Sáng kiến kinh nghiệm Ngoại khóa tham quan trải nghiệm di sản văn hóa địa phương huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình

1/ Cơ sở lý luận

 1.1/ Phân loại và các khái niệm

- Di sản văn hóa bao gồm di sản văn hóa phi vật thể và di sản văn hóa vật thể, là sản phẩm tinh thần, vật chất có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, được lưu truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác.

- Di sản văn hóa phi vật thể là sản phẩm tinh thần gắn với cộng đồng hoặc cá nhân, vật thể và không gian văn hóa liên quan, có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, thể hiện bản sắc của cộng đồng, không ngừng được tái tạo và được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác bằng truyền miệng, truyền nghề, trình diễn và các hình thức khác.

Di sản văn hóa phi vật thể bao gồm: Tiếng nói, chữ viết; Ngữ văn dân gian; Nghệ thuật trình diễn dân gian; Tập quán xã hội và tín ngưỡng; Lễ hội truyền thống; Nghề thủ công truyền thống; Tri thức dân gian.

- Di sản văn hóa vật thể là sản phẩm vật chất có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, bao gồm di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh, di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia.

 + Di tích lịch sử - văn hóa là công trình xây dựng, địa điểm và các di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia thuộc công trình, địa điểm đó có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học.

+ Danh lam thắng cảnh là cảnh quan thiên nhiên hoặc địa điểm có sự kết hợp giữa cảnh quan thiên nhiên với công trình kiến trúc có giá trị lịch sử thẩm mỹ, khoa học.

+ Di vật là hiện vật được lưu truyền lại, có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học.

+ Cổ vật là hiện vật được lưu truyền lại, có giá trị tiêu biểu về lịch sử, văn hóa, khoa học, có từ một trăm năm tuổi trở lên.

+ Bảo vật quốc gia là hiện vật được lưu truyền lại, có giá trị đặc biệt quý hiếm tiêu biểu của đất nước về lịch sử, văn hóa, khoa học.

- Phân loại và xếp hạng di tích lịch sử - văn hóa:

 + Phân loại: Di tích lịch sử - văn hóa chia làm 4 loại là Di tích lịch sử (lưu niệm sự kiện, lưu niệm danh nhân; Di tích kiến trúc nghệ thuật; Di tích khảo cổ; Danh lam thắng cảnh.

 + Di tích lịch sử - văn hóa được xếp thành 3 hạng là di tích cấp tỉnh, di tích cấp quốc gia, di tích quốc gia đặc biệt.

1.2/ Lí luận chung về tổ chức hoạt động ngoại khóa trải nghiệm di sản

Ngoại khóa trải nghiệm di sản là một trong những hình thức tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong nhà trường phổ thông.

Tổ chức tham quan ngoại khóa trải nghiệm các di tích lịch sử - văn hóa, làng nghề truyền thống là hình thức sử dụng di sản hiệu quả nhất trong các hoạt động giáo dục mà nhà trường phổ thông tiến hành. Đối với THPT thì hình thức này được tổ chức thuận lợi hơn các cấp học dưới vì độ tuổi các em lớn hơn, trình độ nhận thức và sức khỏe thích hợp với những chuyến đi trong nửa ngày hoặc một ngày để tham quan địa điểm.

Để phát huy được tính tích cực chủ động trong học tập của HS góp phần nâng cao chất lượng dạy học bộ môn, việc giảng dạy lịch sử phải được đa dạng hóa các hình thức tổ chức dạy học. Bên cạnh hình thức tổ chức dạy học bắt buộc trên lớp, GV có thể tổ chức cho HS học tại bảo tàng, thực địa, nhà truyền thống cũng như tham gia các hoạt động ngoại khóa có ý nghĩa giáo dục cao đối với HS là tham quan các di tích lịch sử - văn hóa, làng nghề truyền thống ở địa phương. Những di sản này là những dấu vết của quá khứ không chỉ cụ thể hóa kiến thức mà còn để lại một ấn tượng mạnh mẽ, nâng cao hứng thú học tập và rèn luyện khả năng quan sát, phân tích của HS.

 

doc27 trang | Chia sẻ: lacduong21 | Lượt xem: 1263 | Lượt tải: 3Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Ngoại khóa tham quan trải nghiệm di sản văn hóa địa phương huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ngôi đền thờ người anh hùng của thế kỉ thứ X. Chuyến đi đã khơi gợi niềm đam mê, yêu thích và giúp chúng em hiểu sâu hơn về ngôi đền, để từ đó chúng em có thể tự tin hơn khi giới thiệu, quảng bá với du khách về di tích lịch sử này.
2.2/ Đền Đức Thánh Nguyễn - Xã Gia Tiến và Gia Thắng, Gia Viễn, Ninh Bình
Ngày 27/3/2016 vừa qua, được sự cho phép của nhà trường và sự hướng dẫn tận tình của cô giáo trong tổ Ngữ Văn - lịch sử, đặc biệt là cô giáo Hà Thị Thu, chúng em đã có một chuyến học tập, trải nghiệm các di sản văn hoá, lịch sử của các địa phương trong địa bàn huyện Gia Viễn. Kết thúc chuyến đi, chúng em đã có được rất nhiều những kiến thức bổ ích và trải nghiệm thú vị. Với mục đích lưu giữ lại những kiến thức bổ ích mà cả nhóm học tập được và tăng thêm phần ý nghĩa cho chuyến đi, chúng em đã thực hiện quay các video clip lịch sử giới thiệu về các di sản văn hoá, lịch sử của địa phương, với mong muốn các video clip sẽ trở thành tư liệu học lịch sử bổ ích dành cho các bạn học sinh, cũng như là tư liệu tham khảo của các thầy cô giáo và các bậc phụ huynh.
Vốn sinh ra và lớn lên là những người con của quê hương Gia Viễn nói riêng, quê hương Ninh Bình nói chung, chúng em tự nhận thấy trách nhiệm của mình trong việc bảo tồn, giữ gìn và quảng bá di tích lịch sử của quê hương, chúng em rất mong rằng đây cũng sẽ là một hình thức giới thiệu về văn hoá, lịch sử địa phương đến du khách trên cả nước.
Và di tích lịch sử đầu tiên mà chúng em lựa chọn để thực hiện trải nghiệm là Đền thờ Đức Thánh Nguyễn tại xã gia Thắng, Gia Tiến, Huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình. Sở dĩ chúng em chọn đây là địa điểm đầu tiên cho chuyến hành trình vì di tích này gắn liền với cuộc đời và sự nghiệp của một nhân vật lịch sử vô cùng nổi tiếng, có tầm ảnh hưởng lớn đối với lịch sử dân tộc, đó chính là Thiền Sư Nguyễn Minh Không.
Nguyễn Minh Không hay Lý Quốc Sư sinh ngày 15 tháng 10 năm 1065, viên tịch năm 1141, tên thật là Nguyễn Chí Thành, ông sinh ra và lớn lên tại Đàm Giang ( nay là 2 xã Gia Thắng, Gia Tiến, huyện Gia Viễn)
Cha của thánh Nguyễn là ông Nguyễn Sùng, mẹ là bà Dương Thị Mỹ. Năm 11 tuổi,cha mẹ mất sớm, Chí Thành xuất gia tu hành đạo Phật, cơ duyên thiền định, ông kết giao cùng Nguyễn Giác Hải và Từ Đạo Hạnh, tu hành đắc đạo, ông trở về quê nhà đóng góp tài năng, sức lực cho quê hương.
Nguyễn Minh Không không chỉ mang tầm ảnh hưởng của quốc gia dân tộc, mà còn vô cùng huyền bí, linh thiêng. Ông được nhân dân suy tôn là Thánh, đến độ:
 “Điềm Xá chung linh sinh Nguyễn Thánh
 Hoa Lư dục tú xuất Đinh Hoàng”
Trong tín ngưỡng dân gian Việt Nam, ông được coi là một trong Tứ Bất Tử huyền thoại, là hiện thân quyền lực của Phật Giáo linh thiêng, hưng thịnh thời nhà Lý. Ông còn là vị thiền sư sáng lập nên nhiều ngôi chùa nhất ở Việt Nam, trong đó có Viên Quang tự và Bái Đính cổ tự . Bên cạnh đó, ông là một pháp sư tài danh khi chữa khỏi bênh hoá hổ cho vua Lí Thần Tông, chính vì thế, ông được vua ban quốc tính họ Lý, ghép với chức danh cao nhất của một vị thiền sư bấy giờ - Lý Quốc Sư. Không chỉ là một vị thiền sư tài cao đức trọng, ông còn là thánh tổ, vị tổ sư của nghề đúc đồng ở Việt Nam, người tạo nên huyền thoại An Nam Tứ Đại khí.
 	Có lẽ, Nguyễn Minh Không là một trong những vị thiền sư được thờ phụng nhiều nhất tại các đền chùa không chỉ ở Ninh Bình mà còn trên khắp lãnh thổ Việt Nam theo kiểu “Tiền Phật hậu Thánh”. Trên quê hương Ninh Bình, Đức Thánh được thờ phụng tại Cố đô Hoa Lư, khu tâm linh núi chùa Bái Đính, chùa Địch Lộng, chùa Nhất Trụ,
 	Trên lãnh thổ Việt Nam, rất nhiều ngôi đền chùa thờ phụng Nguyễn Minh Không như ở Nam Định, Thái Bình, Hà Nội, Hải Dương, Quảng Ninh,Bắc Ninh, Hưng Yên Tên tuổi của ông được đặt cho nhiều đường phố ở Hà Nội, Ninh Bình, Đà Nẵng, Nha Trang, Bắc Ninh,Tp.HCM,
Đền thờ đức Thánh Nguyễn Minh Không là một ngôi đền cổ thuộc làng Điềm, phủ Tràng An, gọi đất Đàm Giang hay Điềm Giang xưa, nay là địa phận 2 xã Gia Thắng, Gia Tiến, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình.
Đền được xây dựng trên nền ngôi chùa cũ mang tên Viên Quang do Nguyễn Minh Không lập năm 1121. Sau khi ông mất, nhân dân cảm tạ ơn đức, đã biến Viên Quang cổ tự thành đền thờ Đức Thánh Nguyễn. 
 	Đền nằm trên mảnh đất dài 100m, rộng hơn 40m, tổng thể công trình kiến trúc khá quy mô, được xây dựng theo kiểu "nội công ngoại quốc". Các công trình kiến trúc của đền được bố trí theo trục dọc khá đăng đối theo đường thần đạo, là điển hình kiến trúc thời Hậu Lê. Hệ thống tường bao chạy dài dọc theo hướng Bắc Nam theo lối “Thượng thu hạ khách” che chắn cho các công trình kiến trúc trùng trùng lớp lớp theo chiều sâu vừa hài hoà vừa trang nghiêm.
 	Vào đền đi theo hai lối Đông Tây thấy có hai cột cờ hai bên vút cao. Đầu tiên là Vọng Lâu. Bên hồi của Vọng Lâu có cây đèn đá, cao hơn một mét, biểu tượng cái đèn của Nguyễn Minh Không ngày xưa ngồi thắp sáng để ngồi thiền tịnh. Huyền thoại kể rằng, cây đèn tự nhiên mọc lên, ông thường đêm đêm ngồi bên cây đèn để thiền tịnh. Các loài chim, loài thú về chầu xung quanh, ánh sáng cây đèn chiếu sáng đến tầng mây trên không. Chính vì thế nhân dân tôn hiệu ông là Minh Không và từ đó trở đi tục gọi thiền sư là Minh Không.
 	Đền có 4 toà làm theo kiểu tiền nhất, hậu công (trước theo kiểu chữ nhất 一 sau là chữ công 工). Năm gian tiền đường làm theo kiểu chồng rường, hồi có mái đại, trụ non xà đuôi chuột, các cặp xà dọc, xà ngang, xà nách, được bám vào cột chắc khoẻ như những ngấn mộng chính xác kín kít, phân bổ ở vị trí không để ảnh hưởng tới sự chịu tải của cột. Năm bức cửa võng của năm gian đều được sơn son thiếc vàng lộng lẫy, chạm lưỡng long chầu nguyệt, tứ linh hài hoà, phong phú mà không hề rối mắtGian giữa trên cao ở phía ngoài có cuốn thư chạm khắc bốn chữ Hán Thiên khái Thánh sinh (trời sinh ra Thánh). Bên trong để đồ tế khí, có hai chiếc trống rất quý hiếm, mặt trống đường kính 1,4 m. Trong cùng là chính tẩm gồm 5 gian, thờ Nguyễn Minh Không và cha mẹ ông. 
Hai gian Động và Tây, sử sách ghi lại từng là nơi dạy trẻ học chữ, học sách thánh hiền. Trong hai cuộc kháng chiến oanh liệt của dân tộc, nơi đây từng là trường lớp dạy học, ngôi đền gắn liền với truyền thống hiếu học của con người quê hương Gia Viễn. Có lẽ, do “Thiên thời, địa lợi nhân hoà” mà năm 1965- 1967, trong bom lửa ác liệt của cuộc chiến, với tinh thần vừa chiến đấu, vừa học tập, vừa lao động sản xuất, trường THPT Gia Viễn B chúng ta đã khoảng thời gian dựng trường, dựng lớp ngay gần ngôi đền linh thiêng ấy
 	Phía sau chính tẩm là gác chuông hai tầng, tám mái, cũng toàn bằng gỗ lim. Gác chuông đây treo một quả chuông nặng hơn 1 tấn, cao 1,60 m. Quanh đền có nhiều cây cổ thụ tán là xanh tươi và những cây cảnh điểm trang cho đền, tạo thành một bức tranh phong cảnh làng quê thâm nghiên, tĩnh mịch.
Cũng như các ngôi đền thờ thần khác trong Hoa Lư Tứ Trấn, lễ hội đền Thánh Nguyễn diễn ra cùng với dịp lễ hội Hoa Lư hằng năm, hình thức dân gian mang đậm đà bản sắc dân tộc. Tháng 2 năm 1989, đền Thánh Nguyễn được xếp hạng di tích kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia. Đảng và nhà nước, địa phương và người dân luôn có thức bảo tồn, phát triển , quảng bá đền Thánh Nguyễn và nhân vật lịch sử Nguyễn Minh Không
Là một học sinh, đồng thời là người con của quê hương Gia Viễn, chúng em tự ý thức được rằng mình phải có trách nhiệm bảo tồn, phát triển và quảng bá di tích lịch sử đền thờ Đức Thánh Nguyễn bằng việc sưu tầm, tìm hiểu về di tích cũng như nhân vật lịch sử Nguyễn Minh Không, giới thiệu với bạn bè trong nước và thế giới về di tích lịch sử của địa phương để du khách thập phương biết đến và tìm về với những giá trị lịch sử dân tộc.
2.3/ Chùa và động Địch Lộng - Xã Gia Thanh, Gia Viễn, Ninh Bình 
 Được sự cho phép và tạo điều kiện của Ban giám hiệu, của ban thường trực Phụ huynh học sinh và sự hướng dẫn, giúp đỡ của các cô giáo trong tổ Ngữ Văn - Lịch Sử mà trực tiếp là cô Hà Thị Thu chúng em đã được tham gia vào buổi trải nghiệm lí thú nhằm hiểu rõ hơn về những danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử trên địa bàn huyện Gia Viễn. Chúng em đã được đi đến một trong những địa điểm được coi là “Đệ tam động”, đến đây chúng em được tự mình khám phá về những vẻ đẹp tiềm ẩn và giá trị lịch sử của nó, được biết và hiểu thêm nhiều điều lí thú về nơi này. 
 Đây là kết quả của buổi trải nghiệm đầy lí thú đó, xin mời quý thày cô và các bạn chú ý lắng nghe. Từ Hà Nội, theo quốc lộ 1 A xuôi về phía Nam khoảng 78 km đến cầu Khuốt, rẽ tay phải du khách sẽ đến được Kẽm Trống – nơi mà Hồ Xuân hương đã từng mô tả:
Hai bên là núi giữa là sông
Có phải đây là Kẽm Trống không
Gió thổi cành cây rung lắc cắc
Sóng dồn mặt nước vỗ long bong.
 Từ đây, chúng ta đi khoảng 500m là sẽ tới Địch Lộng. Gọi là Địch Lộng, vì mỗi khi gió thổi qua hang tạo nên tiếng gió vi vu như sáo thổi. Quần thể chùa Địch Lộng gồm có đỉnh đá với 16 cột đá nguyên khối, đền thờ Lý Quốc Sư, hồ bán nguyệt, năm tháp cao 3 tầng, 3 gian chùa hạ, khu vườn Phật và khu vườn tháp ở hai bên. Đầu tiên, là khu vườn tháp cổ ngập tràn sắc xanh của cây cối, thoang thoảng mùi hương của hoa. Dãy nhà Tiền Đường uy nghi, tựa sát vào lưng núi như con rồng canh giữ toàn bộ di tích. Ngay đầu cổng chính của chùa là tháp chuông lớn, với những cột đá sừng sững. Điêu khắc đá là nét đặc trưng, mang bản sắc của vùng đất Ninh Bình. Đặc biệt là ngôi đình đá ở phía sau Tháp chuông. Ngôi đình thờ thánh Nguyễn Minh Không có 5 gian được gọi là Đình Đá vì tất cả các cột, tảng, xà đùi, cái bẩy đều bằng đá. Đây là một công trình điêu khắc đá vô cùng đặc sắc. Tám cột đá được tạc bằng đá xanh nguyên khối, tròn, to, cao hơn 4m, đều được trạm nổi những con rồng lớn đang uốn lượn trong mây để hút nước, cá chép theo nước vượt lên. Tám cột quân to, tròn như cột cái, khoảng 3m, hai hàng trước – sau mặt tiền đều được trạm khắc nổi những câu chữ Hán ca ngợi cảnh đẹp nơi đây với những ý tưởng sâu sắc. Rất hiếm có ngôi đình nào có toàn bộ phần chính của nhà được làm bằng đá xanh nguyên khối, trạm khắc công phu và tỉ mỉ như vậy. Ở đây đã thể hiện tài năng trạm khắc đá của các nghệ nhân vùng đất Cố Đô Hoa Lư lịch sử. 
Phía bên trái của ngôi đình đá cổ là khu vườn Phật. Toàn bộ tượng Phật trong khu vườn này cũng được tạc bằng đá, với những đường nét tinh xảo của những nghệ nhân thời nay. Phía sau ngôi Đình Đá là ngôi Chùa Hạ 3 gian. Đây là ngôi chùa mới được dựng lên để giúp những người già cả được lễ phật khi không đủ sức leo lên ngôi chùa chính nằm ở lưng chừng núi, nơi đã cho chúng tôi nhiều ngạc nhiên về sự kỳ diệu của tạo hóa. Leo lên 105 bậc đá sẽ  tới cửa hang động. Đây là nơi được vùa Minh Mệnh ban tặng là Nam Thiên Đệ Tam Động. Tận mắt chiêm ngưỡng Động – Chùa Địch Lộng  sẽ hiểu vì sao vẻ đẹp của ngôi chùa và động này lại nổi tiếng đến vậy. Tại mái vòm hang đá cao 8m, treo quả chuông nặng gần 1 tấn, được đúc từ thời nhà Nguyễn. Tiếng chuông vang xa, vọng khắp một vùng không gian rộng lớn xung quanh chùa. Bên cạnh quả chuông, ngay trước cổng chùa còn có những tấm bia đá cổ ghi lại dấu ấn lịch sử của ngôi chùa cổ kính này. Cổng chùa có 2 phiến đá lớn mang hình thù con voi và con sư tử như đang canh giữ cửa Phật. Một sự tự nhiên của tạo hóa mà như đã sắp đặt cho nơi đây là chốn thiền từ linh thiêng. 
Bước sang bên tay phải là đến động thờ Phật, đây chính là chùa Địch Lộng, quay về hướng Nam. Chùa nằm trong vòm hang cao khoảng 20m, sâu khoảng 30-40m và có khá nhiều tượng được sắp xếp từ ngoài vào trong, từ thấp lên cao. Các pho tượng Phật uy nghiêm, nhân từ do con người tạo dựng, hòa nhập với các nhũ đá của thiên nhiên, tất cả hiện lên uy nghiêm trong ánh đuốc bập bùng và những lóe đỏ của hương trầm phảng phất mùi thơm cõi thiền.
Hành trình trải nghiệm của chúng em cũng đã khép lại, chúng em rất vinh dự được là một trong những thành viên. Sau chuyến đi cùng với việc học tập trên lớp em thấy rằng mình phải có một phần trách nhiệm trong việc gìn giữ, quảng bá vẻ đẹp tiềm ẩn của những di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh của Ninh Bình nói riêng và cản nước nói chung. Để làm được điều đó, việc trước tiên chúng em phải làm đó là thực hiện tốt nội quy, quy chế của trường của lớp, học tập chăm chỉ để trở thành người công dân có ích cho gia đình, quê hương và đất nước.
2.4/ Mắm tép Gia Viễn
 Vào ngày 27/3/2016, được sự cho phép của nhà trường, sự giúp đỡ của các thày cô tổ Ngữ Văn - Lịch sử, đặc biệt là cô Hà Thị Thu chúng em đã có được một chuyến đi trải nghiệm đầy lí thú và bổ ích trên địa bàn huyện Gia Viễn. Trong chuyến đi đó chúng em đã lựa chọn nghiên cứu về ẩm thực truyền thống Gia Viễn - đó là món Mắm tép. Lí do chúng em chọn nghiên cứu về món ăn này là bởi vì ngày nay mỗi khi nhắc đến món ăn truyền thống của người Gia Viễn người ta thường cho rằng đó là món thịt dê hay cơm cháy. Nhưng thực sự không phải vậy, hai món ăn này là đặc sản của Hoa Lư, còn Mắm tép mới chính là đặc sản của Huyện Gia Viễn chúng ta. Chúng em chọn nghiên cứu, tìm hiểu về món Mắm tép với mục đích bảo tồn, duy trì và phát triển hơn nữa món ăn truyền thống này. Để mọi người hiểu kĩ hơn về món ăn truyền thống này mời mọi người bạn cùng quan sát kĩ đoạn video – đây là kết quả trải nghiệm của nhóm em. 
 Đây chính là sản phẩm thu được sau chuyến trải nghiệm, sau chuyến đi tìm hiểu này chúng em đã nhận thấy được sự khó khăn trong việc làm nghề, duy trì và phát triển món Mắm tép truyền thống đó là: 
	+ Trong huyện chỉ có khoảng gần 20 cơ sở sản xuất Mắm tép, tập chủ yếu ở xã Gia Vượng và thị trấn Me, nhưng đa số kinh doanh theo hướng tự phát.
	+ Trong khi đó trên địa bàn huyện Gia Viễn còn rất nhiều người dân có kinh nghiệm làm mắm tép, tuy nhiên ngày nay có quá ít người dân quan tâm đến món ăn này nên đã dẫn đến tình trạng thừa thày thiếu thợ. Bên cạnh đó trên thị trường lại xuất hiện nhiều loại mắm đặc sản của các vùng miền khác nhau, những sản phẩm này được sản xuất công nghiệp, đóng chai, lọ với nhãn mác và màu sắc đẹp mắt thu hút nhiều người mua hơn sản phẩm Mắm tép Gia Viễn.
	+ Tuy ở một số điểm du lịch nổi tiếng của tỉnh Ninh Bình đã bầy bán một số sản phẩm mắm tép nhưng lại có rất ít du khách tìm mua. Do ngày nay vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm đang là vấn đề gây nhức nhối trong xã hội mà chủ yếu những sản phẩm mắm tép này được người nông dân sản xuất và kinh doanh theo hướng tự phát. Chính vì vậy mà người mua còn nhiều nghi ngại về chất lượng sản phẩm, lo ngại trong sản phẩm có các chất phụ gia tạo màu, chất bảo quản thậm chí là chất cấm.
Vì những khó khăn đó, chúng em cũng đã tìm hiểu được một số biện pháp xây dựng và phát triển nghề làm Mắm tép này đó là:
	+ Đẩy mạnh việc tuyên truyền, quảng bá sản phẩm Mắm tép tại các tuyến du lịch trên địa bàn huyện, tỉnh dưới nhiều hình thức khác nhau.
	+ Xây dựng các cơ sở sản xuất có quy mô, các điểm bán sản phẩm mắm tép có uy tín, có bảo hành, tập trung xây dựng các biện pháp bảo tồn và nhân rộng loaaij hình văn hóa ẩm thực này.
	+ Tổ chức nghiên cứu, sưu tầm và lưu giữ một quy trình chuẩn làm Mắm tép để tránh bị mai một, thất truyền trong dân gian.
	+ Tiến hành đăng kí tiêu chuẩn, chất lượng, thương hiệu, bản quyền “Mắm tép Gia Viễn” với Bộ Y tế để hình thành thương hiệu, sản xuất và cung cấp cho thị trường toàn quốc. Đồng thời cũng mở các lớp đào tạo, truyền nghề, kinh nghiệm sản suất mắm tép để định hướng ngành nghề cho các học sinh có nhu cầu tìm hiểu ẩm thực truyền thống Ninh Bình. Hi vọng trong một tương lai gần nhất thương hiệu “Mắm tép Gia Viễn” sẽ là một sản phẩm không thể thiếu trong mỗi bếp ăn của gia đình người Việt. Điều đó có thể thực hiện được, vì như chúng ta đã biết đến người tạo ra thương hiệu “Cơm cháy” Ninh Bình nổi tiếng đó là anh Bùi Văn Mạnh sinh năm 1987, quê ở thôn Đại Hòa, xã Xích Thổ, huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình. Tuy anh chỉ mới tốt nghiệp THPT với nhiều lí do khác nhau anh không theo học tiếp các lớp chuyên nghiệp, nhưng với tinh thần ham học hỏi và lòng quyết tâm làm giàu trên chính quê hương mình. Từ hai bàn tay trắng anh đã tự tạo dựng nên thương hiệu nổi tiếng này và được mệnh danh là Tỉ phú vùng quê nghèo với doanh thu 12 tỉ VNĐ/1 năm.
 Trên đây là báo cáo kết quả trải nghiệm của nhóm em, rất mong nhận được sự góp ý của quý thày cô và các bạn học sinh.
C/ KẾT THÚC VẤN ĐỀ
1/ Kết luận và ý nghĩa quan trọng nhất của đề tài
	- Cung cấp nguồn tư liệu quý báu về một số di sản văn hóa ở địa phương huyện Gia Viễn. Đặc biệt là nguồn tư liệu video sinh động do chính HS thực hiện. Đặc biệt, tất cả các bài học nội khóa lồng ghép nội dung giáo dục di sản ở cả 3 khối lớp 10, 11, 12 đều có thể sử dụng được.
	- Khai thác hiệu quả hình thức dạy học có sử dụng thiết bị dạy học đa phương tiện, nâng cao hơn nữa hiệu quả ứng dụng công nghệ thông tin trong quá trình dạy học.
- Góp phần đa dạng hóa hình thức dạy học di sản, sử dụng phương pháp dạy học tích cực nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục toàn diện, đổi mới phương pháp dạy học và phát triển năng lực của học sinh. 
- Tích hợp nội dung giáo dục địa phương của các bộ môn xã hội, trong đó: Lịch sử, Ngữ văn, Địa lý, Giáo dục công dân, Giáo dục quốc phòng nhằm tạo ra sự thống nhất về nội dung giáo dục di sản ở địa phương, góp phần giảm tải và giáo dục HS một cách toàn diện.
- Học sinh được hình thành và nâng cao ý thức tôn trọng, giữ gìn, phát huy những giá trị của di sản văn hóa. Từ đó, học sinh được hoàn thiện về nhân cách, bồi dưỡng và nâng cao hơn nữa tình yêu quê hương, lòng tự hào dân tộc và ý thức trách nhiệm của bản thân đối với quê hương, đất nước.
	Có thể nhận thấy nhanh nhất tính hơn hẳn của giải pháp mới cải tiến với giải pháp cũ trước đó thông qua bảng so sánh dưới đây:
Giải pháp cũ 
Giải pháp mới
- Giáo viên lúng túng trong việc sử dụng các hình thức dạy học di sản. 
- Kiến thức học sinh tiếp cận nặng nề, dàn trải, khó hiểu, kém sinh động, hấp dẫn.
- Không thực hiện được.
- HS ít hứng thú hơn với bài học, xem nhẹ môn lịch sử.
- Học sinh thờ ơ, thiếu ý thức bảo vệ di sản.
- Giáo viên chủ động, linh hoạt trong việc lồng ghép di sản văn hóa trong giảng dạy lịch sử địa phương (cả nội khóa và ngoại khóa).
- Học sinh tiếp cận khối lượng kiến thức phong phú, dễ hiểu vì được gắn liền với thực tiễn sinh động.
- Học sinh được phát triển trí tuệ và nhân cách, tiến tới được giáo dục toàn diện.
- Học sinh say mê, hứng thú học tập, hình thành thái độ đúng đắn đối với môn lịch sử.
- Học sinh có ý thức và nhận thức trách nhiệm của mình với di sản.
2/ Những kiến nghị làm tăng tính khả thi của đề tài
- Giáo viên Lịch sử phải thành thạo vi tính, biết sử dụng các chương trình và phần mềm tin học cần thiết và thiết bị hỗ trợ thiết kế bài học (Powerpoint, Word, máy quay, máy ảnh) để có thể khai thác triệt để và xây dựng các nguồn tư liệu khác nhau về di sản văn hóa.
	- Cần tổ chức thường xuyên các hoạt động ngoại khóa môn Lịch sử, các cuộc thi tìm hiểu nhằm khuyến khích học sinh tham gia tự khám phá về các di sản văn hóa ở địa phương. 
- Huy động nguồn xã hội hóa giáo dục và sự tham gia tích cực của các ban ngành quản lý để tổ chức hiệu quả hơn các hoạt động ngoại khóa tham quan trải nghiệm tại di sản.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. 45 năm Báo Khoa học và đời sống, Lịch sử Việt Nam – hỏi và đáp. NXB Hà Nội. 2004.
[2]. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Tài liệu tập huấn sử dụng di sản trong dạy học ở trường phổ thông môn Lịch sử. Hà Nội. 2013.
[3]. Non nước Ninh Bình. Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch Ninh Bình. 2008.
[4]. Nguyễn Cảnh Minh (chủ biên): Giáo trình lịch sử địa phương. NXB Đại học Sư Phạm. 2006.
[5]. Vũ Thị Hồng Nga: Lịch sử 10-11-12, (Tài liệu giáo dục địa phương tỉnh Ninh Bình). NXB Giáo dục Việt Nam. 2013.
[6]. Vũ Thị Hồng Nga, Lịch sử THPT, Tài liệu giáo dục địa phương Ninh Bình ( dành cho Giáo viên). NXB Giáo dục Việt Nam. 2013.
[7]. Phan Ngọc Liên: Từ điển Thuật ngữ Lịch sử phổ thông. NXB Hà Nội. 2008.
[8]. Sở Giáo dục và Đào tạo Ninh Bình, Nguyễn Văn Thành (chủ biên): Lịch sử Ninh Bình (Tài liệu dùng cho dạy học ở các trường phổ thông tỉnh Ninh Bình). 2007.
[9]. Huyện uỷ, HĐND – Uỷ ban nhân dân huyện Gia Viễn. Gia Viễn – Lịch sử Văn hoá. 2001.
[10]. 
[11]. 
[12].  ""et.
[13]. 
[14]. 
[15]. 
PHỤ LỤC
Một số hình ảnh ghi lại hoạt động tham quan trải nghiệm tại di sản – Đĩa CD kèm video báo cáo trải nghiệm tại các di sản

File đính kèm:

  • docND sk nhóm sử 2016_GVB.doc
  • docbia SK nhom Lsu_2016.doc
Sáng Kiến Liên Quan