Sáng kiến kinh nghiệm: Nghiên cứu kĩ nôi dung, bài dạy phải súc tích, khoa học và cải tiến phương pháp giảng dạy môn Thể dục

• Nghiên cứu kĩ nôi dung, bài dạy phải súc tích, khoa học và cải tiến

phương pháp giảng dạy:

Vì nội dung của bài chính là sự tổ chức quá trình dạy học tức là thực

hiện sự thống nhất giữa quá trình dạy và quá trình học. Trong đó quá trình dạy là

người giáo viên cung cấp những kiến thức mới cho học sinh và thông qua đó

người giáo viên thực hiện nhiệm vụ giáo dục và phát triển cho học sinh, còn đối

với học sinh thì giáo viên cần phải chủ động điều khiển, hướng dẫn lớp học để

học sinh tiếp thu kiến thức một cách chủ động và nắm vững kiến thức một cách

có hệ thống và biến những kiến thức ấy thành cái của mình, nên tôi:

 

doc17 trang | Chia sẻ: thuhong87 | Lượt xem: 1558 | Lượt tải: 2Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm: Nghiên cứu kĩ nôi dung, bài dạy phải súc tích, khoa học và cải tiến phương pháp giảng dạy môn Thể dục", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu kĩ nôi dung, bài dạy phải súc tích, khoa học và cải tiến 
phương pháp giảng dạy: 
Vì nội dung của bài chính là sự tổ chức quá trình dạy học tức là thực 
hiện sự thống nhất giữa quá trình dạy và quá trình học. Trong đó quá trình dạy là 
người giáo viên cung cấp những kiến thức mới cho học sinh và thông qua đó 
người giáo viên thực hiện nhiệm vụ giáo dục và phát triển cho học sinh, còn đối 
với học sinh thì giáo viên cần phải chủ động điều khiển, hướng dẫn lớp học để 
học sinh tiếp thu kiến thức một cách chủ động và nắm vững kiến thức một cách 
có hệ thống và biến những kiến thức ấy thành cái của mình, nên tôi: 
v Áp dụng triệt để và phù hợp các nguyên tắc giảng dạy thể dục thể thao: 
nguyên tắc tư tưởng, nguyên tắc trực quan, nguyên tắc toàn diện, hệ thống, 
nguyên tắc phù hợp với khả năng tiếp thu của học sinh, nguyên tắc củng cố và 
nâng cao. 
v Sử dụng tốt các phương pháp giảng dạy thể dục, phù hợp với nội dung, 
động tác: phương pháp hoàn chỉnh và phân đoạn, phương pháp giảng giải và làm 
mẫu, phương pháp luyện tập, phương pháp sửa chữa các động tác sai 
v Có kế hoạch giảng dạy và phương pháp tiến hành giờ thể dục cụ thể và 
hợp lý. 
Đặc biệt, tôi đã thay đổi, cải tiến phương pháp giảng dạy là ứng dụng 
CNTT vào một số bài dạy, tiết học thể dục và thực hiện một số việc sau: 
² Cho các em xem băng hình môn học liên quan của các VĐV hàng đầu thế 
giới thực hiện để các em cảm nhận, hình dung được môn học, cố gắng tập luyện. 
Hình 1: Thi chạy ngắn, cự li 100m 
Trang 8
9 
² Minh họa những nội dung đã trình bày bằng những hình ảnh, thước phim 
cụ thể để các em hình dung, tiếp thu nhanh và hiệu quả hơn: 
Hình 2: Kĩ thuật trượt đà trong đẩy tạ lưng hướng ném 
Hình 3: Xuất phát của người thứ nhất trong chạy tiếp sức 4 x 100m. 
Trang 9
10 
² Hay những thước phim khi thực hiện động tác kĩ thuật được quay chậm, 
giúp các em nhìn nhận, tìm hiểu cặn cẽ nên tiếp thu nhanh và chính xác: 
² Hay chính những động tác do các em thực hiện được ghi nhận để cùng 
nhau theo dõi, phân tích, đánh giá, những ưu và khuyết điểm của động tác đó, để 
cùng nhau học tập. Những hình ảnh này đã kích thích, gây hứng thú trong học 
tập cho các em, làm tiết học sôi động, không khí học vui vẻ được tăng thêm nên 
tác động rất tốt đến kết quả học tập của các em: 
Hình 6: Trao và nhận tín gậy từ trên xuống trong chạy tiếp sức 
Hình 7: Tư thế, kĩ thuật nằm nghiêng khi qua xà trong nhảy cao kiểu nằm nghiêng 
Trang 10
11 
 Áp dụng thực hiện các biện pháp được nêu ở trên với mục đích thay đổi 
phương pháp giảng dạy, thay đổi không khí – làm tăng sự hứng thú, say mê hơn 
với môn học thể dục, tôi nhận thấy, kĩ thuật động tác của các em được cải thiện 
hơn so với trước, có được không khí tập luyện, thi đấu hào hứng, lành mạnh. Sự 
ham thích, thái độ học tập của các em với môn Thể dục được nâng lên, các em 
thường xuyên tham gia tập luyện thể dục thể thao nhiều hơn, góp phần nâng cao 
giá trị môn thể dục, làm không khí nhà trường được sôi động với các hoạt động 
thể dục thể thao cũng như các hoạt động phong trào khác. Giúp các em ngày 
càng hoàn thiện, nâng cao và phát huy được kỹ thuật động tác để đạt được 
những thành tích khả quan, được phát triển toàn diện hơn. 
Kết quả kiểm tra các lớp được ƯDCNTT trong giảng dạy: 
Tổng 
số hs 
CHẠY NGẮN 
NHẢY CAO 
CẦU LÔNG 
G 
K 
TB 
Y 
G 
K 
TB 
Y 
G 
K 
TB 
Y 
10 C2 
45 
12 
14 
19 
12 
13 
20 
11 
14 
20 
10 C3 
45 
11 
14 
20 
12 
15 
18 
10 
15 
20 
10 C4 
45 
11 
15 
19 
12 
14 
19 
11 
15 
19 
10 C5 
45 
13 
14 
18 
12 
15 
18 
12 
15 
18 
CỘNG 
180 
47 
57 
76 
48 
57 
75 
49 
54 
77 
Õ Chạy ngắn: 
 -- Loại Giỏi: 47 học sinh chiếm 26,1% tăng 2,8% so với 4 lớp kia. 
 -- Loại Khá: 57 học sinh chiếm 31,7% tăng 3,9% so với 4 lớp kia. 
 -- Loại TB: 76 học sinh chiếm 42,2% tăng 3,3% so với 4 lớp kia. 
 -- Loại Yếu: không còn 
Õ Nhảy cao: 
 -- Loại Giỏi: 48 học sinh chiếm 26,7% tăng 4,5% so với 4 lớp kia. 
 -- Loại Khá: 57 học sinh chiếm 31,7% tăng 2,2% so với 4 lớp kia. 
 -- Loại TB: 75 học sinh chiếm 41,6% tăng 3,3% so với 4 lớp kia. 
 -- Loại Yếu: không còn. 
LỚP 
Trang 11
12 
Õ Cầu lông: 
 -- Loại Giỏi: 49 học sinh chiếm 27,2% tăng 3,9% so với 4 lớp kia. 
 -- Loại Khá: 54 học sinh chiếm 30,0% tăng 1,7% so với 4 lớp kia. 
 -- Loại TB: 77 học sinh chiếm 42,8% tăng 5,0%so với 4 lớp kia. 
 -- Loại Yếu: không còn. 
 Với kết quả được ghi nhận ở trên, việc thay đổi phương pháp giảng dạy, 
ứng dụng công nghệ thông tin vào các tiết học của môn thể dục, sự hứng thú với 
môn học của các em được tăng lên, giờ học thể dục nhàm chán trước đây được 
thay bằng không khí sôi động, vui vẻ trong học tập, trong tập luyện và trong thi 
đấu thể dục thể thao. Sức khoẻ của các em được củng cố, tăng cường với việc có 
nhiều em tham gia tập luyện thể dục thể thao thường xuyên, kết quả học tập của 
những môn học khác có tiến triển, khả quan. 
Những nội dung và biện pháp thực hiện ở trên, cùng với kết quả điều 
tra ghi nhận được (có thể còn sai sót do trình độ của các em có khác nhau), tôi 
thấy việc kết hợp các phương pháp dạy học và đặc biệt là khi ứng dụng công 
nghệ thông tin vào các tiết học thể dục, các hình ảnh, phim tư liệu được trình 
chiếu, giảng dạy bằng hiệu ứng Microsoft PowerPoint trong bài dạy đã thu hút 
được sự chú ý của học sinh, làm cho không khí sinh động, hào hứng, sôi nổi. 
Kết hợp với thuyết minh bài giảng, đặt câu hỏi để học sinh trả lời, yêu cầu học 
sinh thực hiện động tác làm cho giờ học sinh động. Học sinh vừa nghe, vừa 
nhìn, vừa suy nghĩ, hoạt động bằng ngôn ngữ. Học sinh vừa nghe, vừa quan sát 
làm nảy sinh những yêu cầu mới về nội dung của bài học. Không khí lớp học trở 
nên hào hứng, hình ảnh và lời giảng của giáo viên luôn được xen kẽ với nhau 
khiến học sinh trong giờ học thái độ rất nghiêm túc và với những hình ảnh thực 
tế, những thước phim về động tác kĩ thuật được quay chậm, quay lại nhiều lần 
làm các em rất thích, dễ tiếp thu, các em sẽ không còn cảm thấy chán nản, mệt 
mỏi và khô khan trong tiết học thể dục. 
Giáo dục thể chất là một mặt của giáo dục toàn diện không thể thiếu 
được ở trong trường phổ thông. Thông qua giáo dục thể chất, bồi dưỡng cho học 
sinh những đức tính dũng cảm, ngoan cường, ý thức tổ chức, kỷ luật, đoàn kết, 
tương trợ, xây dựng thói quen rèn luyện thân thể, giữ gìn vệ sinh, đồng thời làm 
Trang 12
13 
cho không khí nhà trường thêm tươi vui, lành mạnh, sôi nổi, trẻ trung. Những 
yêu cầu đó chỉ có thể giải quyết trong công tác chăm sóc sức khỏe, tổ chức rèn 
luyện thể dục thể thao một cách hợp lí, thường xuyên, liên tục. Điều này, đặt ra 
cho nhà trường phổ thông nhiệm vụ nặng nề hơn để đạt được mục đích, yêu cầu 
đó. Và tổ chuyên môn thể dục nói chung, giáo viên thể dục nói riêng phải nhận 
thức rõ vai trò và trách nhiệm của mình, phải thay đổi phương pháp giảng dạy, 
nâng cao chất lượng dạy và học môn thể dục bằng những biện pháp sau: 
o Giúp học sinh hiểu rõ ý nghĩa – tác dụng của môn học đối với bản thân 
và thực tiễn của cuộc sống. 
o Hình thành nhu cầu và động cơ học tập đúng đắn cho học sinh, tạo ra 
một phong trào thi đua học tập, rèn luyện thân thể. 
o Thiết kế bài giảng có nội dung xúc tích, lô gích và khoa học để gây 
hứng thú, say mê học tập, tập luyện thể dục thể thao. Phát huy tính năng động 
và sáng tạo ở học sinh trong học tập. 
Muốn vậy giáo viên phải thực sự nắm vững tri thức bộ môn, hiểu được 
trình độ, đặc điểm sức khoẻ, lứa tuổi, giới tính học sinh và có hiểu biết về khoa 
học sư phạm. Từ đó, giáo dục tư tưởng cho học sinh, đào tạo phát triển cơ thể 
học sinh toàn diện, để học sinh thường xuyên đến với các hoạt động thể dục thể 
thao, thích học môn thể dục. 
1. Sách Giáo viên Thể dục 10 - Bộ GD&ĐT – NXB Giáo dục – 2006 
2. Điền kinh trong trường phổ thông – P.N. Gôikhơman – Ô.N. 
Tơrôphimôp – Nhà xuất bản TDTT Hà Nội – 2000 
3. Hướng dẫn sử dụng luật một số môn TDTT ở trường PT – Vũ Ngọc Hải 
– Nhà xuất bản Giáo dục – 1996 
 NGƯỜI THỰC HIỆN 
 Huỳnh Nguyễn Thanh Liêm

File đính kèm:

  • docNghiên cứu kĩ nôi dung.doc
Sáng Kiến Liên Quan