Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao kỹ năng định hướng nghề nghiệp cho học sinh Trung học Phổ thông thông qua hoạt động ngoại khóa môn Giáo dục công dân
Cơ sở lý luận về nâng cao kỹ năng định hướng nghề nghiệp đối với học sinh THPT trong hệ thống giáo dục nghề nghiệp
1.1.1. Một số khái niệm cơ bản
Khái niệm Giáo dục
Theo Anne Sophie du Mortier và Stephanie Mailliot (2011), có nhiều cách hiểu khác nhau về giáo dục và mỗi khái niệm đều phản ánh một hoặc một vài chiều cạnh nhất định tùy theo mục đích nghiên cứu đề ra.
Do vậy, khi bàn về nội hàm của thuật ngữ này, các nhà xã hội học đã tổng hợp tri thức của các ngành khoa học từ đó đưa ra lập luận rằng, mặc dù tồn tại nhiều cách hiểu, cách diễn tả, cách sử dụng ngôn từ khác nhau, nhóm tác giả cho rằng:
Giáo dục là sự truyền đạt tri thức, kinh nghiệm lũy tích từ người này sang người khác, từ thế hệ này sang thế hệ khác, đồng thời nó cũng là quá trình lĩnh hội các tri thức mới. Theo nghĩa này, giáo dục vừa mang tính chủ động, vừa mang tính thụ động. Tính chủ động của giáo dục thể hiện qua quá trình truyền giao tri thức và tính thụ động của nó thể hiện qua quá trình tiếp thu tri thức được truyền giao.
● Khái niệm nghề nghiệp
Theo Anne Sophie du Mortier và Stephanie Mailliot (2011), nghề nghiệp là một khái niệm bao hàm 02 chiều kích, đó là cộng đồng và cá nhân. Yếu tố cộng đồng miêu tả một nhóm xã hội, các nhà kỹ thuật và các nhà đào tạo của một nghề cụ thể, trong khi đó, yếu tố cá nhân đề cập đến kinh nghiệm, tri thức mà cá nhân đó học được từ một nghề nào đó.
Theo Descolonges (1996), khái niệm nghề nghiệp không đồng nhất với các khái việc làm, công việc, bởi chúng mang bản chất khác nhau. Việc làm, công việc là những khái niệm mang bản chất miêu tả hình thức tổ chức xã hội, thuộc tính nhận diện và tính chất thị trường, trong khi đó, nghề nghiệp mang bản chất tri thức đặc thù, kỹ năng, nghiệp vụ gắn với cá nhân theo sự phân công lao động xã hội.
Do vậy, Latreille (1980) định nghĩa, nghề nghiệp thể hiện ra ngoài như một đặc tính ổn định của hoạt động chuyên môn trong một lĩnh vực cụ thể, nó bao hàm một tập hợp các tri thức, bí quyết hoặc kỹ năng, kỹ thuật mà một cá nhân tích lũy, học hỏi được.
ình Xuyên Vĩnh Phúc cho thấy học sinh THPT đã từng tự tìm hiểu hoặc được cung cấp thông tin về chính sách hỗ trợ học nghề. Điều này cho thấy sự chủ động, tích cực từ phía học sinh THPT, cũng như trách nhiệm của các bên liên quan trong việc cung cấp thông tin bảo vệ quyền lợi học nghề cho nhóm dân số này. Bảng 2. Cá nhân/ tổ chức cung cấp thông tin về chính sách hỗ trợ nghề cho học sinh THPT Số lượng % Không ai/tổ chức nào/không biết 8 4,4 Chính quyền địa phương 44 24,3 Gia đình 76 42,0 Bạn bè/hàng xóm 8 4,4 Trung tâm dịch vụ việc làm 1 ,6 Khác 6 3,3 Total 181 100,0 (Nguồn: Kết quả khảo sát của đề tài, 2017) Theo kết quả trả lời của học sinh THPT, gia đình là địa chỉ đầu tiên cung cấp thông tin về chính sách hỗ trợ nghề dành cho họ (42,0%). Kết quả này hoàn toàn phù hợp với thực tiễn xã hội, bởi gia đình luôn là nơi mà học sinh nhận được sự quan tâm, lo lắng nhiều nhất. Bảng 3. Sự hiểu biết chính sách hỗ trợ học nghề Số lượng % Cấp học bổng 36 19,9 Miễn, giảm học phí 24 13,3 Hỗ trợ ăn, ở miễn phí 46 25,4 Cung cấp miễn phí tài liệu học tập 1 ,6 Không biết được hỗ trợ gì 10 5,5 Khác 64 35,4 Total 181 100,0 Như vậy, khả năng tiếp cận những thông tin về cơ sở dạy nghề và chính sách dạy nghề của học sinh THPT được đáp ứng khá thuận lợi. Sự thuận lợi thể hiện ở (1) độ bao phủ của chính sách với đối tượng là học sinh THPT, (2) thể hiện ở mạng lưới tư vấn chính sách hỗ trợ thông tin cho học sinh THPT. CHƯƠNG 3. THIẾT KẾ BÀI GIẢNG NGOẠI KHÓA MÔN GDCD NHẰM NÂNG CAO KỸ NĂNG ĐỊNH HƯỚNG NGHỀ NGHIỆP CHO HỌC SINH THPT HIỆN NAY 3.1. Phân phối chương trình tiết ngoại khóa môn GDCD THPT Khối 10: 2 tiết ngoại khóa, kì I + kì II. Khối 11: 2 tiết ngoại khóa, học kì II. Khối 12: 2 tiết ngoại khóa, kì I + Kì II. Tiết thực hành ngoại khóa các vấn đề của địa phương và các nội dung đã học, thực hiện như sau: - Vận dụng các kiến thức đã học vào cuộc sống thực tiễn. - Những vấn đề của địa phương tương ứng với các bài đã học. - Những vấn đề cần giáo dục cho học sinh ở địa phương như: trật tự an toàn giao thông; giáo dục môi trường; phòng chống AIDS, ma túy, tệ nạn xã hội. - Những gương người tốt, việc tốt, những HS chăm ngoan, vượt khó, học giỏi. - Các hoạt động chính trị của địa phương. 3.2. Một số tiết ngoại khóa liên quan đến nội dung định hướng nghề nghiệp của HS THPT. 3.2.1. Kế hoạch dạy ngoại khóa hướng nghiệp môn GDCD chương trình THPT. Khối 10: Tiết 1: Tìm hiểu bản thân và những yếu tố ảnh hưởng tới việc chọn hướng học, chọn nghề của bản thân. Tiết 2: Tìm hiểu nghề nghiệp Khối 11: Tiết 1: Xây dựng kế hoạch nghề nghiệp Tiết 2: Trải nghiệm 1 số nghề tại địa phương Khối 12 Tiết 1: Tình hình kinh tế - xã hội của đất nước, địa phương Tiết 2: Hệ thống các trường CĐ, ĐH. 3.2.2. Thiết kế bài giảng TÌM HIỂU BẢN THÂN VÀ NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC CHỌN HƯỚNG HỌC, CHỌN NGHỀ CỦA BẢN THÂN (1 tiết) MỤC TIÊU Sau khi tham gia tiết ngoại khóa, lớp 10, học sinh sẽ: Trình bày, chia sẻ được với người xung quanh về sở thích, khả năng của bản thân; Mong muốn, mục tiêu nghề nghiệp của bản thân và hoàn cảnh gia đình, cộng đồng nơi mình đang sinh sống; Trình bày và lí giải được những yếu tố ảnh hưởng đến việc chọn hướng học, chọn nghề của bản thân; Liên kết được nhận thức bản thân với các yếu tố ảnh hưởng đến việc chọn hướng học, chọn nghề để bước đầu xác định nghề nghiệp tương lai cho bản thân; Chủ động, tích cực tham gia các HĐGDHN để nâng cao nhận thức về bản thân. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC Tranh (nếu không có máy tính và máy chiếu): “Lí thuyết cây nghề nghiệp”; “Sơ đồhình lục giác Holland”; “Lí thuyết hệ thống”; Bảng 6 nhóm tính cách theo lí thuyết mật mã Holland; Bảng về “Sự liên hệ các nhóm nghề và khối thi, ban học”; Bảng các kĩ năng thiết yếu; Phiếu học tập và bài tập, bao gồm cả bài tập đánh giá chuyên đề; Máy tính và máy chiếu (nếu có). TIẾN TRÌNH Giới thiệu và nêu mục tiêu của buổi ngoại khóa Giáo viên nêu vấn đề: Chúng ta đều biết, “chọn nghề là chọn cho mình một tương lai” vì chọn nghề phù hợp sẽ đem lại hạnh phúc cho bản thân mỗi người trong hoạt động nghề nghiệp và giúp cho mỗi cá nhân có nhiều cơ hội để phát triển trong nghề nghiệp, đồng thời cống hiến được nhiều nhất cho xã hội. Vậy, chọn nghề là gì? Thế nào là sự phù hợp nghề? Tại sao phải chọn nghề phù hợp? và Làm thế nào để chọn được nghề phù hợp?. Trong tiết ngoại khóa này, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu và trả lời những câu hỏi vừa nêu ra. Nội dung 1. Cơ sở khoa học của sự phù hợp nghề Mục tiêu Học sinh biết được cơ sở khoa học của sự phù hợp nghề. Cách tiến hành LỚP 10 Hoạt động 1.1. Giới thiệu lí thuyết cây nghề nghiệp9 Giáo viên nhắc lại “lí thuyết cây nghề nghiệp” đã được giới thiệu ở lớp 9 và nêu tầm quan trọng của việc chon ngành học, chọn nghề theo “rễ”. Chuyên Đề 1 Giáo viên treo tranh hoặc trình chiếu hình 1.1 “Lí thuyết cây nghề nghiệp” (phụ lục I, chuyên đề 1, lớp 10) và giải thích: Ai trong chúng ta cũng muốn có một công việc ổn định, lương cao, môi trường làm việc tốt, được nhiều người tôn trọng, ví trị công tác cao, cơ hội thăng tiến tốt, v.v Tất cả những mong muốn trên là mong muốn chính đáng của mỗi người và đó chính là “trái ngọt” trong “lí thuyết cây nghề nghiệp”. Để có được những kết quả (hay trái ngọt) trong nghề nghiệp, việc chọn ngành học, chọn nghề phù hợp với sở thích, khả năng, cá tính và giá trị nghề nghiệp của mỗi người là rất quan trọng. Sở thích, khả năng, cá tính và giá trị nghề nghiệp là phần “rễ” của “cây nghề nghiệp” và cũng là những cơ sở khoa học để dựa vào đó, các em có định hướng đúng đắn trong việc ra quyết định chọn hướng học, chọn nghề tương lai cho phù hợp. Giáo viên giải thích để học sinh hiểu được thế nào là sở thích nghề nghiệp, khả năng, cá tính và giá trị nghề nghiệp: Có nhiều LTHN khác nhau, nhưng khi nói đến nhận thức bản thân, các chuyên gia đều đồng ý rằng, nhận thức bản thân là nhận thức về 4 lĩnh vực: Sở thích, khả năng, cá tính và giá trị nghề nghiệp của chính người đó, bởi lẽ: Sở thích: Mỗi người đều có niềm đam mê, sở thích nào đó (giáo viên nêu ví dụ). Ở đây, ta nói về sở thích liên quan đến nghề nghiệp hay còn gọi là sở thích nghề nghiệp. Loại sở thích này khác với những sở thích về các hình thức giải trí. Ví dụ, cùng một sở thích đối với trò chơi game điện tử, nhưng có người chỉ thích chơi để giải trí, nhưng có người lại muốn làm nghề nghiệp liên quan đến trò chơi game điện tử như thiết kế phần mềm trò chơi điện tử, kinh doanh dịch vụ trò chơi điện tử Có người biết rõ sở thích của mình nhưng cũng có người không biết. LTHN chứng minh rằng, nếu con người ta được làm công việc phù hợp với sở thích nghề nghiệp của mình, họ sẽ luôn có động lực làm việc, yêu thích công việc và luôn có cảm giác thoải mái, hạnh phúc trong công việc. Có thể nói, lòng say mê, yêu thích đối với nghề sẽ là động lực rất quan trọng để mỗi người ra sức rèn luyện, tự học, tự bồi dưỡng và vượt qua mọi khó khăn để vươn tới đỉnh cao của nghề nghiệp. Vì vậy, khi chọn nghề, yếu tố đầu tiên cần phải tính đến, đó là bản thân có yêu thích, hứng thú đối với nghề đó hay không. Khả năng (hay còn gọi là năng lực): Bao gồm khả năng về trí tuệ, văn hóa, thể chất, quan hệ giao tiếp Nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng, mỗi người đều có những khả năng, điểm mạnh riêng biệt. Những khả năng này nếu được rèn luyện thỏa đáng, sẽ phát triển thành những kĩ năng và thế mạnh cần có trong nghề nghiệp. Nếu ai đó được làm những công việc thuộc về thế mạnh của họ, sự thành công là hiển nhiên vì họ làm việc rất hiệu quả, dễ dàng đạt chất lượng cao và luôn thấy tự tin, thỏa mãn trong công việc. Ngược lại, nếu người nào đó chọn công việc, nghề nghiệp mà bản thân mình hoàn toàn thiếu khả năng, thế mạnh thì dù làm việc mất gấp 10 lần thời gian, mất rất nhiều công sức nhưng hiệu quả và chất lượng công việc khó có thể đạt như mong muốn, thậm chí còn thất bại (giáo viên nêu ví dụ minh họa). Chính vì vậy, chọn nghề phù hợp với khả năng của bản thân là yêu cầu quan trọng nhằm giúp cho mỗi người phát huy cao độ những mặt mạnh của bản thân để phát triển và thành đạt trong nghề nghiệp. Cá tính: Nhà tâm lí học Jung và những người theo học thuyết của ông tin rằng mỗi người sinh ra đều có một cá tính riêng biệt, nó làm nên “cái” rất riêng biệt của mỗi người. Có người luôn ôn hòa, nhã nhặn, bình tĩnh nhưng cũng có người luôn dễ nổi nóng, thiếu bình tĩnh; Có người có cá tính “hướng nội”; Có người có cá tính “hướng ngoại” Việc hiểu rõ cá tính của bản thân để từ đó chọn công việc, nghề nghiệp và môi trường làm việc phù hợp với cá tính của mình sẽ là yếu tố góp phần quan trọng giúp ta đạt được sự thành công và thỏa mãn trong công việc. Giá trị nghề nghiệp: Trong cuộc sống hiện nay, chúng ta thường nói đến giá trị sống. Giá trị sống là những điều mà chúng ta cho là quí giá, là quan trọng, là có ý nghĩa đối với cuộc sống của bản thân. Trong hướng nghiệp, ta nói đến những giá trị nghề nghiệp. Giá trị nghề nghiệp là những điều được cho là qúy giá, là quan trọng, và có ý nghĩa mà mỗi người mong muốn đạt được khi trở thành người lao động trong lĩnh vực nghề nghiệp nào đó. Nói cách khác, giá trị nghề nghiệp chính là những nhu cầu quan trọng cần được thỏa mãn của mỗi người khi tham gia lao động nghề nghiệp. Do quan niệm, nhận thức, và điều kiện sống của mỗi người khác nhau nên giá trị nghề nghiệp của mỗi người cũng khác nhau. Có người cho rằng giá trị nghề nghiệp của họ chỉ đơn giản là có công việc ổn định, thu nhập đảm bảo cho cuộc sống của bản thân và gia đình; Có người lại coi sự thăng tiến trong nghề nghiệp để được giữ vai trò lãnh đạo là giá trị nghề nghiệp của họ Việc tìm hiểu để biết rõ giá trị nghề nghiệp của bản thân đóng vai trò rất quan trọng trong việc quyết định nghề nghiệp. Giá trị nghề nghiệp chính là động lực thúc đẩy người ta chọn nghề đó, quyết định tiếp tục với nghề đó hay đổi nghề khác, phản ánh mức độ thỏa mãn, hạnh phúc trong nghề nghiệp của mỗi người. Nghiên cứu cho thấy có đến 90% người lao động đổi công việc vì giá trị nghề nghiệp của họ không được thỏa mãn. Giáo viên nêu ví dụ về việc chọn hướng học, chọn nghề phù hợp với “rễ” và chọn hướng học, chọn nghề không theo “rễ” của “cây nghề nghiệp”. Giáo viên có thể nêu 2 ví dụ sau hoặc nêu ví dụ phù hợp khác: Chuyên Đề 1 Hoạt động 1.2. Vận dụng lí thuyết “cây nghề nghiệp” để trình bày nhận thức của bản thân về chọn nghề và sự phù hợp nghề Giáo viên nêu vấn đề: Từ “lí thuyết cây nghề nghiệp” và ví dụ về việc chọn nghề theo “rễ”, chọn nghề không theo “rễ”, ai có thể suy luận để nói cho mọi người trong lớp cùng biết: Thế nào là chọn nghề? và Thế nào là sự phù hợp nghề? Giáo viên có thể đưa ra một số gợi ý để học sinh trình bày hiểu biết, ý kiến, quan điểm của mình. Sau đó, giáo viên gọi một số học sinh nêu ý kiến của bản thân về chọn nghề và sự phù hợp nghề. Giáo viên khái quát các ý kiến trình bày của học sinh và bổ sung một số ý chính sau: Chọn nghề là xác định, lựa chọn cho mình một nghề mà mình yêu thích, phù hợp với khả năng, cá tính và giá trị nghề nghiệp của bản thân. Vì vậy, khi chọn nghề cần chú ý lựa chọn ngành học, chọn nghề có yêu cầu, đòi hỏi của nghề phù hợp với khả năng, sở thích, cá tính và giá trị nghề nghiệp của bản thân (như ví dụ chọn nghề phù hợp với “rễ” đã nêu ở trên). Chọn nghề phù hợp để đảm bảo cho bản thân có nhiều cơ hội nghề nghiệp và dễ dàng thành đạt, hạnh phúc trong hoạt động nghề nghiệp; Sự phù hợp nghề là sự hòa hợp, sự ăn khớp, sự tương xứng giữa một bên là khả năng, sở thích, cá tính và giá trị nghề nghiệp, thể lực, sức khỏe của người chọn nghề với một bên là yêu cầu, đòi hỏi của nghề nghiệp cụ thể. Muốn biết được sự phù hợp nghề phải tìm hiểu bản thân và tìm hiểu những yêu cầu, đòi hỏi của nghề đối với người lao động, từ đó xác định sự tương xứng giữa bản thân người chọn nghề với nghề định chọn và đánh giá mức độ phù hợp nghề. Sự phù hợp nghề được chia thành 4 mức độ: 1/ Không phù hợp; 2/ Phù hợp một phần; 3/ Phù hợp phần lớn; và 4/ Phù hợp hoàn toàn. Giáo viên giải thích và nêu ví dụ cho từng mức độ phù hợp nghề. Có thể nêu hoặc tham khảo một số ví dụ sau để nêu ví dụ khác: Nội dung 2. Tìm hiểu bản thân LỚP 10 Mục tiêu Học sinh trình bày, chia sẻ với người xung quanh về sở thích và khả năng của bản thân. Cách tiến hành Hoạt động 2.1. Giới thiệu lí thuyết Mật mã Holland10 Chuyên Đề 1 Giáo viên giới thiệu, Lí thuyết Mật mã Holland (Holland codes) được phát triển bởi nhà tâm lí học John Holland (1919-2008). Ông là người nổi tiếng và được biết đến rộng rãi nhất qua nghiên cứu “lí thuyết lựa chọn nghề nghiệp”. Ông đưa ra một số luận điểm rất có giá trị trong hướng nghiệp, trong đó có luận điểm cơ bản là: 1/ Nếu một người chọn được công việc phù hợp với tính cách của họ, thì họ sẽ dễ dàng phát triển và thành công trong nghề nghiệp. Nói cách khác, những người làm việc trong môi trường tương tự như tính cách của mình, hầu hết sẽ thành công và hài lòng với công việc; 2/ Hầu như ai cũng có thể được xếp vào một trong sáu kiểu tính cách và có sáu môi trường hoạt động tương ứng với 6 kiểu tính cách, đó là: Nhóm kĩ thuật (KT); Nhóm nghiên cứu (NC); Nhóm nghệ thuật (NT); Nhóm xã hội (XH); Nhóm quản lí (QL); Nhóm nghiệp vụ (NV). Tuy nhiên, trong thực tế, tính cách của nhiều người không bó gọn trong một nhóm tính cách mà thường là sự kết hợp của 2 nhóm tính cách, có khi còn nhiều hơn, ví dụ: Nghiên cứu – Kĩ thuật, Nghệ thuật – Xã hội. Do đó, khi tìm hiểu bản thân có thể phải xem xét ở nhiều hơn một nhóm tính cách. Lưu ý: Giáo viên có thể đọc thêm bài “Giới thiệu khái quát về nhà tâm lý học TS. John L. Holland” (phụ lục II,chuyên đề 1, lớp 10) để hiểu rõ hơn về lí thuyết mật mã Holland. Hoạt động 2.2. Tìm hiểu khả năng, sở thích của bản thân Giáo viên nêu, ở lớp 9, các em đã được làm trắc nghiệm sở thích. Trắc nghiệm này được xây dựng dựa trên lí thuyết mật mã Holland. Trong tiết hướng nghiệp hôm nay, các em tiếp tục tìm hiểu sâu hơn về sở thích và khả năng của bản thân theo lí thuyết này. Giáo viên trình chiếu hoặc treo 6 bảng về sáu nhóm tính cách theo lí thuyết mật mã Holland (phụ lục II, chuyên đề 1, lớp 10) và hướng dẫn học sinh đọc qua một lượt các nội dung trong từng bảng. Sau đó, giáo viên trình chiếu hoặc treo nội dung sơ đồ 2.2. Mô hình lục giác Holland (phụ lục II, chuyên đề 1, lớp 10) và yêu cầu học sinh quan sát và vẽ mô hình này vào vở. Tiếp theo, giáo viên và hướng dẫn và tổ chức cho học sinh thực hiện 2 nhiệm vụ trong phiếu học tập 2.2 (phụ lục II, chuyên đề 1, lớp 10) trong thời gian 18 – 20 phút. Tùy theo tính cách và trình độ nhận thức của học sinh trong lớp, giáo viên có thể tổ chức cho học sinh thực hiện 2 nhiệm vụ trên theo một trong ba cách hoặc kết hợp cả ba cách sau: Cách 1: Giáo viên đính 6 tờ giấy, mỗi tờ giấy có ghi đầy đủ các thông tin của 1 nhóm tính cách lên 6 vị trí trên tường quanh lớp học. Sau đó, yêu cầu tất cả học sinh đến từng vị trí đã dán các tờ giấy ghi sẵn các nội dung, đọc tất cả các nội dung ghi trên sáu tờ giấy, và dừng lại ở vị trí dán tờ giấy ghi nội dung của nhóm tính cách phù hợp với bản thân mình. Những học sinh cùng nhóm tính cách có thể thảo luận cặp đôi các câu hỏi trong phiếu học tập 2.2; Cách 2: Tổ chức cho học sinh thực hiện hai nhiệm vụ trong phiếu học tập 2.2 theo hình thức thảo luận nhóm 4 người; Cách 3: Tổ chức cho học sinh làm việc cá nhân, ghi ra giấy kết quả tìm hiểu sở thích và khả năng của bản thân. Sau khi đã thảo luận và làm việc cá nhân xong, giáo viên gọi một số học sinh trình bày lại kết quả tìm hiểu sở thích nghề nghiệp và khả năng của bản thân. Sau mỗi phần trình bày của học sinh, giáo viên có thể yêu cầu học sinh nêu tên 1 – 2 nghề hoặc công việc mà em muốn chọn (có thể nêu tên nghề đã giới thiệu sẵn trong bảng - nếu phù hợp) và giải thích lí do vì sao em chọn nghề hoặc công việc đó. Giáo viên có thể giới thiệu bảng Sự liên hệ giữa nhóm nghề và khối thi, ban học để học sinh liên hệ, biết được ban mình đang theo học có phù hợp với ngành nghề mình đã chọn không? Nên tăng cường học tập những môn học nào trong quá trình học THPT để theo đuổi được ngành nghề mà mình yêu thích. 8. NHỮNG THÔNG TIN CẦN ĐƯỢC BẢO MẬT Sáng kiến kinh nghiệm này không có những thông tin cần được bảo mật. 9. CÁC ĐIỀU KIỆN CẦN THIẾT ĐỂ ÁP DỤNG SÁNG KIẾN GV cần phải hiểu rõ định hướng nghề nghiệp và vận dụng linh hoạt trong giảng dạy. Nhà trường cần trang bị đầy đủ cơ sở vật chất kĩ thuật phục vụ giảng dạy: phòng học bộ môn, máy chiếu, máy tính, phông chiếu. HS cần được triển khai, hướng dẫn, đôn đốc tìm hiểu nôi dung từ các tiết học trước. Trên cơ sở các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến, tôi xin đưa ra các kiến nghị sau: * Đối với nhà trường: Thứ nhất: Thường xuyên tạo điều kiện cho đội ngũ GV phổ thông được tiếp cận với các phương hướng dạy học mới bằng cách mở các hội thảo, hội nghị bàn về đổi mới hoạt động dạy học. Thứ hai: Cần có kế hoạch trang bị một cách tối thiểu đồ dùng dạy học cho các trường THPT mới có thể thực hiện ý đồ của chương trình và SGK, đồng thời có cơ sở để cải tiến hoạt động dạy học theo hướng các phương pháp dạy học hiện đại. * Đối với GV: GV phải tự trau dồi kiến thức cho bản thân từ các tài liệu tham khảo (sách tham khảo, tạp chí, mạng internet,... ) và các đợt tập huấn về hướng nghiệp. * Đối với HS: Cần chủ động, tích cực, có nhận thức đúng đắn về cách học GDCD để đạt hiệu quả tốt nhất. 10. ĐÁNH GIÁ LỢI ÍCH THU ĐƯỢC HOẶC DỰ KIẾN CÓ THỂ THU ĐƯỢC DO ÁP DỤNG SÁNG KIẾN 10.1. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả Nội dung hướng nghiệp là một trong những vấn đề kinh tế - xã hội vô cùng nóng bỏng hiện nay và được nhắc đến trong nhiều môn học. Các kiến thức trong bài có thể khai thác rất nhiều qua các phương tiện truyền thông đại chúng, đặc biệt là mạng internet và có khả năng tích hợp rất cao. Bởi vậy bài có khả năng áp dụng định hướng nghề nghiệp cho HS, Từ đó góp phần nâng cao khả năng định hướng nghề nghiệp của HS. Việc vận dụng thành công sáng kiến kinh nghiệm trong quá trình giảng dạy là cơ sở để GV tiếp tục triển khai việc dạy học định hướng nghề nghiệp các bài học khác, đồng thời giúp HS hình thành những năng lực để có thể chủ động, tự tin, sáng tạo, tích cực lĩnh hội tri thức mới ở các bài học tiếp theo. 10.2. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tổ chức, cá nhân Thông qua bài học áp dụng sáng kiến kinh nghiệm, HS thấy hứng thú hơn đối với môn GDCD, kết quả học tập có tiến bộ, HS tích cực, chủ động trong giờ học. Đây là động lực, là cơ sở để GV chia sẻ kinh nghiệm, tiếp tục triển khai trong các năm học tiếp theo. 11. DANH SÁCH NHỮNG TỔ CHỨC/ CÁ NHÂN ĐÃ THAM GIA ÁP DỤNG THỬ HOẶC ÁP DỤNG SÁNG KIẾN LẦN ĐẦU Số TT Tên tổ chức/cá nhân Địa chỉ Phạm vi/Lĩnh vực áp dụng sáng kiến 1 Lớp 10A1 Trường THPT Bình Xuyên Học bài “Tìm hiểu bản thân và những yếu tố ảnh hưởng đến việc chọn ngành học, chọn nghề của bản thân” Bình Xuyên, ngày ...tháng 01 năm 2019 Thủ trưởng đơn vị Bình Xuyên, ngày tháng 01 năm 2019 Tác giả sáng kiến TÀI LIỆU THAM KHẢO Nguyễn Ngọc Bích, (1979), Nghiên cứu động cơ chọn nghề của thanh niên, Luận án tiến sỹ tâm lý học. Phạm Huy Cường (2009), Các yếu tố tác động đến định hướng nghề nghiệp của sinh viên năm cuối các ngành khoa học xã hội, Luận văn Thạc sĩ Xã hội học, Trường Đại học KHXH&NV (ĐHQG Hà Nội), Hà Nội. Đỗ Minh Chương (2001), “Một số ý kiến đổi mới sự nghiệp đào tạo để đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động”, Tạp chí Giáo dục và Thời đại, số 25/2001, tr 35. TS. Nguyễn Hữu Dũng (2005), Thị trường lao động và định hướng nghề nghiệp cho thanh niên, NXB Lao động xã hội, Hà Nội. Bùi Quang Dũng, Lê Ngọc Hùng (2005), Lịch sử Xã hội học, NXB Lý luận Chính trị, Hà Nội. Phạm Tất Dong, Lê Ngọc Hùng (2001), Xã hội học đại cương, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội. Phạm Tất Dong, Đặng Danh Ánh, Nguyễn Thế Trường, Trần Minh Thu, Nguyễn Dục Quang, (2004), Hoạt động giáo dục hướng nghiệp lớp 12, NXB Giáo dục, Hà Nội. Phạm Tất Dong, Nguyễn Như Ất, (2000), Sự lựa chọn cho tương lai (tư vấn hướng nghiệp.
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_nang_cao_ky_nang_dinh_huong_nghe_nghie.doc