Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao tỷ lệ huy động trẻ nhà trẻ đến trường
Cũng như các hoạt động khác trong công tác quản lý trường Mầm non, việc nâng cao tỷ lệ huy động trẻ nhà trẻ đến trường là vấn đề cấp bách, quan trọng của mỗi nhà trường. Từ những năm học từ 2012 – 2013, công tác huy động trẻ đến trường ở trường Mầm non Thị trấn Ninh Giang tuy đã được phòng GD&ĐT Huyện đánh giá là một đơn vị mạnh, hàng năm đã huy động được 100% trẻ em ở độ tuổi Mẫu giáo đến trường. Nhưng bên cạnh đó vẫn còn có những hạn chế đó là, số trẻ ở độ tuổi nhà trẻ tỉ lệ huy động đến trường chưa cao, chưa tương xứng với một đơn vị nằm trên địa bàn trung tâm Huyện, chưa ngang tầm với vị thế của trường Mầm non đạt chuẩn Quốc gia.
Trách nhiệm trong việc vận động để huy động trẻ Mầm non đến trường là trách nhiệm chung của toàn Đảng, toàn dân và của toàn xã hội, trong đó trách nhiệm chính thuộc về người Hiệu trưởng Quản lý trường mầm non.
Xác định rõ được nhiệm vụ trọng trách của mình, bản thân luôn trăn trở suy nghĩ không biết làm cách nào để nâng cao tỉ lệ huy động trẻ nhà trẻ đến trường, để các cháu được chăm sóc giáo dục theo chương trình giáo dục Mầm non xuyên suốt từ nhà trẻ đến lớp mẫu giáo 5 tuổi, các cháu được vui chơi, ca hát, được nuôi dưỡng, đúng với yêu cầu độ tuổi, giúp các cháu vững vàng bước vào trường phổ thông sau này.
đoạn 2001 - 2020, mục tiêu được đặt ra đến năm 2020 là "Xây dựng hoàn chỉnh và phát triển bậc học Mầm non cho hầu hết trẻ em trong độ tuổi...". Quyết định 149/2006/QĐ - TTg ngày 23/06/2006 của Thủ tướng chính phủ Phê duyệt Đề án "Phát triển Giáo dục mầm non giai đoạn 2006 - 2015" cũng nêu rõ "Phát triển giáo dục mầm non nhằm tạo bước chuyển biến cơ bản, vững chắc và toàn diện, nâng cao chất lượng nuôi dưỡng chăm sóc giáo dục trẻ; củng cố, mở rộng mạng lưới cơ sở giáo dục mầm non”. Năm học 2014 – 2015, trong nhiệm vụ trọng tâm của năm học, Sở GD&ĐT Hải Dương đã chỉ đạo đảm bảo tỷ lệ huy động chung toàn tỉnh đạt 46% trẻ trong độ tuổi nhà trẻ, 98% trẻ mẫu giáo được đến trường. Kết luận: Từ những luận điểm, các quan điểm khoa học và những cơ sở chính trị, pháp lý đã nêu ở trên, bản thân là một Hiệu trưởng trường Mầm non thuộc địa bàn trung tâm của Huyện Ninh Giang, nơi tập trung nhiều các nhóm trẻ độc lập tư thục. Tôi thấy cần phải đặt ra nhiệm vụ nghiên cứu các biện pháp và áp dụng thực hiện một cách có hiệu quả các biện pháp đó sao cho tỷ lệ huy động trẻ nhà trẻ đến trường ngày càng tăng, năm sau cao hơn năm trước, tiến tới huy động trên 50% trẻ Nhà trẻ đến trường vào cuối năm học 2014-2015, và từ đó giữ vững tỷ lệ huy động mẫu giáo là 100%, đảm bảo tỷ lệ chuyên chăm toàn trường, góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ ở tất các các nhóm lớp. 3. THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG TRẺ NHÀ TRẺ Ở TRƯỜNG MẦM NON THỊ TRẤN NINH GIANG: - Trường Mầm non Thị trấn Ninh Giang đã được đón nhận bằng đạt chuẩn Quốc gia từ năm học 2012 – 2013, đội ngũ Cán bộ giáo viên, nhân viên nhà trường 100% đã đạt chuẩn, trên 86% đạt trình độ trên chuẩn, đa số giáo viên đều nhiệt tình, chịu khó, yêu nghề mến trẻ, phần đa giáo viên là người địa phương nên công tác huy động trẻ đến trường có nhiều thuận lợi hơn. Các bậc phụ huynh có truyền thống đưa trẻ đến trường ở độ tuổi Mẫu giáo đạt tỉ lệ 100% . - Là đơn vị trung tâm huyện, đời sống của nhân dân không gặp nhiều khó khăn nhưng có một số nguyên nhân sau dẫn đến tình trạng trẻ nhà trẻ đến trường trong những năm qua còn thấp: 1. Nhận thức của Phụ huynh học sinh về Giáo dục Mầm non ở độ tuổi Nhà trẻ chưa đúng: Nhiều gia đình quá chiều chuộng trẻ, họ quan niệm rằng con của họ còn rất bé, ăn chưa biết xúc, đi vệ sinh chưa đúng chỗ, còn vụng về đủ đường, nếu cho trẻ đi học thì sẽ gặp nhiều khó khăn, vì vậy thường giữ trẻ ở nhà đến khi đủ 3 tuổi mới cho đến trường. Một số gia đình đi làm ăn xa để con cho ông bà trông, ông bà không dám quyết định cho trẻ đến trường mà còn phụ thuộc vào cha, mẹ cháu. 2. Một số đông phụ huynh khác còn trẻ đi làm cho các doanh nghiệp tư nhân, hạn chế về thời gian đưa đón trẻ. 3. Một số gia đình có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn nên cũng chưa muốn cho trẻ đến trường. 4. Mặt khác, một phần do công tác chỉ đạo chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ tại trường vẫn còn những hạn chế. Chất lượng đội ngũ giáo viên chưa đồng đều, có một vài giáo viên đôi lúc vẫn chưa thực sự quan tâm đến trẻ, chưa khéo léo với phụ huynh, kỹ năng chăm sóc giáo dục trẻ độ tuổi nhà trẻ còn yếu và thiếu. 5. Công tác tuyên truyền vận động các bậc phụ huynh đưa trẻ đến trường chưa có nhiều biện pháp hữu hiệu. Công tác phối kết hợp với các ban, ngành đoàn thể, các khu dân cư còn có những bất cập. Do vậy công tác huy động trẻ nhà trẻ đến trường những năm qua, chưa đạt tỉ lệ cao, trên thực tế: Nhìn vào kết quả khảo sát trên tôi thấy số lượng trẻ huy động đến trường ở độ tuổi nhà trẻ còn thấp, số trẻ nhà trẻ mới huy động đạt tỉ lệ từ 38% - 39,7%, so với số lượng cháu trong độ tuổi điều tra. Kết quả này so với địa bàn trung tâm là chưa cao và phản ánh thực chất công tác huy động trẻ độ tuổi nhà trẻ của trường còn có những hạn chế. Đứng trước những khó khăn và thực trạng trên tôi luôn trăn trở, suy nghĩ, tìm tòi nhiều biện pháp để vận động, tuyên truyền với cộng đồng, phụ huynh tích cực đưa trẻ ở độ tuổi nhà trẻ đến trường. Tôi đã đi sâu nghiên cứu, tìm ra các biện pháp và đưa vào áp dụng sáng kiến: “Nâng cao tỷ lệ huy động trẻ nhà trẻ đến trường ở trường mầm non Thị trấn Ninh Giang, Huyện Ninh Giang.” III. CÁC BIỆN PHÁP ĐÃ THỰC HIỆN: Để công tác huy động trẻ Nhà trẻ đến trường đạt được kết quả cao, trước hết nhà trường phải biết phối kết hợp với lãnh đạo địa phương, với nhiều người, nhiều ngành, các đoàn thể xã hội,để họ cùng vào cuộc. Phải nêu cao vai trò trách nhiệm của từng cán bộ giáo viên trong nhà trường để cùng phối hợp chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ đạt kết quả cao. Chúng tôi đã sử dụng và thực hiện một số biện pháp sau. 1. Biện pháp 1: Tuyên truyền vận động cộng đồng, nhân dân đưa trẻ đến trường, thông qua hệ thống thông tin ở địa phương, qua các cuộc họp phụ huynh, qua việc dự giờ, thăm lớp của ban đại diện phụ huynh. Công tác huy động trẻ đến trường là trách nhiệm của toàn Đảng, toàn dân và của toàn xã hội, vì vậy để họ thấu hiểu được vấn đề này yêu cầu người cán bộ quản lý phải có kinh nghiệm vận động, thuyết phục, tuyên truyền giúp họ hiểu được tầm quan trọng trong công tác huy động trẻ mầm non đến trường. Tôi đã tiến hành thực hiện công tác tuyên truyền như sau: * Tuyên truyền bằng các văn bản. Nghị quyết của Đảng ta đã chỉ rõ: "Giáo dục là sự nghiệp của toàn Đảng, của Nhà nước và của toàn dân..." đặc biệt là Giáo dục Mầm non càng phải làm tốt công tác tuyên truyền sâu rộng tới các bậc cha mẹ có con trong độ tuổi Mầm non và toàn thể nhân dân. Do vậy chúng tôi đã thường xuyên in ấn gửi tới tận tay cha mẹ trẻ các văn bản, tài liệu về công tác giáo dục mầm non. Đặc biệt là các kế hoạch đề án phát triển giáo dục mầm non của nhà trường. * Tuyên truyền thông qua hệ thống loa truyền thanh của địa phương, huyện:. Với đặc thù của địa phương có trên 80% nhân dân sinh sống bằng nghề buôn bán nhỏ và công nhân tại các khu công nghiệp, đời sống vật chất và tinh thần tuy không quá khó khăn nhưng nhận thức về giáo dục Mầm non chưa được sâu rộng, vì thế nên chúng tôi đã xây dựng kế hoạch tuyên truyền phù hợp với điều kiện của địa phương như sau: - Viết bài tuyên truyền, phát thanh trên loa của nhà trường vào các giờ đón, trả trẻ và đài truyền thanh của địa phương, của trường. Hàng năm vào dịp đầu năm học có kế hoạch viết bài gửi tuyên truyền trên đài phát thanh của huyện. - Thành lập Ban tuyên truyền của nhà trường, trong đó có sự tham gia của cấp uỷ, chính quyền địa phương, đại diện hội phụ nữ, văn hoá, đoàn thanh niên, đại diện hội phụ huynh học sinh...). Xây dựng kế hoạch phối kết hợp chặt chẽ với các ban ngành đoàn thể để làm tốt công tác tuyên truyền. Tham mưu với UBND đưa tiêu chí "Cho con đến trường Mầm non từ độ tuổi nhà trẻ" vào để xét "Gia đình văn hoá". Một buổi họp Ban tuyên truyền của nhà trường. * Tuyên truyền thông qua các đoàn thể xã hội - Hàng tháng, Hiệu trưởng kết hợp với Trưởng khu, chi Hội phụ nữ, Chi đoàn thanh niên của khu tổ chức các buổi sinh hoạt chuyên đề, các dịp hội nghị của các đoàn thể để tuyên truyền tới các bậc cha mẹ có con trong độ tuổi Mầm non về tầm quan trọng của Giáo dục Mầm non và các bài tuyên truyền. Giúp các bậc cha mẹ hiểu rõ ý nghĩa của việc cho con đến trường từ độ tuổi nhà trẻ, cách nuôi dạy con theo khoa học, có kiến thức để chăm sóc con tốt hơn. Đồng chí Hiệu trưởng dự hội nghị tổng kết với Hội LHPN thị trấn * Đến tận hộ gia đình để tuyên truyền - Chỉ đạo, phân công mỗi giáo viên phụ trách công tác tuyên truyền một khu phố, cụm dân cư từ khu 1 đến khu 6: Tận dụng các đợt điều tra dân số, làm công tác phổ cập để xuống tận từng hộ gia đình nắm rõ điều kiện hoàn cảnh cụ thể từ đó có biện pháp tuyên truyền vận động thích hợp. - Mỗi giáo viên tự xây dựng kế hoạch tuyên truyền của mình sao cho phù hợp với tình hình thực tế của khu mình phụ trách. - Xây dựng góc tuyên truyền tại trường, chỉ đạo giáo viên trang trí tạo môi trường tuyên truyền tại các nhóm, lớp. Một góc tuyên truyền của trường * Tuyên truyền thông qua việc mời ban đại diện phụ huynh tham gia các hoạt động của lớp và thông qua các buổi họp phụ huynh. - Tuyên truyền thông qua các ngày hội, ngày lễ, các hội thi: đây cũng là một dịp để tuyên truyền rất tốt, đem lại hiệu quả cao (hàng năm, ngay từ đầu năm học, chúng tôi đều xây dựng kế hoạch tổ chức các hội thi cho trẻ theo sự chỉ đạo và hướng dẫn của phòng GD&ĐT) Các hội thi của lớp đều có sự tham gia tích cực của cha mẹ trẻ. Tóm lại: Dựa vào tình hình thực tế, điều kiện kinh tế - xã hội của địa phương để xây dựng kế hoạch tuyên truyền phù hợp nên tỷ lệ huy động trẻ nhà trẻ ra lớp của nhà trường trong năm học 2014-2015 có triến triển rõ rệt, năm sau đều cao hơn năm trước. 2. Biện pháp 2: Chỉ đạo nâng cao chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ nhà trẻ tại trường mầm non. Muốn làm tốt nhiệm vụ này chúng tôi xác định rằng mỗi cán bộ giáo viên nhân viên trong nhà trường cần nêu cao vai trò trách nhiệm của mình, phải nhiệt tình, chịu khó, năng động, sáng tạo, nắm bắt được các yêu cầu đổi mới của bậc học, luôn quan tâm đến trẻ, làm thế nào để khi trẻ đến trường luôn được cô yêu thương, giúp đỡ, chăm sóc về mọi mặt từ bữa ăn, giấc ngủ, từ việc đi vệ sinh cho đến việc học tập, vui chơi của trẻ. Ban giám hiệu nhà trường tăng cường chỉ đạo giáo viên các nhóm lớp thực hiện chương trình đúng sự chỉ đạo, đặc biệt chú trọng việc đổi mới hình thức tổ chức dạy học lấy trẻ làm trung tâm và phát huy hết tính tích cực của trẻ, tạo môi trường phong phú, an toàn cho trẻ hoạt động. Một hoạt động của nhóm trẻ 25-36 tháng Người cán bộ quản lý luôn theo dõi chỉ đạo sát sao, động viên kịp thời, giúp đỡ tháo gỡ những khó khăn gặp phải để tất cả đều thực hiện tốt nhiệm vụ kế hoạch của lớp: Thực hiện soạn giảng và tổ chức hoạt động theo kế hoạch; Chỉ đạo 100% các nhóm, lớp thực hiện chương trình giáo dục mầm non mới có chất lượng và hiệu quả cao. Giáo viên tích cực trang trí phòng, nhóm, làm đồ dùng đồ chơi theo các chủ đề đẹp mắt, thu hút sự chú ý của đông đảo các bậc phụ huynh và trẻ. Đồ dùng do giáo viên khối nhà trẻ làm tham gia Hội thi cấp trường Chỉ đạo giáo viên khối nhà trẻ cân, đo theo dõi sức khoẻ trẻ theo tháng, theo quý; có kế hoạch chăm sóc trẻ thiếu cân, suy dinh dưỡng. Chỉ đạo bộ phận nuôi dưỡng lên thực đơn, điều chỉnh chế biến các món ăn cho trẻ đảm bảo đủ nhu cầu dinh dưỡng, nhu cầu về Calo cho trẻ trong thời gian trẻ ăn,ở bán trú tại trường, tuyệt đối không để trẻ xảy ra ngộ độc thực phẩm tại trường. 3. Biện pháp 3: Đổi mới công tác quản lý của nhà trường, sắp xếp phân công chuyên môn khoa học. Đảm bảo cân đối giữa Giáo dục Mẫu giáo và giáo dục nhà trẻ. Hàng năm căn cứ vào thực tế số nhóm lớp của trường, năng lực của giáo viên chúng tôi đã có sự đổi mới trong phân công giáo viên chủ nhiệm các nhóm trẻ: - Trước hết nhà trường lựa chọn những giáo viên có tinh thần trách nhiệm cao, yêu nghề mến trẻ, tính tình hoà nhã, nhẹ nhàng và có trình độ chuyên môn vững vàng, nắm chắc chương trình giáo dục độ tuổi nhà trẻ. - Với những giáo viên trẻ có trình độ nhưng còn thiếu kinh nghiệm được sắp xếp vào lớp cùng những giáo viên lớn tuổi hơn đã có nhiều năm trong nghề, từ đó sẽ có sự hỗ trợ lẫn nhau trong việc thực hiện cân đối hài hoà giữa chăm sóc và giáo dục trong lớp. - Công tác kiểm tra bồi dưỡng giáo viên được thực hiện cân đối ở cả 2 nội dung: Nhà trẻ và mẫu giáo. Không quá coi trọng việc phân công chuyên môn và bồi dưỡng kiến thức cho khối Mẫu giáo. Thường xuyên lưu ý bồi dưỡng các kỹ năng thực hành vệ sinh, chăm sóc đối với giáo viên nhà trẻ. 4. Biện pháp 4: Nâng cao nhận thức cho Cán bộ, giáo viên, nhân viên và phụ huynh học sinh về việc tổ chức các lớp linh hoạt. - Nhà trường luôn xác định công tác huy động trẻ nhà trẻ đến trường là vấn đề then chốt trong những năm học gần đây. Tỷ lệ trẻ nhà trẻ ra lớp cao sẽ là tiền đề vững chắc cho nhà trường trong việc thực hiện công tác chuyên môn ở những lớp kế tiếp và cũng là một yếu tố tạo nên sự tin tưởng của Phụ huynh học sinh đối với nhà trường. Chính vì thế trong năm học này chúng tôi đã vận động Cán bộ giáo viên mở các lớp học linh hoạt: Với thời gian đón sớm trước 30 phút, trả muộn theo nhu cầu của Phụ huynh học sinh; Bố trí giáo viên nhận chăm sóc trẻ cả ngày nghỉ, Để làm được điều này ngay từ đầu năm học nhà trường đã xây dựng kế hoạch, tổ chức họp phụ huynh học sinh, tuyên truyền vận động và có sự thoả thuận về giờ giấc, phương thức thực hiện nhằm tạo điều kiện tốt nhất cho Phụ huynh học sinh về thời gian, vì thế Phụ huynh học sinh đã nhiệt tình ủng hộ và yên tâm trong việc gửi con tại trường. Bé yên tâm ở bên cô khi cha mẹ đón muộn 5. Kết quả đạt được: Từ kết quả điều tra và phân tích, tìm hiểu kỹ nguyên nhân như trên cũng như thấy rõ vai trò quan trọng và ý nghĩa to lớn của việc cần thiết phải huy động trẻ ra lớp, tôi đã đi sâu nghiên cứu, tìm ra các biện pháp và đưa vào áp dụng tại trường từ tháng 9/2014 các biện pháp chính như sau: - Làm tốt công tác tuyên truyền tới phụ huynh và cộng đồng để huy động trẻ Nhà trẻ ra lớp. - Nâng cao chất lượng nuôi dưỡng - chăm sóc - giáo dục trẻ. - Đổi mới công tác quản lý của nhà trường, sắp xếp phân công chuyên môn khoa học. Đảm bảo cân đối giữa Giáo dục Mẫu giáo và giáo dục nhà trẻ. - Nâng cao nhận thức cho Cán bộ giáo viên, nhân viên và Phụ huynh học sinh về việc tổ chức các lớp linh hoạt. * Từ những việc làm trên, Trong năm học 2014-2015 này tỷ lệ trẻ đến trường ở độ tuổi nhà trẻ đã tăng đáng kể. Tính đế thời điểm này đã đạt 115/258 = 44,5%. - Tất cả các cháu đến trường đều đã được tăng cân trông thấy, đều đảm bảo an toàn về mọi mặt, cháu nào cũng nhanh nhẹn hoạt bát, phát triển mạnh mẽ về các mặt thể chất, nhận thức, đạo đức, thẩm mĩ, tình cảm xã hội, phụ huynh rất tin tưởng và yên tâm gửi con tại trường. Số lượng trẻ nhà trẻ huy động đến trường đã tăng 6,5% so với cùng kỳ những năm trước. Tiếng lành đồn xa, trường Mầm non Thị trấn Ninh Giang là đơn vị chăm sóc, giáo dục trẻ rất tốt, có chất lượng, vì vậy hiện nay trường chúng tôi đã thu hút được rất đông các cháu ở các trường của các Huyện lân cận như: Hà Kỳ - Tứ Kỳ; Vĩnh Bảo – Hải Phòng; Quỳnh Phụ - Thái Bìnhvào học, số lượng huy động nhà trẻ tăng đều theo từng năm là tín hiệu đáng mừng đối với nhà trường và cũng là sự khẳng định cho những biện pháp đúng đắn mà nhà trường đã và đang thực hiện. * KẾT LUẬN Thông qua các biện pháp trên tôi đã thu được kết quả khả quan về công tác huy động trẻ nhà trẻ đến trường. Và quan trọng hơn đó là: - Về phía lãnh đạo địa phương và các ban ngành, đoàn thể trong địa phương đã hiểu được vị trí tầm quan trọng của bậc học Mầm non, biết được công tác huy động trẻ nhà trẻ đến trường Mầm non là trách nhiệm chung của mọi người, mọi ngành nên họ thường xuyên giúp đỡ nhà trường, luôn ủng hộ xây dựng cơ sở vật chất và mua sắm thêm trang thiết bị cho các nhóm, lớp - Về phía các bậc phụ huynh: Đa số các bậc phụ huynh đã thấu hiểu sự cần thiết phải đưa con đến trường mầm non từ độ tuổi nhà trẻ và đã tự tuyên truyền lẫn nhau để đưa trẻ đến trường vì ở đó sự chăm sóc giáo dục của các cô rất nhiệt tình, chu đáo, theo đúng nội dung chương trình Giáo dục mầm non do Bộ Giáo dục quy định. - Về bản thân, qua việc làm trên đã giúp tôi xây dựng được các kế hoạch dài hạn, ngắn hạn một cách chính xác, đầy đủ. Phấn khởi hơn đó là nhờ có sự chăm sóc trẻ chu đáo, sự thuận lợi trong việc đón trả trẻ nên tiếng lành đồn xa, xung quanh các xã lân cận trường, Phụ huynh học sinh đã đem trẻ đến gửi tại trường, Trong 02 năm liên tục mỗi năm thêm từ 15-20 cháu ở độ tuổi nhà trẻ. - Để đạt được kết quả trên bản thân nhận thấy rằng người cán bộ quản lý đứng đầu là Hiệu trưởng cần phải nhiệt tình, chịu khó, luôn gương mẫu đi đầu trong mọi phong trào thi đua, mọi hoạt động trong nhà trường, luôn trau dồi đạo đức lối sống, không ngừng học hỏi bạn bè, đồng nghiệp, luôn tìm ra những biện pháp tốt nhất để huy động trẻ. Phải thật sự là một tuyên truyền viên giỏi để tuyên truyền đến các bậc phụ huynh, các ban ngành đoàn thể, các đồng chí lãnh đạo địa phương về kế hoạch huy động trẻ đến trường bằng nhiều hình thức khác nhau. Phải xác định rõ công tác vận động nhân dân đưa trẻ đến trường là trách nhiệm chung của mọi người chứ không phải của riêng ai để có biện pháp chủ động, phối hợp, tích cực, hiệu quả hơn. - Lấy giáo viên làm nòng cốt trong công tác chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ tại nhà trường để lấy được lòng tin từ phía các bậc phụ huynh. - Phải thường xuyên đổi mới công tác quản lý chỉ đạo, thực hiện cân đối giữa chăm sóc Giáo dục độ tuổi nhà trẻ với chăm sóc Giáo dục độ tuổi Mẫu giáo. 6. Điều kiện để sáng kiến được nhân rộng: Công tác huy động trẻ đến trường ở trường Mầm non Thị trấn Ninh Giang đang phát triển mạnh mẽ về mặt số lượng, số lớp. Vì vậy nhà trường rất cần có sự quan tâm từ phía các cấp lãnh đạo mọi mặt. - Với Bộ giáo dục và đào tạo: Chúng tôi mong muốn sớm có hướng dẫn cụ thể Thông tư liên tịch Bộ Giáo dục-Đào tạo và Bộ Nội vụ: Quy định về danh mục khung vị trí việc làm và định mức số lượng người làm việc trong các cơ sở giáo dục mầm non công lập. (Thay thế cho thông tư 71/2007/TTLT-BGD&ĐT-BVN ngày 28 tháng 11 năm 2007) để giáo viên thực hiện công tác Chăm sóc giáo dục trẻ có hiệu quả cao nhất. - Từ thực tế quản lý chỉ đạo của nhà trường chúng tôi kiến nghị các trường sư phạm cần có sự đổi mới trong xây dựng chương trình đào tạo giáo viên Mầm non. Chú trọng đào tạo cân đối giữa chương trình nhà trẻ và mẫu giáo. Đặc biệt lưu ý cho đào tạo sinh viên các kỹ năng thực hành về vệ sinh chăm sóc trẻ. - Với Sở Giáo dục đào tạo Hải Dương, Phòng giáo dục đào tạo Huyện Ninh Giang: Nên thường xuyên tổ chức các đợt tập huấn chuyên môn chuyên sâu cho giáo viên nhà trẻ để nâng cao năng lực sư phạm và kỹ năng thực hành cho giáo viên. - Với các nhà trường: Thực hiện tốt các văn bản chỉ đạo của ngành, làm tốt công tác tuyên truyền cộng đồng và hơn hết là nâng cao nhận thức, kiến thức cho giáo viên từ đó nâng cao chất lượng Chăm sóc giáo dục. Thường xuyên tự đổi mới để có những biện pháp huy động trẻ ra lớp hữu hiệu nhất. Tăng cường công tác xã hội hoá xây dựng cơ sở vật chất nhà trường. Trên đây là một số biện pháp mà trường Mầm non thị trấn Ninh Giang đã thực hiện nhằm Nâng cao tỷ lệ huy động trẻ nhà trẻ đến trường. Đây mới chỉ là sáng kiến nhỏ của bản thân, không tránh khỏi những thiếu sót. Tôi mong được sự giúp đỡ, đóng góp của các bạn đồng nghiệp. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Nhiệm vụ năm học 2014 - 2015. 2. Chiến lược phát triển giáo dục Mầm non giai đoạn 2001 - 2020. 3. Đề án phát triển giáo dục Mầm non giai đoạn 2010 - 2015 của tỉnh Hải Dương và huyện Ninh Giang. 4. Tạp chí giáo dục Mầm non các số, các năm 2012, 2013, 2014, 2015. 5. Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục số 44/2009/QH12 của Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam thông qua ngày 4 tháng 12 năm 2009. 6. Điều lệ trường Mầm non (Văn bản hợp nhất Số: 05/VBHN-BGDĐT ngày ngày 13 tháng 02 năm 2014) 7. Thông tư liên tịch Bộ GD-ĐT và Bộ Nội vụ: Quy định về danh mục khung vị trí việc làm và định mức số lượng người làm việc trong các cơ sở giáo dục mầm non công lập. (Thay thế cho thông tư 71/2007/TTLT-BGD&ĐT-BVN ngày 28 tháng 11 năm 2007) 8. Tâm lý học lứa tuổi Mầm non – Nhà xuất bản Giáo dục 2008 – Tác giả Nguyễn Ánh Tuyết. MỤC LỤC NỘI DUNG Trang 1. Thông tin chung về sáng kiến 01 2. Tóm tắt sáng kiến 02 3. Hoàn cảnh nảy sinh sáng kiến 03 4. Cơ sở lý luận của vấn đề 04 5. Thực trạng huy động trẻ nhà trẻ đến trường ở trường Mầm non thị trấn Ninh Giang, Huyện Ninh Giang 07 6. Biện pháp thực hiện - Tuyên truyền vận động cộng đồng, nhân dân đưa trẻ đến trường, thông qua hệ thống thông tin ở địa phương, qua các cuộc họp phụ huynh, qua việc dự giờ, thăm lớp của ban đại diện phụ huynh. - Chỉ đạo nâng cao chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ nhà trẻ tại trường mầm non. - Đổi mới công tác quản lý của nhà trường, sắp xếp phân công chuyên môn khoa học. Đảm bảo cân đối giữa Giáo dục Mẫu giáo và giáo dục nhà trẻ. - Nâng cao nhận thức cho Cán bộ, giáo viên, nhân viên và Phụ huynh học sinh về việc tổ chức các lớp linh hoạt. 09 7. Kết quả 17 8. Kết luận và khuyến nghị 20 9. Tài liệu tham khảo 22
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_nang_cao_ty_le_huy_dong_tre_nha_tre_de.doc