Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao hứng thú học tập phần Công dân với đạo đức lớp 10 thông qua việc sử dụng chuyện kể về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh

Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại - vị lãnh tụ muôn vàn kính yêu của dân tộc Việt Nam, anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới. Tư tưởng, đạo đức và phong cách của Người là sự kết tinh truyền thống tốt đẹp của dân tộc và tinh hoa văn hoá của nhân loại, là tài sản tinh thần vô giá của Đảng và nhân dân ta. Trước lúc đi xa, Người căn dặn: “bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là một việc rất quan trọng và rất cần thiết”. Thấm nhuần tư tưởng và lời dạy đó của Người, trước yêu cầu tăng cường công tác tư tưởng trong tình hình mới, ngày 15/5/2016, Bộ Chính trị đã ban hành Chỉ thị số 05-CT/TW về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” trong toàn thể cán bộ, đảng viên và nhân dân. Mục đích của cuộc vận động là làm cho toàn Đảng, toàn dân nhận thức sâu sắc nội dung cơ bản và những giá trị to lớn của tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, tạo sự chuyển biển mạnh mẽ về ý thức tu dưỡng, học tập, rèn luyện và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trong toàn xã hội, đặc biệt thanh thiếu niên và học sinh.

Hưởng ứng cuộc vận động trên, trong những năm gần đây Sở Giáo dục - Đào tạo Quảng Trị và các trường THPT trên địa bàn đã và đang tích cực thi đua học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức và phong cách của Bác. Thực tế trong quá trình giảng dạy, tôi luôn trăn trở làm thế nào để tư tưởng, tấm gương đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh đến với học sinh không chỉ thông qua những hình thức giáo dục của các tổ chức đoàn thể mà nó được thấm vào các em qua các giờ học của môn Giáo dục công dân. Việc đưa những chuyện kể về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh sẽ tạo hứng thú học tập cho học sinh và quan trọng hơn là tạo sự chuyển biến về ý thức tu dưỡng, rèn luyện, học tập và làm theo tấm gương đạo đức của Bác; hình thành cho học sinh niềm tin, động cơ, mục đích, hoài bão và hành vi tốt đẹp góp phần vào công cuộc xây dựng, đổi mới và phát triển đất nước.

Chính vì vậy, với mong muốn góp một phần nhỏ bé của mình vào việc đổi mới trong giảng dạy môn Giáo dục công dân ở trường THPT, trong năm học 2018 -2019 và 2019 - 2020 tôi đã nghiên cứu và đưa vào thực hiện đề tài “Nâng cao hứng thú học tập phần Công dân với đạo đức lớp 10 thông qua việc sử dụng chuyện kể về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”. Rất mong được quý thầy giáo, cô giáo và các bạn đồng nghiệp bổ sung, góp ý để đề tài hoàn chỉnh hơn.

 

doc13 trang | Chia sẻ: minhtam111 | Lượt xem: 1561 | Lượt tải: 2Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao hứng thú học tập phần Công dân với đạo đức lớp 10 thông qua việc sử dụng chuyện kể về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ệ môi trường; giáo dục phòng, chống tham nhũng; giáo dục pháp luật an toàn giao thông... Như thế, có thể nói, so với các môn học khác, giáo viên giảng dạy Giáo dục công dân đã được tiếp cận nguyên tắc dạy học tích hợp từ khá sớm, và là một môn học dễ tích hợp, bản thân giáo viên đã được tham gia tập huấn và được cung cấp các tài liệu nên thuận tiện cho việc tích hợp. Bên cạnh đó, hiện nay với sự phát triển của công nghệ thông tin đã tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên và học sinh thu thập nguồn tài liệu phong phú qua nhiều phương tiện và các kênh thông tin khác nhau để đưa vào nội dung giảng dạy và học tập.
2. Khó khăn
Trong thực tế giảng dạy, đa số giáo viên giảng dạy môn Giáo dục công dân đã thực hiện việc tích hợp tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Tuy nhiên, việc tích hợp này ở một số giáo viên còn mang tính hình thức (chỉ tập trung trong các tiết chuyên đề, thi giáo viên dạy giỏi, thao giảng ở trường hoặc tổ, nhóm chuyên môn), hầu hết mới chỉ dừng lại ở mức độ liên hệ thông thường, thậm chí có giáo viên còn bỏ qua việc tích hợp nên chưa phát huy được tính tích cực trong học tập của học sinh cũng như chưa đạt được hiệu quả cao trong việc giáo dục đạo đức, tác phong, lối sống của học sinh. 
Bên cạnh đó, một bộ phận nhỏ học sinh còn thờ ơ với môn học, các em chưa thực sự tích cực, chủ động cho việc sưu tầm, tìm hiểu, khai thác kiến thức trong giờ học. Ngoài ra, trong phân phối chương trình và hướng dẫn giảng dạy của môn Giáo dục công dân hiện nay mới chỉ hướng dẫn địa chỉ, kiến thức cơ bản cần tích hợp còn nội dung cụ thể cần tích hợp, chuyện kể hoặc câu nói của Bác, cách tiến hành tích hợp thì chưa được chỉ rõ, chưa được hướng dẫn một cách cụ thể.
Do đó, có thể khẳng định việc sưu tầm, lựa chọn, tìm hiểu và tích hợp tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh vào giảng dạy một số bài trong phần đạo đức lớp 10 cũng như tầm quan trọng và hiệu quả của nguyên tắc dạy học tích hợp này vẫn còn khó khăn đối với một số giáo viên giảng dạy môn Giáo dục công dân hiện nay.
III. Mô tả, phân tích các giải pháp.
Chuyện kể tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh là một trong những nguồn tư liệu quan trọng trong dạy học môn Giáo dục công dân ở trường THPT, đặc biệt là đối với các bài dạy đạo đức ở lớp 10. Cùng với hệ thống kiến thức về đạo đức có trong sách giáo khoa GDCD hiện hành, chuyện kể đạo đức Hồ Chí Minh nếu được khai thác và vận dụng hiệu quả sẽ giúp hình thành ở học sinh niềm tin đạo đức và rèn luyện hành vi ứng xử phù hợp với các chuẩn mực đạo đức của xã hội một cách tự giác.
Tùy theo mỗi giáo viên trong thiết kế các ý tưởng dạy học, việc khai thác và sử dụng chuyện kể tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh được tiến hành theo nhiều cách khác nhau. Tuy nhiên, xét về mục đích sử dụng gắn liền với tiến trình bài dạy thì những mẩu chuyện về Bác Hồ có thể được vận dụng theo những hướng chính: để mở đầu bài học, để minh họa nội dung kiến thức, để củng cố nội dung bài học.
1. Sử dụng chuyện kể “Tấm lòng Bác Hồ đối với chiến sĩ” để mở đầu cho tiết học - tiết 2 - bài 13(tiết 28 PPCT): Công dân với cộng đồng.
1.1. Nội dung cần làm rõ trong tiết học: 
Trách nhiệm của công dân đối với cộng đồng 
- Nhân nghĩa 
- Hòa nhập 
- Hợp tác
1.2. Cách tiến hành: 
Trước khi vào nội dung chính của tiết 2 - Trách nhiệm của công dân đối với cộng đồng, giáo viên có thể sử dụng chuyện kể về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh để thực hiện hoạt động này. Ở đây, giáo viên lựa chọn mẩu chuyện có nội dung phù hợp với chủ đề bài học để thay cho lời vào bài. Từ nội dung câu chuyện, giáo viên làm rõ chủ đề bài học bằng những câu hỏi có tính định hướng nhằm chuẩn bị tâm thế tiếp nhận bài học mới cho học sinh một cách chủ động, hứng thú.
Trách nhiệm của công dân đối với cộng đồng được thể hiện ở chuẩn mực nhân nghĩa, hòa nhập và hợp tác. Để giới thiệu các chuẩn mực này giáo viên có thể sử dụng chuyện kể
Tấm lòng Bác Hồ đối với chiến sĩ
 “Mùa hè năm ấy (1967), trời Hà Nội rất nóng. Sức khỏe Bác Hồ đã kém, thần kinh tuổi già cũng suy nhược, dễ bị toát mồ hôi, ướt đầm, có ngày phải thay mấy lần quần áo, có khi hong tại chỗ, rồi lại thay ngay. Bác không cho dùng máy điều hoà nhiệt độ. Bác bảo: Mùi nó hôi lắm, Bác không chịu được! (Bác không dùng nên nói vậy thôi, chứ máy đã có nút xả thơm).
Thấy trời oi bức quá, Bác nói với đồng chí Vũ Kỳ:
- Nắng nóng thế này, các chú bộ đội trực phòng không trên nóc hội trường Ba Đình thì sao chịu được? Các chú ấy có đủ nước uống không? Chú thử lên tìm hiểu xem thế nào, về cho Bác biết.
Đồng chí Vũ Kỳ lên. Được biết trên đó có một tổ súng 14 ly 5, ụ cát sơ sài, nêu địch bắn vào thì chỉ có hy sinh, rất nguy hiểm.
Trời nắng chói, đứng một lúc mà hoa cả mắt. Đồng chí Vũ Kỳ hỏi:
- Các đồng chí có nước ngọt uống không?
- Nước chè thường còn chưa có, lấy đâu ra nước ngọt!
- Dưới hội trường thấy có nước ngọt cơ mà!
- Đấy là dành cho các “ông bà” đến họp uống, còn bọn tôi lấy đâu ra!
Đồng chí Vũ Kỳ về nói lại với Bác, Bác gọi điện ngay cho đồng chí Văn Tiến Dũng:
- Tại sao các chú không lo đủ nước uống cho các chiến sĩ trực phòng không? Nghe nói ụ súng trên nóc hội trường rất sơ sài, chú phải lo sửa ngay để đảm bảo an toàn cho chiến sĩ trong chiến đấu!
Sau đó Bác bảo đồng chí Vũ Kỳ đi lấy sổ tiết kiệm của Bác, xem tiền tiết kiệm của Bác còn bao nhiêu
Tại sao Bác có tiền tiết kiệm? Lương Bác cao nhất nước, nhưng hàng tháng cũng chỉ đủ tiêu. Mọi chi phí sinh hoạt của Bác, từ cái chổi lông gà, đều ghi vào lương cả.
Tiền tiết kiệm của Bác là do các báo trả nhuận bút cho Bác. Bác viết báo nhiều, có năm hàng trăm bài. Các báo gửi đến bao nhiêu, văn phòng đều gửi vào sổ tiết kiệm của Bác. Trong kháng chiến chống Pháp, Bác cũng đã có tiền tiết kiệm. Đến dịp Tết Nguyên đán, Bác lại đem chia cho cán bộ các cơ quan chung quanh Bác mua lợn để cán bộ đón xuân.
Đồng chí Vũ Kỳ xem sổ và báo cáo:
- Thưa Bác, còn lại tất cả hơn 25.000 đồng (lúc đó là một món tiền rất lớn, tương đương với khoảng 60 luợng vàng).
Bác bảo:
- Chú chuyển ngay số tiền đó cho Bộ Tổng tham mưu và nói: “Đó là quà của Bác tặng để mua nước ngọt cho anh em chiến sĩ trực phòng không uống, không phải chỉ cho những chiến sĩ ở Ba Đình, mà cho tất cả các chiến sĩ đang trực chiến trên mâm pháo ở khắp miền Bắc. Nếu số tiền đó không đủ thì yêu cầu địa phương nào có bộ đội phòng không trực chiến góp sức vào cùng lo!”
Về sau, Bộ Tư lệnh Phòng không quân báo cáo lại cho Văn phòng Phủ Chủ tịch biết: Số tiền của Bác mua nước uống cho bộ đội phòng không, không quân một tuần!”
 Trích trong “117 chuyện kể về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”
- Giáo viên đặt câu hỏi: Tình cảm của Bác đối với bộ đội phòng không, không quân được thể hiện như thế nào trong câu chuyện trên?
- Học sinh rút ra được: Thông qua những hành động, cử chỉ, việc làm của Bác, chúng ta thấy toát lên ở Bác một phẩm chất thật đáng quý và trân trọng. Đó là tấm lòng nhân nghĩa, tình thương yêu, lối sống hòa nhập, luôn quan tâm và sống chan hòa với mọi người. Đó là một trong những phẩm chất đạo đức cao đẹp của Hồ Chí Minh - tấm gương của một con người nhân ái, vị tha, khoan dung, nhân hậu hết mực vì con người. Lòng nhân ái, tình thương yêu của Người đối với nhân dân dù bận trăm công nghìn việc Bác vẫn dành tình thương yêu tha thiết cho các chiến sĩ bộ đội.
- Giáo viên dẫn dắt học sinh vào bài: Vậy sống nhân nghĩa, hòa nhập và hợp tác là gì? Phẩm chất đạo đức này có vai trò như thế nào trong cuộc sống của mỗi con người trong cộng đồng xã hội? Những vấn đề đó sẽ được làm rõ qua bài học ngày hôm nay.
2. Sử dụng chuyện kể “Mừng cho các cháu, Bác càng thương nhớ mẹ” để minh họa nội dung kiến thức tiết 2-bài 12 (tiết 25 PPCT): Công dân với tình yêu, hôn nhân và gia đình.
2.1. Nội dung cần làm rõ trong tiết học: 
- Khái niệm hôn nhân, chế độ hôn nhân ở nước ta hiện nay.
- Khái niệm gia đình, các chức năng cơ bản của gia đình.
2.2. Cách tiến hành:
Sử dụng chuyện kể để minh họa nội dung kiến thức là hình thức được giáo viên sử dụng thường xuyên, đặc biệt là khi giảng dạy các khái niệm, phạm trù có tính khái quát cao hoặc phân tích để làm rõ nội dung trọng tâm. Ở đây, cùng với quá trình phân tích, giảng giải kiến thức bài học, giáo viên có thể vận dụng những mẩu chuyện về Bác Hồ để làm rõ thêm kiến thức của bài. 
Khi giảng dạy về chức năng của gia đình: Chức năng kinh tế, chức năng nuôi dưỡng giáo dục, chức năng duy trì nòi giống, chức năng tổ chức đời sống gia đình, giáo viên cần phân tích: Gia đình là môi trường con người tiếp xúc đầu tiên khi sinh ra, cũng là nơi mà con người dành thời gian ở đó nhiều nhất. Vì vậy, gia đình có vai trò quan trọng trong việc hình thành và phát triển nhân cách con người, tạo ra những công dân tốt, có ích cho xã hội. Để giúp học sinh nhận thức rõ chức năng, vai trò của gia đình đối với cuộc sống của con người, giáo viên có thể đọc cho học sinh nghe chuyện kể
Mừng cho các cháu, Bác càng thương nhớ mẹ
“Một lần trên đường đi thăm hợp tác xã trồng cây giỏi ở huyện Quảng Oai (Hà Tây) Bác Hồ đã nhắc đến mẹ. Hôm ấy khi xe ô tô đến Quảng Oai, một đoàn các em bé gái cổ quàng khăn đỏ, em mặc áo hoa xen em mặc áo trắng, tay cắp sách vừa ở trong trường ra, líu ríu như chim sổ lồng. Nhìn thấy các cháu vui, Bác Hồ cũng vui theo. Người nói với chú Vũ Kỳ và các chú ngồi cùng xe : 
- Này! Các chú thấy không, các cháu được ăn mặc đẹp, được đi học, cháu nào cũng vui vẻ phấn khởi, Bác mừng cho các cháu. 
Rồi giọng Bác bỗng trầm hẳn xuống. 
- Lúc này Bác rất nhớ mẹ của Bác. Mẹ Bác rất thông minh, lại là con gái ông đồ nho. Thế mà mẹ Bác không được đến lớp, đến trường đâu các chú ạ. Cũng như phụ nữ ngày xưa, từ nhỏ mẹ Bác đã phải lo việc nhà. 
Mọi người cũng đi không nén nổi cảm xúc trước tình cảm của Bác đối với mẹ Bác là cụ Hoàng Thị Loan.”
 Trích trong “117 chuyện kể về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” 
- Giáo viên đặt câu hỏi: Em có suy nghĩ gì về tình cảm của Bác trong câu chuyện trên?
- Học sinh chỉ ra được: Đây là một câu chuyện rất cảm động về tình cảm của Bác đối với gia đình đặc biệt với người mẹ thân yêu của mình. Ngay từ nhỏ Bác đã theo cha vào Huế; năm 1901 mẹ mất, Bác phải đi xin sữa cho em. Tuổi thơ với những bôn ba,vất vả tôi luyện cho Bác tính tự lập, tình yêu thương gia đình tha thiết, lo lắng cho gia đình, gửi trọn niềm tin yêu với những người thân trong gia đình của mình.
- Giáo viên đặt câu hỏi: Qua chuyện kể trên, em rút ra bài học gì cho bản thân?
- Học sinh rút ra được: Gia đình tạo ra môi trường sống an toàn, lành mạnh; là nơi con cái được tạo điều kiên sống tốt trở thành nguồn động viên, nguồn sống của cha mẹ; nơi người già được yêu thương, được chăm sóc; người lao động nghỉ ngơi sau những ngày làm việc và tận hưởng những thành quả lao động; nơi mọi người được chăm sóc, quan tâm, chia sẻ lẫn nhau để niềm vui nhân đôi, nỗi buồn vơi đi một nửa. Từ đó, học sinh biết biến những tình cảm thành những hành động thiết thực như: Ngoan ngoãn, lễ phép, hiếu thảo, kính trọng ông bà, cha mẹ; học tập thật tốt; quan tâm giúp đỡ, chia sẻ với các thành viên; biết làm một số việc phù hợp với bản thân, biết sử dụng tiết kiệm các tài sản của gia đình. 
 Trong bối cảnh hiện nay, nhiều giá trị truyền thống của gia đình Việt Nam đang bị phai nhạt; tình trạng ly hôn, bạo hành gia đình gia tăng; chủ nghĩa cá nhân, thực dụng có xu hướng tăng lênNhững hạn chế này đang khiến cho nhiều gia đình có nguy cơ rơi vào khủng hoảng, con cái phải gánh chịu nhiều hậu quả, nền tảng đạo đức xã hội thiếu vững chắc. Vì vậy, mỗi thành viên trong gia đình, trong đó có các em cần thể hiện tình thương yêu và trách nhiệm đối với tổ ấm của mình, đồng thời thể hiện trách nhiệm đối với tương lai của đất nước.
3. Sử dụng chuyện kể “Một sáng thu xưa” để để củng cố nội dung bài 14 (tiết 29 PPCT): Công dân với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
3.1. Nội dung cần làm rõ trong tiết học: 
- Trách nhiệm của công dân trong xây dựng Tổ quốc.
- Trách nhiệm của công dân trong bảo vệ Tổ quốc.
3.2. Cách tiến hành:
Sử dụng chuyện kể tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh để củng cố nội dung bài học là hình thức được dùng sau khi đã kết thúc các hoạt động nhận thức nội dung bài học mới. Ở đây, sau khi kết thúc đơn vị kiến thức của bài, giáo viên có thể kể cho học sinh nghe một câu chuyện có nội dung phù hợp với nội dung bài học, đặc biệt là những kiến thức trọng tâm để thực hiện bước củng cố bài. Khi ấy, câu chuyện được kể sẽ trở thành một nhân tố hỗ trợ cho giáo viên tổ chức hoạt động này.
Giáo viên có thể yêu cầu học sinh vận dụng những kiến thức vừa mới được học để lí giải những vấn đề mà câu chuyện phản ánh hoặc đề nghị học sinh rút ra những bài học liên hệ cho bản thân trong cuộc sống.
Sau khi dạy xong bài “Công dân với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” giáo viên có thể kể câu chuyện sau
Một sáng thu xưa
“Sáng hôm ấy, nắng nhuộm vàng mái đền cổ kính, Bác Hồ đến thăm đền Hùng và gặp các chiến sĩ đại đoàn quân Tiên Phong đang đóng ở đây.
Bác nhìn khắp một lượt các chiến sĩ ra đón rồi hỏi:
- Các chủ có khỏe không ?
- Thưa Bác, khỏe ạ !
Mọi người hồi hộp chờ Bác nói chuyện thì lại nghe Bác hỏi:
- Các chú có biết đền thờ ai đây không ?
Một chiến sỹ đứng gần Bác thưa:
- Đền thờ một ông vua ạ !
- Nhưng vua nào ? Bác mỉm cười trìu mến nhìn bộ đội.
Một cán bộ trả lời:
- Dạ, vua Hùng !
- Thế các chú có biết vua Hùng là ông vua thế nào không ?
Tất cả đều lặng im. Bác giải thích :
- Vua Hùng là ông vua có công dựng nước, chính là ông Tổ của nước Việt Nam ta.
Rồi Bác ân cần dặn mọi người: “Các vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”.
Lời Bác Hồ dạy giản dị mà đầy ý nghĩa, còn vang vọng mãi trong lòng mọi người.”
 Theo Đoàn Minh Tuấn, trích “Núi sông hùng vĩ”
Kể đến đây, giáo viên có thể đưa ra yêu cầu: hãy phát biểu suy nghĩ của em về ý nghĩa quan trọng nhất trong lời dặn dò của Bác Hồ đối với chúng ta. 
Với sự dẫn dắt của giáo viên, học sinh sẽ hướng đến kết luận: Câu chuyện này một lần nữa đã khẳng định xây dựng và bảo vệ Tổ quốc là trách nhiệm và nghĩa vụ thiêng liêng của mỗi người Việt Nam, vì đó là cách để chúng ta ghi nhớ công ơn của Tổ tiên và các thế hệ cha anh đã hi sinh xương máu để có được giang sơn, gấm vóc như ngày hôm nay.
IV. Kết quả thực hiện
Trong hai năm học vừa qua, việc đưa những chuyện kể về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh kết hợp các phương pháp thảo luận nhóm, đàm thoại, thuyết trình và các kỹ thuật dạy học tích cực (chia nhóm, giao nhiệm vụ, đọc hợp tác, động não...) giờ học Giáo dục công dân đã tạo ra sự hứng thú, phát huy được tính tích cực, chủ động của học sinh trong việc khám phá, lĩnh hội các tri thức mới, đặc biệt giáo dục tư tưởng, đạo đức, tác phong và lối sống lành mạnh cho học sinh.
Năm học 2018 - 2019, tôi đã đưa những chuyện kể về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh vào giảng dạy cho học sinh các lớp 10A1, 10A2, 10B1 (121 học sinh). Kết quả, trong bài kiểm tra học kỳ II có 112/121 học sinh (chiếm 92,6%) phân tích tốt các chức năng của gia đình và những biểu hiện của nhân nghĩa. So với các lớp không sử dụng chuyện kể 10A3, 10B2, 10B3 (115 học sinh) chỉ có 96/115 học sinh (chiếm 83,5%) phân tích được các vấn đề trên.
Trong năm học 2019 - 2020, tôi đã đưa những chuyện kể về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh vào giảng dạy cho học sinh các lớp 10A1, 10A2, 10A3, 10A8, 10A9, 10A10 (246 học sinh). Kết quả, trong bài kiểm tra 1 tiết học kỳ II và bài kiểm tra học kỳ II, 100% học sinh đều trả lời đúng những câu hỏi trắc nghiệm liên quan đến nhân nghĩa, chức năng gia đình, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. 
Bên cạnh kết quả dễ thấy về mặt định lượng thông qua các bài kiểm tra một tiết và học kỳ, bản thân tôi còn nhận thấy việc đưa những chuyện kể về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh vào bài dạy sẽ làm cho giờ học Giáo dục công dân vui vẻ, hào hứng hơn. Mặt khác, những hành vi, ứng xử của Bác trong các câu chuyện sẽ tác động mạnh vào tình cảm, tâm lí, giúp chuyển tri thức thành niềm tin và thói quen thực hiện hành vi đạo đức của học sinh một cách tự nhiên hơn.
PHẦN KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT
Môn Giáo dục công dân ở bậc THPT bao gồm các kiến thức về triết học, đạo đức, kinh tế, chính trị - xã hội, pháp luật của Nhà nước...lại còn được tích hợp nhiều nội dung giáo dục khác, thiết nghĩ việc đưa những chuyện kể về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh vào bài học là không khó, hoàn toàn có tính khả thi trong việc phát huy hơn nữa tạo ra sự hứng thú trong học tập của học sinh, góp phần hình thành nhân cách, lối sống, tác phong cho học sinh, đáp ứng được yêu cầu và mục tiêu giáo dục ở nước ta hiện nay. Thực tế trong những năm qua, bản thân tôi nhận thấy nếu giáo viên có kiến thức chuyên môn tốt, có tâm huyết với nghề, biết tìm tòi, biết lựa chọn những câu chuyện phù hợp sẽ biến những kiến thức lý thuyết của phần đạo đức lớp 10 trở nên sinh động, học sinh hứng thú và dễ tiếp thu bài.
Tuy nhiên, trên thực tế việc đưa những chuyện kể về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh vào trong dạy học còn gặp nhiều khó khăn do sách báo, tài liệu tham khảo, tranh ảnh, cơ sở vật chất, trang thiết bị... phục vụ cho quá trình dạy học còn thiếu; đời sống của một bộ phận giáo viên giảng dạy môn Giáo dục công dân còn gặp nhiều khó khăn nên khó tự trang bị. Hơn nữa việc sưu tầm các tài liệu, tranh ảnh, phim liên quan đến cuộc đời, tư tưởng, đạo đức của chủ tịch Hồ Chí Minh mất thời gian nên một số giáo viên còn ngại thực hiện.
Do vậy, để việc đưa những chuyện kể về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh vào quá trình giảng dạy môn Giáo dục công dân đạt hiệu quả cao, tôi xin mạnh dạn đề xuất một số ý kiến sau đây: 
Đối với giáo viên giảng dạy:
1/ Phải tự học hỏi, tìm hiểu kỹ nội dung và ý nghĩa của các chuyện kể mà mình đưa vào bài học . 
2/ Phải đảm bảo kiến thức bài học, không quá sa đà vào việc tích hợp mà quên đi nội dung kiến thức cơ bản cần truyền đạt. 
3/ Do thời gian tiết học nên giáo viên lựa chọn câu chuyện phải phù hợp, linh hoạt, không gây căng thẳng, nặng nề hay gượng ép. Phải biết lựa chọn những chuyện kể tiêu biểu, phù hợp với từng tiết học, phù hợp với đối tượng học sinh.
4/ Phải hướng dẫn để học sinh biết tự sưu tầm, tự tìm hiểu và biết tụ rút ra được ý nghĩa, bài học liên hệ cho bản thân từ nội dung chuyện kể.
Đối với Sở GD & ĐT, Ban giám hiệu, các tổ chức đoàn thể trong nhà trường: 
- Tăng cường công tác bồi dưỡng giáo viên theo các chuyên đề về tư tưởng, tấm gương đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.
- Ban giám hiệu, các cấp lãnh đạo và quản lý giáo dục quan tâm, tạo điều kiện hơn nữa trong việc trang bị sách báo, tài liệu, đồ dùng dạy học, tranh, ảnh... để giáo viên được thuận lợi trong việc sưu tầm chuyện kể, những câu nói của Bác khi đưa vào nội dung bài học. 
- Nhà trường và đặc biệt là Đoàn thanh niên cần tổ chức những cuộc thi tìm hiểu về Bác, về tư tưởng, tấm gương đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh bằng nhiều hình thức khác nhau như thi tìm hiểu, vẽ tranh, sân khấu hóa; đồng thời có những hình thức khen thưởng, biểu dương kịp thời đối với những cá nhân và tập thể thực hiện tốt cuộc vận động học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.
XÁC NHẬN CỦA 
THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
Quảng Trị, ngày 5 tháng 7 năm 2020
Tôi xin cam đoan đây là SKKN
 của mình viết, không sao chép nội dung của người khác.
 Vũ Thị Hòa
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Dạy học theo chuẩn kiến thức, kĩ năng môn Giáo dục công dân - NXB Đại học sư phạm. 
2. ThS. Đào Thị Hồng - Viện NCSP - Trường ĐHSP Hà Nội: Ý nghĩa của dạy học theo quan điểm tích hợp (2012). 
3. Tài liệu “117 chuyện kể về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” Ban tuyên giáo trung ương - Hà Nội 2007.
4. Một số bài dự thi: Dạy học theo chủ đề tích hợp tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh.
5. Sách giáo khoa môn Giáo dục công dân lớp 10.
6. Sách giáo viên môn Giáo dục công dân lớp 10.
7. Tài liệu tập huấn dạy học tích hợp liên môn (lĩnh vực khoa học xã hội) - Bộ Giáo dục và đào tạo 2015.
MỤC LỤC
 Trang
PHẦN MỞ ĐẦU	1
I. Lý do chọn đề tài	1
II. Mục đích, nhiệm vụ của đề tài	2
III. Đối tượng nghiên cứu	2
IV. Đối tượng khảo sát và thực nghiệm	2
V. Phương pháp nghiên cứu	2
VI. Phạm vi và kế hoạch nghiên cứu	2
PHẦN NỘI DUNG	2
I. Cơ sở lý luận	2
II. Thực trạng vấn đề nghiên cứu	3
III. Mô tả, phân tích các giải pháp	4
IV. Kết quả thực hiện	9
PHẦN KẾT LUẬN	9
TÀI LIỆU THAM KHẢO	11

File đính kèm:

  • docGDCD-Hoa-THPT_Vinh_Linh_7890a34cfb.doc
Sáng Kiến Liên Quan