Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao hiệu quả sử dụng bản đồ trong dạy học Địa lí THPT

TÓM TẮT SÁNG KIẾN

Trước những yêu cầu đổi mới của ngành giáo dục, đặc biệt là hiện nay một trong những năng lực cơ bản, quan trọng mà học sinh cần được hình thành trong quá trình học tập môn Địa lí là năng lực sử dụng bản đồ. Bằng cố gắng của bản thân, kinh nghiệm học hỏi được trong quá trình dạy học của bạn bè, đồng nghiệp, tôi muốn đưa ra một số biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng bản đồ trong dạy học môn Địa lí ở trường THPT nhằm biến môn Địa lí trở thành "niềm vui" với các em học sinh, giúp các em yêu thích môn học hơn.

Nâng cao hiệu quả sử dụng bản đồ trong dạy học Địa lí giúp cho học sinh khai thác kiến thức, hình thành các kĩ năng cơ bản trên cơ sở hiểu được bản chất của vấn đề để từ đó có thể sử dụng thành thạo bản đồ trong quá trình học tập cũng như ngoài thực tế cuộc sống. Thông qua bản đồ giúp cho bài giảng của thầy (cô) trở nên nhẹ nhàng, hấp dẫn đối với học sinh.

Để dạy học Địa lí trên cơ sở bản đồ có hiệu quả, sáng kiến đã đưa ra các biểu hiện của việc sử dụng bản đồ một cách hiệu quả; những định hướng cơ bản trong quá trình dạy học Địa lí trên cơ sở bản đồ; các kĩ năng cơ bản cần được hình thành và các mức độ năng lực khi sử dụng bản đồ đối với từng đối tượng học sinh từ đó đưa ra các gợi ý về các phương pháp dạy học trên cơ sở sử dụng bản đồ nhằm khai thác bản đồ một cách hiệu quả.

 

doc31 trang | Chia sẻ: hoahong.90 | Lượt xem: 5520 | Lượt tải: 3Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao hiệu quả sử dụng bản đồ trong dạy học Địa lí THPT", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 xuống bề mặt thuỷ chuẩn của Trái Đất (≈ mặt elipxôit thực dụng) phù hợp với sự biểu thị hoàn cảnh địa phương trên bề mặt vật lí của hành tinh.
Địa lí học so sánh các đối tượng nghiên cứu nhìn thấy cũng như không nhìn thấy bằng mắt có khoảng không gian không trực tiếp so sánh được,không chỉ vì các hiện tượng so sánh có khoảng không gian rộng lớn không thể bao quát bằng một tầm nhìn,mà do chúng không có các hình thù tồn tại nhìn thấy bằng mắt,do đó bản đồ là phương tiện duy nhất để so sánh không gian- thời gian và thời gian không gian (địa lí),là phương pháp nhận thức logic.
Chúng ta đi đến hết luận rằng,dạng bản đồ so sánh căn cứ vào các tính chất đặc thù của bản đồ dưới đây:
Theo ý nghĩa chung nhất,bản đồ là biểu thị sự giống nhau và khác nhau về các đặc điểm không gian của đối tượng và hiện tượng trong thế giới vật chất, nó là sự biểu hiện so sánh (toàn bộ nội dung của nó nằm ở dạng sẵn sàng để so sánh tức thời).
Phạm vi so sánh trên bản đồ không giới hạn,tuỳ theo mức độ cần thiết có thể vô cùng rộng về mặt không gian cũng như thời gian.
Bản đồ đảm bảo các điều kiện như sau để so sánh các đặc điểm không gian giữa các mặt bất kì của các hiện tượng nhìn thấy cũng như không nhìn thấy bằng mắt.
Khi so sánh theo bản đồ,quá trình tư duy phù hợp với việc tri giác bằng thị giác kết quả so sánh hoặc nguồn thông tin được so sánh.Bản đồ có thể đảm bảo so sánh (không gian-thời gian và thời gian –không gian) giữa các mặt nội dung của hiện tượng: định tính, định lượng và cấu trúc.Ngoài ra có thể có các chỉ số về tuổi ( bản đồ địa tầng), các hình thức và cường độ biểu hiện các quá trình trong các hiện tượng tự nhiên và xã hội.
Do có những thuộc tính đặc trưng trên đây mà chúng ta đã được dự tính trước khi biên vẽ bản đồ, nhằm thực hiện có mục đích định hướng dạng bản đồ so sánh các hiện tượng thuộc phạm vi nào đó.Điều đó được thể hiện ra ở việc lựa chọn chuyên đề và nội dung bản đồ, đảm bảo sẵn sàng phục vụ việc so sánh các mặt so sánh của đối tượng nghiên cứu cùng với cơ sở so sánh.Trong trường hợp này, người dùng bản đồ chủ động để tiến hành động tác so sánh. Nó vô tình hay hữu ý ràng buộc với người đọc các kết quả của sự so sánh khác nhau. Những bản đồ tỏ ra bị động trong việc so sánh khi nó không định hướng từ trước để tạo ra quá trình so sánh. Việc lựa chọn ra các mặt so sánh của các hiện tượng trong trường hợp này hoàn toàn phụ thuộc vào người đọc.
	Khi so sánh, đối chiếu có thể chọn ra đối tượng so sánh, chọn ra các khía cạnh so sánh, tìm ra sự giống nhau, khác nhau, cái chung, cái riêng, đánh giá, hơn kém, tìm nguyên nhân
4.3.4.2. Phương pháp phân tích.
Phân tích là phương pháp nhận biết logic, nó phân chia trong sự tư duy đối tượng nhận thức ra thành các bộ phận và những mặt cấu thành để nghiên cứu từng cái riêng biệt như là các yếu tố nguyên vẹn phức tạp.Phép biện chứng duy vật xem xét phân tích như là một trong số phương pháp đào sâu vô hạn quá trình nhận thức hiện thực, bởi vì mỗi đối tượng đều có tập hợp nhiều vô kể các bộ phận và các mặt.Những mặt này có thể đến với nhận thức con người bằng con đường phân tích, liên tục được đào sâu trong mỗi giai đoạn phát triển khoa học.Tất cả mọi ngành khoa học, trong đó có địa lí học và môn bản đồ đều sử dụng phép phân tích như thể là một yếu tố của phương pháp nhận thức chung trong phép biện chứng duy vật.
Chuyên để phân tích bản đồ là vô giới hạn về mặt không gian cũng như tầm sau nghiên cứu.Tính vô giới hạn không gian của hệ thống chuyên đề phân tích bản đồ trong các địa quyển của Trái Đất vượt khỏi giới hạn của lớp vỏ địa li. Vì thế, bên cạnh khái niệm chung về các bản đồ phân tích cần phải phân biệt khái niệm về bản đồ phân tích địa lí và bản đồ phân tích phi địa lí (thiên văn học)
Tính vô giới hạn của hệ thống chuyên đề phân tích bản đồ theo chiều sâu nghiên cứu gắn với điều kiện trong mỗi giai đoạn phát triển mới của khoa học, việc phân tích mới sâu hơn những bộ phận và những mặt đã được tách ra từ trước, có thể phát hiện ra những phần, những mặt mới mà các đặc điểm không gian- thời gian của chúng cần được biểu thị bằng dạng phân tích. Như vậy, quá trình thường xuyên đi sâu phân tích khiến cho việc mở rộng hệ thống chuyên đề các bản đồ phân tích theo chiều sâu,điều đó về phần mình lại làm cho việc phân tích logic lại càng sâu hơn nữa. Quá trình đi sâu phân tích nhìn chung không có điểm dừng trong nhận thức khoa học, cả trong địa lí học lẫn trong môn bản đồ học.
4.3.4.3. Phương pháp tổng hợp.
Tổng hợp là phương pháp nhận thức logic, nó liên quan một cách trực tiếp với việc phân tích và nó là sự kế tục. Hơn nữa, mỗi sự phân tích đều được tiến hành có chủ định nhằm để tổng hợp tiếp sau đó, nghĩa là sự thống nhất các yếu tố của đối tượng nhận thức đã được tách ra và nghiên cứu khi phân tích. Kết quả tổng hợp sẽ nhận thức được cái mới – bản chất khối thống nhất toàn vẹn, tức là quy luật liên kết nhất định giữa các yếu tố của nó. Từ phân tích đến tổng hợp trong một giai đoạn nghiên cứu và từ tổng hợp trở về lần phân tích mới ở giai đoạn nghiên cứu cao hơn. Quá trình phân tích bản đồ tiến tới tổng hợp bản đồ theo định kì được lặp lại ở trình độ tri thức tiếp theo nhau. 
Ví dụ: Dạy bài 5 : Một số vấn đề của Mĩ La Tinh
Học sinh dựa vào bản đồ tự nhiên Trung và Nam Mĩ để cho biết tại sao phía nam Mĩ La Tinh hình thành nên hoang mạc Patagama..
Học sinh nghiên cứu bản đồ và giải thích được
- Do có dòng biển lạnh chảy ven bờ
- Địa hình cao chắn gió ở phía Tây
- Là thung lũng khuất gió..........
4.4. Các năng lực chuyên biệt cần được hình thành trong quá trình học tập môn Địa lí trên cơ sở bản đồ
Mức 1: Đo đạc, tính toán được một số yếu tố sơ đẳng như độ cao, độ sâu, chiều dài, xác định được phương hướng, tọa độ địa lí của các đối tượng tự nhiên và kinh tế - xã hội trên bản đồ.
Mức 2: Mô tả được đặc điểm về sự phân bố, qui mô, tính chất, cấu trúc, động lực của các đối tượng tự nhiên và kinh tế - xã hội được thể hiện trên bản đồ.
Mức 3: So sánh được những điểm tương đồng và khác biệt giữa các yếu tố tự nhiên và kinh tế - xã hội được thể hiện trên bản đồ.
Mức 4: Giải thích được sự phân bố hoặc mối quan hệ của các yếu tố tự nhiên và kinh tế - xã hội được thể hiện trên bản đồ.
Mức 5: Sử dụng bản đồ để phục vụ các hoạt động trong thực tiễn như khảo sát, tham quan, thực hiện dự ánở một khu vực ngoài thực địa.
4.5. Một số phương pháp dạy học nhằm nâng cao hiệu sử dụng bản đồ trong dạy học Địa lí
Tùy theo mức độ yêu cầu của câu hỏi trong bài mà giáo viên có thể sử dụng linh hoạt các phương pháp dạy học nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả sử dụng bản đồ trong dạy học. Dưới đây là cơ sở khi áp dụng các phương pháp và một số gợi ý sử dụng các phương pháp dạy học
4.5.1. Phương pháp đàm thoại gợi mở
Dùng phương pháp đàm thoại tiến hành trên cơ sở dùng bản đồ tại lớp rất sinh động, làm cho lớp học có không khí học tập tự giác, khích lệ các em suy nghĩ và sôi nổi tham gia bài giảng.
 Tuy nhiên để đảm bảo tốt phương pháp này, hệ thống câu hỏi đặt ra cần tính toán trên cơ sở tư duy và năng lực của học sinh so với thời gian của mỗi câu hỏi để đảm bảo kế hoạch giảng dạy về mặt thời gian. Những câu hỏi đặt ra ở lớp chỉ nên dùng những loại câu hỏi mà người trả lời chỉ cần đọc bản đồ, thông qua tư duy và tìm ra câu trả lời, không nên dùng những câu hỏi tính toán trên bản đồ mới trả lời được. Nếu tính toán đại khái sẽ gây cho học sinh thói quen tuỳ tiện, qua loa. 
Sau khi những câu hỏi đặt ra được lần lượt trả lời, thầy giáo hệ thống hoá và tổng kết vấn đề, đồng thời hướng dẫn học sinh bổ sung ngay trên bản đồ trong SGK, hoặc bản đồ học sinh chuẩn bị cho bài học những kết luận của mình.
Ví dụ: Khi dạy bài 11: Khu vực Đông Nam Á (Địa lí lớp 11)
GV hướng dẫn học sinh để trả lời câu hỏi: Dựa vào bản đồ tự nhiên khu vực Đông Nam Á để tìm hiểu vị trí địa lí của khu vực Đông Nam Á?
Giáo viên đưa ra câu hỏi:
Khi trình bày vị trí địa lý các em cần trình bày những đặc điểm nào?
Một học sinh trả lời và giáo viên chuẩn kiến thức
- Tiếp giáp với các biển, đại dương nào?
- Tiếp giáp với các nước lớn và các nền văn minh nào?
Sau đó yêu cầu một học sinh khác trả lời dựa vào bản đồ tự nhiên:
- Nằm ở phía Đông Nam Châu Á từ 280B – 100N
- Tiếp giáp với hai đại dương lớn là Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương
- Là cầu nối giữa lục địa Á – Âu và lục địa Ôxtraylia
Từ đó yêu cầu một học sinh khác đánh giá ý nghĩa của vị trí địa lý:
- Thuận lợi cho việc giao lưu kinh tế xã hội với các nước
- Phát triển tổng hợp kinh tế biển
- Có vị trí đại chính trị quan trọng, là nơi giao thoa giữa các nền văn hóa lớn trên thế giới.
Ví dụ 2: Khi dạy bài 2: Vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ (Địa lí lớp 12)
Quan sát bản đồ: Bản đồ tự nhiên Việt Nam và cho biết: 
Đặc điểm cơ bản của địa hình Việt Nam?
HS quan sát bản đồ và trả lời câu hỏi.
4.5.2. Phương pháp thảo luận nhóm
Trong quá trình khai thác kiến thức từ bản đồ địa lí, sử dụng phương pháp thảo luận nhóm có những ưu điểm sau:
Về phía học sinh:
- Giúp cho học sinh mở rộng, đào sâu thêm những vấn đề học tập trên cơ sở nhìn nhận chúng (các vấn đề) một cách có suy nghĩ, phân tích chúng có lí lẽ, có dẫn chứng minh họa, phát triển được óc tư duy khoa học.
- Giúp học sinh phát triển các kĩ năng nói, giao tiếp, tranh luận, bồi dưỡng các phương pháp nghiên cứu một cách vừa sức (như các phương pháp tìm đọc sách và tài liệu tham khảo, làm thí nghiệm...)
- Thông qua thảo luận có thể thay đổi quan điểm của cá nhân nhờ cách lập luận logic trên cơ sở các sự kiện, thông tin của các học sinh khác trong nhóm, lớp.
Về phía giáo viên: Quá trình thảo luận dưới sự hướng dẫn của giáo viên sẽ tạo ra mối quan hệ hai chiều giữa giáo viên và học sinh, giúp giáo viên nắm được hiệu quả giáo dục về các mặt nhận thức, thái độ, quan điểm, xu hướng hành vi của học sinh.
Để thảo luận đạt kết quả tốt, GV cần quan tâm đến các khâu quan trọng sau:
- Chuẩn bị nội dung thảo luận
- Tiến hành thảo luận
- Tổng kết thảo luận
Trước khi thảo luận, giáo viên phải kiểm tra tới từng chi tiết: Học sinh chuẩn bị nội dung thế nào? Tâm thế đã sẵn sàng tham gia thảo luận hay chưa? Các điều kiện khác đã được chuẩn bị ra sao? 
Sau khi học sinh trình bày các nội dung thảo luận của nhóm mình, giao viên yêu cầu các nhóm khác nhận xét, đánh giá sau đó giáo viên chuẩn kiến thức và các nhóm sẽ đưa ra các câu hỏi yêu cầu nhóm khảo luận về nội dung đó cùng suy ngầm và giải thích
Nếu các nhóm không đưa ra được các câu hỏi yêu cầu nhóm thảo luận giải thích thì giáo viên có thể đưa ra các câu hỏi để khắc sâu kiến thức.
Trong chương trình địa lí THPT, việc sử dụng phương pháp thảo luận nhóm trong các hoạt động của học sinh thường xuyên diễn ra trong các bài học khi tìm hiểu về phần : Điều kiện tự nhiên và các đặc điểm kinh tế xã hội do phần này có nội dung khá dài, là một trong những nội dung quan trong của bài học nên thảo luận nhóm sẽ mang lại hiệu quả cao.
Ví dụ: Trong bài 8 - Tiết 1: Tự nhiên, dân cư và xã hội Liên Bang Nga
Trong phần II - Điều kiện tự nhiên
Để tìm hiểu nội dung này, giáo viên nên tiến hành cho học sinh thảo luận theo nhóm nhỏ để tìm ra điều kiện tự nhiên của Liên Bang Nga
Bước 1: Giáo viên chia nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm
(Thời gian hoạt động : 4 phút)
Quan sát bản đồ tự nhiên Liên Bang Nga 
Nhóm 1: Tìm hiểu đặc điểm địa hình của Liên Bang Nga và phân tích ảnh hưởng tới sự phát triển kinh tế?
Nhóm 2: Tìm hiểu đặc điểm khí hậu và mạng lưới sông ngòi của Liên Bang Nga và phân tích ảnh hưởng tới sự phát triển kinh tế?
Nhóm 3: Tìm hiểu đặc điểm tài nguyên khoáng sản, tài nguyên rừng và phân tích ảnh hưởng tới sự phát triển kinh tế?
Bước 2: Học sinh trao đổi, bổ sung cho nhau
Bước 3: Đại diện các nhóm phát biểu, các nhóm khác nhận xét, bổ sung
Bước 4: Các nhóm khác đưa ra câu hỏi để nhóm thảo luận trả lời
Ví dụ các câu hỏi có thể hỏi:
Câu hỏi cho nhóm 1: Đồng bằng nào của LB Nga thuận lợi nhất cho sự phát triển nông nghiệp? 
HS quan sát bản đồ và trả lời đồng bằng Đông Âu do có đất đai màu mỡ, nguồn nước ổn định, khí hậu ôn hòa
Câu hỏi cho nhóm 2: Vì sao khí hậu miền Tây LB Nga ôn hòa hơn miền Đông? 
HS quan sát bản đồ kết hợp với khả năng phân tích, đánh giá trả lời: Do gió Tây ôn đới thổi từ Đại Tây Dương vào mang theo lượng hơi ẩm lớn, mặt khác có cao nguyên Xibia là nơi thống lĩnh khí áp cao vào mùa đông nên mưa rất ít.
Yếu tố
Đặc điểm
Ảnh hưởng đến phát triển kinh tế
Đ ịa hình
+ Phía Tây : Chủ yếu là đồng bằng và vùng trũng.
Đồng bằng Đông Âu: khá cao, xen kẽ nhiều đồi thấp, màu mỡ.
Đông bằng Tây Xi-bia: chủ yếu là
 đầm lầy
+ Phía Đông: chủ yếu là núi và 
cao nguyên 
+ Thuận lợi:Trồng cây lương
 thực, thực phẩm, chăn nuôi gia 
súc ở đồng bằng Đông Âu, phát
 triển lâm nghiệp ở phía Tây
+ Khó khăn: cho việc phát triển 
giao thông, không thuận lợi cho
 phát triển nông nghiệp 
Khoáng sản
Than đá, quặng Kali : trữ lượng lớn nhất thế giới
Dầu mỏ, khí tự nhiên, quặng sắt
đứng thứ 2 thế giới
Nhiều loại khoáng sản khác
+ Thuận lợi: Phát triển công 
nghiệp nặng, luyện kim, hoá dầu
Khí hậu
Đa dạng:
- 80% lãnh thổ có khí hậu ôn đới,
 phía Bắc có khí hậu cận cưc, lạnh giá.
4% lãnh thổ phía Nam có khí hậu 
cận nhiệt
- Miền Đông có khí hậu khắc nghiệt hơn miền Tây
+ Thuận lợi: Cơ câu cây trồng 
đa dạng
+ Khó khăn: Nhiều vùng khí hậu 
quá giá lạnh, hoặc quá khô hạn 
gây khó khăn cho phát triển kinh tế 
và đời sống
Sông 
ngòi
Nhiều sông lớn: Ôbi, Vonga, 
Ênitxây, Lêna
 + Thuận lợi: Giá trị thuỷ điện, 
thuỷ lợi, nghề cá và phát triển 
giao thông
+ Khó khăn: Sông đóng băng 
vào mùa đông nên khó khăn cho
 việc phát triển kinh tế
Rừng
Diện tích rừng lớn nhất thế giới 
(886 triệu ha) chủ yếu là rừng Taiga
 - Thuận lợi: Phát triển 
lâm nghiệp, phát triển du lịch
 sinh thái....
Ví dụ 2: Khi dạy bài 6 - Địa lí 12: Đất nước nhiều đồi núi - Phần 2 ( Khu vực đồi núi - Phần: Các khu vực địa hình) tìm hiểu đặc điểm khu vực Đông Bắc và Tây Bắc
Bước 1:
GV chia nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm: 
Quan sát bản đồ địa hình Việt Nam:
Nhóm 1: Trình bày đặc điểm vùng núi Đông Bắc (phạm vi, đặc điểm chung, các dạng địa hình chính)
Nhóm 2: Trình bày đặc điểm vùng núi Tây Bắc (phạm vi, đặc điểm chung, các dạng địa hình chính)
Nhóm 3: So sánh đặc điểm khác nhau của vùng núi Đông Bắc và Tây Bắc
Thời gian: 3 phút
Bước 2: Học sinh trao đổi, bổ sung cho nhau
Bước 3: Đại diện các nhóm phát biểu, các nhóm khác nhận xét, bổ sung
Bước 4: Các nhóm khác đưa ra câu hỏi để nhóm thảo luận trả lời
Ví dụ các câu hỏi có thể hỏi:
Câu hỏi cho nhóm 1: Địa hình vùng núi Đông Bắc và Tây Bắc ảnh hưởng gì đến khí hậu của vùng.
Câu hỏi cho nhóm 2: Địa hình vùng núi Đông Bắc và Tây Bắc ảnh hưởng gì đến khí hậu của vùng.
Đặc điểm
Đông Bắc
Tây Bắc
Phạm vi
Nằm ở tả ngạn sông Hồng 
Nằm giữa sông Hồng và sông Cả.
Đặc điểm chung
4 cánh cung lớn: Sông Gâm, Ngân Sơn, Bắc Sơn, Đông Triều mở rộng về phía Bắc và phía Đông, chụm đầu ở Tam Đảo.
Phần lớn diện tích là địa hình núi thấp
Thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam
3 dải địa hình chạy theo hướng TB - ĐN
Là khu vực núi cao nhất nước ta
Các dạng địa hình
+ Khối Thượng nguồn sông Chảy (có những đỉnh cao > 2000m)
+ Giáp biên giới Việt Trung là các khối núi đá vôi đồ sộ ở Hà Giang, Cao Bằng 
+ Đồi núi thấp ở trung tâm có độ cao 500-600m.
- Giáp đồng bằng là vùng đồi núi trung du thấp dưới 100m.
Các thung lũng sông hướng vòng cung xen giữa các dãy núi: sông Cầu, sông Thương, sông Lục Nam ..
- Có 3 mạch núi chính:
+ Phía Đông là dãy núi Hoàng Liên Sơn từ biên giới Việt Trung tới khủy sông Đà với đỉnh Phanxipang cao 3143 m 
+ Phía Tây: Địa hình núi trung bình nằm dọc biên giới Lào-Việt
+ Ở giữa thấp hơn là các dãy núi xen lẫn sơn nguyên, cao nguyên đá vôi từ Phong Thổ đến Mộc Châu tiếp nối là vùng núi đá vôi ở Ninh Bình-Thanh Hóa 
Các thung lũng sông cùng hướng, xen các dãy núi: sông Đà, S Mã, SChu
4.5.3. Phương pháp động não
Phương pháp này giúp học sinh dựa vào bản đồ để:
- Trả lời nhanh
- Liên hệ các kiến thức để trình bày ý kiến
- Tránh sự phán xử hấp tấp với thời gian hạn định.
- Tự do và chân thực tham gia vào các hoạt động mà không quan tâm đến những hạn chế của cá nhân.
Ví dụ 1: Quan sát bản đồ: Bản đồ tự nhiên châu Phi và cho biết: 
Tại sao châu Phi được bao bọc bởi biển nhưng lại có hoang mạc Xahara lớn nhất thế giới, có diện tích chiếm gần 1/3 diện tích châu lục này?
Học sinh toàn lớp có thể suy ngẫm tất cả các nhân tố, kết hợp với khả năng phân tích để đánh giá :
+ Do có chí tuyến Bắc chạy qua; chí tuyến là khu áp cao, có không khí khô và nóng, chỉ có gió thổi đi không có gió thổi đến.
+ Có dãy Atlat ở phía Tây Bắc chắn gió từ biển thổi vào
+ Ven bờ có dòng biển lạnh chảy qua
+ Diện tích lục địa lớn, lại có hình khối khổng lồ, ít bị chia cắt nên ít chịu ảnh hưởng của biển
....
Ví dụ 2: Khi giảng bài: Một số vấn đề của khu vực Tây Nam Á và khu vực Trung Á giáo viên đưa ra câu hỏi:
Dựa vào bản đồ tự nhiên - kinh tế khu vực Tây Nam Á cho biết tại sao khu vực Tây Nam Á có vị trí chiến lược quan trọng?
Học sinh quan sát bản đồ kết hợp với kiến thức đã học trả lời được: 
+ Do tiếp giáp với nhiều biển và vịnh biển và các đại dương lớn trên thế giới: Địa Trung Hải, biển Đen, biển Caxpi, biển Đỏ....các vịnh biển: Pecxich, Ôman...
+ Do tiếp giáp với các khu vự lớn trên thế giới: Nam Á, Trung Á
+ Là cầu nối giữa 3 châu lục lớn trên thế giới: châu Âu, châu Á, châu Phi
+ Là con đường thông ra Ấn Độ Dương
+ Nơi đây lại có tài nguyên khoáng sản đa dạng phong phú....
Ví dụ 3: Khi dạy bài 2: Vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ (Địa lí lớp 12)
Quan sát bản đồ: Các nước Đông Nam Á và cho biết: 
Khó khăn của vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ của nước ta đối với phát triển kinh tế là gì?
Học sinh toàn lớp có thể suy ngẫm tất cả các nhân tố, kết hợp với khả năng phân tích để đánh giá được khó khăn: 
- Diện tích nhỏ, đường biên giới trên bộ và trên biển tiếp giáp với nhiều nước khó khăn cho việc đảm bảo chủ quyền đất nước.
- Nằm trong khu vực phát triển kinh tế năng động đặt nước ta vào thế vừa phải hợp tác cùng phát triển vừa phải cạnh tranh quyết liệt với các thị trường khác.
- Nằm ở khu vực nhạy cảm trước những biến động chính trị của thế giới nên những biến động xấu sẽ tác động tiêu cực đến sự phát triển kinh tế của Việt Nam
4.5.4. Phương pháp học tập tình huống
Trong dạy học Địa lí có thể lấy các sự kiện, các câu chuyện trên báo chí, trên tivi và thực tế địa phương đưa ra, yêu cầu học sinh đưa ra các nhận định, giải thích các hiện tượng trên cơ sở các nội dung kiến thức đã được học
Sử dụng phương pháp tình huống nhằm mục đích:
- Tăng thêm hiểu biết và khả năng áp dụng lí thuyết và thực tế
- Nâng cao kĩ năng phân tích, lập luận của học sinh trên cơ sở kiến thức đã biết
- Truyền đạt những thông tin mang tính thời sự cần thiết cho học sinh
Tuy nhiên việc sử dụng phương pháp này cũng cần lưu ý một số điểm sau:
- Tìm một tình huống phù hợp với nội dung cần truyền đạt
- Thông tin phải mang tính thời sự, sát thực tế, tạo khả năng để học sinh đưa ra nhiều giải pháp
- Khối lượng nội dung và mức độ dài ngắn phụ thuộc vào mục tiêu bài dạy.
Phương pháp tình huống, thực hiện qua 4 bước:
          Bước 1: Giáo viên giới thiệu và giải thích tình huống.
          Bước 2: Học sinh suy nghĩ.
          Bước 3: Học sinh nêu các giải pháp giải quyết tình huống.
          Bước 4: Giáo viên tổng kết.
Ví dụ: Khi dạy bài 10: Cộng hòa nhân dân Trung Hoa (Trung Quốc)
Khi tìm hiểu về điều kiện tự nhiên Trung Quốc giáo viên đưa ra tình huống: 
Với tài nguyên khoáng sản (đặc biệt là khoáng sản năng lượng) dồi dào, phong phú, việc khai thác quá mức nguồn năng lượng gây hậu quả không nhỏ như khai thác than, thủy điện trên sông Trường Giang là những bài học lớn của Trung Quốc. 
Vậy theo em, bài học của Trung Quốc trong việc khai thác và sử dụng các loại tài nguyên trên là gì?
 Sử dụng kết hợp nhiều phương pháp dạy học tích cực trong một giờ dạy một cách thích hợp sẽ đem lại hiệu quả mong muốn. Học sinh không chỉ hứng thú với tiết học, tiếp thu bài nhanh hơn mà còn có cơ hội thể hiện sự hiểu biết, khả năng tư duy, nói trước đám đông, phát triển kỹ năng... Đó là mục tiêu của dạy học hiện đại.

File đính kèm:

  • docSang kien kinh nghiem THPT_12219167.doc
Sáng Kiến Liên Quan