Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao hiệu quả hoạt động Đội Trường Tiểu học Vạn Thọ 1 thông qua tổ chức các hội thi
Trong nhà trường phổ thông hiện nay, học sinh đang được giáo dục toàn diện nhằm nâng cao giáo dục cho phù hợp với đà phát triển của khoa học kĩ thuật hiện nay. Ngoài việc học tập văn hóa, các em còn phải tham gia vào các hoạt động khác do nhà trường tổ chức, Ban phụ trách Đội tổ chức.
Các loại hình sinh hoạt đó là phương tiện giúp học sinh vui chơi thoải mái, xây dựng được tinh thần tập thể, kích thích tính thi đua vươn lên giữa cá nhân với cá nhân, tập thể với tập thể một cách tự giác, lành mạnh xây dựng một khối thống nhất, yêu thích tập thể lớp mình, ham thích sinh hoạt cùng với bạn, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ. Đó là công tác Đội trong nhà trường phổ thông.
Giáo dục học sinh phát triển thành những con người toàn diện là việc làm cần thiết và quan trọng. Tổ chức Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh là lực lượng nòng cốt trong các phong trào thi đua, trong việc rèn luyện, giáo dục đạo đức nhân cách cho các em.
Thời thơ ấu đã qua, ai cũng qua tuổi Đội và đều biết rằng: Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh do Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập, giao cho Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh phụ trách. Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh là lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường, lực lượng dự bị của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, lực lượng nòng cốt trong phong trào thiếu nhi. Đội hoạt động trong nhà trường và cả trên địa bàn dân cư. Đội lấy 5 điều Bác Hồ dạy thiếu niên, nhi đồng làm mục tiêu phấn đấu rèn luyện.
hương. Nâng cao trình độ nghiệp vụ, tổ chức các hoạt động và dạy học của giáo viên. Xây dựng mối quan hệ tình cảm đẹp giữa thầy và trò, giữa nhà trường – xã hội – gia đình ngày càng tốt đẹp. 2. Cơ sở thực tiễn của vấn đề nghiên cứu Căn cứ chương trình công tác Đội và phong trào thiếu nhi của Hội đồng đội huyện Vạn Ninh, thực hiện theo nhiệm vụ và kế hoạch hoạt động của nhà trường, Liên đội Trường Tiểu học Vạn Thọ 1 đã tích cực tổ chức các hoạt động Đội đặc biệt là tổ chức các hội thi trong Liên đội. Các hoạt động hội thi của trường được tổ chức, có sự tham gia giúp đỡ, hỗ trợ từ nhiều phía của các tổ chức, ban ngành, chính quyền địa phương, nhìn chung các hoạt động ấy đều thành công tốt đẹp. Song thực tế mà nói thì chất lượng, hiệu quả của các hoạt động, các hội thi trong Liên đội vẫn chưa cao so với mục tiêu, yêu cầu đặt ra, chưa được như ý mong muốn của người làm công tác Đội. Chương 2: Thực trạng của vấn đề nghiên cứu 1. Đặc điểm tình hình a. Thuận lợi - Được sự quan tâm của các cấp uỷ Đảng, chính quyền địa phương, BGH nhà trường, Hội đồng sư phạm, sự quan tâm chỉ đạo của Hội đồng Đội huyện, Phòng giáo dục và Đào tạo huyện Vạn Ninh. - Sự quan tâm của các tổ chức đoàn thể trong và ngoài nhà trường. - Đội ngũ các anh, chị phụ trách luôn kịp thời trong việc thu nhận thông tin và vạch hướng giải quyết thông tin đến chi đội mình, cùng với sự nhiệt tình của Ban chỉ huy Liên, Chi đội và toàn thể đội viên trong Liên đội. - Ban giám hiệu nhà trường luôn tạo điều kiện về thời gian, hỗ trợ vật chất, kinh phí, trang thiết bị phục vụ cho các hội thi trong nhà trường. - Các đội viên, nhi đồng đa số nhiệt tình tham gia các hoạt động khi tổ chức hội thi. - Các giáo viên chủ nhiệm các lớp nhi đồng và các anh chị phụ trách luôn quan tâm đến các hoạt động công tác Đội, các phong trào và các hội thi. - Nhiều năm liền Liên đội đạt và giữ vững Liên đội mạnh cấp huyện. b. Khó khăn Đội ngũ các anh chị phụ trách Chi đội, sao nhi đồng, ban chỉ huy liên đội, chi đội nhiệt tình nhưng vì năng lực công tác Đội còn hạn chế nên việc tiếp thu, truyền đạt và tổ chức các hoạt động trong hội thi chưa thật tốt dẫn đến hiệu quả các hội thi còn thấp. Liên đội Trường Tiểu học Vạn Thọ 1 là trường nằm trên khu vực dân cư kinh tế còn khó khăn nên việc tham gia các hội thi, các hoạt động phong trào do các cấp tổ chức gặp không ít khó khăn, hiệu quả còn thấp. Kinh phí phục vụ cho hoạt động công tác Đội còn rất nghèo nàn, không quyên góp được từ các lực lượng xã hội khác. Nguồn kinh phí của Đội hạn hẹp, ít được hỗ trợ từ các lực lượng xã hội hoặc từ thiện giúp đỡ. Đội viên hiểu biết về thế giới xung quanh còn hạn chế, ít quan tâm đến những vấn đề mang tính chính trị - xã hội, thời sự và kiến thức về lịch sử Việt Nam và thế giới. Đội ngũ Ban chỉ huy Liên đội hay rụt rè, thiếu mạnh dạn, tự tin khi thực hiện nhiêm vụ. Ban chỉ huy Liên đội chưa mạnh dạn và phát huy năng lực lãnh đạo, chưa sáng tạo trong công việc nên chất lượng hoạt động chưa cao. Đội ngũ phụ trách sao đã triển khai thực hiện kế hoạch theo yêu cầu song còn chưa chủ động, thiếu tính sáng tạo. Một số cá thể khi tham gia còn hình thức, mang tính đối phó, thiếu động lực phấn đấu, thi đua. Công tác chuẩn bị chưa thật tốt, thiếu tính đồng bộ. 2. Thực trạng vấn đề nghiên cứu Vào mỗi năm học thực hiện theo chương trình công tác đội và phong trào thiếu nhi của Hội đồng đội huyện Vạn Ninh, thực hiện theo nhiệm vụ và kế hoạch hoạt động của nhà trường, căn cứ theo chương trình kế hoạch hoạt động của Liên đội, Liên đội Trường Tiểu học Vạn Thọ 1 đã tích cực tổ chức các hoạt động Đội đặc biệt là tổ chức các hội thi trong Liên đội nhằm để đáp ứng nhu cầu, đòi hỏi đối với các em thiếu nhi. Đồng thời đây cũng chính là phương tiện dạy học có hiệu quả, một hình thức thi đua giữa các em, giữa những người tổ chức, giữa các tập thể với nhau từ đó kích thích sự sáng tạo của mỗi giáo viên giúp mỗi giáo viên không ngừng vươn lên về mọi mặt, giúp cho các em học sinh phát triển toàn diện trong gia đoạn cách mạng mới. Các hoạt động hội thi của trường được tổ chức, có sự tham gia giúp đỡ, hộ trợ từ nhiều phía của các tổ chức, ban ngành, chính quyền địa phương, nhìn chung các hoạt động ấy đều thành công tốt đẹp. Song thực tế mà nói thì chất lượng, hiệu quả của các hoạt động, các hội thi trong Liên đội vẫn chưa cao so với mục tiêu, yêu cầu đặt ra, chưa được như ý mong muốn của người làm công tác Đội. Bảng tổng hợp 100 ý kiến của các em đội viên, nhi đồng trong Liên đội về việc tham gia các hội thi do Liên đội tổ chức có kết quả như sau: Nội dung điều tra Những ý kiến của các em sau khi tham gia hội thi Đội viên, nhi đồng Số lượng Tỉ lệ (%) Rất vui khi được tham gia hội thi 42 42% Cảm thấy không vui khi tham gia 58 58% Từ những số liệu trên cho thấy mức độ của học sinh hài lòng khi tham gia các hội thi chưa cao (còn 58% số học sinh khi tham gia các hội thi cảm thấy không hứng thú khi tham gia các hội thi). Điều này chứng tỏ, chất lượng, hiệu quả của các hoạt động, các hội thi trong Liên đội vẫn chưa cao so với mục tiêu, yêu cầu đặt ra, chưa được như ý mong muốn của người làm công tác Đội. Chương 3: Giải pháp nghiên cứu 1. Giáo viên nắm vững cách tổ chức hội thi cho thiếu nhi Giáo viên phải nắm vững quy trình, công tác chuẩn bị, các bước tiến hành, cách đánh giá tổng kết tổ chức một hội thi cho thiếu nhi. Biết lập kế hoạch cụ thể, chi tiết và thực hiện kế hoạch đó đúng tiến độ, yêu cầu đã đặt ra. Biết lựa chọn và tổ chức hội thi, đáp ứng yêu cầu mục tiêu đề ra, thỏa mãn nhu cầu, nguyện vọng chính đáng của các em thiếu nhi, góp phần đắc lực cho các mục tiêu chính trị - kinh tế - xã hội của địa phương trong từng thời kì, từng giai đoạn. Biết huy động các nguồn lực phục vụ cho hội thi thành công, góp phần xã hội hóa công tác giáo dục, công tác bảo vệ chăm sóc, giáo dục thiếu nhi. 2. Giáo viên vận dụng các phương pháp dạy học vào việc tổ chức hội thi cho thiếu nhi Vận dụng phương pháp dạy học bồi dưỡng và tự bồi dưỡng động cơ học tập cho giáo viên và học sinh Thông qua tổ chức hội thi cho thiếu nhi góp phần bồi dưỡng cho các em động cơ tích cực học tập, kích thích hứng thú nhận thức và giáo dục tình cảm nhận thức. Hội vui học tập, hội thi an toàn giao thông, nét đẹp đội viên, Rung chuông vàng,...thể hiện rất rõ những điều này. Tổ chức hội thi cho thiếu nhi là thực hiện phương pháp kiểm tra và tự kiểm tra hoạt động nhận thức. Kiểm tra tri thức, kĩ năng, kĩ xảo của học sinh là một trong những yêu cầu quan trọng của quá trình dạy học. Thông qua dạy học và tổ chức hội thi có thể kiểm tra khả năng cập nhật kiến thức, trình độ tư duy sáng tạo của các em và chất lượng dạy học của chính giáo viên. Việc kiểm tra chất lượng dạy học thông qua tổ chức hội thi sẽ góp phần điều chỉnh hoạt động dạy - học của giáo viên và học sinh; giúp giáo viên phát hiện những thiếu sót trong quá trình dạy học, bổ sung, điều chỉnh kịp thời những kiến thức, phương pháp, cách thức tổ chức, phương tiện, điều kiện dạy học phù hợp với đối tượng dạy học. Dạy học và tổ chức hội thi cho thiếu nhi là sự vận dụng các phương pháp dạy học tái hiện, phương pháp dạy học chương trình hóa, phương pháp dạy học nêu vấn đề. Thực tế trong quá trình tổ chức các hội thi đòi hỏi người giáo viên phải biết sử dụng các phương pháp dạy học cần thiết, nhằm đạt mục tiêu giáo dục mà hội thi đặt ra. 3. Hướng dẫn và tổ chức hội thi cho thiếu nhi a. Công tác chuẩn bị hội thi cho thiếu nhi Căn cứ vào mục tiêu, chương trình nhiệm vụ năm học, kế hạch hoạt động chung của nhà trường giáo viên lập kế hoạch lựa chọn chủ đề hội thi phù hợp với các yêu cầu trên và phù hợp với hứng thú, nguyện vọng của học sinh. Thời điểm tổ chức hội thi nên chọn vào các ngày hoạt động cao điểm, các ngày lịch sử có ý nghĩa: 2/9, 15/10, 22/12, 3/2, 8/3, 26/3, 15/5, 30/4, 19/5, 1/6... hoặc các ngày kỉ niệm thành lập trường, ngày truyền thống của địa phương, các dịp sơ kết, tổng kết. Để hội thi có ý nghĩa, tác động giáo dục sâu rộng, nhiều mặt tới nhiều đối tương, cần thông báo cho toàn thể giáo viên, học sinh thấy rõ mục đích yêu cầu, chủ đề nội dung, cách thức tiến hành, đánh giá... của hội thi, động viên thu hút đông đảo các em tham gia. Địa điểm tiến hành hội thi: nên chọn địa điểm thoáng mát, hội trường đủ rộng, an toàn, phù hợp với từng chủ đề, từng loại hội thi. Dự trù kinh phí tổ chức, khen thưởng, phương tiện, điều kiện vật chất, nhân lực, thời gian, ban tổ chức, ban giám khảo, số lượng thí sinh dự thi, nội dung thi,... và các phương án tổ chức hội thi dự phòng. Thành lập Ban tổ chức, Ban giám khảo hội thi: - Trưởng ban: chịu trách nhiệm điều hành tổng thể chung các hoạt động của hội thi. - Các phó ban: phụ trách, điều hành cơ sở vật chất và phụ trách chỉ đạo nghệ thuật (thiết kế nội dung thi, các môn thi, màn trình diễn, hệ thống câu hỏi, đáp án, thang điểm,...). Thành lập Ban giám khảo, mời những chuyên gia trong những lĩnh vực mà nội dung thi yêu cầu. - Chương trình thi được giáo viên viết kịch bản và chọn học sinh có năng khiếu dẫn chương trình. - Nếu quy mô hội thi lớn có thể thành lập các tiểu ban chuyên trách: trang trí khánh tiết, sân khấu, thi đua, khen thưởng, bảo vệ trật tự,... - Phối hợp chặt chẽ với các cơ quan ban nghành, tổ chức xã hội,... đỡ đầu cho hội thi. Triển khai kế hoạch tổ chức hội thi: - Kế hoạch tổ chức hội thi phải được đưa vào kế hoạch hoạt động chung của nhà trường ngay từ đầu năm học, đầu học kì. - Mọi giáo viên, học sinh, gia đình học sinh phải biết rõ kế hoạch tổ chức hội thi. Vận động đông đảo học sinh tham gia và sự ủng hộ, hỗ trợ của giáo viên và gia đình học sinh cho hội thi. - Hội thi được tiến hành từ lớp đến cấp trường, quận (huyện), tỉnh,...song điều cần chú ý là chất lượng và hiệu quả giáo dục phải được nâng dần lên qua từng vòng thi, cấp thi. - Nên bố trí thời gian thích hợp cho các em tập luyện, khớp nhạc, làm quen với sân khấu, tập các màn trình diễn, tiếp xúc giữa giám khảo vơi thí sinh dự thi. - Tổ chức tổng duyệt toàn bộ chương trình hội thi, góp ý, điều chỉnh về kĩ thuật biểu diễn, âm nhạc, ánh sáng, dẫn chương trình. - Sau khi tổng duyệt nên dành thời gian để các em tập luyện nâng cao chất lượng biểu diễn. b. Tổ chức tiến hành hội thi Tạo không khí cho hội thi trên các phương tiện thông tin, trang trí và các hoạt động hỗ trợ khác (băng rôn, cờ, biểu ngữ). Kiểm tra toàn bộ công tác chuẩn bị của các lớp tham gia hội thi. Sắp xếp và thông báo chương trình, đảm bảo sự đan xen hợp lý. Thông báo dự kiến thời gian dự thi, thứ tự các tiết mục, tránh để các em chờ đợi, gây tâm lý căng thẳng ảnh hưởng đến chất lượng hội thi. Chương trình hội thi: - Khai mạc hội thi: Trưởng ban tổ chức tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu, công bố thành phần ban giám khảo, nội quy hội thi. - Tất cả các thí sinh lần lượt được giới thiệu với khán giả; Giới thiệu các vòng thi, các màn trình diễn, các chương trình phụ trợ; Thể lệ thi, biểu chấm điểm... - Chú ý: Động viên các em bình tĩnh, tự tin, khiêm tốn học hỏi, quyết tâm giành kết quả cao trong hội thi; Kiểm tra trang âm, ánh sáng, nhạc công... tránh để trục trặc gây tâm lý không tốt cho thí sinh và người xem. - Nên có màn khai mạc và thực hiện các nghi lễ đúng quy định. Chỉ huy chương trình hội thi: - Dành toàn quyền cho người chỉ huy, tránh chồng chéo gây sự lộn xộn trong quá trình tiến hành hội thi. - Tăng dần sự hấp dẫn, thay đổi thể loại cho chương trình có sức thu hút. Cần kiên quyết thực hiện đúng kế hoạch, trình tự hội thi đã đặt ra, song phải linh hoạt và có các phương án dự phòng. Hoạt động của Ban giám khảo: - Ban giám khảo phải nắm vững cách đánh giá điểm các màn thi, vòng thi và thống nhất cách chấm điểm. - Với từng nội dung thi phải chấm nhanh, chính xác, không thiên vị. Điểm của mỗi thí sinh là điểm trung bình cộng của các giám khảo. Có thể dùng cách chẩm điểm công khai. c. Tổng kết đánh giá hội thi: - Trưởng Ban giám khảo thay mặt Ban giám khảo và Ban tổ chức nhận xét chung về thành công của hội thi. - Công bố kết quả, trao thưởng. - Bế mạc hội thi. Trong các hội thi bản thân Tổng phụ trách Đội phải chủ động từ mọi phía. Tổng phụ trách Đội phải thông qua ban phụ trách Đội, tham mưu với Ban giám hiệu nhà trường về kế hoạch tổ chức hội thi, lập bảng dự trù kinh phí, tờ trình xin kinh phí. Khi được sự đồng ý, tán thành của Ban phụ trách Đội, Ban giám hiệu nhà trường Tổng phụ trách Đội bắt đầu tuyên truyền sâu rộng đến toàn thể anh (chị) phụ trách chi đội, lớp nhi đồng, đến các em học sinh và phụ huynh học sinh, toàn thể cộng đồng về ý nghĩa của hội thi, tính thiết thực và mức độ giáo dục thông qua hội thi. Chuẩn bị mọi cơ sở vật chất, trang thiết bị đầy đủ cho hội thi, phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên, nhắc nhở thời gian thực hiện và thời gian hoàn thành. Triển khai đôn đốc tập luyện, kiểm tra tiến độ thực hiện của các chi đội, lớp nhi đồng. Tiến hành duyệt chương trình cho thật chu đáo theo kế hoạch. Kịp thời chấn chỉnh, uốn nắn, sửa sai cho các chi, lớp nhi đồng trước khi tiến hành hội thi chính thức. Đặc biệt phải quán triệt cho được ý thức tham gia, có đánh giá, nhận xét và bảo lưu thành tích tập thể, cá nhân để cuối năm học bình xét thi đua. Chú ý nêu những tấm gương tập thể và cá nhân điển hình trong các hội thi, chỉ ra những ưu điểm cần được nhân rộng, học tập và phát huy cho những hội thi sau. Chương 4: Hiệu quả sáng kiến 1. Hiệu quả của sáng kiến Trong quá trình tổ chức các hội thi từ đầu năm học đến thời điểm tháng 12/2019, tôi đã tiến hành khảo sát có kết quả như sau: - Số lượng khảo sát: 100 học sinh Nội dung điều tra Những ý kiến của các em sau khi tham gia hội thi Đội viên, nhi đồng Số lượng Tỉ lệ (%) Rất vui khi được tham gia hội thi 96 96% Cảm thấy không vui khi tham gia 04 04% Qua hình thức tiến hành các phương pháp như đã nêu trên tôi thấy các hội thi được tổ chức có sự chuyển biến rất rõ rệt, các em học sinh tham gia hội thi không còn nhút nhát, sợ sệt, mà đã chủ động tích cực tham gia rất hứng thú và hào hứng. Qua đó học sinh vui chơi cảm thấy thoải mái hơn, xây dựng được tinh thần tập thể, kích thích tính thi đua vươn lên giữa cá nhân với cá nhân, tập thể với tập thể một cách tự giác, lành mạnh xây dựng một khối thống nhất, yêu thích tập thể lớp mình, ham thích sinh hoạt cùng với bạn, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ. Các hội thi đã thu hút học sinh tham gia đông đảo, lôi cuốn học sinh một cách tự giác, tích cực phát huy được hết hiệu quả, tác dụng của phong trào thi đua, tạo ra được không khí vui tươi, sôi nổi, hào hứng cho các em, từ đó các em sẽ hăng say học tập tốt. Đồng thời qua đó cũng cho thấy các anh (chị) phụ trách Chi đội, sao nhi đồng nắm chắc hơn về phương pháp, cách thức tổ chức, sự chuẩn bị lập kế hoạch cho các hội thi. 2. Tổ chức thu thập minh chứng đánh giá hiệu quả, tác dụng của sáng kiến Trong quá trình nghiên cứu nội dung sáng kiến tôi tiến hành quan sát thực tế, tổng hợp kinh nghiệm, trao đổi ý kiến với đồng nghiệp và học sinh đồng thời xây dựng mẫu phiếu điều tra khảo sát tình hình thực tế việc tổ chức hội thi tại Liên đội để góp phần đảm bảo kết quả khảo sát chính xác nhất. C. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận Tổ chức các hoạt động Đội trong nhà trường nói chung và tổ chức các hội thi nói riêng hiện nay đã và đang được tất cả các trường qua tâm, tạo điều kiện về thời gian, đầu tư về trang thiết bị, cơ sở vật chất để Đội hoạt động. Hoạt động Đội ở các trường hiện nay rất được Ban đại diện cha mẹ học sinh hoan nghênh, đồng tình ủng hộ và khuyến khích phát triển, mở rộng hoạt động đặc biệt là tổ chức các hội thi. Tổ chức thực hiện tốt các hoạt động hội thi giáo dục nói trên, là chúng ta đã định hướng cho các em cơ sở ban đầu về giá trị nhân cách con người mới Việt Nam Xã hội Chủ nghĩa với các phẩm chất về đạo đức, học tập, lao động sáng tạo, lối sống thẩm mỹ, vui chơi hợp lý, có tổ chức kỷ luật cao. Bước đầu hình thành ý thức học tập và làm theo tấm gương đạo đức Bác Hồ; tạo cho các em có cuộc sống có bản lĩnh, sáng tạo, tự lập. Đồng thời qua việc tổ chức tốt các hội thi còn là phương tiện giúp phát hiện, bồi dưỡng các em có năng khiếu, kích thích tính sáng tạo, độc lập suy nghĩ, tinh thần đoàn kết, thương yêu giúp đỡ nhau, vượt qua mọi khó khăn để đạt kết quả tốt của các em thiếu nhi. Huy động được lực lượng giáo dục tham gia bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em, góp phần đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục, đảy mạnh chất lượng giáo dục ngày càng cao. Tổ chức tốt các hội thi cho các em là góp phần đáp ứng mục tiêu giáo dục con người mới phát triển toàn diện trong gia đoạn cách mạng mới. Vì vậy với cương vị là người anh, người chị thân thiết của các em thiếu nhi Giáo viên Tổng phụ trách Đội nói riêng và anh, chị phụ trách Đội nói chung phải không ngừng tìm tòi, sáng tạo những hình thức tổ chức hội thi phong phú hơn, hấp dẫn hơn để lôi cuốn học sinh tham gia một cách hào hứng, sôi nổi tạo môi trường học tập nhẹ nhàng mà hiệu quả. Qua một số biện pháp nêu trên, sáng kiến đã ra đời với nguyện vọng mong rằng các anh, chị Tổng Phụ trách Đội, các giáo viên chủ nhiệm tiếp nhận và áp dụng được phần nào để có thêm “Cẩm nang” cho bản thân mình. 2. Khuyến nghị Qua thực tế hoạt động của Liên đội tôi xin có một số ý kiến đề xuất như sau: * Đối với Hội đồng Đội các cấp Cần phải phối hợp chặt chẽ với Ngành Giáo dục, hướng dẫn và giúp đỡ Tổng phụ trách Đội trong quá trình thực hiện tổ chức các hội thi. Đồng thời nên tổ chức các cuộc giao lưu, trao đổi kinh nghiệm giữa các Tổng phụ trách Đội để có điều kiện học hỏi và rút ra những kinh nghiệm cho bản thân. * Đối với Ban chấp hành Đoàn xã Cần quan tâm, tạo điều kiện giúp đỡ cho Liên đội tổ chức các phong trào Đội đóng trên địa bàn. Tổ chức nhiều hoạt động phong trào có lồng ghép tổ chức các hội thi từ đó nâng cao năng lực công tác cho Tổng phụ trách Đội. Có nhiều hình thức khen thưởng, động viên kịp thời đối với những em tham gia các hội thi có thành tích. Qua đó phấn đấu, khuyến khích các em hoạt động đội ngày càng hiệu quả hơn. * Đối với anh, chị Tổng phụ trách Đội và phụ trách Đội Tổng phụ trách Đội phải là người thực sự gắn bó với công việc của mình. Phải biết trăn trở, tìm hiểu phải có quyết tâm cao về đổi mới phương pháp làm việc. Phải tin yêu các em, có trách nhiệm với công việc mình làm. Có kế hoạch cụ thể, phù hợp cho từng công việc, thực hiện các kế hoạch đã đề ra theo đúng tiến độ. Tích cực tham mưu và tranh thủ sự giúp đỡ tạo điều kiện của Ban giám hiệu nhà trường và các bộ phận khác của nhà trường. Chú ý phát động các đợt thi đua trong toàn Liên đội. Sau mỗi đợt thi đua phải có nhận xét, đánh giá cụ thể để các em học sinh hứng thú tham gia trong các hội thi lần sau. Chủ động lập kế hoạch hoạt động, kế hoạch tổ chức các hội thi theo chủ điểm. Tham mưu kịp thời với Chi bộ, Ban giám hiệu nhà trường, Chi đoàn trường; phối hợp với các lực lượng trong và ngoài nhà trường cùng thực hiện nhiệm vụ. Tổng Phụ trách Đội phối hợp chặt chẽ với đội ngũ giáo viên chủ nhiệm lớp. Giao nhiệm vụ cụ thể cho từng Chi đội, từng lớp và theo dõi, đôn đốc việc thực hiện. Phối hợp với Đoàn thanh niên và một số lực lượng tổ chức khác cùng phối hợp tổ chức thực hiện. Anh, chị phụ trách Đội có vai trò quan trọng trong việc tổ chức và phát triển các phong trào Đội. Vì vậy đội ngũ anh chị phụ trách Đội cần có kiến thức về nghiệp vụ công tác Đội, có tâm với hoạt động đội và tích cực tham gia vào việc hướng dẫn cho các em học sinh tham gia hội thi để đạt hiệu quả cao nhất góp phần vào thành công của Liên đội trong việc tổ chức các hoạt động hội thi cho thiếu nhi, giáo dục các em phát triển một cách toàn diện nhất. Thủ trưởng đơn vị Vạn Thọ, ngày 30 tháng 9 năm 2019 Người viết Đinh Văn Lời TÀI LIỆU THAM KHẢO - Phạm Đình Nghiệp, Lí luận và phương pháp công tác đội TNTP Hồ Chí Minh, nhà xuất bản giáo dục, 1998. - Bùi Sĩ Tụng, Cẩm nang cho người phụ trách đội TNTP Hồ Chí Minh, nhà xuất bản giáo dục, 2001. - Bùi Sĩ Tụng, Nghi thức và các hoạt động mang tính nghiệp vụ của đội TNTP Hồ Chí Minh, nhà xuất bản giáo dục, 1998. - Người phụ trách thiếu nhi cần biết, nhà xuất bản Thanh niên, Hà Nội, 1997.
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_nang_cao_hieu_qua_hoat_dong_doi_truong.doc