Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao chất lượng môn Tiếng Việt qua dạy tích hợp các phân môn

Thực trạng nội dung cần nghiên cứu

 Vào đầu năm học tôi đã tiến hành khảo sát nhỏ trong phạm vi lớp phụ trách một số bài tập tổng hợp các phân môn Tiếng Việt với các nội dung:

Đọc hiểu văn bản.

Điền đúng vần, âm

Điền dấu hỏi, ngã.

Tìm từ đồng nghĩa, trái nghĩa, hiểu nghĩa của từ.

Xếp từ theo nhóm

Viết đoạn văn theo yêu cầu.

 Kết quả thu được như sau:

Tổng số HS tham gia: 33

Đọc hiểu: Hoàn thành các yêu cầu của nội dung môn học trở lên: 90,9, %;

 Hoàn thành tốt các yêu cầu của nội dung môn học: 63,6%

Điền âm, vần, dấu thanh: Hoàn thành các yêu cầu của nội dung môn học trở lên: 100%

Hoàn thành tốt các yêu cầu của nội dung môn học:: 66,6%

Tìm từ, xếp từ: Hoàn thành các yêu cầu của nội dung môn học trở lên: 93,9%

Hoàn thành tốt các yêu cầu của nội dung môn học: 66,6%

Viết đoạn văn: Hoàn thành các yêu cầu của nội dung môn học trở lên: 90,9%

Hoàn thành tốt các yêu cầu của nội dung môn học: 51,5%

 Qua khảo sát tôi thấy tỷ lệ học sinh sai các mảng kiến thức còn nhiều, tỷ lệ học sinh sai trong từng mảng kiến thức khá trùng lặp, bên cạnh đó có một số em sai từng kiến thức riêng,đạt tỷ lệ hoàn thành tốt còn thấp. Qua quá trình dạy học, kiểm tra đánh giá tôi thấy các em thường gặp các lỗi cơ bản sau:

Học sinh đọc không đúng ngắt nghỉ, khả năng trả lời câu hỏi trong nội dung bài đọc còn hạn chế, dài dòng, không trả lời đúng trọng tâm. Kĩ năng nói còn hạn chế, dùng từ địa phương nhiều.

Viết lẫn lộn nhiều các tiếng có thanh hỏi/ ngã; vần anh/ ân, ong/ ông, ênh/anh; âm gi/d.

Hiểu nghĩa của từ còn mơ hồ, xếp từ theo nhóm không chính xác, vốn từ nghèo.

Kĩ năng viết đoạn văn còn yếu, diễn đạt lúng củng, liên kết câu, đoạn rời rạc.

 

doc14 trang | Chia sẻ: thuydung3ka2 | Ngày: 03/03/2022 | Lượt xem: 1931 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao chất lượng môn Tiếng Việt qua dạy tích hợp các phân môn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ừ phía học sinh
Có nhiều em trong giao tiếp còn dùng từ địa phương.
 Rất ít học sinh được tham gia câu lạc bộ Tiếng Việt để thể hiện tài năng của mình.
Điều kiện kinh tế gia đình của học sinh còn khó khăn, thời gian dành cho việc học tập còn ít,việc mua sắm tài liệu tham khảo còn ít dẫn đến chất lượng chưa cao.
Một số phụ huynh, học sinh xem nhẹ môn Tiếng Việt.
2.2. Một số biện pháp dạy tích hợp các phân môn tập đọc, luyện từ và câu, chính tả, tập làm văn trong Tiếng Việt
Để nắm được mối quan hệ giữa các phân môn này, tôi đã xem toàn bộ chương trình về số tiết, bài dạy, nội dung có liên quan với nhau. Chính vì thế nên khi giảng dạy tôi thường lồng ghép chúng với nhau.
Cụ thể tôi đã làm như sau:
2.2.1. Dạy tích hợp qua phân môn Tập đọc
Khi giảng hoặc lúc giao tiếp với học sinh, tôi tránh nói tiếng địa phương, cố gắng sử dụng ngôn ngữ viết thay cho ngôn ngữ nói.
Ví dụ: học sinh thường nói: trửa sân, đường ngái, rộng rại...
Tôi sửa cho học sinh: giữa sân, đường xa, rộng rãi ( hoặc các từ đồng nghĩa: bao la, thênh thang)
Khi đọc mẫu bài tập đọc, tôi cho cả lớp dùng bút chì gạch chéo (/) những chỗ ngắt giọng hoặc ngắt nhịp thơ. Tôi chú ý ngắt câu dài thành nhiều cụm từ nhỏ; ngắt nhịp thơ để học sinh yếu và trung bình dễ đọc.
Ví dụ:
 	“Ngày nay/ chúng ta cần phải xây dựng lại cơ đồ/mà tổ tiên đã để lại cho chúng ta, nước nhà trông mong/ chờ đợi ở các em rất nhiều”
(Thư gửi các học sinh – Hồ Chí Minh – SGK TV5T1)
“Sáng mát trong /như sáng năm xưa
Gió thổi/ mùa thu hương cốm mới
Tôi nhớ/ những ngày thu đã xa”
(Đất nước - Nguyễn Đình Thi)
Khi giảng bài, nhất là phần tìm hiểu bài cần tạo hứng thú cho học sinh. Đây là một khâu quan trọng, là một hiện tượng tâm lý trong đời sống mỗi người, tạo hứng thú là tạo điều kiện cho học sinh học tập, lao động được tốt hơn. Để tạo được hứng thú cho học sinh, giáo viên phải tạo cho học sinh sự thoải mái trong học tập, phải làm cho các em cảm nhận được vẻ đẹp và khả năng kì diệu của ngôn từ để kích thích vốn từ sẵn có của từng em.
Ví dụ: Bài “sắc màu em yêu” của Phạm Đình Ân – giáo viên có thể gợi ý học sinh tìm hiểu:
Những màu sắc trong bài được tác giả gợi ra những hình ảnh nào? 
Tại sao bạn nhỏ yêu tất cả các màu sắc đó?
Em có thể liên tưởng những màu sắc đó bằng những hình ảnh nào khác trong thực tế?
Trên cơ sở học sinh đã được tiếp thu bài học, giáo viên bồi dưỡng cảm thụ văn học cho học sinh khá, giỏi. Đây là một quá trình lâu dài và công phu trong phân môn Tập đọc. Để bồi dưỡng tốt, trước hết giáo viên bồi dưỡng cho các em vốn sống, có vốn sống học sinh mới có khả năng liên tưởng để tiếp cận tác phẩm. Giáo viên cần tạo cho học sinh tiếp cận với nhiều tác phẩm. Giáo viên chỉ gợi mở, dẫn dắt cho sự tiếp xúc của học sinh với những tác phẩm hay. Hoạt động của giáo viên chỉ có tác dụng hỗ trợ cho cảm xúc thẩm mĩ nảy nở trong hoạt động. Cần tôn trọng những suy nghĩ, cảm xúc thực của học sinh và nâng chúng lên ở cấp độ cao hơn, đồng thời giáo viên phải trang bị cho học sinh một số kiến thức về văn học như hình ảnh, chi tiết, kết cấu tác phẩm, các đặc trưng của ngôn ngữ nghệ thuật, những biện pháp tu từ
Ví dụ:
Trong bài thơ tác giả đã sử dụng biện pháp nào ?
Em có cảm nhận gì khi đọc bài sắc màu em yêu của Phạm Đình Ân.
Ngoài ra cần hướng dẫn học sinh đọc diễn cảm có sáng tạo, nó giúp học sinh nâng cao khả năng cảm xúc thẩm mĩ và kích thích các em khám phá ra cái hay, cái đẹp của văn chương. Khi cho học sinh tiếp xúc tác phẩm, giáo viên cần có hệ thống câu hỏi, bài tập liên tưởng cụ thể để hướng vào nội dung, yêu cầu cần đạt.
Ví dụ:
 	Đọc phân vai bài “Lòng dân” của Nguyễn Văn Xe.Yêu cầu học sinh khi đọc phải thể hiện được tâm trạng của nhân vật.( dì Năm, Cai, An, Cán bộ, lính) qua đó mới thấy được hết nội dung mà vở kịch đem lại cho người đọc.
Đọc bài thơ: Những cánh buồm- Hoàng Trung Thông- Tuần 32. GV hỏi: Chúng ta cần đọc bài thơ với giọng đọc như thế nào? Nhấn giọng từ nào? Vì sao ?
(Nhẹ nhàng, trầm lắng, tha thiết, nhấn giọng các từ: rực rỡ, lênh khênh, chắc nịch, rả rích,trầm ngâm, thầm thì... để thể hiện tâm tình của cha với con)
 	Phân môn tập đọc còn xây dựng cho học sinh thói quen tìm đọc sách ở thư viện, dùng sách công cụ (từ điển, sổ tay luyện từ và câu) và ghi chép những thông tin cần thiết khi đọc.
Ví dụ: khi dạy bài “Quang cảnh làng mạc ngày mùa” của Tô Hoài (Trang 10-STV5T1) tôi lưu ý cho học sinh về cách dùng từ tả màu sắc để vận dụng vào tập làm văn và ghi vào sổ tay như: 
+ lúa: vàng xuộm
+ nắng: vàng hoe
+ xoan: vàng lịm
+ tàu lá chuối: vàng ối
+ bụi mía: vàng xọng
+ rơm, thóc: vàng giòn
	Dùng Từ điển để biết được màu sắc được sử dụng trong bài gợi cho em cảm giác gì.
	 + Vàng xọng: màu vàng gợi cảm giác như có nước
 + Vàng lịm: gợi cảm giác căng mọng, ngọt
 + vàng tươi: cảm giác vàng tươi mới, đẹp mắt.
 ...................
Nói chung khi dạy phân môn Tập đọc không những giáo viên củng cố nâng cao kĩ năng đọc cho học sinh, mở rộng vốn hiểu biết, bồi dưỡng tư tưởng, tình cảm, nhân cách cho học sinh mà cần hướng học sinh biết vận dụng những hiểu biết của phân môn này vào những phân môn khác một cách phù hợp, sáng tạo.
2.2.2. Dạy tích hợp qua phân môn Chính tả
Rèn kĩ năng viết chính tả và kĩ năng nghe:
Giáo viên hướng dẫn cho học sinh nghe – viết; nhớ - viết một đoạn trích từ bài tập đọc hoặc các bài tập chính tả âm, vần là ôn lại qui tắc viết một số chữ dễ nhầm lẫn do ảnh hưởng của cách phát âm địa phương theo yêu cầu đã đề ra. Nếu học sinh sai, giáo viên có thể giúp học sinh:
+ Phân biệt các chữ viết đúng chính tả với các chữ viết sai chính tả
+ Học sinh sữa lại những lỗi sai của mình phía dưới bài viết.
+ Học sinh có thể ghi vào sổ tay chính tả các lỗi chính tả thường mắc và cách sữa những lỗi ấy.
Ví dụ: Ở bài chính tả nghe – viết “ Việt Nam thân yêu” của Nguyễn Đình Thi (trang 6 STV5T1) bài tập 2: tìm tiếng thích hợp với mỗi ô trống để hoàn chỉnh bài văn sau. Biết rằng:
1
Chứa tiếng bắt đầu bằng ng hoặc ngh
2
Chứa tiếng bắt đầu bằng g hoặc gh
3
Chứa tiếng bắt đầu bằng c hoặc k
Sau khi học sinh hoàn thành bài tập giáo viên gợi ý để học sinh rút ra quy tắc: 
*Âm “gờ” viết là gh khi nó đứng trước các âm i, ê, e và viết g khi đứng trước các âm còn lại.
*Âm “ngờ” viết là ngh khi nó đứng trước các âm i, ê, e và viết ng khi đứng trước các âm còn lại.
*Âm “cờ” viết là k khi nó đứng trước các âm i, ê, e và viết c khi đứng trước các âm còn lại.
Rèn luyện một số kĩ năng sử dụng Tiếng Việt và phát triển tư duy. 
Thông qua các bài tập chính tả học sinh được rèn luyện cách phát âm, củng cố nghĩa của từ, trau dồi về ngữ pháp tiếng việt, góp phần phát triển một số thao tác tư duy cơ bản như so sánh, liên tưởng, ghi nhớ.
Ví dụ: bài chính tả nghe – viết: “Anh bộ đội Cụ Hồ gốc Bỉ” của Như Kim (trang 38, STV5T1) ở bài tập 2 sau khi học sinh điền tiếng “nghĩa”; “chiến” vào mô hình cấu tạo vần các em tự biết so sánh sự giống và khác nhau của 2 tiếng này về cấu tạo.
Mở rộng vốn hiểu biết, góp phần hình thành nhân cách con người mới. Thông qua bài chính tả, nội dung bài tập chính tả giáo viên mở rộng vốn hiểu biết về cuộc sống, con người; bồi dưỡng một số đức tính và thái độ cần thiết trong công việc như: cẩn thận, chính xác, có óc thẩm mĩ, lòng tự trọng, tinh thần trách nhiệm
Ví dụ: bài chính tả nghe – viết: “Luật Bảo vệ môi trường” ( trang 103 STV5T1) thông qua nội dung bài chính tả giáo viên lồng ghép ý thức tự giác giữ sạch môi trường xung quanh nhà ở, trường học. Cụ thể là quét dọn vệ sinh hàng ngày nhà ở, lớp, sân trường, trồng cây xanh tạo cảnh quan trường học vừa xanh – sạch – đẹp.
Nói chung, giáo viên hướng dẫn học sinh học tốt phân môn chính tả thì học sinh sẽ vận dụng kiến thức này để viết đúng bài tập làm văn viết; biết khai thác từ ngữ ở phân môn luyện từ và câu; khi đã hiểu bài thì học sinh sẽ đọc trôi chảy ở tiết tập đọc và nâng cao cho học sinh khá giỏi về chữ viết đẹp, đúng để tham gia vào các đợt thi viết chữ đẹp do trường, ngành tổ chức.
2.2.3. Dạy tích hợp qua phân môn Luyện từ và câu
*Nội dung dạy luyện từ và câu ở lớp 5 gồm có:
- Mở rộng và hệ thống hóa vốn từ
- Nghĩa của từ: Từ đồng nghĩa, trái nghĩa; đồng âm, nhiều nghĩa...
- Từ loại
- Câu ghép
- Văn bản
- Ôn tập
*Các biện pháp dạy học
- Hướng dẫn học sinh làm bài tập
- Hướng dẫn học sinh hình thành kiến thức mới
*Vận dụng linh hoạt phương pháp dạy luyện từ và câu nhằm đạt hiệu quả thiết thực
Đối với dạng bài mở rộng và hệ thống hóa vốn từ giáo viên yêu cầu học sinh trung bình, yếu chỉ cần tìm được một vài từ thông dụng theo gợi ý SGK còn đối với học sinh khá giỏi có thể tham khảo từ điển để tìm nhiều từ hơn hoặc giáo viên chủ động dẫn dắt, gợi ý, giải nghĩa từ ngữ bằng nhiều hình thức khác nhau để bổ sung vốn tiếng việt và giúp các em dễ thực hiện yêu cầu bài tập; tăng cường tổ chức học sinh trao đổi theo nhóm để các em hợp tác tìm ra YC đối với giờ học luyện từ và câu.
Ví dụ: trong bài “ Mở rộng vốn từ Hữu nghị - Hợp tác” (trang 56 TV5T1) bài tập 2 có yêu cầu: xếp các từ có tiếng “ hợp” cho dưới đây thành 2 nhóm a và b:
(Hợp tình, hợp tác, phù hợp, hợp thời, hợp lệ, hợp nhất, hợp pháp, hợp lực, hợp lý, thích hợp).
 	a/ hợp có nghĩa là “ gộp lại” (thành lớn hơn) M: hợp tác.
 	b/ hợp có nghĩa là “đúng với yêu cầu, đòi hỏinào đó”. M: thích hợp.
Giáo viên YC học sinh giải nghĩa từ, giáo viên cũng cần chấp nhận nhiều cách diễn đạt khác nhau, đôi khi còn vụng về, “ngây ngô”, miễn sao học sinh thể hiện được sự cảm nhận đúng và biết dùng từ không sai lạc về nghĩa. Từ đó giáo viên uốn nắn để học sinh biết cách giải nghĩa từ cho chính xác.Từ việc nắm được nghĩa của từ, học sinh dễ dàng xếp đúng từ theo nhóm.
Đối với dạng bài cung cấp kiến thức mới và thực hành luyện tập, giáo viên chủ động dẫn dắt, gợi ý học sinh trao đổi chung ở lớp để từ đó rút ra những điểm cần ghi nhớ về kiến thức. Trong quá trình luyện tập, giáo viên có thể hướng dẫn học sinh nhắc lại một số kiến thức liên quan để dễ thực hiện bài tập
Ví dụ: trong bài “Quan hệ từ” (trang 109 TV5T1) bài tập 3: đặt câu với mỗi quan hệ từ: và, nhưng, của.
Giáo viên có thể yêu cầu đặt 3 câu, mỗi câu có một quan hệ từ cho trước bằng hình thức nói hoặc viết hoặc cũng có thể chỉ yêu cầu mỗi học sinh chọn 2 (hoặc 1) trong 3 quan hệ từ cho trước để đặt câu rồi chữa chung cho cả lớp đối với lớp có học sinh trung bình, yếu nhiều. Còn đối với lớp có học sinh khá, giỏi giáo viên có thể nâng lên yêu cầu cao hơn là đặt đoạn văn ngắn có sử dụng 3 quan hệ từ cho trước với chủ đề tự chọn. Đây cũng là cơ sở để làm Tập làm văn tốt hơn.
Khi dạy về câu giáo viên cần hướng dẫn học sinh:
+ Tìm được bộ phận chính của câu tránh nhầm lẫn trạng ngữ, ngữ danh từ là câu.
+ Xác định được những ví dụ nào đã thành câu, ví dụ nào chưa thành câu và giải thích tại sao?
+ Nắm được dạng bài mở rộng nòng cốt câu bằng cách thêm thành phần phụ.
+ Biết chữa câu sai bằng 2 cách.
+ Nắm được kiến thức cơ bản về câu để sử dụng dấu câu cho phù hợp.
Ví dụ bài “ Ôn tập về câu” (trang 171 TV5T1) sau khi dạy nội dung SGK để học sinh nắm được các kiểu câu, giáo viên có thể củng cố bằng bài tập nâng cao như sau:
Giáo viên viết bảng phụ và đính lên bảng:
a/ Ngày 2/9/1945 Bác Hồ đọc tuyên ngôn độc lập.
b/ Học sinh trường Tiểu học Liên Thủy
c/ Bờ biển Nha Trang rất đẹp
d/ Vui chơi trong sân trường
Yêu cầu học sinh xác định dòng nào là câu? Viết thêm vào những dòng chưa thành câu và giải thích tại sao?
	Khi dạy bài “ Ôn tập dấu câu”(Dấu phẩy)TV5 Tập 2- trang 133: sau khi ôn tập cho học sinh nâng cao thêm cho HS khá giỏi: Viết đoạn văn khoảng 5-7 câu về hoạt động vui chơi của HS có sử dụng câu có dấu phẩy, chỉ rõ tác dụng của dấu phẩy em đã sử dụng.
Ở bài tập này không những giúp học sinh biết được cấu trúc câu, hiểu ý nghĩa câu mà còn giúp học sinh biết lựa chọn vốn từ đã học để vận dụng một cách sinh động, sáng tạo vào một văn cảnh cụ thể. Ngoài ra học sinh còn có thể vận dụng những kiến thức này vào bài làm văn hoặc sử dụng dấu câu trong tiết chính tả, tập làm văn.
2.2.4. Dạy tích hợp qua phân môn Tập làm văn
Đây là một phân môn mà học sinh phải tổng hợp những gì đã được tích lũy qua các bài giảng của giáo viên. Chính vì thế, khi dạy phân môn này, tôi thường giới thiệu với các em những bài đọc có liên quan hoặc tài liệu hay để các em tham khảo.
Ví dụ: 
Văn tả cảnh có các bài tham khảo: 
- Quang cảnh làng mạc ngày mùa (Tô Hoài) trang 10 TV5T1
- Tiếng đàn Ba-la-lai-ca trên sông Đà (Quang Huy) trang 69 TV5T1
- Kì diệu rừng xanh (Nguyễn Phan Hách) trang 75 TV5T1
- Trước cổng trời (Nguyễn Đình Ảnh) trang 80 TV5T1
- Đất Cà Mau (Mai Văn Tạo) trang 89 TV5T1
- Mở rộng vốn từ thiên nhiên (Bài bầu trời mùa thu của Xu- khôm-lin –xki) trang 87 TV5T1
............................................
Ngoài những bài học trong chương trình, tôi còn giới thiệu cho học sinh những bài tập đọc ở chương trình lớp 5cũ:
- Núi rừng Trường Sơn sau cơn mưa (trích tập đọc lớp 5 – 1980 trang 46 TV5T1)
-Thác Y-a-li (Thiên Lương) trang 50 TV5T1
- Sau trận mưa rào (Vích- to Huy-gô) trang 73 TV5T1
- Đêm trăng đẹp (Thạch Lam) trang 30 TV5T1
- Buổi sáng mùa hè trong thung lũng (Hoàng Hữu Bội) trang 42 TV5T2.
........................................
+ Văn tả người có các bài tham khảo:
- Một chuyên gia máy xúc (Hồng Thủy) trang 45 TV5T1
- Những người bạn tốt (Lưu Anh) trang 65 TV5T1
- Hạng A-cháng (Ma Văn Kháng) trang 119 TV5T1
- Bà tôi (Mác-xim Go-ro-ki) trang 122 TV5T1
 ...........................................................................
- Làm văn là nơi thử thách cho học sinh các kĩ năng Tiếng Việt, vốn sống, vốn văn học, năng lực cảm thụ văn học, học sinh phải thể hiện cảm xúc, suy nghĩ bằng ngôn ngữ nói và viết từ đó rèn cách nghĩ, cách cảm nhân thật sáng tạo, luyện cách diễn tả chính xác, sinh động, hồn nhiên với những nét riêng độc đáo.
Ví dụ: Tả cảnh một buổi sáng (hoặc trưa, chiều) trong một vườn cây (hay trong công viên, trên đường phố, trên cánh đồng, nương rẫy)
* Mở bài (học sinh trung bình, yếu): Cạnh nhà em, vào buổi sáng cánh đồng lúa chín thật đẹp
* Mở bài (học sinh khá, giỏi): Quê em là một vùng nông thôn, khung cảnh đơn sơ mộc mạc và cũng đẹp rất bình dị. Nhưng đẹp nhất có lẽ là được ngắm cảnh cánh đồng lúa chín vàng mênh mông, im lìm như còn tận hưởng giấc ngủ thanh bình buổi sớm mai.
- Giáo viên cần rèn luyện cho học sinh kĩ năng tìm hiểu, phân tích đề, quan sát, tìm ý, kĩ năng diễn đạt, viết đoạn và hoàn thiện bài viết.
- Trong phân môn Tập làm văn, khâu đánh giá chữa lỗi rất quan trọng. Giáo viên cần chấm, chữa bài cho học sinh thật kĩ để giúp học sinh thấy được những thiếu sót của mình, tự rút kinh nghiệm sữa chữa, nên tạo không khí thoải mái, tranh luận khi sửa bài.
Ví dụ: Khi chữa bài giáo viên kẻ sẵn bảng thành 2 phần để ghi những từ, ý, hình ảnh còn nhầm lẫn, phần còn lại cho học sinh sửa sai theo ý của mình chẳng hạn:
-Thân hình cô thong thả
à sửa: thân hình cô thon thả.
-Mắt cô tròn xoe như 2 viên bi 
à sửa: mắt cô ánh lên những tia sáng ấm áp,tươi vui (hoặc đôi mắt đen lay láy của cô luôn ấm áp và sự trìu mến, vui tươi..) 
Giáo viên để cho học sinh giải thích rõ tại sao sai để rút kinh nghiệm. chẳng hạn: từ thong thả dùng để chỉ dáng đi. Còn thon thả nói về vóc dáng; cụm từ tròn xoe như 2 viên bi chỉ dùng để tả đôi mắt em bé.
Nói tóm lại: phân môn Tập đọc củng cố, nâng cao kĩ năng đọc cho học sinh, mở rộng vốn hiểu biết, bồi dưỡng tư tưởng, tình cảm, nhân cách cho học sinhđiều này sẽ được các em thể hiện qua bài viết trong phân môn Chính tả, Tập làm văn, Luyện từ và câu (viết đoạn văn ngắn theo yêu cầu). Đây cũng là cơ sở bồi dưỡng văn cảm thụ cho học sinh khá, giỏi.
Học tốt Tập làm văn sẽ giúp các em nhanh hiểu và cảm thụ nội dung bài tập đọc. Biết viết đúng yêu cầu trong phân môn chính tả; biết phân tích ngữ liệu một cách logic trong phân môn luyện từ và câu; biết suy luận từ những nhận xét để rút ra nội dung cần ghi nhớ trong bài học.
Việc học tích hợp các phân môn tập đọc; chính tả; luyện từ và câu; tập làm văn sẽ giúp cho học sinh học tốt các môn học khác, đồng thời làm cho ngôn ngữ Tiếng Việt của học sinh ngày càng phong phú và trong sáng hơn.
Trong những năm liền, tôi đã vận dụng phương pháp này vào trong giảng dạy, có nhiều học sinh tiến bộ rõ rệt. Cụ thể như sau:
* Năm học 2018– 2019 tổng số học sinh của lớp là 28
- Hoàn thành các yêu cầu của nội dung môn học trở lên: 28/28 (tỉ lệ 100%)
- Hoàn thành tốt các yêu cầu của nội dung môn học: 16/28 (tỉ lệ 92,85 %)
* Năm học 2019 – 2020 tổng số học sinh của lớp là 33
* Kết quả khảo sát chất lượng đầu năm: 
- Hoàn thành các yêu cầu của nội dung môn học: 10/33 (tỉ lệ 30,3 %) 
 - Hoàn thành tốt các yêu cầu của nội dung môn học: 22/33 (tỉ lệ 66,7%)
 - Chưa hoàn thành các yêu cầu của nội dung môn học: 01/33 (tỉ lệ 3,03%)
* Kết quả khảo sát chất lượng Cuối Học kì 1: 
- Hoàn thành các yêu cầu của nội dung môn học: 16/33 (tỉ lệ 48,5 %) 
 - Hoàn thành tốt các yêu cầu của nội dung môn học: 17/33 (tỉ lệ 51,5%)
 - Chưa hoàn thành các yêu cầu của nội dung môn học: 0/33 (tỉ lệ 0%) 
3. PHẦN KẾT LUẬN
3.1. Ý nghĩa của đề tài 
Muốn việc giảng dạy của thầy và việc học của trò được nâng cao, việc nghiên cứu tìm tòi là nhiệm vụ vô cùng quan trọng. Thông qua giảng dạy và hướng dẫn học sinh khi dạy tích hợp các phân môn tập đọc, chính tả, luyện từ và câu, tập làm văn tôi đã rút ra bài học cho bản thân mình là:
- Giáo viên phải tâm huyết với nghề: Yêu nghề mến trẻ, luôn học hỏi, trao đổi kinh nghiệm cho bản thân thông qua trao đổi với đồng nghiệp. Luôn tìm tòi, nghiên cứu, sáng tạo, áp dụng những phương pháp dạy học có chất lượng hiệu quả. Giáo viên thường xuyên học hỏi, trau dồi kiến thức, đọc sách báo để ngày càng làm phong phú thêm vốn kiến thức của mình. Mỗi giáo viên thực sự có năng lực và tâm huyết cho mọi người học.
- Giáo viên nắm chắc được yêu cầu phân môn đang dạy theo từng bài học, theo từng nội dung. Giáo viên phải vững về kiến thức, kĩ năng thực hành tiếng Việt, có vốn sống, vốn cảm xúc phong phú.
- Chuẩn bị chu đáo, hướng dẫn học sinh suy nghĩ, quan sát nêu được những ý kiến sát thực với bài học. Trong quá trình giảng dạy, giáo viên phải khơi dậy niềm say mê hứng thú của học sinh đối với môn học Tiếng Việt.
- Giáo viên chủ động, sáng tạo, khéo léo trong việc áp dụng phương pháp dạy học theo từng nội dung, động viên kịp thời những phát hiện sáng tạo của học sinh
- GV- HS có mối quan hệ gần gũi nhưng nghiêm túc, tạo tâm lý thoải mái, cử chỉ thân thiện trong quá trình dạy học.
- Tiến hành luyện tập thường xuyên dưới nhiều hình thức. Phân chia đối tượng học sinh, có kế hoạch bồi dưỡng và phát huy tính tích cực của HS.
- Gắn chặt kiến thức học vào thực tế cuộc sống, tạo cho các em gần gũi thiên nhiên để có vốn sống phong phú. Tạo sự giao tiếp cởi mở, thân thiện với học sinh, mẫu mực trong lời nói, việc làm, có tâm hồn trong sáng lành mạnh là tấm gương sáng để học sinh noi theo.
 Luôn phối hợp với gia đình, nhà trường để tạo điều kiện tốt nhất cho các em tham gia học tập.
Qua nhiều năm giảng dạy lớp 5 tôi đã rút ra một số kinh nghiệm trên. Tôi thấy sau khi áp dụng các giải pháp trên, đa số học sinh biết vận dụng những kiến thức đã học để trả lời đúng yêu cầu câu hỏi; làm bài viết đúng trọng tâm; tiết học diễn ra trong không khí sinh động, học sinh tiếp thu kiến thức một cách dễ dàng trong tâm trạng thoải mái. Thông qua bài học tôi đã bồi dưỡng tình yêu tiếng Việt và hình thành thói quen giữ gìn sự trong sáng giàu đẹp của tiếng Việt; góp phần hình thành nhân cách con người Việt Nam.
3.2. Kiến nghị, đề xuất
	 Nhà trường cần tổ chức các câu lạc bộ, đặc biệt là câu lạc bộ năng khiếu Tiếng Việt cho học sinh từ khối 2 đến khối 5 để năng cao chất lượng học môn Tiếng Việt trong trường Tiểu học.
	Tuyên truyền, động viên phụ huynh , giáo dục học sinh thấy được tầm quan trọng môn Tiếng Việt trong nhà trường, không xem nhẹ môn Tiếng Việt.
	Trên đây là một số kết quả mà bản thân tôi đã đạt được, tôi muốn được trình bày với bạn bè đồng nghiệp. Song ý kiến của tôi cũng không tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Tôi mong được sự góp ý của bạn bè, đồng nghiệp để sáng kiến của tôi được bổ sung đầy đủ hơn. 
Tôi xin trân trọng cảm ơn./.

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_nang_cao_chat_luong_mon_tieng_viet_qua.doc
Sáng Kiến Liên Quan