Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao hiệu quả giờ dạy "Speak" và phát triển kỹ năng nói cho học sinh môn Tiếng Anh THCS
Ngày nay Việt Nam đã trở thành thành viên của hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á, hội nhập kinh tế WTO. Vậy nên Tiếng Anh đã trở nên vô cùng quan trọng và là chiếc cầu nối không thể thiếu để Việt Nam sánh vai và hòa nhập với các nước trên thế giới.
Đã nhiều năm nay, Tiếng Anh đã được đưa vào dạy bắt buộc trong các trường THCS và THPT. Ngoài ra Tiếng Anh đã được đưa vào dạy ở các trường Tiểu học. Chương trình Tiếng Anh THCS được xây dựng theo quan điểm chủ điểm (Thematic approach ) và đường hướng giao tiếp. Các chủ điểm trong chương trình Tiếng Anh THCS được phân thành các chủ đề cụ thể liên tục tái sử dụng và dần dần mở rộng theo nguyên tắc xoáy ốc giúp HS luôn được củng cố và phát triển nội dung kiến thức và kỹ năng ngôn ngữ đã học. Các kỹ năng được luyện tập phối hợp trong nhiều dạng bài giúp HS phát triển kỹ năng nghe- nói – đọc – viết, qua đó nâng cao năng lực sử dụng ngôn ngữ nói chung.
Tuy nhiên, sau một số năm học Tiếng Anh ở Tiểu học và 4 năm học Tiếng Anh ở THCS, khả năng thực hành nói Tiếng Anh của các em rất hạn chế, nhiều em không thể nói nổi một vài câu bằng Tiếng Anh, đặc biệt là việc vận dụng Tiếng Anh vào thực tế giao tiếp trong cuộc sống rất bế tắc. Các em ngại hoặc sợ nói Tiếng Anh, hoặc khi gặp tình huống cụ thể thì thiếu tự tin, không thể giao tiếp nổi mặc dù các em vẫn hiểu bài, nắm được cấu trúc câu, đọc được , viết được . Vậy lý do nào dẫn đến tình trạng này và làm thế nào để tháo gỡ tình trạng đó? Đây là một vấn đề không những được quan tâm ở cấp THCS mà là vấn đề cần được quan tâm ở nhiều cấp học, ngành học.
không chú ý lắng nghe, không hiểu giáo viên hướng dẫn hoặc yêu cầu, lười làm việc...vậy nhiệm vụ của giáo viên là phải tổ chức sư phạm tốt, nhiệt tình sáng tạo, bao quát lớp tốt, chú ý đến mọi đối tượng học sinh, quan tâm giúp đỡ những đối tượng học sinh yếu, nắm vững phương pháp dạy học. Trong một tiết "speak", học sinh được luyện nói có thể theo mẫu câu đơn giản hay đối thoại hoặc nói theo chủ điểm thì cũng đều phải tuân theo quy trình: từ presentation => practice=> production. Trong quá trình thực hiện GV cần làm tốt những việc sau đây: - Giáo viên giới thiệu mẫu: cần ngắn gọn, đơn giản, dễ hiểu. - Giáo viên cung cấp các ngữ liệu (gợi ý), giao nhiệm vụ cho học sinh, hướng dẫn học sinh làm việc một cách cụ thể, rõ ràng. - Kiểm tra xem HS đã nắm được yêu cầu và nhiệm vụ của mình chưa. - Việc phân cặp nhóm phải dứt khoát, cụ thể và phù hợp, không để 2 HS yếu kém vào một cặp hoặc nhóm toàn HS yếu kém. - Điều khiển lớp, hướng dẫn HS luyện tập, luôn tạo không khí sôi nổi, thân thiện, gần gũi với HS, động viên khen ngợi kịp thời. - Chữa lỗi đúng lúc, phù hợp : Trong giai đoạn Presentation GV có thể chữa lỗi trực tiếp nếu HS mắc lỗi. Trong khi HS đang luyện nói GV dùng phương pháp chữa lỗi gián tiếp để tránh ngắt lời HS. Trong quá trình hướng dẫn HS, tổ chức cho HS luyện nói, GV có thể kết hợp hài hòa với việc sử dụng cử chỉ ( gestures) hoặc nét mặt “ body face” để giảm T – T – T ( Teacher - Talking - Time), giúp giờ luyện nói có hiệu quả hơn. 1.4. Rèn kỹ năng nói Tiếng Anh cho HS: GV thường xuyên nói Tiếng Anh, gợi mở để HS nói bằng Tiếng Anh không những trong các tiết “ Speak” mà còn trong các tiết dạy kỹ năng ngôn ngữ hoặc ngữ pháp khác. Hướng dẫn HS tự học, tự rèn luyện khả năng nói tiếng Anh trong và ngoài giờ học để nâng cao dần kỹ năng nói và đạt được mục đích giao tiếp. 2. TẠO MÔI TRƯỜNG NÓI TIẾNG ANH CHO HS 2. 1- Tổ chức cho HS sinh hoạt CLB nói Tiếng Anh. Nếu sau mỗi đơn vị bài học, sau một tiết luyện nói, chúng ta chỉ dừng lại ở phần HS được luyện nói trong lớp, nói theo mẫu thì kỹ năng sử dụng ngôn ngữ vào thực tiễn sẽ bị lắng xuống. Vậy nên để HS thường xuyên sử dụng Tiếng Anh trong lớp và thực tế giao tiếp, chúng ta nên tạo môi trường nói Tiếng Anh cho HS từ những câu nói đơn giản nhất nhưng vấn đề cơ bản là tạo thói quen nói Tiếng Anh cho các em. Việc làm này cũng không phải quá cầu kỳ mà chúng ta có thể thực hiện ngay từ khi các em mới vào lớp 6. Để tạo dựng thói quen này, tôi tổ chức cho các em sinh hoạt câu lạc bộ nói Tiếng Anh, tôi chia lớp thành các nhóm từ 4- 6 em, sinh hoạt nói bằng Tiếng Anh lá chính, cứ sau 1 chủ điểm ( 2-3 Units) sinh hoạt 1 lần vào tiết thứ 5 của buổi học có 4 tiết. các em được luyện nói theo các chủ đề, chủ điểm mà các em đã được học. Tôi mất thời gian tổ chức, hướng dẫn cách thức làm việc trong 2-3 lần đầu, sau đó các em hình thành thói quen và tự sinh hoạt dưới sự điều hành của lớp trưởng đóng vai trò là chủ nhiệm CLB và các nhóm trưởng, tôi chỉ tới dự và cùng chủ nhiệm CLB soạn nội dung và trò chơi phù hợp theo chủ điểm. Ví dụ : Trong buổi sinh hoạt đầu tiên của lớp 6B năm học 2008- 2009, sau chủ điểm 1: ( Sau Unit 3 ), tôi tổ chức cho HS sinh hoạt “ Talk about Personal information” giúp HS rèn luyện thành thạo các cách nói : chào hỏi, giới thiệu về bản thân, hỏi nhau về tuổi tác, nơi ở, các thành viên trong gia đình.. . Để làm được việc này tôi làm như sau: Trước buổi sinh hoạt : nhắc nhở các em ôn lại các cách nói thuộc chủ điểm các em đã được hoc : Greet people Introduce oneself and others Describe family and family members Ask and answer about ages, people, address .dùng các câu hỏi với Hơ, How many, What, Where, Who Trong buổi sinh hoạt : Game : Find someone who. GV giới thiệu mục đích, yêu cầu của buổi sinh hoạt: Các em nói bằng Tiếng Anh trong buổi sinh hoạt theo chủ điểm hoặc có thể mở rộng hơn càng tốt. Gợi mở nhanh những cấu trúc cơ bản đã học có thể dùng trong buổi sinh hoạt. Chia nhóm : 4 - 6 em 1 nhóm, trong mỗi nhóm có em giỏi, khá, trung bình, yếu để các em có thể giúp đỡ nhau, tăng cường tinh thần đoàn kết giúp đỡ nhau trong học tập Nêu các chủ đề mà các em sẽ nói trong buổi sinh hoạt. Mời 1 nhóm làm mẫu cùng cô giáo. GV nói với tốc độ vừa phải đủ để HS có thể nghe và hiểu cách làm. Hướng dẫn các em làm từ dễ đến khó, em yếu có thể nói câu ngắn, câu đơn giản, hoặc chỉ cần nói về một mảng, một khía cạnh là được. Em khá hơn có thể sâu chuỗi nói về nhiều mảng, hoặc hỏi nhau những gì bằng tiếng Anh mà chúng muốn thể hiện. Các nhóm sinh hoạt, GV quan sát và giúp đỡ nếu các em có nhu cầu hỏi và muốn mở rộng thêm. Kết thúc buổi sinh hoạt có thể mời một nhóm, hoặc vài em nói trước lớp : em thì giới thiệu về bản thân, gia đình, 2 em hỏi – đáp: tên, tuổi, nơi ở, các thành viên gia đình. Tôi động viên HS nói càng nhiều càng tốt, nếu sai cũng không sao, nếu em nào làm tốt tôi cho điểm động viên đặc biệt là những em học yếu. Cứ như vậy sau mỗi chủ điểm tôi lại cho các em sinh hoạt Câu Lạc Bộ nói Tiếng Anh một lần. Như vậy mỗi năm các em được sinh hoạt CLB ít nhất là 6 lần. Mỗi lần tôi bổ sung thêm trò chơi hoặc thay đổi hình thức sinh hoạt một chút. Cách làm này tạo không khí vui tươi, phấn khởi cho HS, thu hút các em tham gia CLB một cách tự nhiên, không bị gò ép. Sau đây tôi xin cụ thể hóa về nội dung các buổi sinh hoạt CLB nói Tiếng Anh của 3 khối lớp 6,7 & 8 đã làm : a- Lớp 6: * Buổi 1 : Talk about Pesonal imformation ( After Unit 3 ) - Greet people, Introduce oneself, say how old one is and otherfs are. - Ask for and give personal information - Say about objects in the house and school. - Make questions with question words : What, who, How many, How, Where. - Say about numbers from 1 to 100. * Buổi 2 : Talk about Education ( After Unit 5 ) Describe location and size of school, things. Spell words, ask for and say the time Describe everyday activities, everyday Describe school timetable. * Buổi 3 : Talk about Community ( In and around the house, place in town/ City & country, Transportation ) ( After Unit 8 ) - Describe places, locations, surroundings of objectives. - Describe every actions. - Talk about habitual actions * Buổi 4 : Talk about Health ( Parts of the body, Heath, Food and drinks ) - After Unit 11 - Identify parts of body - Talk about feelings, wants and needs - Buy food and drink - Talk about quantities and prices. * Buổi 5 : Talk about Recreation ( Sports/ Games and pastime, Seasons, Plans ) After Unit 14 - Talk about sports and pastime, frequency, duration, - Express preferences - Describe the weather, timetables - Talk about vacation, free timeplans - Make suggestions * Buổi 6 : Talk about The world around us ( Countries, Environment ) - Sau Unit 16 - Talk about countries, nationalities, languages, ocupations, environmential issues. - Identify quantities - Make comparision b- Lớp 7 : * Buổi 1: Talk about Personal information ( Friends, Oneself and others, House and home ) After Unit 3 - Talk about oneself, Introduce others - Ask for and give personal information - Talk about addresses , means of transport and distances - Ask for and give telephone numbers - Talk about future plans, occupations - Talk about dates and months - Describe rooms and homes / apartments * Buổi 2 : Talk about Education ( School facilities , School activities, School children’s life ) After Unit 6 - Ask and say the time / timetables - Talk about school subjects / schedules - Talk about school libraries - Ask about and describe class / recess activities - Talk about popular after-school activities * Buổi 3 : Talk about Community : Places in the community, Neighborhood ) After Unit 9 - Talk about vacations - Ask for and give distances - Inquire about prices - Describe characteristics of friends and neighbors - Talk about hobbies - Talk about past events - Talk about occupations * Buổi 4 : Talk about Health ( Physical comfort, Healthy living )After Unit 12 - Talk about habits, routines and a diary entry - Talk about common sicknesses, symptoms, cures , health and safety precautions - Identify different kinds of food, menu, recipes - Describe how to make a meal * Buổi 5 : Talk about Recreation ( Sports, TV and radio programs, Video games ) After Unit 15 - Describe sporting / free time activities -Talk about hobbies - Make and decline an invitation - Make suggestions - Talk about TV and radio programs - Talk about video games and their effects *Buổi 6 : Talk about The world around us ( Geography of Vietnam and Southeast Asia, People and places) After Unit 16 - Name countries and their capital cities - Discuss vacation destinations - Talk about tourist attractions - Talk about famous people and places - Describe and compare city and village lifestyles c/ Lớp 8 : *Buổi 1: Talk about Personal information(Friends, House and home) After Unit 3 - Introduce people and respond to introductions - Describe people's appearance - Talk about intentions - Talk about past events *Buổi 2 : Talk about Education ( School life and study habits) After Unit 6 - Ask for and respond to favors - Give advice and instructions - Offer and respond to assistance - Talk about study habit, future plans *Buổi 3 : Talk about Community ( Shopping, Neighbor-hood, Country life and city life) After Unit 8 - Ask for information and assistance - Talk about price, quantity and size - Talk about differences / similarities - Talk about future events and changes *Buổi 4 : Talk about Health ( First aid, Healthy environment ) Sau Unit 9 & 10 - Make suggestions - Make and respond to formal requests, offers and promises - Give and respond to instructions - Express personal feelings *Buổi 5 : Talk about Recreation ( Holidays and vacations , Festivals) Sau Unit 11,12,13 - Make suggestions, predictions, reservations and plans - Describe past activities - Talk about the weather - Make and respond to formal requests - Accept and decline an invitation *Buổi 6 : Talk about The world around us ( Technology, Wonders of the world) After Unit 16 - Talk about processes - Express agreement / disagreement - Say what something was like 2. 2. Tổ chức ngoại khóa Tiếng Anh (sinh hoạt CLB mở rộng ) Cứ mỗi năm tôi tổ chức cho các em sinh hoạt CLB mở rộng một lần ngoài việc sinh hoạt CLB theo kế hoạch. Sau đây tôi xin đưa 1 ví dụ về buổi sinh hoạt CLB mở rộng với tinh thần “ Học mà chơi, chơi mà học” trong khuôn khổ một lớp mà tôi đã tiến hành thử nghiêm từ năm học 2008- 2009 trong thời gian 2h. Ví dụ 1 buổi sinh hoạt CLB Tiếng Anh mở rộng: Để thực hiện tốt buổi ngoại khóa tôi làm như sau: 1- Lên kế hoạch sinh hoạt CLB mở rộng : - Báo cáo với BGH nhà trường về kế hoạch ngoại khóa - Thời gian : Chiều thứ 5 ( Tiết 1 & 2 ) - Dự kiến nội dung buổi ngoại khóa - MC cho buổi ngoại khóa: 1/ 2 HS nói Tiếng Anh tốt. - Phần thưởng 2- Chuẩn bị cho buổi sinh hoạt CLB mở rộng : - Nội dung : Phát động cả lớp tìm tòi nội dung câu hỏi, câu đố, bài hát bằng Tiếng Anhliên quan đến các chủ điểm đã học hoặc thực tế. ( Mỗi em khoảng 5- 7 câu ) - GV : lựa chọn, ra câu hỏi, sắp xếp nội dung, chương trình buổi ngoại khóa, hướng dẫn MC. - Một số HS: gấp hoa, chuẩn bị cây hoa, kê bàn ghế. - Mỗi tổ cử 1 em chuẩn bị nội dung để thi hùng biện ( tùy chọn) - Ban giám khảo phần thi hùng biện : GV dạy Tiếng Anh và 3 đại diện 3 tổ. - Phòng ốc : Phòng thực hành. - Phương tiện hỗ trợ: Máy vi tính, Máy chiếu - Kinh phí mua phần thưởng : Nhà trường hỗ trợ, Một số phụ huynh HS ủng hộ. - Thành phần: Toàn thể HS lớp 8B, BGH nhà trường, Nhòm GV dạy Tiếng Anh và mỗi lớp 2 HS đến dự. - HS khi đi mang theo giấy, bút. 3- Tiến trình và cách thức tiến hành: Phần 1- MC tuyên bố lí do, giới thiệu đại biểu, nói rõ mục đích, yêu cầu, ý nhĩa của buổi ngoại khóa. Phần 2- Khởi động : Trò chơi “ Quay bánh xe xích” để tạo không khí thân mật, vui tươi phấn khởi trước khi vào nội dung chính. MC có thể dùng Tiếng Anh và cử chỉ ra hiệu để hướng dẫn cách chơi. Nếu chỗ nào khó quá có thể dùng Tiếng Việt. Lớp đứng thành 2 vòng tròn, quay mặt vào nhau, vòng nhỏ hơn ở trong, vòng to ở ngoài lần lượt di chuyển và trò chuyện hỏi thăm nhau vài ba câu như hỏi thăm sức khỏe, sở thích, thói quen.. tùy theo khả năng của các em sao cho tất cả các em đều được gặp gỡ và nói chuyện với nhau. Phần 3- Trò chơi tập thể : *1. Shark attack : để HS đoán từ “ ENGLISH SPEAKING CLUB”. * 2 : Hái hoa dân chủ : Mỗi em bốc 1 câu hỏi và trả lời. Để tất cả mọi đối tượng HS đều được tham gia và tự tin hơn khi tham gia cuộc chơi, tôi phân câu hỏi thành 3 loại tương đương với 3 loại hoa khác nhau : Hoa đỏ--> câu hỏi khó, hoa vàng--> câu hỏi trung bình và hoa xanh --> câu hỏi dễ. Sau mỗi câu trả lời đúng các em nhận được 1 món quà nhỏ. Phần 4- Thi hùng biện bằng Tiếng Anh : 3 em đại diện cho mỗi tổ lên bắt thăm chr đề để thực hiện phần thi của mình. Ba giải thưởng nhất, nhì & ba sẽ được trao cho 3 em hùng biện. Giải nhất sẽ thuộc về em nào nói Tiếng Anh trôi chảy nhất, nội dung xúc tích nhất và ít mắc lỗi nhất. Cuối buổi sinh hoạt, GV nhận xét rút, kinh nghiệm, tuyên dương 1 số em điển hình nói Tiếng Anh tốt, động viên các em phát huy năng lực của mình. Động viên khích lệ cả lớp cố gắng tự trau dồi những kiến thức đã học, sử dụng Tiếng Anh hàng ngày ở mọi nơi, mọi lúc nếu có thể, ví dụ trò chuyện trong giờ ra chơi, trên đường đến trường hoặc ra về. IV/ HIỆU QUẢ CỦA SKKN Qua việc chú trọng nâng cao hiệu quả giờ dạy “ Speak ”, rèn kĩ năng nói Tiếng Anh hàng ngày và tạo môi trường nói Tiếng Anh cho HS, cho đến nay khả năng nói Tiếng Anh của các em có nhiều chuyển biến. Số HS thích nói Tiếng Anh và thích học Tiếng Anh nhiều hơn. Các em thường sử dụng Tiếng Anh như những câu cửa miệng khi gặp nhau hoặc gặp GV dạy Tiếng Anh như chào hỏi, xin phép, đề nghị, mời mọc.. Như vậy với sự rèn luyện kĩ năng nói thường xuyên và sự say mê học tập của các em, cùng với lòng nhiệt tình tâm huyết với chuyên môn, quan tâm hướng dẫn HS, tổ chức HS học tập tốt, động viên HS kịp thời, đúng lúc, đúng chỗ cho đến nay sau gần 3 năm thử nghiệm ( kể từ khi các em học lớp 6 đến nay ) thì số HS khá giỏi Tiếng Anh đã tăng lên đáng kể. Từ chỗ các em hầu như không biết diễn đạt ý của mình bằng Tiếng Anh thì nay nhiều em đã có thể hội thoại với nhau theo chủ điểm đã học, ngoài ra những em khá giỏi có thể giao tiếp bằng Tiếng Anh trong những tình huông cụ thể hàng ngày tương đối tốt. Để đánh giá được sự tiến bộ của HS tôi đã thường xuyên kiểm tra kỹ năng nói của các em trong các tình huống cụ thể vào đầu các tiết học và trong các tiết học đặc biệt là tiết SPEAK. Kết quả của HS lớp 8 B ( Lớp mà tôi đã thử nghiệm cho các em sinh hoạt CLB nói Tiếng Anh ) có số HS đạt điểm khá, giỏi cao hơn nhiều so với 8A và 8C. Cụ thể như sau: Lớp Điểm 9 - 10 Điểm 7-8 Điểm 5-6 Điểm dưới 5 8A ( 30 ) 5 8 12 5 8B ( 35 ) 12 17 4 2 8C ( 27 ) 3 7 11 6 C- KẾT LUẬN I. Bài học kinh nghiệm: Giúp HS phát triển khả năng giao tiếp là cả một quá trình rèn luyện, dần dần từng bước từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp hình thành thói quen sử dụng Tiếng Anh hàng ngày đòi hỏi phải có sự tham gia tích cực từ hai phía: Thầy và trò. Qua quá trình giảng dạy và thực nghiệm tôi rút ra một số bài học kinh nghiệm như sau: 1- Về phía giáo viên: - Đầu tư thời gian, công sức nghiên cứu bài chu đáo, dự kiến những tình huống giao tiếp nảy sinh trong tiết dạy. - Vận dụng phương pháp phù hợp với từng loại bài. - Xác định đúng vai trò của GV trong từng giai đoạn của tiết dạy nói. - GV phải là tấm gương sáng trong việc sử dụng Tiếng Anh một cách hợp lý, nói đúng và nói chuẩn. - Thường xuyên kiểm tra kỹ năng nói Tiếng Anh theo chủ đề, chủ điểm gần gũi với HS vì Hs thường có tâm lý chỉ học những gì mà thầy hay kiểm tra. - Sử dung Tiếng Anh cân đối trong lớp học, không quá lạm dụng Tiếng Việt trong lớp học Tiếng Anh, có gắng tạo ra không khí của một “ English Classroom”. - Tích cực đầu tư thời gian, công sức tạo môi trường nói Tiếng Anh cho HS, tạo cơ hội để HS được nói Tiếng Anh, thể hiện khả năng giao tiếp bằng Tiếng Anh của mình trong mọi tình huống. - Thường xuyên quan tâm, động viên, khích lệ tinh thần say mê học tập của HS. Khuyến khích các em nói được bằng Tiếng Anh càng nhiều càng tốt nhưng phải đúng lúc, đúng chỗ. - Gần gũi, thân mật và tâm lý với HS, khơi dậy lòng ham mê yêu thích bộ môn Tiếng Anh ngay từ khi các em mới vào lớp 6 để các em tạo dựng cho mình một nền móng vững chắc về vốn từ, về kiến thức và kỹ năng ngôn ngữ để phát triển kỹ năng giao tiếp. - Trân trọng và đánh giá đúng mức khả năng mở rộng và sáng tạo của HS trong khi nói, không nên ép HS phải nói giống từng câu, từng chữ như bài mẫu. 2. Về phía học sinh: - Phải chăm chỉ học từ vựng, mẫu câu, tích cực tham gia vào các hoạt động học tập trong giờ học. - Chủ động chuẩn bị bài, học bài ở nhà, luyện nói với bạn hoặc có thể nói một mình trước gương. - Có ý thức tự học và tinh thần học hỏi, tiếp thu sự góp ý của thầy cô và bạn bè trong quá trình học tập. - Khi nói cần nói rõ ràng, phát âm chuẩn, không sợ mắc lỗi. II. Ý nghĩa của đề tài : Việc nâng cao hiệu quả giờ dạy “ Speak”, rèn kỹ năng nói và phát triển kỹ năng giao tiếp cho HS đóng một vai trò quan trọng trong việc giúp người học đạt được mục tiêu của việc học ngoại ngữ. Kỹ năng nói tốt sẽ thúc đẩy sự phát triển các kỹ năng nghe, đọc và viết. Việc tạo môi trường nói Tiếng Anh cho HS góp phần tích cực trong việc kích thích phát triển tư duy của HS, gây hứng thú và tạo cơ hội để HS được nói Tiếng Anh nhiều hơn, trôi chảy hơn. III. Khả năng áp dụng. Đề tài này có thể áp dụng rộng rãi với tất cả giáo viên dạy Tiếng Anh ở các nhà trường, các khối lớp. Việc sinh hoạt CLB nói Tiếng Anh có thể áp dụng cho việc sinh hoạt theo đơn vị lớp, nhưng ngoại khóa sân chơi Tiếng Anh có thể thực hiện theo từng khối, hoặc toàn trường. Song bản thân mỗi GV cần có sự tâm huyết, nhiệt tình suy nghĩ tìm tòi, đầu tư thời gian nghiên cứu để nâng cao hiệu quả các giờ dạy “Speak ” và bằng cách này hay cách khác chúng ta cần hướng dẫn, tạo cơ hội để HS được nói bằng Tiếng, GV phải luôn coi trọng rèn kỹ năng nói và tạo lập thói quen sử dụng Tiếng Anh thường xuyên để hoàn chỉnh ký năng nói theo đường hướng giao tiếp. IV. Kiến nghị, đề xuất. Mọi tìm tòi về lý thuyết chỉ có ý nghĩa thiết thực khi được vận dụng trong thực tiễn. Do vậy để đề tài này có tính khả thi cao hơn tôi xin kiến nghị với các cấp quản lý một số vấn đề như ssau: - Chương trình Tiếng Anh 8, 9 không nên ghép 2 tiết: Speak và Listen thành một tiết, có như vậy HS mới được luyện nói nhiều hơn trong các tiết Speak. - Sở giáo dục, Phòng giáo dục thường xuyên mở các đợt chuyên đề bồi dưỡng tạo điều kiện để giáo viên được trao đổi kinh nghiệm và học hỏi lẫn nhau. - Nhà trường tạo điều kiện về thời gian, kinh phí động viên cho GV và HS tham gia các hoạt động sinh hoạt CLB cũng như ngoại khóa sân chơi Tiếng Anh. Đề tài “ Nâng cao hiệu quả giờ dạy Speak và phát triển kỹ năng giao tiếp cho học sinh” là một đề tài tương đối mở, còn rất nhiều vấn đề cần tiếp tục bổ sung. Tôi rất mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp của đồng nghiệp để đề tài được hoàn thiện phong phú hơn. TÀI LIỆU THAM KHẢO The English language Teacher’s Handbook. The ELTTP Methodology course. Teacher’s book and text books. Practice techniques for language teaching. A training course for teacher. Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức kỹ năng, kỹ năng môn Tiếng Anh THCS. MỤC LỤC A- PHẦN MỞ ĐẦU I- Bối cảnh của đề tài II- Lý do chộn đề tài III- Phạm vi và đối tượn nghiên cứu IV- Mục đích nghiên cứu V- Điểm mới trong kết quả nghiên cứu. B/ PHẦN NỘI DUNG I – Lý luận chung về giờ dạy “ Speak” II- Thực trạng khi nghiên cứu III- Các biện pháp tiến hành Nâng cao hiệu quả giờ dạy Speak Tạo môi trường nói Tiếng Anh cho HS: 2.1- Tổ chức cho HS sinh hoạt CLB nói Tiếng Anh. 2.2- Tổ chức ngoại khóa Tiếng Anh. IV- Hiệu quả của SKKN. C/ PHẦN KẾT LUẬN Bài học kinh nghiệm Ý nghĩa của đề tài Khả năng ứng dụng Kiến nghị
File đính kèm:
- SKKN - 2010- 2011- Lan.doc