Sáng kiến kinh nghiệm nghệ thuật tạo hứng thú cho học sinh trong dạy học môn Địa lý tại trường THPT Long Khánh

I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Các nhà tâm lí học nghiên cứu và chỉ ra rằng hứng thú có một vai trò quan

trọng trong quá trình hoạt động của con người. Nó là động cơ thúc đẩy con người

tham gia tích cực vào hoạt động đó. Khi được làm việc phù hợp với hứng thú dù

phải khó khăn con người cũng vẫn cảm thấy thoải mái và đạt được hiệu quả cao.

Trong hoạt động học tập, hứng thú có vai trò hết sức quan trọng, thực tế cho thấy

hứng thú đối với các bộ môn của học sinh tỉ lệ thuận với kết quả học tập của các

em.

Bàn về thực trạng học tập môn Địa lý của học sinh Trung học phổ thông

(THPT) nói chung, HS trường Long Khánh nói riêng, bên cạnh những học sinh vui

thích, đam mê với việc học tập thì cũng có một bộ phận không nhỏ các em không

thích học, chán học, nguyên nhân là do chưa có động cơ học tập đúng đắn, mất

hứng thú học tập.

Khi học tiết phương pháp giảng dạy đầu tiên ở giảng đường đại học, cô giáo

đã cho chúng tôi so sánh một giáo viên với một diễn viên. Và cô kết luận: Giáo

viên cũng chính là một diễn viên trên bục giảng. Bài học có cuốn hút học trò hay

không là cả một nghệ thuật. Cũng “nguyên liệu” như nhau, nhưng mỗi “nghệ sĩ”

với sự nhiệt huyết, sáng tạo & hóm hỉnh của mình sẽ tạo ra những “tác phẩm nghệ

thuật” khác nhau.

Do đó, theo tôi để có một bài giảng hấp dẫn là cả một nghệ thuật mà không

phải bài giảng nào mình cũng đã làm thành công, không phải giáo viên nào cũng

làm tốt và tạo hứng thú học tập cho HS.

Bản thân tôi chưa có nhiều kinh nghiệm trong giảng dạy, cũng không phải tự

hào là dạy xuất sắc được tất cả HS yêu thích. Nhưng với suy nghĩ muốn nâng cao

chất lượng dạy học môn Địa lý, tôi đã tìm tòi, học hỏi kinh nghiệm của đồng

nghiệp, thử nghiệm trên một số lớp và thấy đạt được nhiều kết quả tốt. Do đó, tôi

lựa chọn đề tài nghiên cứu: “Nghệ thuật tạo hứng thú cho HS trong dạy học môn

Địa lý tại trường THPT Long Khánh” nhằm:

- Tổng kết kinh nghiệm của bản thân, rút ra được những kết quả đã đạt được trong

thời gian qua.

- Chia sẻ kinh nghiệm của mình với đồng nghiệp trong và ngoài trường để cùng

nâng cao chất lượng giảng dạy môn Địa lý và khẳng định vị trí môn Địa lý trong

lòng các em học sinh.

pdf51 trang | Chia sẻ: myhoa95 | Lượt xem: 5153 | Lượt tải: 2Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm nghệ thuật tạo hứng thú cho học sinh trong dạy học môn Địa lý tại trường THPT Long Khánh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ìn ha) 
+ Câu 2: Hai bể dầu khí lớn nhất Biển Đông là gì? (Cửu Long và Nam Côn Sơn) 
+ Câu 3: Huyện đảo nào thuộc tỉnh Quảng Trị? (Cồn Cỏ) 
+ Câu 4: Việt Nam có bao nhiêu huyện đảo? (12) 
+ Câu 5: Hiện tượng cát bay, cát chảy xảy ra mạnh nhất tại vùng biển nào? (Trung 
Bộ) 
+ Câu 6: Đồng muối nổi tiếng Cà Ná thuộc tỉnh nào? (Ninh Thuận) 
+ Câu 7: Dọc bờ biển nước ta có bao nhiêu bãi biển đủ điều kiện khai thác du lịch? 
(125). 
+ Câu 8: Biển thuộc vùng nào nước ta có độ đục cao nhất? (ĐBSCL) 
+ Câu 9: Theo khả năng bị hao kiệt, dầu khí được xếp vào loại tài nguyên nào? 
(Không thể phục hồi) 
+ Câu 10: Đảo nào có số dân đông nhất ở nước ta? (Cái Bầu) 
 Trò chơi: “Kẻ giấu mặt”: 
- Đây cũng là một trò chơi quen thuộc và hấp dẫn đối với HS bằng hình thức 
giải ô chữ. Tuy nhiên để thiết kế được trò chơi này GV phải tốn nhiều thời gian và 
công sức. 
- Cách tổ chức trò chơi: GV thiết kế một số ô chữ hàng ngang xoay quanh một 
chủ đề hay địa danh nào đó. GV sẽ chia lớp thành 4 đội chơi, mỗi đội sẽ lần lượt 
chọn ô chữ của mình, sau đó được suy nghĩ trong 10 giây và đưa ra câu trả lời: nếu 
trả lời đúng được 20 điểm, trả lời sai hoặc không có câu trả lời thì nhường quyền 
trả lời cho các đội còn lại. Sau 5 giây tiếp theo, nếu không có đội nào có tín hiệu 
trả lời hoặc trả lời sai thì sẽ nhường quyền trả lời cho khán giả. Sau một lượt chọn 
ô chữ, nếu đội nào đoán ra được chủ đề hay địa danh (được coi là “Kẻ giấu mặt”) 
mà các ô chữ nói đến sẽ được 40 điểm và kết thúc trò chơi, nếu trả lời sai thì bị 
loại, không được chơi tiếp. 
 39 
- Ví dụ: Bài 42 (Địa lý 12): GV thiết kế ô chữ có nội dung đề cập đến một địa 
danh du lịch nổi tiếng của Việt Nam: Đảo Phú Quốc. GV chia lớp thành 4 đội chơi, 
các đội sẽ lần lượt chọn ô chữ của mình, suy nghĩ trong 10 giây, nếu trả lời đúng 
được 20 điểm, sai thì nhường quyền trả lời cho đội khác, sau 1 lượt chọn, đội nào 
có đáp án về “Kẻ giấu tên” thì giơ tay trả lời, đúng được 40 điểm, sai sẽ bị loại: 
+ Ô chữ số 1: Gồm 6 chữ cái: Đây là môt loại cây công nghiệp lâu năm mang lại 
giá trị kinh tế cao cho nước ta? (Hồ Tiêu) 
+ Ô chữ số 2: Gồm 7 chữ cái: Hình ảnh này thể hiện hoạt động sản xuất ra sản 
phẩm gì (Nước mắm) 
+ Ô chữ số 3: gồm 6 chữ cái: Là loài được mệnh danh là “Nàng Tiên Cá” (Bò 
Biển) 
+ Ô chữ số 4: Gồm 6 chữ cái: Là loài động vật đầu tiên được con người đưa và vũ 
trụ (CON CHÓ) 
+ Ô chữ số 5: Gồm 9 chữ cái: Đây là tỉnh có sản lượng cá khai thác lớn nhất nước 
ta? (Kiên Giang) 
+ Ô chữ số 6: Là tên của một món ăn khai vị tại nhiều khách sạn ven biển nước ta? 
(Gỏi Cá Trích) 
+ Địa danh được nói đến (Kẻ giấu mặt) là Đảo Phú Quốc, một hòn đảo thuộc tỉnh 
Kiên Giang, có món Gỏi Cá Trích, nước mắm ngon nổi tiếng, có những con chó to 
khỏe, khôn ngoan, có những cây hồ tiêu cho trái to, thơm ngon, năng suất cao. 
 Tác giả đã thực nghiệm tổ chức một số trò chơi tại lớp 12B5, 12B6, 12B8. 
Học sinh thật sự thích thú và tiết học trở nên sôi động hơn hẳn. 
 40 
2.3. Tạo hứng thú cho HS thông qua việc thay đổi cách thức kiểm tra, đánh 
giá 
 Kiểm tra, thi cử thực chất là GV giúp HS tự nhìn nhận, đánh giá kiến thức 
của bản thân, khả năng vận dụng kiến thức để giải quyết vấn đề. Do đó, theo tác 
giả mình không nên đánh đố HS, tạo áp lực, sự căng thẳng quá độ với các em 
khiến các em cảm thấy mệt mỏi, chán nản đối với môn học. Riêng bản thân tác giả, 
cách thức kiểm tra đánh giá của tác giả như sau: 
 Điểm miệng: Kiểm tra đầu giờ, trong giờ học hoặc ngay cuối giờ học. Hình 
thức đa dạng: có thể là trắc nghiệm khách quan, phân tích bản đồ, hình ảnh và rút 
ra nội dung của bài học hoặc vận dụng kiến thức và những hiểu biết của bản thân 
thuyết minh về một vấn đề nào đó,... Nói chung là GV nên giảm nội dung học 
thuộc lòng, tăng câu hỏi dạng hiểu bài và vận dụng kiến thức vào giải quyết các 
vấn đề thực tế. Nếu HS không nắm chắc bài thay vì la mắng, giáo viên nên gần gũi, 
hỏi rõ lý do & tạo điều kiện để HS nâng cao điểm miệng bằng cách cộng điểm khi 
HS phát biểu hoặc thuyết trình để HS không cảm thấy áp lực về điểm số mà thấy 
hứng thú và có động lực học tốt hơn. 
 Điểm 15 phút & 45 phút: Giảm các câu hỏi tái hiện kiến thức, tăng cường 
các câu hỏi hiểu & vận dụng kiến thức, những câu hỏi mở cho phép HS bày tỏ ý 
kiến của bản thân. Qua bài làm của HS, GV nên nhận xét cụ thể ưu-nhược điểm, 
nhấn mạnh điểm sáng tạo đáng khích lệ của HS & cho điểm cộng đối với những 
bài làm như thế. Điều đó sẽ tăng sự hứng thú của HS đối với môn học và kích thích 
HS luôn tìm tòi sáng tạo. 
 Chẳng hạn: khi ra đề thi HKII lớp 11: tác giả chỉ ra 1 câu tái hiện kiến thức 3 
điểm, 1 câu hiểu bài 2 điểm, một câu vận dụng thấp 3 điểm, 1 câu vận dụng cao 2 
điểm theo hướng mở, cho phép học sinh thể hiện ý kiến của bản thân. Cụ thể: 
 41 
 Ở đề trên, học sinh có lực học trung bình cũng có thể đạt 6 – 7 điểm, học 
sinh khá sẽ được 8 đến 9 điểm & học sinh giỏi sẽ có thể đạt 9 – 10 điểm. Điều đặc 
biệt là học sinh không phải học bài quá nhiều và sau khi kiểm tra đánh giá còn kích 
thích học sinh tăng cường học hỏi để mở rộng kiến thức. 
3. Tạo hứng thú cho HS thông qua các hoạt động tham quan ngoại khóa 
 Thông qua các chuyến tham quan ngoại khóa giúp các em vừa vui chơi thoải 
mái, vừa thu lượm được một khối lượng kiến thức nhất định một cách tự nhiên. 
Qua buổi tham quan, GV cho HS làm bài thu hoạch và lấy điểm hệ số 1, chắc chắn 
các em sẽ rất thích thú. 
 Tại trường THPT Long Khánh, bộ môn Địa lý đã kết hợp với bộ môn Sinh 
học, GDCD, Lịch sử: Cho HS đi tham quan ngoại khóa bằng tàu hỏa tại Thảo Cầm 
Viên Sài Gòn, thăm bảo tàng Hồ Chí Minh. Qua buổi tham quan học sinh được trải 
nghiệm cảm giác đi tàu lửa, thấy được vai trò của ngành đường sắt đối với việc vận 
chuyển hàng hóa, hành khách. 
 Đi từ Long Khánh lên đến Sài Gòn, HS thấy được biểu hiện của quá trình đô 
thị hóa, phần nào nhận xét được những tích cực, tiêu cực do đô thị hóa mang lại 
mà ngay tại Long Khánh, một đô thị loại nhỏ, điều này chưa thể hiện rõ. 
 Lên tới Thảo Cầm Viên, HS được xem một bộ phim ngắn về các loài sinh 
vật, về hiện tượng BĐKH toàn cầu, sự suy thoái của môi trường và cách ứng phó 
của con người. Bên cạnh đó, HS còn được hướng dẫn viên thuyết minh thêm về 
môi trường, hệ sinh thái. Sau đó chúng còn được thăm thú cảnh quan thiên nhiên, 
các loài động vật quý hiếm tại công viên. Điều này làm cho chúng rất thích thú. Về 
nhà làm bài thu hoạch, HS nào cũng có những cảm xúc riêng rất đáng trân trọng. 
 Ngoài ra, HS 12 còn được tham quan một số khu di tích lịch sử văn hóa cấp 
quốc gia như “Mộ cổ Hàng Gòn”, khu du lịch “Long Châu Viên”,ngay tại thị xã 
để thấy được các tài nguyên du lịch địa phương, hiện trạng khai thác, bảo tồn và 
phát triển. Từ đó giúp HS thấy bài học gần gũi hơn, thực tế dễ hấp thu hơn. Đặc 
biệt qua các chuyến tham quan như thế, nhiều HS đã có niềm đam mê trở thành 
hướng dẫn viên du lịch. 
 42 
4. Tạo hứng thú cho HS thông qua hoạt động của CLB Địa lý 
 Câu lạc bộ là nơi quy tụ những học sinh yêu thích môn Địa lý, đây cũng 
chính là những “hạt nhân” góp phần “truyền lửa” cho các bạn khác trong lớp, trong 
trường. Mô hình này đã được hình thành tại trường THPT Long Khánh khoảng 3 
năm, sự hoạt động của CLB Địa lý đã đem lại nhiều kết quả tốt, góp phần tăng 
thêm sự hứng thú của HS đối với môn học. 
Câu lạc bộ tại trường THPT Long Khánh được thành lập như sau: 
- 4 giáo viên và 3 học sinh đại diện cho 3 khối làm chủ nhiệm câu lạc bộ. 
- Các thành viên chủ nhiệm câu lạc bộ có nhiệm vụ: phổ biến mục đích thành lập, 
chương trình hoạt động của CLB trong năm học tới HS ở các lớp. 
- Sau 2 tuần đầu tiên của năm học, CLB Địa lý quy tụ được khoảng 40 thành viên 
từ tất cả các khối lớp trong trường. 
- Chương trình hoạt động của CLB: 
+ Mỗi tháng các thành viên của CLB họp 2 lần để triển khai hoạt động của CLB 
tháng kế tiếp và rút kinh nghiệm từ các hoạt động của tháng trước. 
+ Các thành viên trong CLB phân chia thành các nhóm nhỏ: mỗi lần họp, một 
nhóm sẽ trình bày về một chủ đề, sau đó các nhóm còn lại cùng chia sẻ, bình luận. 
+ Thỉnh thoảng các thành viên trong CLB tổ chức đi tham quan, dã ngoại, khảo sát 
các địa điểm có thể đưa HS đi thực địa, tổ chức các trò chơi và ăn uống. Các em 
HS được sinh hoạt trong câu lạc bộ cùng với thầy cô thật sự cảm thấy thích thú. 
+ Mỗi tháng, CLB kết hợp với đoàn thanh niên tổ chức các trò chơi dưới cờ: một 
thành viên trong CLB dẫn chương trình, một số thành viên khác hỗ trợ đưa Micrô 
và trao quà cho các HS trả lời đúng câu hỏi. Chẳng hạn: tháng 9: tìm hiểu về các 
địa danh du lịch nổi tiếng của Việt Nam, tháng 10 tìm hiểu về các sự kiện kinh tế - 
chính trị - xã hội nổi bật của Thế giới trong năm, tháng 11 tìm hiểu về các thiên tai 
trên thế giới và Việt Nam,... 
+ Bên cạnh đó, CLB còn tổ chức các cuộc thi viết bài về một chủ đề nào đó (Biến 
đổi khí hậu, thiên tai, các hiện tượng thiên nhiên kì thú,...) bằng cách: Dán câu hỏi 
lên bảng sinh hoạt CLB của trường, sau đó lựa chọn 3 bài viết xuất sắc nhất và trao 
giải thưởng. 
+ Ngoài ra, mỗi năm CLB tổ chức một hoạt động lớn huy động sự tham gia của tất 
cả các lớp. Chẳng hạn năm 2014: chủ đề hoạt động của CLB là “Tìm hiểu các vấn 
đề về BIỂN ĐẢO Việt Nam”. CLB đã chia 3 khối lớp thành 3 bảng thi. Sau vòng 
loại, mỗi khối chọn 1 đội xuất sắc nhất vào chung kết: cuộc thi gay cấn, hấp dẫn 
được tổ chức tại hội trường với đông đảo cổ động viên. Mỗi cuộc thi (Cả vòng 
bảng hoặc chung kết) đều gồm có 3 vòng thi: Vòng khởi động : các đội sẽ trả lời 
các câu hỏi dạng trắc nghiệm, khi nghe người DCT đọc câu hỏi xong, đội nào bấm 
chuông trước sẽ giành quyền trả lời, đúng được 20 điểm, sai bị trừ 10 điểm và 
nhường quyền trả lời cho các đội còn lại. 
Vòng 2: tăng tốc bằng cách giải ô chữ và tìm địa danh bí ẩn. 
 43 
Vòng 3: Về đích: bằng hình thức hùng biện: mỗi đội sẽ bốc thăm chủ đề của mình, 
thảo luận 5 phút và trình bày trong vòng 3 phút. Điểm tối đa vòng này là 50 điểm. 
Xen kẽ giữa các vòng là phần thi dành cho khán giả. 
Cuộc thi đã kích thích được sự tìm tòi của tất cả các em HS ở các khối lớp 
về các vấn đề liên quan đến biển đảo nước ta. Sau cuộc thi đã cung cấp cho các em 
thêm nhiều kiến thức mà trong các bài học GV không có đủ thời gian để truyền tải 
đến các em. Đồng thời, cuộc thi cũng góp phần củng cố tinh thần đoàn kết trong 
các lớp, tạo sân chơi lành mạnh để các em có cơ hội thể hiện mình. 
IV. HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ TÀI 
 Trong quá trình tìm hiểu và vận dụng vào thực dạy, tác giả thấy: 
- Tính thuyết phục của bài giảng tăng lên rõ rệt, bài giảng sinh động, tạo được 
hứng thú học tập của HS. 
- HS hoạt động trong lớp tích cực hơn, chủ động tham gia vào hoạt động học tập 
nhiều hơn. HS nắm bài dễ hơn và linh hoạt hơn. 
- Đề tài này có thể áp dụng được sâu rộng ở các đơn vị: tất cả GV Địa lý nếu có 
đầu tư đều có thể áp dụng tốt được và đem lại hiệu quả cao. 
 Cuối mỗi năm học 2012-2013, 2013-2014, 2014-2015, tác giả lại phát phiếu 
thăm dò ý kiến và thu được kết quả như sau: 
MỨC ĐỘ HỨNG THÚ ĐỐI VỚI MÔN HỌC 
Năm học Lớp Rất thích Thích Bình thường Không 
thích 
2012 – 2013 10A 12/39 21/39 6/39 0/39 
2013-2014 11B5 12/37 20/37 5/37 0/37 
2014 - 2015 12B6 14/37 22/37 1/37 0/37 
Tổng số 113 HS 38 63 12 0 
100 % 33,6 % 55,8% 10,6% 0 
THÁI ĐỘ CỦA HỌC SINH ĐỐI VỚI VIỆC HỌC MÔN ĐỊA LÝ 
Năm học Lớp Phát biểu nhiều Có phát biểu nhưng 
không nhiều 
Không phát 
biểu 
2012-2013 10 A 10/39 16/39 13/39 
2013-2014 11 B5 12/37 17/37 8/37 
2014-2015 12B6 14/37 15/37 8/37 
Tổng số 
113 HS 36 48 29 
100 % 31,9 % 42,5 % 25,7 % 
 44 
ĐỘNG CƠ HỌC TẬP MÔN ĐỊA LÝ 
Năm học Lớp 
Vì yêu thích môn 
học, muốn khám phá, 
trau dồi kiến thức 
Học để kiểm tra, 
thi đạt điểm cao 
(Vì tương lai) 
Cả 2 lý 
do 
trước 
Lý do 
khác 
2012-2013 10 A 10/39 8/39 19/39 2/39 
2013-2014 11B5 7/37 6/37 23/37 1/37 
2014-2015 12B6 5/37 6/37 26/37 0/37 
Tổng số 
113 
HS 
22 20 68 3 
100% 19,5% 17,7% 60,2% 2,6% 
 Như vậy, sau thời gian thực nghiệm mức độ hứng thú của HS đối với môn 
học đã tăng lên rõ rệt, phần lớn HS tích cực, chủ động hơn trong tiết học. Động cơ 
học tập của HS cũng có sự chuyển biến tích cực: từ chỗ phần lớn HS học môn Địa 
lý chỉ để kiểm tra, thi cử đạt điểm cao, hiện nay chúng học không đơn thuần vì 
điểm số mà còn vì chúng có hứng thú và thoải mái khi học. Chính vì thế mà kết 
quả học tập của chúng thật đáng khen: 
THỐNG KÊ CHẤT LƯỢNG CẢ NĂM MÔN ĐỊA LÝ ĐỐI VỚI CÁC LỚP 
Năm học Lớp Dưới 5.0 5.0 – 6.5 6.5 – 7.9 8.0 trở lên 
2012-2013 10 A 0 1 8 30 
2013-2014 11B5 0 2 10 25 
2014-2015 12B6 0 0 6 31 
Tổng số 
113 HS 0 3 24 86 
100 % 0 2,7% 21,2% 76,1% 
- Kết quả thi HSG cấp trường, cấp tỉnh, cấp quốc gia cũng được tăng lên rõ rệt qua 
các năm: 
+ Năm học 2011 – 2012: HSG cấp tỉnh (Khối 12) đạt 5 giải (1 nhì, 2 ba, 2 KK). 
+ Năm 2012 – 2013: HSG cấp trường (Khối 11) đạt 3 nhì, 3 ba, 2 KK, cấp tỉnh 
(Khối 12) đạt 5 giải 3, 1 KK. 
+ Năm 2013 – 2014: HSG cấp tỉnh (Khối 12) đạt 8 giải (3 nhì, 3 ba, 2 KK), trong 
đó có 3 HS lọt vào vòng 2 dự thi HSG cấp quốc gia, 1 HS (Trần Minh Pháp) đạt 
giải KK cấp quốc gia. 
+ Năm học 2014 – 2015: HSG cấp trường (Khối 11) đạt 7 giải (2 nhì, 2 ba, 3 KK) 
 45 
V. KẾT LUẬN 
 Trong tiếng anh GV là “TEACHER”, nó hội tụ đầy đủ những phẩm chất 
của người giáo viên: có năng lực, tự tin, kiên nhẫn, giàu tình yêu thương. GV góp 
phần hình thành nhân cách cho biết bao thế hệ học trò. Do đó, nghề dạy học xưa 
nay được xem là “Nghề cao quý nhất trong những nghề cao qu ”. 
 Do đó, mỗi GV hãy luôn cố gắng hoàn thiện mình để trở thành tấm gương 
cho học trò. Bên cạnh đó, GV cũng phải nỗ lực đổi mới phương pháp giảng dạy để 
có thể tạo hứng thú cho HS đối với môn học, điều đó sẽ góp phần hình thành nhân 
cách tốt cho các em. 
 Tuy nhiên đổi mới phương pháp giảng dạy là một quá trình lâu dài không 
những đòi hỏi sự nỗ lực không ngừng của người dạy, người học mà còn của các tổ 
chức quản lí, sự phối hợp chặt chẽ của cả hệ thống mới có thể tạo được những 
chuyển biến rõ rệt và bền vững. 
 Hi vọng tất cả GV đều được quan tâm đúng mức, được trang bị phương tiện 
dạy học đầy đủ để có thể sáng tạo ra nhiều phương pháp dạy học mới tạo được sự 
hứng thú cho HS, giúp các em xác định được động cơ học tập đúng đắn. 
 Các giải pháp trong đề tài còn mang nhiều tính chủ quan của tác giả. Rất 
mong nhận được từ Quý Thầy Cô giáo, các bạn đồng nghiệp lời động viên và góp 
ý chân thành để vấn đề trên được mở rộng và có tính thuyết phục hơn. 
 Xin trân trọng cảm ơn! 
 46 
VI. TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2007), Những vấn đề chung về đổi mới giáo dục 
Trung học phổ thông môn Địa lí, Nhà xuất bản Giáo dục. 
2. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2007), Sách giáo khoa Địa lý 10, 11, 12, Nhà xuất 
bản Giáo dục. 
3. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2007), Sách giáo viên Địa lý 10, 11, 12, Nhà xuất 
bản Giáo dục. 
4. Phạm Thị Sen (chủ biên) (2007), Để học tốt Địa lý 10, 11, 12, NXB Hà Nộ. 
5. Sở Giáo Dục & Đào Tạo TP. Hồ Chí Minh, Trường THPT chuyên Lê Hồng 
Phong (2006), Tuyến tập đề thi Olympic 30 tháng 4 Địa Lí 10, 11 qua các 
năm (2009, 2010, 2011, 2012, 2013), nhà xuất bản Đại học Sư phạm. 
6. PGS.TS. Đinh Thị Kim Thoa (2006), Đặc điểm hứng thú đối với các môn 
học của học sinh THPT, NXB Đại học Quốc gia TPHCM. 
7. PGS. TS Nguyễn Đức Vũ (2007), K thuật dạy học Địa lí ở trường phổ 
thông, Nhà xuất bản Giáo dục. 
 47 
VII. PHỤ LỤC: ĐỘNG CƠ HỌC TẬP TÍCH CỰC HƠN VÀ SỰ HỨNG THÚ CỦA 
HS TĂNG LÊN KHI GV THỰC NGHIỆM CÁC PP GIẢNG DẠY MỚI 
 48 
 49 
SỞ GD – ĐT ĐỒNG NAI 
TRƯỜNG THPT LONG KHÁNH 
PHIẾU THĂM DÒ Ý KIẾN HỌC SINH 
GV: Hoàng Thị Thúy Nga 
Bộ môn: Địa lý 
Hiện nay cô đang nghiên cứu đề tài : “Nghệ thuật tạo hứng thú cho học sinh 
trong dạy học môn Địa lý tại trường THPT Long Khánh”. Cô rất mong nhận 
được sự hợp tác của các em để cô có thể hoàn thành đề tài nghiên cứu của mình: 
Đánh dấu X vào ô em chọn: 
1/Em có thích học môn Địa lý không? 
Rất thích Thích Bình thường Không thích 
2/ Em học Địa lý với mục đích gì? 
Vì yêu thích, muốn khám 
phá, trau dồi kiến thức 
Vì điểm số, 
vì tương lai 
Cả 2 lý do 
trước 
Lý do khác 
3/ Em có giơ tay phát biểu ý kiến trong giờ học không? 
Phát biểu 
nhiều 
Có phát biểu nhưng không nhiều Không phát biểu 
4/ Nguyên nhân em không thích học, chán học môn Địa lý là gì? 
Do kết quả học 
tập không như 
mong đợi 
Do cảm 
thấy môn 
học thiếu 
hấp dẫn 
Do gia 
đình tác 
động 
Do môi 
trường xã hội 
tác động 
Lý do 
khác 
5/ Em có thích hoạt động tham quan ngoại khóa &các hoạt động của CLB Địa 
lý không, vì sao? 
Rất 
thích 
Thích 
Bình 
thường 
Không 
thích 
Lý do 
 50 
SỞ GD&ĐT ĐỒNG NAI 
Đơn vị : THPT LONG KHÁNH 
––––––––––– 
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM 
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc 
–––––––––––––––––––––––– 
Long Khánh, ngày 20 tháng 05 năm 2015 
PHIẾU NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 
Năm học: 2014-2015 
––––––––––––––––– 
Tên sáng kiến kinh nghiệm: NGHỆ THUẬT TẠO HỨNG THÚ CHO HỌC SINH TRONG DẠY HỌC 
MÔN ĐỊA LÝ TẠI TRƯỜNG THPT LONG KHÁNH 
Họ và tên tác giả: HOÀNG THỊ THÚY NGA, Chức vụ: giáo viên 
Đơn vị: TRƯỜNG THPT LONG KHÁNH 
Lĩnh vực: (Đánh dấu X vào các ô tương ứng, ghi rõ tên bộ môn hoặc l nh vực khác) 
- Quản lý giáo dục  - Phương pháp dạy học bộ môn: ...............................  
- Phương pháp giáo dục  - Lĩnh vực khác: ........................................................  
Sáng kiến kinh nghiệm đã được triển khai áp dụng: Tại đơn vị  Trong Ngành  
1. Tính mới (Đánh dấu X vào 1 trong 3 ô dưới đây) 
- Đề ra giải pháp thay thế hoàn toàn mới, bảo đảm tính khoa học, đúng đắn  
- Đề ra giải pháp thay thế một phần giải pháp đã có, bảo đảm tính khoa học, đúng đắn  
- Giải pháp mới gần đây đã áp dụng ở đơn vị khác nhưng chưa từng áp dụng ở đơn vị mình, nay tác 
giả tổ chức thực hiện và có hiệu quả cho đơn vị  
2. Hiệu quả (Đánh dấu X vào 1 trong 5 ô dưới đây) 
- Giải pháp thay thế hoàn toàn mới, đã được thực hiện trong toàn ngành có hiệu quả cao  
- Giải pháp thay thế một phần giải pháp đã có, đã được thực hiện trong toàn ngành có hiệu quả cao  
- Giải pháp thay thế hoàn toàn mới, đã được thực hiện tại đơn vị có hiệu quả cao  
- Giải pháp thay thế một phần giải pháp đã có, đã được thực hiện tại đơn vị có hiệu quả  
- Giải pháp mới gần đây đã áp dụng ở đơn vị khác nhưng chưa từng áp dụng ở đơn vị mình, nay tác 
giả tổ chức thực hiện và có hiệu quả cho đơn vị  
3. Khả năng áp dụng (Đánh dấu X vào 1 trong 3 ô mỗi dòng dưới đây) 
- Cung cấp được các luận cứ khoa học cho việc hoạch định đường lối, chính sách: 
Trong Tổ/Phòng/Ban  Trong cơ quan, đơn vị, cơ sở GD&ĐT  Trong ngành  
- Đưa ra các giải pháp khuyến nghị có khả năng ứng dụng thực tiễn, dễ thực hiện và dễ đi vào cuộc sống: 
 Trong Tổ/Phòng/Ban  Trong cơ quan, đơn vị, cơ sở GD&ĐT  Trong ngành  
- Đã được áp dụng trong thực tế đạt hiệu quả hoặc có khả năng áp dụng đạt hiệu quả trong phạm vi rộng: Trong 
Tổ/Phòng/Ban  Trong cơ quan, đơn vị, cơ sở GD&ĐT  Trong ngành  
Xếp loại chung: Xuất sắc  Khá  Đạt  Không xếp loại  
Cá nhân viết sáng kiến kinh nghiệm cam kết và chịu trách nhiệm không sao chép tài liệu của người 
khác hoặc sao chép lại nội dung sáng kiến kinh nghiệm cũ của mình. 
BM04-NXĐGSKKN 
 51 
Tổ trưởng và Thủ trưởng đơn vị xác nhận đã kiểm tra và ghi nhận sáng kiến kinh nghiệm này đã được 
tổ chức thực hiện tại đơn vị, được Hội đồng chuyên môn trường xem xét, đánh giá; tác giả không sao 
chép tài liệu của người khác hoặc sao chép lại nội dung sáng kiến kinh nghiệm cũ của chính tác giả. 
Phiếu này được đánh dấu X đầy đủ các ô tương ứng, có ký tên xác nhận của tác giả và người có thẩm 
quyền, đóng dấu của đơn vị và đóng kèm vào cuối mỗi bản sáng kiến kinh nghiệm. 
NGƯỜI THỰC HIỆN SKKN 
Tôi xin cam đoan SKKN này không 
sao chép nguyên văn của bất kỳ ai 
XÁC NHẬN CỦA TỔ 
CHUYÊN MÔN 
(Ký tên và ghi rõ họ tên) 
THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ 
(Ký tên, ghi rõ 
họ tên và đóng dấu) 

File đính kèm:

  • pdfskkn_nghe_thuat_tao_hung_thu_cho_hs_trong_day_hoc_mon_dia_ly_tai_truong_thpt_long_khanh_4352.pdf
Sáng Kiến Liên Quan