Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao hiệu quả và chất lượng trong các tiết trả bài viết Tập làm văn

Qua thực tế giảng dạy, chúng tôi nhận thấy có nhiều giờ trả bài chưa đạt hiệu quả giáo dục, chưa đáp ứng yêu cầu của tiết học. Điều đó xuất phát từ cả hai phía: phía người dạy (giáo viên) và phía người học(học sinh).

Về phía giáo viên:

 Một số giáo viên chưa có nhận thức sâu sắc về vị trí, vai trò của giờ trả bài Tập làm văn với ý nghĩa và tầm quan trọng của nó. Vì vậy giáo viên chưa coi trọng giờ trả bài, chưa dành nhiều thời gian cho việc chuẩn bị, chưa đầu tư đúng mức từ khâu chấm bài đến khâu thiết kế giáo án và cuối cùng là khâu thực hiện việc giảng dạy (trả bài) trên lớp.

 Việc chấm bài chưa chu đáo, chưa kĩ lưỡng. Nhiều giáo viên chấm bài chỉ ghi điểm số bài làm mà không có những nhận xét, sửa chữa cần thiết hoặc chấm “qua loa”, bỏ qua nhiều lỗi của học sinh trong bài làm, nếu có nhận xét cũng chỉ là những lời phê chung chung. Như thế học sinh sẽ không thể nhận ra được những ưu điểm, nhược điểm cụ thể từ bài làm của mình để rút kinh nghiệm.

Việc soạn giáo án chưa được đầu tư đúng mức. Các tiết dạy Trả bài tập làm văn không có tài liệu soạn mẫu hay mô hình bài soạn để tham khảo, thậm chí trong các đợt tập huấn soạn giáo án mấy năm trước đây cũng không thấy đề cập đến cách soạn. Do giữa các giáo viên bộ môn Ngữ văn trong các khối lớp chưa có sự thống nhất cách soạn giảng và chưa coi trọng thỏa đáng đến mục tiêu hiệu quả của các tiết dạy Trả bài tập làm văn.

Cách thức tổ chức thực hiện việc trả bài trên lớp chưa hợp lí, chưa khoa học hoặc sử dụng phương pháp chưa phù hợp. Thực tế qua nhiều năm giảng dạy, tôi nhận thấy Tổ chuyên môn chưa dành nhiều thời gian để trao đổi thảo luận bàn về phương pháp thực hiện chuyên đề này. Vì vậy có một số tiết trả bài, giáo viên ít quan tâm, thực hiện còn nhiều lúng túng và thường không đạt được hiệu quả của tiết dạy.

Giáo viên thường né tránh hoặc rất ngại khi chọn tiết Trả bài Tập làm văn để dự giờ, thao giảng nên việc soạn giáo án của các tiết trả bài Tập làm còn hình thức đối phó, ít tìm tòi, sáng tạo, hoặc còn xem nhẹ, không đầu tư, không quan tâm đúng mức đến tác dụng, ý nghĩa và tầm quan trọng của việc soạn bài, không nghiên cứu kĩ và soạn qua loa tiết Trả bài tập làm văn .

 

doc23 trang | Chia sẻ: thuydung3ka2 | Ngày: 05/03/2022 | Lượt xem: 699 | Lượt tải: 3Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao hiệu quả và chất lượng trong các tiết trả bài viết Tập làm văn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
+ Ở mỗi ý nhỏ dùng lý lẽ, dẫn chứng nào để phân tích, chứng minh làm rõ
+ Thứ tự sắp xếp các ý như thế nào?
+ Ở phần kết bài, cần tổng kết một cách ngắn gọn, khái quát về vấn đề đã nghị luận, thể hiện suy nghĩ liên hệ của người viết về đời sống từ vấn đề nghị luận. Chọn cách nào để kết bài? (khái quát, tóm lược hay vận dụng, mở rộng phát triển hay liên tưởng).
Trong quá trình hướng dẫn học sinh lập ý, giáo viên cần tôn trọng và khuyến khích những ý tưởng độc đáo, sáng tạo của học sinh đề xuất. Điểm nào giáo viên thấy chưa hợp lý, thiếu cơ sở cũng cần cho học sinh tranh luận, đối thoại, sau đó giáo viên tổng kết các ý kiến và đưa ra kết luận có tính thuyết phục, tránh áp đặt.
 - Giáo viên nhận xét đánh giá chung về bài làm của học sinh.
Bước này giúp học sinh nhận ra và nắm được tình hình bài làm của mình, của các bạn trong lớp. Đây là bước chuẩn bị tiếp theo cho việc phân tích, chữa lỗi trên các bài làm của học sinh. Những nhận xét đánh giá của giáo viên về bài làm của học sinh chỉ thực sự có cơ sở và sức thuyết phục khi giáo viên làm tốt.
* Bước 3: Chữa lỗi cho bài viết của học sinh
Đây là bước không thể thiếu trong tiết trả bài tập làm văn. Công việc này giúp học sinh nhận ra các lỗi đã mắc trong bài viết của mình. Quan trọng hơn, các em sẽ biết cách sửa chữa để không tái phạm trong những bài viết sau. Việc phân tích và chữa lỗi về nội dung của bài viết sẽ củng cố những kiến thức về văn học và đời sống còn việc phân tích chữa lỗi về hình thức của các bài viết sẽ củng cố những kiến thức của phân môn Tiếng Việt, giúp nâng cao khả năng sử dụng ngôn ngữ trong giao tiếp của học sinh.
Trong tiến trình thực hiện giờ Trả bài trên lớp đây là bước cần dành nhiều thời gian nhất. Tuy nhiên với 45 phút cho một tiết trả bài chúng ta cần phải có cách phân tích, chữa lỗi sao cho phù hợp và hiệu quả. Giáo viên nên hướng dẫn để học sinh tập trung phân tích, chữa các lỗi điển hình, phổ biến chung của cả lớp, tránh tình trạng chữa lỗi tràn lan nhiều mà không chắc, không rộng mà không sâu khiến học sinh có thể thắc mắc lại các lỗi đó trong những bài viết sau. Trong bước này giáo viên phải phát huy hết tính chủ động, tính tích cực của học sinh. Chính học sinh là người nhận ra lỗi đã mắc của mình và đề xuất các phương án sửa chữa theo hướng dẫn của giáo viên. Chúng ta không thể làm thay việc này cho các em.
Giáo viên tổng hợp các lỗi học sinh đã mắc chia ra các loại lỗi điển hình. Sau đó cho học sinh chữa lỗi điển hình trên lớp: Việc chữa lỗi nên tập trung vào các mặt sau đây:
a. Lỗi về nội dung và phương pháp làm bài.
+ Lỗi lạc đề: chưa hiểu đề nên sai lạc về nội dung và phương pháp.
+ Lỗi lệch đề: Chưa xác định đúng trọng tâm yêu cầu bài làm.
+ Lỗi lậu đề: Bỏ sót một số yêu cầu cần thực hiện trong đề bài.
b. Lỗi về hình thức bài làm.
+ Nhóm lỗi về dùng từ, lỗi chính tả.
+ Nhóm lỗi về viết câu văn, diễn đạt ý.
+ Nhóm lỗi về đoạn văn, bố cục
+ Nhóm lỗi về trình bày bài làm...
Giáo viên chữa chung trên bảng lớp: Học sinh có lỗi lên chữa, lớp nhận xét, bổ sung. Mỗi tiết trả bài giáo viên nên chữa bốn lỗi: 2 lỗi nội dung và 2 lỗi hình thức.
Giáo viên có thể tiến hành như sau: Ghi tổng hợp các lỗi học sinh đã mắc trên bảng phụ hoặc màn hình, chia nhóm để học sinh hoạt động với hệ thống câu hỏi gợi mở, nêu vấn đề của giáo viên. Để thực hiện chúng ta cho các em quan sát các lỗi trên bảng thống kê đã chuẩn bị. Tiếp theo cho học sinh phát hiện các lỗi (lỗi dùng từ, đặt câu, sử dụng phép liên kết, lỗi sắp xếp ý...) và đề xuất các cách sửa chữa. Nên tạo cơ hội cho các em mắc lỗi tự nhận thức về loại lỗi, nguyên nhân mắc lỗi và cách sửa. Sau khi các nhóm phát biểu, thảo luận, giáo viên thống nhất cách sửa. Tất nhiên trong quá trình này, giáo viên luôn phải luôn phải ở bên cạnh các em bằng những gợi ý. Ví dụ sửa lỗi về câu, giáo viên nên định hướng nhìn vào cấu trúc  đặt câu này trong mối liên hệ với câu trước để xác định lỗi học sinh đã mắc. Với lỗi đó có những phương án sửa chữa nào? Phương án nào ưu việt hơn?
Để giờ dạy sinh động hào hứng, giáo viên có thể chuyển thành hình thức học vui. Tổ chức trò chơi “Thi tuyển biên tập viên của lớp”.
+ Viết các lỗi ra giấy làm đề thi.
+ Lần lượt cho các đội thi sửa lỗi và tính điểm hoặc giáo viên tổ chức cho học sinh trò chơi “Hái hoa dân chủ.” . Giáo viên tổ chức cho học sinh và bình bài văn hay nhất, đoạn văn học sinh viết tốt.
* Bước 4: Đọc bài mẫu của học sinh
Việc đọc và bình một bài văn hay, một đoạn văn tốt giúp học sinh được tham khảo những cách dùng từ độc đáo, sáng tạo, những cách mở bài ấn tượng hấp dẫn, những kết bài hay ....
Việc làm bài này cũng khiến học sinh đối chiếu, so sánh ngầm giữa bài viết của mình và của bạn, nhận ra cái hay của bạn, cái dở của mình. Từ đó được học tập, vận dụng vào việc viết bài của mình sau này.
Để thực hiện được bước này trong khâu trả bài, giáo viên phải sàng lọc, lựa chọn để tìm ra được những bài văn hay, đoạn văn thực sự chuẩn mực. Đồng thời phải chọn được một em đọc tốt, nếu cần thiết, chính giáo viên phải đọc các bài, các đoạn văn đó. Sau khi đọc, giáo viên tổ chức cho học sinh phát biểu cảm nhận, bình giá về đoạn văn bài văn đó (bình giá về hệ thống ý của bài, cách dùng từ, đặt câu, dùng phép liên kết, chuyển ý, thể hiện cảm xúc...) Giáo viên cũng cần chuẩn bị lời bình đích đáng cho các bài các đoạn văn như thế để học sinh nhận thấy ưu điểm của mình.
* Bước 5: Trả bài. Ghi điểm vào sổ.
Giáo viên công bố điểm số (điểm số chung, tính tỉ lệ %), điểm cao nhất và điểm thấp nhất, những em tiến bộ và những em chưa tiến bộ.Phần này dựa vào bảng điểm tổng kết. Giáo viên trả bài cho học sinh đọc và xem lại những nhận xét của giáo viên, giải quyết thắc mắc của học sinh và lấy điểm vào sổ điểm của lớp.
Việc trả bài không nên thực hiện vào đầu giờ bởi học sinh sẽ mải xem bài của mình, được đọc những lời nhận xét của giáo viên với nhiều trạng thái cảm xúc khác nhau. Lúc này, các em cũng sẽ được nhìn lại một cách toàn diện bài viết của mình trong sự đối chiếu với những gì cả lớp đã thực hiện trong suốt tiết học dưới sự hướng dẫn của thầy. Những thắc mắc của các em về bài làm của mình, về sự đánh giá của giáo viên cũng nảy sinh từ bước này. Vì thế trước khi phát bài, giáo viên cần làm tốt công tác tư tưởng với học sinh để tránh những phản ứng tiêu cực khi trực tiếp đối diện với con điểm xấu như bôi xóa điểm xấu, xé bài, tỏ thái độ bất bình...
Đồng thời cần tạo không khí thoải mái để học sinh mạnh dạn trao đổi những điều còn thắc mắc và chuẩn bị tâm thế để trả lời những thắc mắc đó. Giáo viên cần trực tiếp phát bài cho học sinh để thể hiện sự quan tâm với các em và có điều kiện quan sát thái độ, phản ứng của học sinh. Trên cơ sở đó có những cách ứng xử thích hợp. Giáo viên yêu cầu học sinh lưu bài viết, giữ gìn bài làm cẩn thận để đọc lại, tự đối chiếu và sửa chữa những lỗi đã mắc.
* Bước 6: Học sinh tiếp tục sửa lỗi trong bài làm của mình dưới sự hướng dẫn của giáo viên.
Bước này nhất thiết phải có trong tiết trả bài bởi vì các em sẽ vận dụng cách chữa lỗi chung vào việc sửa lỗi riêng trong bài làm của mình. Trong bài làm giáo viên đã ghi rõ lỗi bên lề theo quy ước, các em cứ theo đó mà sửa lỗi ra ngoài lề. Trong khi các em tự sửa, giáo viên đi từng bàn để giúp các em sửa. Đây là bước học sinh tự làm việc, tự động não suy nghĩ để tìm cách sửa lỗi. Vì vậy, giáo viên phải hết sức quan tâm tới bước này. Trong tiết trả bài, nếu học sinh chưa sửa hết lỗi trên lớp, yêu cầu các em về nhà sửa tiếp cho hoàn chỉnh bài.
Giáo viên sẽ kiểm tra việc tự sửa lỗi, tự bổ sung để hoàn thiện bài viết của học sinh, việc kiểm tra này có thể thực hiện ngay trên lớp hoặc giờ học sau. Việc kiểm tra này không nhất thiết phải tiến hành với 100% học sinh của lớp nhưng rất cần thực hiện để rèn luyện tinh thần tự giác cho các em.
Trước khi kết thúc giờ học, bước củng cố, dặn dò giáo viên cần lưu ý những nội dung sau:
+ Củng cố cho học sinh về phương pháp thực hiện kiểu bài.
+ Nhấn mạnh những yêu cầu quan trong trong việc tạo lập văn bản.
+ Tổng kết các lỗi sai phổ biến, cơ bản để rút kinh nghiệm.
Tóm lại: Trong tiết trả bài cần đạt hai yêu cầu chính:
 - Học sinh phải nhận ra được ưu, khuyết điểm của mình trong bài làm và hướng khắc phục tiến lên.
- Học sinh phải tự sửa chữa những lỗi trong bài làm của mình.
2.2.3. Giải pháp 3: Thiết kế giáo án trả bài viết Tập làm văn hoàn chỉnh, trọn vẹn 
Sau khi hoàn tất những công việc trên, giáo viên mới có đủ cơ sở để thiết kế giáo án. Bài soạn phải có đủ các bước lên lớp và thể hiện rõ: mục đích, yêu cầu; đảm bảo tính hệ thống, đủ nội dung, xác định đúng trọng tâm; phương pháp dạy học; cụ thể hóa các nội dung hoạt động và sự tích hợp giữa các phân môn. Để làm rõ phần này, tôi xin minh họa chi tiết một bài soạn giáo án của tiết Trả bài Tập làm văn số 3 ở khối lớp 7 của trường THCS .
Giáo án minh họa: Tiết Trả bài Tập làm văn số 3 - Lớp 7
Ngày soạn: 
Ngày giảng: 
TiÕt 59 : TRẢ BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 3
 VĂN BIỂU CẢM
I. Mục tiêu cần đạt
Giúp HS : 
- Củng cố lại những kiến thức và kĩ năng đã học về bài văn phát biểu cảm nghĩ về con người.
- Đánh giá được chất lượng bài làm của mình so với yêu cầu của đề bài. Nhờ đó có được những kinh nghiệm quyết tâm cần thiết để làm tốt hơn những bài sau.
II. Trọng tâm kiến thức, kĩ năng
1. Kiến thức
- Kiểm tra kiến thức của học sinh về thể loại văn biểu cảm.
- Nhận thấy ưu điểm, nhược điểm của bài viết cụ thể về kiến thức, về cách diễn đạt.
2. Kĩ năng
- Rèn kĩ năng dùng từ, viết câu, dựng đoạn, liên kết câu, viết bài văn mạch lạc.
- Viết đúng theo thể loại.
3. Thái độ: Nghiêm túc, tích cực chú ý theo dõi phần nhận xét của giáo viên và những thiếu sót cần khắc phục trong bài làm.
III. Chuẩn bị:
- GV: Chấm bài, tổng hợp chất lượng bài viết; soạn giảng
- HS: Ôn lại các kiến thức tạo lập văn bản.
 Xem lại phương pháp làm văn biểu cảm
IV. Tiến trình lên lớp:
Hoạt động khởi động (5 phút)
Hoạt động của GV - HS
Nội dung cần đạt
- Tổ chức trò chơi: GV cho HS thi đua hát những bài hát chủ đề về gia đình
- HS hát
- GV dẫn vào bài:
	Các em đã trình bày những bài hát rất hay về tình cảm gia đình. Và các em cũng biết rằng gia đình là tổ ấm thiêng liêng của mỗi người. Ở bài viết Tập làm văn số 3, các em đã phát biểu cảm nghĩ, nói lên tình cảm của mình đối với những người thân yêu. Tiết học hôm nay, cô sẽ trả bài và sửa bài để các em có được cách nhìn nhận rõ nét hơn về thể loại văn biểu cảm. Đồng thời qua bài học này cũng giúp các em rút ra những kinh nghiệm bổ ích về các ưu điểm, nhược điểm trong bài viết của mình.
Hoạt động hình thành kiến thức (25 phút)
Hoạt động của GV - HS
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1 : Hướng dẫn HS phân tích đề
- Gv: yêu cầu học sinh nhắc lại đề bài
à gv chiếu đề bài.
- Gv (củng cố kiến thức để lấy điểm bài cũ): Theo em, mục đích của việc trả bài để làm gì ?
- Hs: trả lời 
- Gv: Vậy em hãy nhắc lại các bước cần có để xây dựng một bài văn?
- Hs: có 5 bước (Tìm hiểu đề; Lập ý; Lập dàn ý, Viết văn bản hoàn chỉnh, Kiểm tra và sửa lỗi)
I. Phân tích đề: 
Đề bài: Cảm nghĩ về người thân
- Gv: Việc tìm hiểu đề nhằm mục đích gì? Yêu cầu về thể loại và nội dung của đề bài này là gì?
- Hs: 	+ Thể loại: biểu cảm
 	+ Nội dung: về người thân 
- Tìm hiểu đề: 
+ Yêu cầu thể loại: biểu cảm
+ Yêu cầu về nội dung: về người thân trong gia đình (ông, bà, bố, mẹ, anh, chị, em)
- Gv: Nói qua về phần lập ý. Sau đó, cho lớp thảo luận nhóm phần lập dàn ý cho đề bài này ?
- Gv: Chia lớp thành 4 nhóm, có sử dụng bảng phụ.
- Hs: làm việc tự giác, tích cực theo nhóm.
- Lập dàn ý: 
1. Mở bài :
- Dẫn dắt về đối tượng biểu cảm một cách hợp lí. 
- Giới thiệu người đó là ai? Người đó in đậm trong tâm hồn em bởi cảm xúc như thế nào?
2. Thân bài : 
- Hình ảnh gợi cảm về hình dáng của người đó.
- Tình cảm nổi bật của người đó đối với mọi người xung quanh và đối với bản thân của em.
- Tính cách, nhân cách, phẩm chất của người đó ntn qua các việc làm, hành động, lời nói, cử chỉ đó.
- Những kỷ niệm để lại ấn tượng sâu sắc trong em.
3. Kết bài : 
- Khẳng định lại tình cảm của em đối với người thân và mong muốn điều gì cho người thân của mình hoặc có thể hứa làm gì có ích cho người thân.
Hoạt động 2: Nhận xét chung
- GV nhận xét chung về kiến thức 
+ Thể lọai;
+ Lời văn;
- GV nhận xét cụ thể từng phần. 
- GV nêu cụ thể 
Hs: chú ý theo dõi phần nhận xét
II. Nhận xét 
* Ưu điểm :
- Bài viết đúng bố cục 3 phần. 
- Bài làm đúng với thể loại biểu cảm
- Đã biết cách biểu cảm về người thân của mình, một số bài viết hay, có cảm xúc, diễn đạt mạch lạc. Ví dụ: 
+ Lớp 71: Lê Thị Trà My, Nguyễn Thị Kim Yến
+ Lớp 72: Đặng Ngọc Thương, Phạm Thị Nhung
+ Lớp 73: Võ Ngọc Minh, Trần Thị Hoài
- Nhiều em có ý thức làm bài, trình bày rõ ràng, sạch sẽ.
* Nhược điểm :
- Một số bạn còn nghiêng về văn miêu tả, tự sự. 
- Phần mở bài, phần kết bài một số bài còn sơ sài, chưa thực hiện đúng yêu cầu của đề ra.
- Dùng từ: Một số em dùng từ chưa chính xác.
- Lời văn: Một số em diễn đạt còn lủng củng, ý rời rạc. 
- Chữ viết: Sai lỗi chính tả nhiều, viết số, viết tắt.
Hoạt động 3: Hướng dẫn HS sửa lỗi
- Gv: Ghi 5 lỗi chính tả lên bảng à gọi hs lên sửa.
Hs: Lên sửa bài
III. Sửa lỗi
 Sửa lỗi cho học sinh
a) Lỗi chính tả:
+ xinh sắn -> xinh xắn
+ vỉn cửu -> vĩnh cửu
+ lành bạnh -> lành bệnh
+ chia sẽ -> chia sẻ
+ giúp đở -> giúp đỡ
- Gv: chọn 3 đoạn nhỏ của phần mở bài, thân bài, kết bài. Cho hs xem phần diễn đạt và sửa lại. Gv cho thảo luận nhóm.
b) Lỗi diễn đạt: 
+ Đoạn 1 (Mở bài): Sau đây em xin kể cho mọi người biết người em yêu quý nhất là mẹ em.
à Sửa lỗi: không nhất thiết có lời giới thiệu mà đi thẳng cào vấn đề: Người em yêu quý nhất trong cuộc đời chính là mẹ.
+ Đoạn 1 (Mở bài): 
Người em yêu quý nhất trong cuộc đời chính là mẹ.
+ Đoạn 2 (Thân bài): Đôi mắt của bà như hai hòn bi ve nhìn em âu yếm.
à Sửa lỗi: Đôi mắt của bà hiền từ nhìn em âu yếm
+ Đoạn 2 (Thân bài): 
Đôi mắt của bà hiền từ nhìn em âu yếm
+ Đoạn 3 (kết bài): Em rất yêu mẹ nhiều lắm.
à Sửa lỗi: Em yêu mẹ nhiều lắm.
+ Đoạn 3 (kết bài): 
Em yêu mẹ nhiều lắm.
Hoạt động 4: Đọc bài khá giỏi
Gv: gọi 2 học sinh đạt điểm khá giỏi đọc bài để các bạn tham khảo.
IV. Đọc bài khá giỏi: 
+ Lớp 71: Lê Thị Trà My, Nguyễn Thị Kim Yến
+ Lớp 72: Đặng Ngọc Thương, Phạm Thị Nhung
+ Lớp 73: Võ Ngọc Minh, Trần Thị Hoài
Hoạt động 5: Trả bài . Ghi điểm
- GV phát bài cho HS. Cho hs đọc bài 2 phút, sau đó gọi 3 hs tự nhận xét về phần bài làm của mình.
- Hs: đọc bài và nhận xét
- Gv: đọc biểu điểm và bảng thống kê chất lượng.
- Hs: chú ý theo dõi
- HS đọc điểm số
V. Trả bài . Ghi điểm
1. Trả bài
Biểu điểm: 
- Điểm 9, 10: Đảm bảo các ý chính, biết dùng lời văn của bản thân để diễn đạt, không lỗi chính tả, văn viết giàu cảm xúc. 
- Điểm 7, 8: Đảm bảo các ý chính, biết dùng lời văn của bản thân để diễn đạt, có từ 1 đến 2 lỗi chính tả, một đôi chỗ còn lúng túng.
- Điểm 5, 6: Thiếu 1, 2 ý, diễn đạt còn lúng túng, lỗi chính tả, dấu câu tương đối.
- Điểm 3, 4: Thiếu nhiều ý, diễn đạt lủng củng, sai nhiều lỗi chính tả, dùng từ thiếu chính xác.
- Điểm 1, 2: Thiếu 2/3 số ý, không biết diễn đạt bằng lời văn của mình, sao y văn bản.
 - Điểm 0: Làm lạc đề hoặc không làm được gì
2. Ghi điểm
Hoạt động 6: Hướng dẫn HS biện pháp sau kiểm tra
- GV yêu cầu HS chữa lại lỗi sai vào vở và về nhà làm lại bài văn vào vở bài tập.
VI. Biện pháp sau kiểm tra
- Chữa lại lỗi sai về chính tả, lỗi diễn đạt
- Làm lại bài văn vào vở bài tập
c. Hoạt động luyện tập (5’)
Ho¹t ®éng cña GV - HS
Néi dung CÇN ®¹T
- GV yêu cầu HS trao đổi bài với bạn bên cạnh và chữa lỗi cho nhau.
- HS đọc bài, tìm lỗi và chữa lỗi
D. Hoạt động vận dụng (5 phút)
- GV yêu cầu HS viết lại phần mở bài và kết bài mới.
- HS viết vào vở nháp.
E. Hoạt động tìm tòi, mở rộng (5 phút) 
- Tìm đọc thêm các tài liệu tham khảo, sách nâng cao về văn biểu cảm 
- HS về nhà chữa lại những lỗi sai vào vở.
- Tổng hợp lỗi sai và rút ra kinh nghiệm cho bản thân để lần sau khắc phục.
- Soạn bài Làm thơ lục bát.
* KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC:
 	Sau một thời gian áp dụng nghiêm túc quy trình chấm - trả bài làm văn trên, tôi vừa thực hiện vừa ghi nhận kết quả trong từng tiết trả bài. Điều quan trọng đầu tiên tôi nhận thấy đó là tay nghề của người thầy đã được nâng cao hơn. Thứ hai là qua đối chiếu so sánh, phân tích, tổng hợp, tôi nhận thấy đại đa số học sinh đã có những chuyển biến tích cực trong việc làm bài viết cũng như trong giờ học tiết trả bài làm văn, chất lượng dạy - học bộ môn cũng được nâng lên đáng kể. Cụ thể:
Học sinh hào hứng, chủ động, tích cực hơn với giờ trả bài Làm văn cũng như việc học tập môn Ngữ Văn. Các em đã hình thành thói quen phân tích đề, tìm ý và lập dàn ý trước khi làm bài. Các lỗi cơ bản đã giảm nhiều, số bài viết bị điểm yếu kém cũng giảm và số bài đạt điểm từ trung bình trở lên đã tăng dần. Kỹ năng tìm hiểu đề, lập dàn ý, viết mở bài, kết bài ở nhiều học sinh đã trở nên thuần thục hơn, Một số học sinh có khả năng đã viết được những đoạn, những bài văn hay.
Nói chung sự tiến bộ của các em thể hiện cụ thể qua từng bài viết. Bảng thống kê điểm số của học sinh qua các bài làm văn dưới đây phần nào thể hiện được hiệu quả của việc áp dụng đề tài này trong việc dạy môn Ngữ Văn của chúng tôi tại trường THCS .
	Kết quả sau khi áp dụng sáng kiến vào giảng dạy ở các khối lớp 7 trường THCS nơi tôi đang giảng dạy như sau: 
Lớp/số lượng
Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
71/34
03
9.7
10
32.3
15
48.4
03
9.7
72/37
04
10.8
11
40.7
11
40.7
05
13.5
73/38
04
10.5
12
31.6
18
47.4
04
10.5
Kết quả trên một lần nữa khẳng định lại rằng việc áp dụng sáng kiến“Nâng cao hiệu quả và chất lượng trong các tiết trả bài viết Tập làm văn” vào dạy học thực sự có hiệu quả, góp phần nâng cao chất lượng bộ môn Ngữ văn nói chung và tiết dạy trả bài Tập làm văn nói riêng.
3. PHẦN KẾT LUẬN
3.1. Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI: 
 Ai đó từng so sánh thật sâu sắc: “Nếu bài viết tập làm văn là một con thuyền lênh đênh cần người chèo lái thì giáo viên chấm bài chính là người lái đò mẫu mực, tận tình. Họ phải chu đáo dẫn đường để con thuyền ấy cập đúng bến bờ...”.
Với những kinh nghiệm giảng dạy của mình, tôi đã nhận thức được rằng, mỗi tiết dạy là cả một kho kiến thức quý báu, là cả một bầu trời kinh nghiệm cần tích lũy. Và tiết trả bài Tập làm văn mà một trong những bài học sâu sắc nhất về kiến thức và kinh nghiệm ấy. Đó là tiết học cực kì quan trọng trong bộ môn Ngữ văn, có vai trò rất lớn trong dạy học, giúp học sinh nhìn nhận, đánh giá được năng lực của bản thân, từ đó biết tự điều chỉnh, khắc phục để hoàn thiện các kỹ năng diễn đạt không chỉ trong làm văn mà trong cả giao tiếp, tư duy, học tập. Đồng thời góp phần hình thành cho học sinh ý thức trách nhiệm, lòng tự trọng đối với sản phẩm tinh thần do chính mình tạo ra. 
Vì vậy, mỗi giáo viên cần có những nhận thức sâu sắc về vị trí, vai trò, ý nghĩa và tầm quan trọng của giờ trả bài làm văn để có những giờ dạy hiệu quả, thiết thực, góp phần nâng cao chất lượng bộ môn. Chính giáo viên sẽ là người dẫn đường, uốn nắn tỉ mỉ để tạo nên những hướng đi đúng đắn giúp học sinh nhận ra và làm nên những sản phẩm bài viết tốt nhất. 
3.2. KIẾN NGHỊ, ĐỀ XUẤT: 
a. Đối với trường THCS
Tạo điều kiện cho giáo viên trong tổ chuyên môn có thời gian sinh hoạt chuyên môn thường xuyên hơn.
Chú trọng kiểm tra bài soạn và dự giờ đóng góp ý kiến về cách thức tổ chức học sinh học tập tiết Trả bài tập làm văn.
b. Đối với phòng GD&ĐT huyện:
Để giúp cho việc giảng dạy tiết trả bài Tập làm văn có hiệu quả cao hơn, kính mong các cấp quản lý tổ chức Hội thảo chuyên đề về cách soạn giảng tiết trả bài Tập làm văn trên cơ sở trao đổi phân tích vai trò, vị trí của tiết Trả bài tập làm văn.
Trên đây là những sáng kiến của bản thân tôi nhằm nâng cao hiệu quả và chất lượng trong các tiết trả bài TLV. Mặc dù đã có nhiều cố gắng song không tránh khỏi sự thiếu sót. Rất mong nhận được sự góp ý, xây dựng của các đồng chí, đồng nghiệp để sáng kiến kinh nghiệm được hoàn thiện hơn, góp phần nâng cao chất lượng dạy học môn Ngữ văn ở bậc trung học cơ sở trong những năm tiếp theo. Tôi xin chân thành cảm ơn!

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_nang_cao_hieu_qua_va_chat_luong_trong.doc
Sáng Kiến Liên Quan