SKKN Đổi mới các tiết dạy thực hành môn Địa lí bậc Trung học Phổ thông theo định hướng phát triển phẩm chất, năng lực người học

Chương trình SGK Địa lí hiện hành đã có nhiều đổi mới về cả cấu trúc, nội

dung, hình thức thể hiện theo hướng phát huy tính tích cực, tự giác chủ động và

sáng tạo của học sinh. Tuy nhiên, theo bản thân tôi nhìn nhận, phần kênh chữ vẫnchủ yếu cung cấp thông tin có sẵn, ít đòi hỏi tư duy. Các hình ảnh được sử dụng

chủ yếu mang tính chất minh họa và thẩm mĩ, chưa phục vụ nhiều cho việc khai

thác kiến thức mới. Với sự phát triển nhanh, mạnh với tốc độ mang tính bùng nổ

của khoa học công nghệ, sự gia tăng nhanh chóng của kho tàng kiến thức nhân

loại, nhiều kiến thức đã trở nên lỗi thời và số liệu cũ kĩ. Đặc biệt, các hoạt động

ứng dụng, biết vận dụng kiến thức, kĩ năng của môn Địa lí để giải quyết các vấn đề

đặt ra trong cuộc sống vẫn còn rất ít.

Chính vì vậy, việc tổ chức dạy học cho học sinh theo phương pháp dạy học

tích cực cũng như đổi mới về kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh chưa

thật sự hiệu quả. Sức hấp dẫn, lôi cuốn học sinh trong các giờ học Địa lí chưa cao;

nhiều em vẫn xem đây là một môn học “ phụ”, ít xem trọng và chú ý.

Hiện nay, chương trình giáo dục phổ thông mới cho phép giáo viên chủ

động trong thiết kế kế hoạch dạy học trên cơ sở đảm bảo tối thiểu những yêu cầu

cần đạt của chương trình môn học và sử dụng SGK như một nguồn tài liệu tham

khảo. Tuy nhiên, nhiều giáo viên vẫn chưa dám bứt phá khỏi kiến thức sách giáo

khoa. Cách tổ chức dạy học tuy đã có thay đổi nhưng chưa thực sự phát huy năng

lực người học và gắn hoạt động học của các em với thực tiễn đời sống.

pdf63 trang | Chia sẻ: thuydung3ka2 | Ngày: 03/03/2022 | Lượt xem: 640 | Lượt tải: 3Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Đổi mới các tiết dạy thực hành môn Địa lí bậc Trung học Phổ thông theo định hướng phát triển phẩm chất, năng lực người học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng động đất nên các em thâm nhập phần kiến thức này 
một cách tự nhiên mà không mất thời gian học thuộc do đó kết quả làm bài cao. 
3.2. Kết quả thực nghiệm bài thực hành Điạ lí 11 
 Qua phiếu thu hoạch cá nhân và lấy ý kiến của học sinh về cảm nhận tiết học 
dạy theo SGK và tiết dạy theo ý tưởng xây dựng của đề tài, kết quả như sau: 
Mức độ 11T2 11A1 
Số lượng Tỉ lệ(%) Số lượng Tỉ lệ(%) 
Rất thích 16 39 21 52,5 
Thích 20 48,8 17 42,5 
Bình thường 3 7.3 2 5 
Không thích 2 4,9 0 0 
Tổng 41 100 40 100 
 Như vậy, khoảng 90% học sinh thích được tổ chức hoạt động theo tiết dạy 
xây dựng của đề tài, 5 đến 7% cảm nhận bình thường. Vẫn có trường hợp học sinh 
chưa thấy thích, khi được hỏi lí do các em chia sẻ tiết dạy mặc dù phát huy tốt 
năng lực người học và gắn hoạt động học với thực tiễn nhưng vì các em chọn ban 
Sáng kiến kinh nghiệm năm học: 2020-2021 
 - 47 - 
khoa học tự nhiên nên việc tham gia các hoạt động học tập như đề tài xây dựng tốn 
không ít thời gian của các em. 
3.3. Kết quả thực nghiệm bài thực hành Địa lí 12 
 Qua kết quả tổng hợp từ các phiếu đánh giá cá nhân, phiếu đánh giá của 
nhóm, phiếu đánh giá của nhóm này đối với nhóm kia, phiếu đánh giá của giáo 
viên từ bộ phiếu đánh giá dự án được giáo viên và học sinh xây dựng, kết quả như 
sau: 
Điểm 12D3 12D4 
Số lượng Tỉ lệ(%) Số lượng Tỉ lệ(%) 
9-10 15 36,6 14 35 
8-8,9 20 48,8 18 45 
6.5- 7.9 6 14,6 8 20 
5-6.5 0 0 0 0 
<5 0 0 0 0 
Tổng 41 100 40 100 
 Có thể thẩy, các dự án mà bài dạy tổ chức, hướng dẫn học sinh thực hiện đạt 
hiệu quả cao. Trên 80% học sinh lớp thực nghiệm đạt điểm giỏi và xuất sắc, số còn 
lại đạt điểm khá, không có học sinh đạt điểm trung bình và yếu. Các học sinh làm 
dự án chia sẻ, sản phẩm là kết quả hợp tác của cả nhóm, dưới sự hướng dẫn của 
giáo viên và bộ tiêu chí đánh giá cụ thể, phân công nhiệm vụ rõ ràng nên các em 
làm việc rất tích cực và hào hứng. Chỉ có một số bạn chưa thật sự nhiệt tình, làm 
chậm tiến độ của nhóm mới có mức điểm khá. Qua quá trình thực hiện dự án, các 
em cũng nhận thấy mình lớn hơn rất nhiều về nhận thức và kĩ năng qua việc trải 
nghiệm tại các di tích địa phương, trao đổi phỏng vấn với ban quản lí di tích, tìm 
kiếm tư liệu, tổng hợp và viết bài, xây dựng thành video. Riêng kĩ năng trải 
nghiệm làm hướng dẫn viên du lịch, các em vẫn thấy lời thuyết minh của nhóm 
chưa thật sự truyền cảm mặc dầu đã cho nhiều bạn trong nhóm thử sức nhưng đây 
thực sự là trải nghiệm thú vị. 
 Qua phân tích kết quả thực nghiệm và lấy ý kiến học sinh từ bài thu hoạch, 
nhận thấy đa số học sinh ở các lớp được tiến hành thực nghiệm cảm thấy thích thú 
với việc dạy học theo ý tưởng của đề tài. Các em tích cực làm việc, say mê thảo 
luận, chia sẻ ý kiến của bản thân và rất hào hứng khi được trải nghiệm bản thân 
trong các tình huống thực tế. Giờ học đối với các em không còn cảm giác nặng nề 
mà trở nên nhẹ nhàng và hấp dẫn vì không nặng về lí thuyết mà gắn với thực tế 
cuộc sống và công việc sau này. Các em đều đề xuất mong muốn được tham gia 
các tiết học như thế ít nhất mỗi lần trong năm. 
Sáng kiến kinh nghiệm năm học: 2020-2021 
 - 48 - 
 Bên cạnh đó, qua trao đổi trực tiếp cũng như lấy ý kiến thăm dò các giáo 
viên cùng tham gia áp dụng thử tiết dạy, bản thân tôi cũng rất phấn khởi được sự 
góp ý chân thành của đồng nghiệp. 
 Hầu hết các ý kiến đều cho rằng, so với tiết dạy soạn theo SGK hiện hành, 
tiết dạy soạn theo ý tưởng của đề tài có nhiều ưu thế hơn hẳn: 
- Về mặt kiến thức: Không quá nặng nề về mặt lí thuyết nhưng vẫn đảm bảo 
đầy đủ hệ thống kiến thức cơ bản của chương trình môn học. 
- Về mục tiêu hình thành kĩ năng, thái độ cho học sinh: Bên cạnh rèn luyện 
được các kĩ năng, năng lực chuyên biệt của môn Địa lí: vẽ biểu đồ; nhận xét, phân 
tích biểu đồ và bảng số liệu, video clip còn hình thành và phát triển nhiều kĩ 
năng sống cơ bản cũng như năng lực cho học sinh: kĩ năng mua bán, giao tiếp với 
khách hàng; kĩ năng phòng chống động đất, kĩ năng làm một hướng dẫn viên du 
lịch và rất nhiều năng lực: năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, sáng tạo, giải quyết 
vấn đề, năng lực sử dụng công nghệ thông tin Đặc biệt, giáo dục đạo đức và 
hình thành nhân cách cho học sinh qua việc học hỏi tinh hoa văn hoá của các nước 
phát triển (văn hóa kinh doanh - văn hoá bán hàng của người Nhật), biết tôn trọng 
và phát huy cũng như quảng bá những giá trị du lịch của địa phương. 
- Có thể tổ chức dạy học theo nhiều hình thức và phương pháp dạy học tích 
cực; có khả năng phát huy cao hơn tính tích cực, chủ động sáng tạo cũng như có 
sức lôi cuốn học sinh vào giờ học. 
- Gắn việc học của học sinh với thực tiễn cuộc sống và tạo cơ hội cho các em 
có thể áp dụng các kiến thức được học vào đời sống và công việc sau này. 
- Phù hợp với năng lực của nhiều đối tượng học sinh. Qua tổ chức thực 
nghiệm, nhận thấy: Ngay cả các em có năng lực yếu hơn ở trường Trung tâm 
GDTX huyện Anh Sơn, mặc dầu chậm hơn trong việc lĩnh hội tri thức cũng như 
rèn luyện kĩ năng vẽ biểu đồ, nhận xét nhưng các em lại tỏ ra rất thích thú, sôi 
nổi khi được tham gia hoạt động học hỏi - sáng tạo và trải nghiệm của tiết học. Các 
em không hề thua kém các học sinh có năng lực tốt hơn ở các trường THPT khi thể 
hiện các kĩ năng mua bán, kinh doanh 
- Tạo khả năng tốt hơn để thực hiện đổi mới phương pháp kiểm tra đánh giá 
theo định hướng phát triển năng lực người học. 
Các ý kiến cũng cho rằng đây là một cách làm sáng tạo và mang lại hiệu quả 
giáo dục cao. 
Mặc dầu với khả năng có hạn của bản thân mới chỉ dám biên soạn và tổ chức 
thực nghiệm ba tiết dạy, nhưng tôi rất tự tin với kết quả đạt được ban đầu, tự tin vì 
được bạn bè, đồng nghiệp góp ý, giúp đỡ với tinh thần ủng hộ, động viên, khuyến 
khích tôi nên tiếp tục phát huy những giờ dạy theo ý tưởng mà đề tài đề ra. 
Sáng kiến kinh nghiệm năm học: 2020-2021 
 - 49 - 
PHẦN KẾT LUẬN 
I. THÀNH CÔNG CỦA ĐỀ TÀI 
 Trên cơ sở lí luận và thực tiễn đã được phân tích, đề tài của tôi đã xây dựng 
được những ý tưởng để thiết kế một số tiết dạy thực hành cụ thể trong chương trình 
Địa lí bậc THPT theo định hướng phát triển phẩm chất, năng lực người học. 
Những kế hoạch dạy học mà đề tài xây dựng vẫn đảm bảo những mục tiêu tối thiểu 
của chương trình môn học nhưng không phụ thuộc vào SGK hiện hành mà chỉ xem 
đây là nguồn tài liệu tham khảo, hướng tới những tổ chức các hoạt động thực hành 
gắn liền với đời sống và công việc của người học sau này. Đây là những điều mới 
mẻ, có ý nghĩa thực tiễn đang được xã hội quan tâm. 
 Thông qua xây dựng một số kế hoạch bài dạy, đề tài cũng đã tiến hành đổi 
mới phương pháp dạy học các tiết dạy thực hành với sự kết hợp của nhiều phương 
pháp dạy học tích cực như phương pháp dự án, phương pháp hợp tác nhóm, 
phương pháp thực địa, phương pháp đóng vai...Đề tài cũng đã tiến hành đánh giá 
được phẩm chất và năng lực người học với nhiều hình thức đa dạng: tự luận và trắc 
nghiệm khách quan, qua sản phẩm dự án, qua quá trình tham gia học tập, kết hợp 
giữa tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau của học sinh và đánh giá giáo viên. 
 Đề tài đã tiến hành thực nghiệm thành công một số tiết dạy thực hành mà đề 
tài biên soạn thông qua các giờ dạy nghiên cứu bài học của tổ, nhóm chuyên môn 
cũng như nhân rộng thử nghiệm ở các lớp khác, các trường học trên địa bàn và 
đem lại kết quả khả quan ban đầu. 
 Qua quá trình thực hiện đề tài và tổ chức thực nghiệm, tôi nhận thấy những 
ý tưởng mà đề tài xây dựng đã làm cho việc tổ chức dạy học theo phương pháp dạy 
học tích cực cũng như đổi mới kiểm tra đánh giá trở nên dễ dàng hiệu quả hơn; 
phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh; phát triển năng lực 
và hình thành nhiều kĩ năng sống cho các em. Giờ học Địa lí trở nên hữu ích thiết 
thực, lôi cuốn các em muốn tìm hiểu, khám phá; được bộc lộ năng khiếu, sở thích 
của bản thân. Đặc biệt, qua việc học hỏi tinh hoa văn hoá các nước, các khu vực 
trên thế giới, các giờ học Địa lí còn góp phần giáo dục đạo đức, lối sống, hình 
thành nhân cách, văn hóa ứng xử, giao tiếp... cho các em học sinh. Có lẽ đó là sự 
thành công lớn nhất mà tôi nhận thấy ở đề tài. 
 II. HẠN CHẾ CỦA ĐỀ TÀI 
 Là một giáo viên, bản thân tôi chưa có nguồn thông tin, tài liệu chính xác 
khoa học và phong phú về tình hình phát triển kinh tế xã hội của các quốc gia trên 
thế giới. Do đó, trong quá trình thiết kế kế hoạch dạy học, đặc biệt trong tiết thực 
hành Nhật Bản, những mẩu tin và tư liệu mà bản thân sử dụng để tổ chức hoạt 
động dạy học có thể cũng chưa thật sự cô đọng, chuẩn xác. Nhưng sự táo bạo và 
những ý tưởng có thể các bạn coi là ngây ngô này của tôi xin được mọi người đón 
nhận như là một sự chia sẻ của một giáo viên Địa lí tâm huyết với nghề. 
Sáng kiến kinh nghiệm năm học: 2020-2021 
 - 50 - 
 Bên cạnh đó, những am hiểu thực tế về cách làm giàu, cách thích ứng với 
thiên tai... của rất nhiều giáo viên Địa lí như tôi còn hạn chế. Do đó việc tổ chức 
dạy học gắn với đời sống, rèn luyện các kĩ năng sống cho học sinh không hề đơn 
giản chút nào. 
 Các ý tưởng mà tôi đưa ra hoàn toàn là những suy nghĩ, trăn trở của cá nhân 
tôi trong quá trình dạy học môn Địa lí nên chưa thật hoàn chỉnh và chắc chắn sẽ 
không tránh khỏi những sai sót. 
 Rất mong được sự góp ý, chia sẻ chân thành của bạn bè, đồng nghiệp để đề 
tài của tôi hoàn thiện hơn. 
III. KIẾN NGHỊ, ĐỀ XUẤT 
 - Chúng tôi mong muốn và trông chờ bộ SGK của chương trình GDPT mới 
sẽ phù hợp với xu thế dạy học hiện nay, đáp ứng những yêu cầu của thời đại mới, 
gắn liền việc học của học sinh với thực tiễn cuộc sống; tạo điều kiện để đổi mới 
phương pháp dạy học, phương pháp kiểm tra đánh giá.. 
 -Tích cực có những chuyên đề bồi dưỡng giáo viên thiết thực hướng tới giáo 
viên có năng lực và chủ động trong thiết kế kế hoạch bài dạy theo định hướng phát 
triển phẩm chất và năng lực người học. 
 - Đầu tư trang thiết bị hiện đại cho các trường học để phục vụ dạy học và rèn 
luyện kĩ năng cơ bản cho học sinh. 
Xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo, các em học sinh đã giúp đỡ tôi trong 
quá trình thực hiện đề tài! 
Sáng kiến kinh nghiệm năm học: 2020-2021 
 - 51 - 
MỤC LỤC 
ĐỀ MỤC TRANG 
PHẦN 
MỞ ĐẦU 
I. Lí do lựa chọn đề tài 1 - 2 
II. Mục đích- nhiệm vụ nghiên cứu 2 
III. Đối tượng - phạm vi nghiên cứu 2 - 3 
IV. Phương pháp nghiên cứu 3 
V. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài 3 
VI. Tính mới của đề tài 3 
PHẦN 
NỘI 
DUNG 
I. Cơ sở lí luận của việc đổi mới các tiết dạy thực hành 
môn Địa lí theo định hướng phát triển phẩm chất, năng 
lực người học 
4 - 12 
II. Cơ sở thực tiễn của việc đổi mới các tiết dạy thực hành 
môn Địa lí theo định hướng phát triển phẩm chất, năng 
lực người học 
12 - 17 
III. Đổi mới các tiết dạy thực hành môn Địa lí theo định 
hướng phát triển phẩm chất, năng lực người học 
1. Ý tưởng đổi mới 
2. Xây dựng kế hoạch một số bài dạy thực hành môn Địa 
lí theo định hướng phát triển phẩm chất và năng lực 
người học. 
17 - 21 
21 - 44 
III. Thực nghiệm đề tài 
1. Mục đích yêu cầu thực nghiệm 
2. Tổ chức thực nghiệm 
3. Kết quả thực nghiệm 
44 
44 - 45 
45- 48 
PHẦN 
KẾT 
LUẬN 
I. Một số thành công 49 
II. Một số hạn chế 49 - 50 
III. Kiến nghị-đề xuất 50 
Sáng kiến kinh nghiệm năm học: 2020-2021 
 - 52 - 
DANH MỤC CHỮ CÁI VIẾT TẮT 
TT Chữ cái viết tắt Nội dung 
1 SGK Sách giáo khoa 
2 GV Giáo viên 
3 HS Học sinh 
4 PC Phẩm chất 
5 NL Năng lực 
6 PPDH Phương pháp dạy học 
7 KTDH Kĩ thuật dạy học 
8 THPT Trung học phổ thông 
9 GDPT Giáo dục phổ thông 
10 THCS Trung học cơ sở 
11 HĐ Hoạt động 
Sáng kiến kinh nghiệm năm học: 2020-2021 
 - 53 - 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
 1. Các tác giả: chương trình phát triển giáo dục trung học biên soạn 
 Tài liệu tập huấn: Kiểm tra đánh giá trong quá trình dạy học theo định 
hướng phát triển năng lực học sinh trong trường THPT 
 Tài liệu lưu hành nội bộ - Tháng 5 - 2014 
 2. Tác giả: Nguyễn Thị Minh Phương 
 Tài liệu bồi dưỡng giáo viên, thực hiện chương trình SGK lớp 11 môn Địa 
Lí. 
 Nhà xuất bản giáo dục năm 2007. 
 3.Tổng chủ biên: Lê Thông 
 Sách giáo khoa Địa Lí 11 
 Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam 
 4.GS.TS. Nguyễn Minh Thuyết 
 Tài liệu tập huấn GV đại trà mô đun 1- Tìm hiểu chương trình giáo dục phổ 
thông 
 Tài liệu lưu hành nội bộ -Hà Nội, tháng 10 -2019. 
 5. GS.TS Lê Thông 
 GS.TS. Nguyễn Đức Vũ 
 Tài liệu tìm hiểu chương trình môn Địa lí (trong chương trình giáo dục phổ 
thông năm 2018) 
 Tài liệu lưu hành nội bộ - Hà Nội, 2019 
 6. Các tác giả biên soạn tài liệu bồi dưỡng giáo viên phổ thông đại trà. 
 Mô đun 2: Sử dụng phương pháp dạy học, giáo dục phát triển phẩm chất, 
năng lực học sinh THPT môn Địa lí. 
 7. Các thông tin, hình ảnh, video clip trên mạng Internet. 
Sáng kiến kinh nghiệm năm học: 2020-2021 
 - 54 - 
PHỤ LỤC 
PHIẾU SỐ 1:PHIẾU ĐIỀU TRA VỀ THỰC TRẠNG DẠY HỌC MÔN ĐỊA LÝ NÓI 
CHUNG VÀ CÁC TIẾT DẠY THỰC HÀNH MÔN ĐỊA LÍ NÓI RIÊNG Ở BẬC THPT 
THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC NGƯỜI HỌC 
Xin thầy, cô giáo hãy cho biết một số thông tin và ý kiến của mình vào bảng sau bằng 
cách đánh dấu (x) vào ý kiến mình chọn 
 Họ và tên GV:....................................................Trường ............................ 
Nội dung trao đổi Ý kiến lựa 
chọn 
1. Thầy (cô) cho rằng việc dạy học môn Địa lí theo định hướng phát triển 
năng lực người học là cần thiết hay không? 
a. Không cần thiết 
b. Cần thiết 
c. Rất cần thiết 
2. Theo thầy (cô), khó khăn trong hình thành và phát triển năng lực học sinh 
trong môn Địa lí là gì? 
*Với học sinh 
a.Trình độ chưa cao, không đồng đều. 
b.Không hứng thú với môn học và xem đây là môn học phụ 
c.Chưa làm quen với hướng tiếp cận này 
d.Chưa tích cực hoạt động 
e.Số lượng học sinh đông 
*Với giáo viên 
a.Chưa có kinh nghiệm, phương pháp 
b.Chưa có tài liệu hướng dẫn 
c.Tâm lí ngại đổi mới 
*Nội dung chương trình 
a.Nặng về kiến thức, chưa gắn với thực tiễn 
b.Chưa gây hứng thú đối với học sinh 
c.Số liệu, tư liệu lỗi thời, lạc hậu 
*Cơ sở vật chất kĩ thuật 
a.Mô hình lớp học chưa hợp lí 
b.Cơ sở vật chất còn thiếu thốn 
3. Hiện tại, thầy cô thường sử dụng phương pháp dạy học nào trong các tiết 
dạy thực hành môn Địa lí? 
a.Thuyết trình 
b.Đàm thoại gợi mở 
c.Dạy học giải quyết vấn đề 
d.dạy học hợp tác 
e.Dạy học dự án 
g.Dạy học trên thực địa 
Ý kiến khác: 
4.Theo thầy (cô), để hình thành và phát triển năng lực học sinh trong các tiết 
dạy thực hành môn Địa lí cần sử dụng các phương pháp dạy học nào? 
a.Thuyết trình 
Sáng kiến kinh nghiệm năm học: 2020-2021 
 - 55 - 
b.Đàm thoại gợi mở 
c.dạy học giải quyết vấn dề 
d.Dạy học hợp tác 
e.Dạy học dự án 
g.dạy học trên thực địa 
Ý kiến khác: 
4. Thầy (cô) đã từng tổ chức các tiết dạy thực hành Địa lí theo hình thức trải 
nghiệm trên thực địa gắn với thực tế địa phương chưa? 
a. Chưa bao giờ 
b. Thỉnh thoảng 
c. Tổ chức thường xuyên 
5. Theo thầy (cô), hình thức tổ chức hoạt động dạy học phù hợp với các tiết 
dạy thực hành theo định hướng phát triển năng lực gắn liền với thực tiễn là 
gì? 
a. chỉ tổ chức tại lớp theo hình thức cá nhân, lớp, nhóm 
b. Nên tổ chức ngoại khoá, tham quan, dạy học trên thực địa 
c. kết hợp nhiều hình thức phù hợp với mục tiêu tiết dạy và điều kiện cơ sở 
vật chất như trên lớp, dạy học trên thực địa, tham quan, ngoại khoá, tăng 
cường dạy học trải nghiệm trên thực địa gắn với thực tế địa phương. 
6. Theo thầy(cô), có cần thiết phải đổi mới kiểm tra đánh giá học sinh trong 
môn Địa lí theo định hướng phát triển năng lực không? 
a.Rất cần thiết 
b.Cần thiết 
c.Không cần thiết 
7. Hiện tại, thầy (cô) thường dùng hình thức nào để kiểm tra đánh giá học 
sinh trong dạy học môn Địa lí 
a. Vấn đáp 
b. Kiểm tra tự luận 
c. Kiểm tra trắc nghiệm 
d.Quan sát, theo dõi, ghi nhật kí 
e.Phiếu tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau 
g.báo cáo, tiểu luận,dự án,bài tập thực tiễn. 
Ý kiến khác 
 Xin chân thành cảm ơn ý kiến của các thầy cô giáo! 
Sáng kiến kinh nghiệm năm học: 2020-2021 
 - 56 - 
PHIẾU SỐ 2: PHIẾU ĐIỀU TRA VỀ HỨNG THÚ CỦA HỌC SINH Ở TRƯỜNG 
TRUNG HỌC PHỔ THÔNG ĐỐI VỚI CÁC TIẾT HỌC THỰC HÀNH MÔN ĐỊA LÍ 
Đề nghị các em hãy cho biết một số thông tin và ý kiến của mình về các vấn đề trong 
bảng sau bằng cách đánh dấu X vào ô mình lựa chọn 
Nội dung trao đổi Ý kiến lựa 
chọn 
1. Em thấy thế nào khi học các tiết thực hành môn Địa lí hiện nay 
a.Rất thích 
b.Thích 
c.Bình thường 
d.Không thích 
2.Cảm nhận của em về cách tổ chức các tiết dạy môn Địa lí hiện nay 
a.Được tổ chức với hình thức đa dạng, phát triển nhiều phẩm chất 
năng lực người học và có sức lôi cuốn nhiều học sinh tích cực tham 
gia. 
b. Chỉ tổ chức trên lớp với hình thức đơn điệu gần như giống nhau ở 
các tiết học, chủ yếu hình thành các năng lực đặc thù môn Địa lí, 
chưa phát triển được năng lực sáng tạo. 
c.Được tổ chức chủ yếu trên lớp và bắt đầu có những bài tập vận 
dụng liên hệ thực tế địa phương. 
Ý kiến khác: 
3. Em đã từng tham gia học tập các tiết thực hành môn Địa lí bằng 
hoạt động trải nghiệm trên thực tế ở địa phương chưa? 
a. Chưa từng tham gia 
b. Đã được tham gia nhưng rất ít 
c. Học tập thường xuyên 
4.Em có mong muốn được tham gia các tiết học thực hành Địa lí gắn 
với các hoạt động trải nghiệm ở địa phương (như trải nghiệm làm 
hướng dẫn viên du lịch, làm người bán hàng...) 
a.Không thích 
b.Bình thường 
c.Thích 
d.Rất thích 
5.Theo em, những lợi ích khi được học các tiết học thực hành gắn với 
các hoạt động trải nghiệm tại địa phương? 
a. Được trải nghiệm thực tế, không khí học tập thoải mái. 
b. Giúp các em hoạt động tích cực, phát triển tốt nhiều phẩm chất 
năng lực và rèn luyện nhiều kĩ năng có ích cho công việc lựa chọn 
sau này. 
c. Giúp các em chủ động, sáng tạo và có khả năng hợp tác cao để 
cùng hoàn thành nhiệm vụ. 
d.Được sử dụng nhiều phương tiện học tập đa dạng và ứng dụng công 
nghệ thông tin trong học tập.. 
Xin chân thành cảm ơn ý kiến của em! 
Sáng kiến kinh nghiệm năm học: 2020-2021 
 - 57 - 
PHIẾU SỐ 3:PHIẾU THĂM DÒ Ý KIẾN CỦA GIÁO VIÊN DỰ GIỜ HOẶC 
CÙNG THAM GIA ÁP DỤNG THỬ 
Họ và tên giáo viên  
Trường  
NỘI DUNG 
1. Những điều thầy cô cảm thấy tâm đắc nhất khi dự giờ tiết học( hoặc tham 
gia áp dụng thử tiết dạy). 
2. Nhận xét đánh giá của thầy cô về tiết dạy soạn theo ý tưởng của đề tài so 
với tiết dạy soạn theo SGK hiện hành. 
2.1. Về kiến thức: 
2.2. Về khả năng hình thành và phát triển các kĩ năng và năng lực cho học 
sinh: 
2.3. Về khả năng giáo dục đạo đức, nhân cách học sinh: 
2.4. Về khả năng tổ chức dạy học theo nhiều hình thức và phương pháp dạy 
học tích cực: 
2.5. Khả năng phát huy tính tích cực chủ động, sáng tạo của học sinh: 
2.6. Khả năng áp dụng vào thực tiễn cuộc sống: 
2.7. Sức hấp dẫn, lôi cuốn học sinh vào bài học: 
2.8. Sự phù hợp với năng lực của nhiều đối tượng học sinh: 
2.9. Khả năng tiến hành đổi mới phương pháp kiểm tra đánh giá theo định 
hướng phát triển năng lực người học: 
3. Những kiến nghị đề xuất 
Sáng kiến kinh nghiệm năm học: 2020-2021 
 - 58 - 
PHỤ LỤC 
MỘT VÀI HÌNH ẢNH VỀ QUÁ TRÌNH THỰC NGHIỆM ĐỀ TÀI 
Hướng dẫn học sinh vẽ biểu đồ 
Học sinh xem video về văn hoá bán hàng của người Nhật 
Sáng kiến kinh nghiệm năm học: 2020-2021 
 - 59 - 
Học sinh trải nghiệm thử làm người bán hàng chuyên nghiệp và khách mua 
hàng thông minh 
Hình ảnh từ video của các nhóm trải nghiệm bán hàng tại cơ sở kinh doanh 
Sáng kiến kinh nghiệm năm học: 2020-2021 
 - 60 - 
Sáng kiến kinh nghiệm năm học: 2020-2021 
 - 61 - 
Học sinh thích thú khi xem lại và đánh giá các sản phẩm trải nghiệm của nhóm 
Học sinh thực hành xác định các vành đai động đất núi lửa trên bản đồ 
Học sinh xem video về động đất núi lửa ở Nhật Bản và kĩ năng phòng chống 
Sáng kiến kinh nghiệm năm học: 2020-2021 
 - 62 - 
Sản phẩm dự án làm video quảng bá du lịch địa phương 
Nghĩa trang quốc tế Việt- Lào 
Đền Cửa Luỹ 
Sáng kiến kinh nghiệm năm học: 2020-2021 
 - 63 - 
Chùa Anh Sơn 
Đền thờ Lý Nhật Quang 

File đính kèm:

  • pdfskkn_doi_moi_cac_tiet_day_thuc_hanh_mon_dia_li_bac_trung_hoc.pdf
Sáng Kiến Liên Quan