tập rèn kỹ năng nghe - nói đúng. Vì thế, giáo viên cần tổ chức hướng dẫn rèn luyện thêm cho học sinh qua các tiết dạy tăng cường. Để giúp mọi đối tượng học sinh tích cực, hứng thú học tập nhằm phát huy hết khả năng của mình, giáo viên cần chuẩn bị nội dung, kiến thức cho từng bài dạy thật cụ thể, phù hợp với từng đối tượng học sinh. Các biện pháp tổ chức hoạt động phải linh hoạt, sáng tạo nhằm kích thích các em phấn đấu vươn lên đạt kết quả càng cao. Ví dụ: (lược trích nội dung kiến thức liên quan trọng âm và các hình thức tổ chức hoạt động rèn kỹ năng trọng âm ở 1 tiết dạy tăng cường cho học sinh lớp 5) * Phần khởi động (Warm – up): Giáo viên tổ chức trò chơi : “Who is faster ? ” - Giáo viên yêu cầu 1 bạn học sinh giỏi đọc một số từ đã học và các đội viết ra giấy và đánh dấu nhấn rồi đọc to lên. Đội nào đọc đúng trọng âm và viết đúng nhiều từ hơn thì đội đó chiến thắng. Hoặc chơi trò chơi theo cách khác đó là khi muốn ôn lại trọng âm có 2 âm tiết tôi sẽ chia đội và mỗi đội sắp 2 cái ghế trên bảng và đánh số1,2; Nhấn ở âm tiết đầu thì ngồi vào ghế số 1, nhấn ở âm tiết 2 thì ngồi vào ghế số 2, ví dụ khi tôi đọc từ “ in'vite” , các em chạy thật nhanh lên bảng và ngồi vào ghế số 2 là đúng; * Luyện tập (Practice): Đọc đúng trọng âm các từ và câu sau (stress the words and sentences correctly) Guitar (n) Would you like to play the guitar? invite (v) She invites me to come her house. Police (n) I would like to be a police. Motorbike (n) Last Sunday, I went to the park by motorbike Party (n) We sang and danced in her birthday party. Helpful (adj) English is helpful for us to find a good job in the future. July (n) My birthday is in July. Idea (n) It’s an interesting idea to go for a picnic next week. Ideal (adj) I wish I have an ideal house in the future. Countryside (n) My family lives in the countryside. Enjoyed (v) We enjoyed music festival very much Holiday (n) Linda went on holiday by coach Island (n) Hung King ordered An Tiem’s family to live on an island. Always (adv) I always get up early in the morning. Volleyball (n) Would you like to play volleyball? Science (n) I have science on Monday and Friday Giáo viên yêu cầu học sinh làm việc theo nhóm 4: - Việc 1: Thảo luận cách nhấn trọng âm của các từ, câu. - Việc 2: Các thành viên trong nhóm tự đọc nhẩm và trình bày, chia sẽ trước nhóm. - Việc 3: Các nhóm trình bày trước lớp (mỗi bạn trình bày 4 từ theo hình thức nối tiếp trong nhóm), các nhóm khác nhận xét, đánh giá và chia sẽ. * Giáo viên nhận xét, kết luận. 2.4.Nhóm biện pháp tổ chức cho học sinh tham gia các sân chơi học tập ngoài giờ lên lớp: Nhằm tạo nhiều sân chơi học tập đa dạng, phong phú giúp học sinh hứng thú tiếp thu, rèn luyện kiến thức, kỹ năng nhẹ nhàng, hiệu quả phù hợp với lứa tuổi các em; thông qua các ngày lễ lớn của dân tộc (20-11, 26-3, 22-12), Ngày hội học sinh tiểu học để tổ chức các hoạt động học tập hiệu quả như: Thi hát tiếng Anh, múa theo nhạc tiếng Anh, hò khoan bằng tiếng Anh (có lời đơn giản); giao lưu hùng biện tiếng Anh các nhóm trong lớp, các lớp trong trường; tổ chức các trò chơi (hái hoa dân chủ, thi tập tập làm MC, hướng dẫn viên du lịch cho khách nước ngoài) Để tổ chức cho học sinh tham gia các sân chơi tích cực, hứng khởi, mang lại hiệu quả thiết thực; giáo viên phải hoạch định kế hoạch, nội dung, các hình thức tổ chức, biện pháp sử dụng cụ thể phù hợp cho từng sân chơi. Do khuôn khổ đề tài này không thể mô tả hết cách tổ chức tất cả các hoạt động nên tôi chỉ đưa ra ví dụ minh họa về việc tổ chức một sân chơi học tập đã thu hút được nhiều học sinh tham gia và đưa lại nhiều hiệu quả. Ví dụ: Tổ chức cho học sinh lớp 3,4,5 tham gia “Ngày hội học sinh tiểu học” * Hoạt động khởi động: - Học sinh toàn trường múa hát tập thể bài hát: Head, Shoulders, Knees and Toes - Các học sinh dự thi rung chuông vàng Hát + nhảy bài hát: Shalala, Finger family (khán giả hát theo) * Thi “ Rung chuông vàng ” (các giáo viên nhà trường hỗ trợ ) - Thành phần tham gia thi: Toàn thể học sinh khối 5 tham gia thi rung chuông vàng và một số học sinh giỏi tiếng Anh của lớp3, lớp 4. - Hình thức: Học sinh thi ngồi giữa, khán giả ngồi xung quanh. - Nội dung thi: Trả lời câu hỏi. Mỗi thí sinh có 15 giây để vừa suy nghĩ vừa viết câu trả lời lên bảng. Các thí sinh trả lời lần lượt các câu hỏi từ 1-20. Hs nào trả lời sai tự động rời khỏi sân đấu về ngồi đúng vị trí. Học sinh nào trả lời đúng câu hỏi thứ 20 sẽ được rung chuông vàng. + Cuộc thi có thể dừng lại trước câu 20 và công bố thí sính sau cùng còn lại trên sàn thi đấu lúc này đạt giải. + Trong quá trình tham gia cuộc thi, các thí sinh phải tuyệt đối tuân thủ thể lệ cuộc thi. - Kết thúc thi rung chuông vàng. BTC lên trao quà (lúc trao thưởng). *Phụ lục nội dung phần thi rung chuông vàng (chỉ lược trích các nội dung liên quan đến kiến thức trọng âm): 1. Choose the word that is different stress from others A. City B. Balloon C. Village D. Mountain 2. Danh từ có 2 âm tiết thường nhấn ở âm tiết nào? A. Nhấn ở âm thứ nhất B. Nhấn ở âm thứ hai C. Nhấn ở cả 2 âm tiết 3. Choose the word that is different stress from others A. Often B. Usually C. always D. collect 4. Động từ có 2 âm tiết thường nhấn ở âm tiết nào? A. Nhấn ở âm thứ nhất B. Nhấn ở âm thứ hai C. Nhấn ở cả 2 âm tiết 5. Choose the word that is different stress from others A. Water B. Party C. Enjoy D. Birthday 6. Where does the word “ Underground” stress? A. Under'ground B. 'Underground Nhờ làm tốt công tác tham mưu, chuẩn bị đầy đủ các điều kiện đồ dùng cần thiết cho học sinh tham gia hoạt động; phối hợp với giáo viên tổ chức tốt hoạt động nên đã đưa lại kết quả như mong muốn: Học sinh rất hào hứng tham gia các phần thi; Nhiều học sinh đã đạt được kết quả xuất sắc nhận được giải thưởng của nhà trường; Đặc biệt là đã khích lệ được những học sinh trung bình hoặc còn yếu lâu nay còn rụt rè không dám thể hiện giữa tập thể đông người đã cố gắng vươn lên cùng bạn bè. Qua hội thi giúp các em tự rèn luyện kiến thức, kỹ năng Tiếng Anh nói chung và sử dụng tốt trọng âm để nói tốt Tiếng Anh. 2.5. Biện pháp làm tốt công tác tham mưu, xã hội hóa nhằm tạo điều kiện tốt nhất để học sinh học tốt Tiếng Anh nói chung và phần trọng âm nói riêng. Điều kiện cơ sở vật chất, thiết bị dạy học tốt có tác dụng tích cực vào việc giảng dạy và học tập, nâng cao chất lượng giáo dục. Vì vậy, bên cạnh việc tham mưu với lãnh đạo nhà trường mua sắm các thiết bị đáp ứng yêu cầu giảng dạy trên lớp, tôi đã tích cực vận động phụ huynh mua sắm thêm máy tính gia đình, nối mạng để học sinh tự nghe Tiếng Anh trên băng đĩa, tập nói đúng Tiếng Anh theo băng mua đầy đủ các loại sách, vở Tiếng Anh để các em luyện tập; vận động phụ huynh cho con theo học tại các trung tâm và các buổi tăng cường do trường tổ chức để có điều kiện rèn luyện thêm. Tạo mọi điều kiện cho học sinh tiếp xúc giao tiếp với người bản xứ nhằm giúp các em học tốt hơn môn Tiếng Anh. 3. Kết quả thực hiện: Sau hơn một năm học áp dụng các biện pháp trên vào dạy học, qua các kỳ kiểm tra, tôi luôn theo dõi, đánh giá nắm chắc kết quả đạt được của từng học sinh; động viên khích lệ các em và uốn nắm những lỗi mà học sinh còn mắc phải nên đã thu được kết quả phấn khởi. Khảo sát giữa học kỳ I năm học 2018-2019 chất lượng tiếng Anh tăng lên rõ rệt. Cụ thể: Kết quả khảo sát học sinh lớp 5 học kỳ I năm học 2018-2019 Lớp Tổng số HS Đúng 4-5 câu (G+K) Đúng 3 câu (TB) Đúng 1-2 câu (Còn yếu) Sai 5 câu (Yếu) SL % SL % SL % SL % 5A 34 24 70,6 9 26,5 1 2,9 0 0 5B 34 25 73,5 7 20,6 2 5,9 0 0 Cộng 68 49 72,1 16 23,5 3 4,4 0 0 III. PHẦN KẾT LUẬN 1. Ý nghĩa của đề tài: Như vậy chúng ta thấy rằng việc nâng cao năng lực học trọng âm Tiếng Anh cho học sinh tiểu học là một vấn đề không hề đơn giản. Nó đòi hỏi người giáo viên phải có các biện pháp giảng dạy sáng tạo nhưng dễ hiểu, dễ tiếp nhận đối với học sinh. Qua hơn một năm học được đưa vào áp dụng (bắt đầu áp dụng từ học kỳ II năm học 2017-2018 đến nay), tôi nhận thấy rằng các biện pháp dạy trọng âm trên đã mang đến rất nhiều tác dụng. Trước hết, tạo được niềm yêu thích và hưng phấn cho học sinh trong giờ học, giúp các em tự tin, không còn cảm thấy khó khăn khi đọc Tiếng Anh. Từ đó chất lượng học tập của học sinh đã từng bước tăng lên rõ rệt. Tỷ lệ học sinh Giỏi + Khá tăng 56,2%, tỉ lệ học sinh TB tăng 1,8%; Đặc biệt tỉ lệ học sinh yếu kém giảm tới 58,0 % so với đầu năm học 2017-2018. Bên cạnh đó, với bản thân tôi việc nghiên cứu biện pháp dạy trọng âm cho học sinh đã góp phần nâng cao trình độ và năng lực sư phạm của mình, đồng thời góp phần đổi mới phương pháp giảng dạy trọng âm nói riêng và bộ môn Tiếng Anh nói chung. Trong điều kiện không phải là học sinh vùng thuận lợi, cơ sở vật chất dạy học còn thiếu thốn, cơ hội được tiếp xúc với người bản xứ là rất khó thì những thành công ban đầu tôi thu được là một điều rất hạnh phúc với bản thân tôi. Sáng kiến này đã được tôi đưa vào thực hiện từ học kỳ II năm học 2017-2018 và học kỳ I năm học 2018-2019 đối với học sinh khối lớp 5. Các đồng nghiệp cùng chuyên môn qua thăm lớp dự giờ đã bày tỏ sự đồng tình với hướng nghiên cứu này và đang đưa vào áp dụng cho trường bạn. Nếu được áp dụng phù hợp, linh hoạt với thực trạng của đơn vị mình, tôi tin tưởng rằng sẽ đưa lại kết quả như mong muốn. 2. Những kiến nghị, đề xuất: Để đề tài thực sự đem lại kết quả, cá nhân tôi có một vài kiến nghị, đề xuất sau: 2.1.Ban giám hiệu nhà trường cần bổ sung đầy đủ hơn các trang thiết bị hỗ trợ cho việc dạy bộ môn Tiếng Anh như từ điển, sách báo, băng đĩa, máy cát sét, đèn chiếu v.v . Đặc biệt là phòng dạy Tiếng anh theo hướng hiện đại. 2.2. Để ứng dụng phương pháp mới này thật hiệu quả, tôi mạnh dạn kiến nghị tổ chuyên môn, Ban giám hiệu nhà trường, Phòng Giáo dục và Đào tạo tổ chức chuyên đề giới thiệu đề tài tới tất cả các bạn đồng nghiệp để trao đổi, học tập kinh nghiệm, rút ra được phương pháp dạy học tích cực cho bộ môn Tiếng Anh nói chung và phần trọng âm tiểu học nói riêng. Trên đây là một vài kinh nghiệm nhỏ tôi chia sẽ để bạn bè đồng nghiệp tham khảo. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện đề tài chắc chắn không thể tránh khỏi những thiếu sót, vì vậy rất mong được sự góp ý bổ sung của các đồng nghiệp để tôi đạt được thành công hơn trong sự nghiệp dạy học bộ môn Tiếng Anh.
File đính kèm:
- Những_giải_pháp_dạy_học_nhằm_phát_triển_nâng_lực_học_trọng_âm_Tiếng_Anh_cho_HS_lớp_5.doc