Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao chất lượng phần Đọc hiểu môn Ngữ văn tại Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh Vĩnh Phúc

Tháng 10/2013, Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI đã thông qua Nghị quyết 29 - NQ/TW về “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”. Xác định được nhiệm vụ quan trọng đó nên những năm qua Bộ giáo dục đã không ngừng đưa ra những giải pháp mang tính cải tiến như: chuẩn bị đổi mới chương trình giáo khoa, đổi mới kiểm tra đánh giá, đổi mới phương pháp dạy học Những thay đổi đó nhằm phát triển năng lực người học, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục, đáp ứng nhu cầu hội nhập Quốc tế của đất nước. Ngày 01/4/2014, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đã gửi Công văn số 1656/BGDĐT-KTKĐCLGD về việc hướng dẫn tổ chức thi tốt nghiệp Trung học phổ thông (THPT) năm 2014, trong đó có nội dung: Đề thi môn ngữ văn có 2 phần: Đọc hiểu và làm văn. Bộ GD&ĐT đề nghị các Sở giáo dục, các trường THPT lưu ý việc thực hiện việc đổi mới kiểm tra đánh giá chất lượng học tập môn Ngữ văn trong kì thi tốt nghiệp THPT, thực hiện theo hướng đánh giá năng lực học sinh nhưng ở mức độ phù hợp. Cụ thể là tập trung đánh giá hai kỹ năng quan trọng: kĩ năng đọc hiểu văn bản và kĩ năng viết văn bản. Đề thi gồm hai phần: Đọc hiểu và Tự luận (làm văn), trong đó tỷ lệ điểm của phần làm văn nhiều hơn phần Đọc hiểu.

Ngày 15/04/2014, Bộ GD & ĐT gửi văn bản đến các Sở GD&ĐT, các trường THPT trong cả nước về hướng dẫn ôn thi tốt nghiệp cho học sinh THPT. Đây là hướng đổi mới kiểm tra đánh giá sự ghi nhớ những kiến thức của học sinh chuyển sang kiểm tra đánh giá năng lực đọc hiểu của học sinh (tự mình khám phá văn bản.) Cũng từ năm đó dạng câu hỏi Đọc hiểu bắt đầu được đưa vào đề thi để thay thế cho dạng câu hỏi tái hiện kiến thức. Có thể nói đây là sự đổi mới tích cực trong cách ra đề Ngữ văn theo định hướng mới. Nếu dạng câu hỏi tái hiện kiến thức chỉ có thể kiểm tra học sinh ở mức nhận biết, thông hiểu, có biết, hiểu, nắm được những kiến thức văn học đã được dạy trong chương trình hay không thì dạng câu hỏi Đọc hiểu đã nâng cao hơn một mức vận dung thấp, vận dụng sáng tạo, kiểm tra, phát triển được năng lực tự cảm nhận một văn bản bất kì. (có thể văn bản đó hoàn toàn xa lạ đối với các em). Như vậy có thể thấy, bên cạnh việc ôn tập, rèn kỹ năng viết phần tự luận thì việc ôn tập và rèn kỹ năng làm dạng câu hỏi đọc hiểu là điều cần thiết phải trang bị cho học sinh. Câu hỏi Đọc hiểu là một kiểu dạng khá mới mẻ được đưa vào đề thi THPT Quốc gia nên chưa được cụ thể hóa thành một bài học riêng trong chương trình Ngữ văn bậc trung học phổ thông. Dạng này cũng không có nhiều tài liệu, bài viết chuyên sâu để tham khảo. Nó chưa “lộ diện” thành một bài cụ thể trong sách giáo khoa, hơn nữa kiến thức đọc hiểu nằm rải rác trong chương trình học

môn Văn từ cấp II đến cấp III. Chính vì thế mà không ít giáo viên ôn thi THPT Quốc gia tỏ ra lúng túng khi hướng dẫn học sinh làm bài.

 

doc30 trang | Chia sẻ: lacduong21 | Lượt xem: 1071 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao chất lượng phần Đọc hiểu môn Ngữ văn tại Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh Vĩnh Phúc", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ơ thể hiện thái độ tự hào về dân tộc. Dân tộc Việt Nam bất khuất, kiên cường, chưa bao giờ khuất phục trước kẻ thù.
7. Đề 7: Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu nêu ở dưới.
 Trong hoàn cảnh đề lao, người ta sống bằng tàn nhẫn, lừa lọc, tính cách dịu dàng và lòng biết giá người, biết trọng người ngay của viên quan coi ngục này là một thanh âm trong trẻo chen vào giữa một bản đàn mà nhạc luật đều hỗn loạn, xô bồ.
 (Trích “Chữ người tử tù” – Nguyễn Tuân)
a. Văn bản trên nói về điều gì?
b. Vản đã sử dụng thành công biện pháp tu từ nào? Nêu tác dụng của phép tu từ đó?
Gợi ý:
a. Văn bản trên nói về vẻ đẹp phẩm chất, tính cách và tâm hồn của nhân vật quản ngục
b. Văn bản đã sử dụng thành công thủ pháp tu từ so sánh: tính cách dịu dàng, lòng biết giá người, biết trọng người ngay của viên quản ngục được ví như một âm thanh trong trẻo chen vào giữa một bản đàn mà nhạc luật đều hỗn loạn, xô bồ. Hình ảnh so sánh này có ý nghĩa gợi dậy ở người đọc sự hình dung khái quát nhất về hoàn cảnh và phẩm chất của nhân vật quản ngục. Đây là hình ảnh súc tích, tạo ra sự đối lập sắc nét giữa trong và đục, thuần khiết và ô trọc, cao quý và thấp hèn, giữa cá thể nhỏ bé, mong manh với thế giới hỗn tạp, xô bồ. Nó là một hình ảnh so sánh hoa mĩ, đắt giá, gây ấn tượng mạnh, thể hiện sự khái quát nghệ thuật sắc sảo, tinh tế, có ý nghĩa làm nổi bật vẻ đẹp tâm hồn nhân vật. 
8. Đề 8: Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu nêu ở dưới
 Hắn vừa đi vừa chửi. Bao giờ cũng thế, cứ rượu xong là hắn chửi. Có hề gì? Trời có của riêng nhà nào? Rồi hắn chửi đời. Thế cũng chẳng sao: đời là tất cả nhưng chẳng là ai. Tức mình, hắn chửi ngay tất cả làng Vũ Đại. Nhưng cả làng Vũ Đại ai cũng nhủ: “chắc nó trừ mình ra!”. Không ai lên tiếng cả. Tức thật! Ờ! Thế này thì tức thật! Tức chết đi được mất! Đã thế, hắn phải chửi cha đứa nào không chửi nhau với hắn. Nhưng cũng không ai ra điều. Mẹ kiếp! Thế có phí rượu không? Thế thì có khổ hắn không? Không biết đứa chết mẹ nào lại đẻ ra thân hắn cho hắn khổ đến nông nỗi này? A ha! Phải đấy, hắn cứ thế mà chửi, hắn cứ chửi đứa chết mẹ nào đẻ ra thân hắn, đẻ ra cái thằng Chí Phèo. Nhưng mà biết đứa chết mẹ nào đã đẻ ra Chí Phèo? Có trời mà biết! Hắn không biết, cả làng Vũ Đại cũng không ai biết
 (Trích “Chí Phèo” – Nam Cao).
a. Văn bản trên nói về điều gì?
b. Tác giả đã sử dụng những kiểu câu nào?
c. Trong văn bản trên, Chí Phèo đã chửi những ai? Tiếng chửi của Chí có ý nghĩa gì? 
Gợi ý:
a. Văn bản trên nói về tiếng chửi của Chí Phèo, một thằng say rượu.
b. Tác giả đã sừ dụng rất nhiều kiểu câu khác nhau: Câu trần thuật (câu kể, câu miêu tả), câu hỏi (câu nghi vấn), câu cảm thán.
c. Chí Phèo chửi trời, chửi đời, chửi cả làng Vũ Đại, chửi cha đứa nào không chửi nhau với hắn, chửi đứa chết mẹ nào đã đẻ ra thân hắn. Tiếng chửi của Chí Phèo đã tạo ra một màn ra mắt độc đáo cho nhân vật, gợi sự chú ý đặc biệt của người đọc về nhân vật. Tiếng chửi ấy vừa gợi ra một con người tha hóa đến độ lại vừa hé lộ bi kịch lớn nhất trong cuộc đời nhân vật này. Chí dường như đã bị đẩy ra khỏi xã hội loài người. Không ai thèm quan tâm, không ai thèm ra điều. Chí khao khát được giao hòa với đồng loại, dù là bằng cách tồi tệ nhất là mong được ai đó chửi vào mặt mình, nhưng cũng không được. 
9. Đề 9: Đọc bài ca dao sau và thực hiện yêu cầu nêu ở dưới
Thương thay thân phận con tằm
Kiếm ăn được mấy phải nằm nhả tơ.
Thương thay con kiến li ti
Kiếm ăn được mấy phải đi tìm mồi.
Thương thay hạc lánh đường mây
Chim bay mỏi cánh biết ngày nào thôi.
Thương thay con quốc giữa trời
Dầu kêu ra máu có người nào nghe.
a. Bài ca dao có những hình ảnh gì? Được khắc họa như thế nào? Có những đặc điểm gì chung.
b. Tác giả dân gian đã sử dụng biện pháp tu từ nào? Nêu ý tác dụng của việc sử dụng phép tu từ đó.
c. Chủ đề của bài ca dao là gì?
d. Anh, chị hãy đặt nhan đề cho bài ca dao trên.
Gợi ý:
a. Bài ca dao có hình ảnh sau: con tằm, con kiến, chim hạc, con quốc. Những hình ảnh này được khắc họa qua hành động hàng ngày của chúng (tằm – nhả tơ; kiến – tha mồi, chim hạc – bay, quốc kêu). Những hình ảnh con vật này đều có chung những đặc điểm là nhỏ bé, yếu ớt nhưng siêng năng, chăm chỉ và cần mẫn.
 b. Tác giả dân gian đã sử dụng thành công phép điệp ngữ và ẩn dụ. Việc lặp đi lặp lại cấu trúc than thân “thương thay” đi liền với những hình ảnh và hoạt động hàng ngày cùa các hình tượng (tằm, kiến, hạc, quốc), và phép tu từ ẩn dụ: dùng hình ảnh những con vật nhỏ bé, yếu ớt nhưng chăm chỉ, siêng năng để nói về những người dân lao động thấp cổ, bé họng, đã giúp người bình dân xưa nhấn mạnh vào nỗi bất hạnh, phải chịu nhiều áp bức, bất công, bị bóc lột một cách tàn nhẫn của người lao động nghèo trong xã hội cũ. 
c. Chủ đề của bài ca dao: Nỗi thống khổ, thân phận của người nông dân trong xã hội cũ.
d. Nhan đề: ca dao than thân, khúc hát than thân.
10. Đề 10:Đọc đoạn thơ và thực hiện những yêu cầu sau:
“Chỉ có thuyền mới hiểu
Biển mênh mông nhường nào
Chỉ có biển mới biết
Thuyền đi đâu, về đâu
Những ngày không gặp nhau
Biển bạc đầu thương nhớ
Những ngày không gặp nhau
Lòng thuyền đau - rạn vỡ
Nếu từ giã thuyền rồi
Biển chỉ còn sóng gió
Nếu phải cách xa anh
Em chỉ còn bão tố!”
Đoạn thơ được viết theo thể thơ gì?
 Em hãy nêu chủ đề - ý nghĩa của đoạn thơ?
 Trong đoạn thơ hình ảnh thuyền và biển được sử dụng là nghệ thuật gì ? Có ý nghĩa như thế nào?
 Hãy đặt tên cho nhan đề của đoạn thơ.
Hình ảnh biển bạc đầu trong câu thơ “Biển bạc đầu thương nhớ” có ý nghĩa gì?
 Biện pháp tu từ cú pháp được sử dụng trong đoạn thơ trên là biện pháp nào? Tác dụng của biện pháp đó?
Gợi ý:
 a. Đoạn thơ được viết theo thể thơ gì? Thể thơ 5 chữ.
 b. Em hãy nêu chủ đề - ý nghĩa của đoạn thơ?
Đoạn thơ với hình tượng thuyền và biển gợi lên một tình yêu tràn trề, mênh mông với nỗi nhớ da diết nhưng cũng đầy lo âu, khắc khoải của cái tôi thi sĩ đầy cảm xúc.
 c. Trong đoạn thơ hình ảnh thuyền và biển được sử dụng là nghệ thuật gì ? Có ý nghĩa như thế nào?
Bằng nghệ thuật ẩn dụ mượn hình tượng thuyền và biển thể hiện tình cảm của đôi lứa yêu nhau- thuyền (người con trai) biển (người con gái) -> Nổi bật một tình yêu ngọt ngào, da diết, mãnh liệt nhưng sâu sắc và đầy nữ tính.
 d. Hãy đặt tên cho nhan đề của đoạn thơ.
	Thuyền và biển/ nỗi nhớ / 
 e. Hình ảnh biển bạc đầu trong câu thơ “Biển bạc đầu thương nhớ” có ý nghĩa gì?
 Cách nói hình tượng, Tg đã diễn tả nỗi nhớ thiết tha, nỗi nhớ được dựng lên bởi một thời gian bất thường và cụ thể hóa được nỗi nhớ thương: biển bạc đầu vì thương nhớ, biển thương nhớ cho đến nỗi bạc cả đầu, biển đã bạc đầu mà vẫn còn thương còn nhớ như thuở đôi mươi. 
 f. Biện pháp tu từ cú pháp được sử dụng trong đoạn thơ trên là biện pháp nào? Tác dụng của biện pháp đó ?
 Biện pháp lặp cú pháp “Những ngày không gặp nhau/ Biển chỉ còn sóng gió -Em chỉ còn bão tố!” -> Khẳng định sự thủy chung trong nỗi nhớ qua thời gian.
11. Đề 11: Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu nêu ở dưới.
 ẾCH NGỒI ĐÁY GIẾNG
 Có con ếch sống lâu ngày trong một cái giếng nọ. Xung quanh chỉ có vài con nhái, cua, ốc bé nhỏ. Hàng ngày, nó cất tiếng kêu ồm ộp làm vang động cả giếng, khiến các con vật kia rất hoảng sợ. Ếch cứ tưởng bầu trời bé bằng cái vung và nó thì oai như một vị chúa tể. Một năm nọ, trời mưa to làm nước dềnh lên, tràn bờ, đưa ếch ra ngoài. Quen thói cũ nó nhâng nháo đưa mắt lên nhìn bầu trời chả thèm để ý đến xung quanh nên đã bị một con trâu đi qua giẫm bẹp.
Văn bản trên thuộc loại truyện gì?
Khi sống dưới giếng ếch như thế nào? Khi lên bờ ếch như thế nào?
Ếch là hình ảnh ẩn dụ tượng trưng cho ai? Bầu trời và giếng tượng trưng cho điều gì?
Câu chuyện trên để lại cho anh, chị bài học gì?
Gợi ý:
a. Văn bản trên thuộc loại truyện ngụ ngôn.
b. Khi sống dưới giếng ếch thấy trời chỉ là cái vung con mình là chúa tể. Khi lên bờ ếch nhâng nháo nhìn trời và bị trâu dẫm bẹp
c. Ếch tượng trưng cho con người. Giếng, bầu trời tượng trưng cho môi trường sống và sự hiểu biết của con người. 
d. Câu chuyện trên để lại cho ta bài học về tính tự cao, tự đại và giá trị của sự hiểu biết. Tự cao tự đại có thể làm hại bản thân. Sự hiểu biết của con người là hữu hạn, vì vậy điều quan trọng nhất trong cuộc sống là phải luôn làm một học trò. Biết thường xuyên học hỏi và khiêm nhường. 
12. Đề 12: Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi ở dưới: 
 Chị Phan Ngọc Thanh (người Việt) cùng chồng là Juae Geun (54 tuổi) đã làm nhân viên lau chùi trong khu chung cư được 5 năm. Họ có 2 con: con trai lớn 6 tuổi, bé gái 5 tuổi. Ước mơ đổi đời đã đưa họ lên chuyến phà tới Jeju. Phà SeWol gặp nạn và gia đình chị chỉ có một chiếc áo phao duy nhất. Trong khoảnh khắc đối mặt giữa sự sống và cái chết họ quyết định mặc chiếc áo phao duy nhất cho cô con gái nhỏ và đẩy bé ra khỏi phà. Bé được cứu sống nhưng hiện nay những nhân viên cứu hộ vẫn chưa tìm thấy người thân của bé.
 (Web. Pháp luật đời sống. Ngày 16/4/2014)
a. Văn bản trên thuộc phong cách ngôn ngữ nào? 
b. Nội dung của văn bản?
c. Suy nghĩ về hình ảnh cái phao trong văn bản?
Gợi ý:
a. Văn bản trên thuộc phong cách ngôn ngữ báo chí.
b. Văn bản trên nói về:
- Hoàn cành gia đình chị Thanh
- Lý do gia đình chị lên chuyến phà.
- Việc chìm phà Sewol (Hàn Quốc).
- Chiếc áo phao duy nhất cứu sống em bé của gia đình.
c. Có thể có nhiều suy nghĩ khác nhau: 
- Ao phao trao sù sèng.
- Áo phao biểu tượng của tình yêu gia đình.
- Trước sự sống còn, tình yêu thương đã bừng sáng.
13. Đề 13: Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi nêu ở dưới: 
 " Chưa bao giờ cô Tơ thấy rõ cái đau khổ ngậm ngùi của tiếng đàn đáy buổi này. Tiếng đàn hậm hực, chừng như không thoát hết được vào không gian. Nó nghẹn ngào, liễm kiết (kết tụ lại) cái u uất vào tận bên trong lòng người thẩm âm. Nó là một cái tâm sự không tiết ra được. Nó là nỗi ủ kín bực dọc bưng bít. Nó giống như cái trạng huống thở than của một cảnh ngộ tri âm...Nó là niềm vang dội quằn quại của những tiếng chung tình. Nó là cái dư ba của bể chiều đứt chân sóng. Nó là cơn gió chẳng lọt kẽ mành thưa. Nó là sự tái phát chứng tật phong thấp vào cỡ cuối thu dầm dề mưa ẩm và nhức nhối xương tủy. Nó là cái lả lay nhào lìa của lá bỏ cành... Nó là cái oan uổng nghìn đời của cuộc sống thanh âm. Nó là sự khốn nạn khốn đốn của chỉ tơ con phím" 
 ( Trích từ Chùa đàn - Nguyễn Tuân) 
 a. Hãy nêu chủ đề của đoạn trích? Thử đặt nhan đề đoạn trích?
 b. Trong đoạn văn có rất nhiều câu bắt đầu bằng từ "Nó" được lặp lại nhiều lần. Biện pháp tu từ được sử dụng là gì? Tác dụng của biện pháp tu từ ấy?
 c. Biện pháp tu từ nào đã được sử dụng trong câu văn: "Tiếng đàn hậm hực, chừng như không thoát hết được vào không gian" ? Tác dụng của biện pháp tu từ ấy?
 d. Từ "Nó" được sử dụng trong các câu ở đoạn văn trích trên là ám chỉ ai, cái gì? Biện pháp tu từ gì được nhà văn sử dụng trong việc nhắc lại từ "Nó"?
 e. Trong đoạn văn, Nguyễn Tuân sử dụng rất nhiều tính từ chỉ tính chất. Anh/ chị hãy thống kê 5 từ láy chỉ tính chất.
Gợi ý:
a. Chủ đề: Những sắc thái ngậm ngùi nỗi đau của tiếng đàn.
- Nhan đề: Cung bậc tiếng đàn .
b. Biện pháp tu từ: Lặp cấu trúc (Điệp cấu trúc)
- Phép liên kết thế: Đại từ "nó" ở câu 3 thế "tiếng đàn" ở 2 câu trước đó.
c. Biện pháp tu từ: cách nhân hóa
 - Tác dụng: nhằm thể hiện âm thanh tiếng đàn như tiếng lòng của một cá thể có tâm trạng, nỗi niềm đau khổ...
d. - Từ "Nó" ám chỉ tiếng đàn
 - Biện pháp tu từ: điệp từ
 e. Chọn đúng 5 từ láy chỉ tính chất, trạng thái.
14. Bài 14: Đọc đoạn trích sau đây và trả lời câu hỏi phía dưới:
(1) Đưa những cuốn sách về với quê hương mình, với mái trường cũ thân thương của mình, để các em nhỏ sẽ không còn "khát" sách đọc. Đó là công việc thiện nguyện của những người tham gia chương trình "Sách hóa nông thôn Việt Nam", đang chung tay đeo đuổi mục tiêu để 10 triệu trẻ em nông thôn có quyền đọc sách và có sách đọc như trẻ em thành phố.
(2) Anh Nguyễn Quang Thạch, người khởi xướng chương trình hiện đang trong quá trình đi bộ xuyên Việt từ Hà Nội vào TP Hồ Chí Minh. Chuyến đi được khởi hành từ ngày mồng 1 Tết Ất Mùi và dự kiến sẽ hoàn thành vào trung tuần tháng 6-2015. Anh là cử nhân tiếng Anh, đã từng trải qua nhiều vị trí ở cơ quan nhà nước và từng làm việc cho một số tổ chức quốc tế. Chuyến đi bộ xuyên Việt của anh lần này là mong muốn kêu gọi cộng đồng chung tay nhân rộng tủ sách trong trường học, dòng họ... để đạt con số 300 nghìn tủ sách được xây dựng trên toàn quốc vào năm 2017, giúp hơn 10 triệu học sinh nông thôn có sách đọc.
() (3) Chương trình Sách hóa nông thôn Việt Nam ra đời theo mong muốn của anh là nhằm giải quyết vấn đề thiếu sách ở nông thôn mà theo anh là để nâng cao dân trí, xây dựng tinh thần chia sẻ trách nhiệm xã hội trong cộng đồng. Tâm nguyện của anh là tạo ra một hệ thống thư viện mi-ni rộng khắp cả nước để mọi người dân thôn quê có thể tiếp cận tri thức. Chương trình Sách hóa nông thôn Việt Nam đến nay đã thực hiện thành công năm loại tủ sách, với hơn 3.800 tủ sách được xây dựng, giúp hơn 200 nghìn người dân nông thôn, đặc biệt là 100 nghìn học sinh nông thôn có cơ hội đọc 40 đầu sách/năm.”
 (Đưa sách về làng, Nhân dân cuối tuần, 26/04/2015)
a. Xác định phong cách ngôn ngữ của văn bản. 
b. Đoạn (2) giới thiệu những thông tin gì về hành động “đi bộ xuyên Việt” của anh Nguyễn Quang Thạch? 
c. Từ nội dung văn bản, hãy nêu mục tiêu và kết quả đạt được của chương trình "Sách hóa nông thôn Việt Nam". 
d. Theo số liệu của Bộ Văn hóa - Thể thao - Du lịch: hiện nay, trung bình người Việt đọc 0,8 cuốn sách/năm. Từ thực trạng này, anh/chị hãy nhận xét ngắn gọn về anh Nguyễn Quang Thạch và chương trình "Sách hóa nông thôn Việt Nam" do anh khởi xướng. Trả lời trong khoảng 5-7 dòng. 
 Gợi ý
a. Phong cách ngôn ngữ báo chí
b. Hành động đi bộ xuyên Việt của anh Nguyễn Quang Thạch: 
- Về hành trình: từ Hà Nội vào TP Hồ Chí Minh
- Về thời gian: khởi hành từ ngày mồng 1 Tết Ất Mùi và dự kiến sẽ hoàn thành vào trung tuần tháng 6-2015. 
- Về mục đích: kêu gọi cộng đồng chung tay nhân rộng tủ sách trong trường học, dòng họ... để đạt con số 300 nghìn tủ sách được xây dựng trên toàn quốc vào năm 2017, giúp hơn 10 triệu học sinh nông thôn có sách đọc.
c. Mục tiêu và kết quả:
 - Mục tiêu: 10 triệu trẻ em nông thôn có quyền đọc sách và có sách đọc như trẻ em thành phố.
 - Kết quả đạt được của chương trình "Sách hóa nông thôn Việt Nam": thực hiện thành công năm loại tủ sách, với hơn 3.800 tủ sách được xây dựng, giúp hơn 200 nghìn người dân nông thôn, đặc biệt là 100 nghìn học sinh nông thôn có cơ hội đọc 40 đầu sách/năm
d. Thí sinh nêu được quan điểm của bản thân về anh Nguyễn Quang Thạch và ý nghĩa của chương trình "Sách hóa nông thôn Việt Nam". Câu trả lời phải chặt chẽ, có sức thuyết phục.
 - Anh Nguyễn Quang Thạch: là một người có tâm huyết với cộng đồng, có lí tưởng sống đẹp, biết chăm lo cho sự phát triển của thế hệ trẻ, đặc biệt là trẻ em nông thôn.
 - Chương trình "Sách hóa nông thôn Việt Nam": là một chương trình thiết thực, ý nghĩa, giúp cho mỗi người có nhận thức đúng hơn về sách và quan tâm nhiều hơn đến việc đọc sách.
7.2. Về khả năng áp dụng của sáng kiến:
	Sáng kiến có khả năng áp dụng cho đối tượng là học sinh tất cả các khối lớp 10,11, đặc biệt là học sinh lớp12. Qua sáng kiến giúp các em có thêm kỹ năng làm bài phần Đọc hiểu văn bản để từ đó đạt kết quả học tập cao. Đồng thời phát huy được tư duy sáng tạo của học sinh.
8. Những thông tin cần được bảo mật (nếu có):
9. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến:
	Như trên đã trình bày, sáng kiến có khả năng áp dụng cho đối tượng là học sinh tất cả các khối lớp, đặc biệt là lớp 12, để học sinh dự thi THPTQG và để dự thi xét tuyển tốt nghiệp và xét tuyển vào các trường Đại học, Cao đẳng. Các nhà trường thành lập các lớp học bồi dưỡng bộ môn này, có phòng học bộ môn với máy chiếu, các bức tranh, ảnh về các vấn đề liên quan bài học,...
10. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả và theo ý kiến của tổ chức, cá nhân đã tham gia áp dụng sáng kiến lần đầu, kể cả áp dụng thử (nếu có) theo các nội dung sau:
10.1. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả:
	Qua sáng kiến giúp các em có có thêm kỹ năng làm bài phần Đọc hiểu văn bản để từ đó đạt kết quả học tập cao. Đồng thời phát huy được tư duy sáng tạo của học sinh, nhất là trong thời kỳ hiện nay nhiều học sinh cảm thấy không thích học văn.
	Trước khi áp dụng sáng kiến, kết quả của các bài kiểm tra phần đọc hiểu của học sinh 3 lớp như sau:
LỚP
SĨ SỐ
KẾT QUẢ
Ghi chú
Giỏi
Khá
Trung
Yếu
10
18
1 (5%)
4 (22%)
5 (28%)
7 (39%)
11
20
2 (10%)
5 (25%)
5 (25%)
8 (40%)
12
32
3 (9%)
7(22%)
8 (25%)
14(44%)
Kết quả của các bài kiểm tra phần đọc hiểu của học sinh 3 lớp sau khi áp dụng sáng kiến như sau:
LỚP
SĨ SỐ
KẾT QUẢ
Ghi chú
Giỏi
Khá
Trungbình
Yếu
10
18
2 (11%)
6 (33%)
8 (45%)
2 (11%)
11
20
3 (15%)
7(35% )
8 (40%)
2 (10%)
12
32
4(12,5 %)
9 (28%)
16 (50%)
3 (9,5)
10.2. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tổ chức, cá nhân:
Áp dụng việc ôn luyện phần đọc hiểu trong giờ học chuyên đề môn Ngữ văn giúp học sinh chủ động, tích cực, sáng tạo trong giờ học, biết vận dụng kiến thức để giải các đề kiểm tra hướng đến việc làm tốt đề thi Trung học phổ thông Quốc gia.
11. Danh sách những tổ chức cá nhân đã tham gia áp dụng thử sáng kiến lần đầu. 
TT
Tên tổ chức/cá nhân
Địa chỉ
Lĩnh vực áp dụng sáng kiến
1
Học sinh lớp 10, 11,12
Trung tâm GDTX tỉnh Vĩnh Phúc
Đọc hiểu môn Ngữ văn
Ngày tháng năm 2019
Ngày tháng năm 2019
Ngày 21 tháng 1năm 2019
THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG
SÁNG KIẾN CẤP CƠ SỞ
Tác giả sáng kiến
Trần Thị Phương Thảo
MỤC LỤC
1. Lời giới thiệu	1
2. Tên sáng kiến	2
3. Tác giả sáng kiến	2
4. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến	3
5. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến	3
6. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử	3
7. Mô tả bản chất của sáng kiến	3
 7.1. Về nội dung của sáng kiến	3
 A. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG	3
 I. Khái niệm và mục đích đọc hiểu văn bản	3
 II. Phạm vi và yêu cầu của phần đọc - hiểu trong bài thi môn Ngữ văn	3
 III. Những kiến thức cần có để thực hiện việc đọc – hiểu văn bản	4
 IV. Cách thức ôn luyện	5
 B. NỘI DUNG ÔN TẬP	5
 PHẦN I: LÝ THUYẾT	5
 PHẦN II: CÁC DẠNG CÂU HỎI ĐỌC – HIỂU THƯỜNG GẶP	9
7.2. Về khả năng áp dụng của sáng kiến	26
8. Những thông tin cần được bảo mật (nếu có)	26
9. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến	27
10. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả và theo ý kiến của tổ chức, cá nhân đã tham gia áp dụng sáng kiến lần đầu, kể cả áp dụng thử (nếu có) theo các nội dung sau	27
10.1. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả 27
10.2. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tổ chức, cá nhân 28
11. Danh sách những tổ chức cá nhân đã tham gia áp dụng thử sáng kiến lần đầu.28
PHIẾU ĐĂNG KÝ VIẾT SÁNG KIẾN
CẤP: CƠ SỞ: ; TỈNH: .
Thông tin về tác giả đăng ký sáng kiến
1. Họ và tên: Trần Thị Phương Thảo
2. Ngày sinh: 01/05/1980
3. Đơn vị công tác: Trung tâm GDTX tỉnh
4. Chuyên môn: Ngữ Văn
5. Nhiệm vụ được phân công trong năm học: Dạy môn Ngữ văn 10. Quản lý phòng đào tạo.
Thông tin về sáng kiến
1. Tên sáng kiến: Nâng cao chất lượng phần Đọc hiểu môn Ngữ văn tại Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh Vĩnh Phúc.
2. Cấp học:
3. Mã lĩnh vực : 
4. Thời gian nghiên cứu: từ tháng 9/2017 đến tháng 5/2018
5. Địa điểm nghiên cứu: Trung tâm GDTX tỉnh Vĩnh Phúc
6. Đối tượng nghiên cứu: Học sinh 10,11,12 Trung tâm GDTX tỉnh Vĩnh Phúc.
Ngày tháng năm 2019
Ngày tháng năm 2019
Ngày 21 tháng 1năm 2019
Ngày tháng năm 2019
Ngày tháng năm 2019
Ngày 21 tháng 1năm 2019
THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG
SÁNG KIẾN CẤP CƠ SỞ
Tác giả sáng kiến
Trần Thị Phương Thảo
THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
(Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu)
TỔ TRƯỞNG/NHÓM TRƯỞNG CHUYÊN MÔN
(Ký, ghi rõ họ tên)
NGƯỜI ĐĂNG KÝ
(Ký, ghi rõ họ tên)
Trần Thị Phương Thảo

File đính kèm:

  • doc40.51.01.doc
Sáng Kiến Liên Quan