Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao chất lượng môn Tập viết lớp 2
Trong cuộc sống con người luôn có nhu cầu giao lưu về tình cảm với nhau, nhằm truyền đạt những khái niệm, tri thức, cho nhau, chính vì vậy mà ngôn ngữ xuất hiện.
Cùng với ngôn ngữ người ta dùng cử chỉ, điệu bộ, hình vẽ, để phụ giúp cho ngôn ngữ trong việc biểu lộ cảm xúc, truyền đạt thông tin cho nhau và cuối cùng là chữ viết đã xuất hiện. Đó là bước ngoặt trong lịch sử văn minh của loài người. Chữ viết trở thành một công cụ vô cùng quan trọng trong việc hình thành và phát triển văn hoá, văn minh của từng dân tộc. Nhờ có chữ viết mà thông tin của con người được lưu truyền từ đời này sang đời khác.
Con người không phải từ khi cắp sách đến trường đã biết viết chữ mà phải trải qua một quá trình rèn luyện rất kiên trì. Từ xa xưa đã có tấm gương rèn luyện của ông Cao Bá Quát, một người nổi tiếng “văn hay chữ tốt” ở ngoại thành Hà Nội. Từ một người viết xấu đến mức không ai đọc được, nhưng nhờ có lòng kiên trì luyện tập mà ông trở thành một người có tài viết đủ các loại chữ, mà chữ nào cũng đẹp, cũng rõ ràng.
Chữ viết là một phương tiện giao tiếp giữa con người với con người, bên cạnh ngôn ngữ nói, muốn cho mọi người đọc được chữ viết của mình, người viết phải viết đúng, rõ ràng, đẹp. Nếu viết sai, viết ngoáy, viết chữ quá xấu sẽ gây khó khăn cho người đọc hoặc chính bản thân mình cũng không đọc được chữ mình viết.
Chính vì chữ viết quan trọng như vậy mà trong nhà trường nhất là bậc Tiểu học, học sinh phải được học tập viết, chính tả, nhằm rèn luyện kỹ năng viết chữ ngay từ những ngày đầu cắp sách đến trường.
Một vài kinh nghiệm nâng cao chất lượng môn Tập viết lớp 2 MỤC LỤC A. ĐẶT VẤN ĐỀ .................................................................................................1 I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI .................................................................................2 II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU ........................................................................3 III. PHẠM VI NGHIÊN CỨU ..........................................................................3 1. Thời gian nghiên cứu.................................................................................3 2. Đối tượng nghiên cứu................................................................................3 IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...............................................................3 B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ..................................................................................4 I. CƠ SỞ LÝ LUẬN..........................................................................................4 1. Cơ sở lý luận: ............................................................................................4 2. Cơ sở thực tiễn: .........................................................................................4 II. TÌM HIỂU THỰC TRẠNG HỌC MÔN TẬP VIẾT LỚP 2........................4 1. Chương trình, vở tập viết lớp 2 .................................................................4 2. Thuận lợi - Khó khăn ................................................................................5 3. Thực trạng kết quả điều tra........................................................................5 III. MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HỌC PHÂN MÔN TẬP VIẾT Ở LỚP 2:.........................................................................................6 1. Hướng dẫn học sinh viết chữ.....................................................................6 2. Rèn nếp viết chữ rõ ràng, sạch đẹp ...........................................................8 3. Quy trình dạy tập viết lớp 2.....................................................................10 4. Rèn chữ viết cho học sinh thông qua các môn học khác........................12 5. Bài học kinh nghiệm................................................................................13 IV/ KẾT QUẢ .................................................................................................13 C. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ..............................................................15 I. KẾT LUẬN CHUNG VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ..................................15 II. MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ ........................................................................15 1 Một vài kinh nghiệm nâng cao chất lượng môn Tập viết lớp 2 phương pháp, có hiệu quả để nâng cao chất lượng chữ viết cho học sinh đòi hỏi người giáo viên phải có sự tìm tòi, nghiên cứu và khổ luyện sao cho chữ viết của cô đúng là mẫu của trò. Nhất là đối với các em học sinh lớp 2 vừa từ lớp 1 lên, các em mới bước đầu làm quen với cách viết chữ nhỏ, kỹ năng viết chữ của các em còn nhiều hạn chế. Ở lớp 2, nếu giáo viên biết cách rèn chữ viết cho các em một cách bài bản, đúng yêu cầu đòi hỏi phải có phương pháp tốt. Chính vì vậy tôi quyết định chọn viết đề tài: “Một vài kinh nghiệm nâng cao chất lượng môn Tập viết lớp 2”. II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU Tìm hiểu nội dung, biện pháp dạy phân môn Tập viết và một số biện pháp rèn chữ viết cho học sinh lớp 2 nhằm giúp giáo viên nắm chắc chương trình, mẫu chữ viết và sử dụng các phương pháp dạy học cho phù hợp, làm cho chất lượng chữ viết của học sinh được nâng cao. III. PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1. Thời gian nghiên cứu Từ ngày 5 tháng 9 năm 2018 đến hết ngày 30 tháng 3 năm 2019 2. Đối tượng nghiên cứu Học sinh lớp 2. IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Trong đề tài này tôi sử dụng phối kết hợp các nhóm phương pháp dạy học như sau: - Phương pháp trực quan. - Phương pháp phân tích tổng hợp. - Phương pháp hỏi đáp - Phương pháp luyện tập thực hành. - Phương pháp sử dụng trò chơi học tập. 3 Một vài kinh nghiệm nâng cao chất lượng môn Tập viết lớp 2 + 8 chữ cái viết hoa (kiểu 1) được dạy trong 4 tuần. Mỗi tuần 1 tiết dạy 2 chữ cái viết hoa có hình dạng gần giống nhau: Ă- Â, E - Ê, Ô - Ơ, U - Ư. Cuối năm học (tuần 34) có một tiết ôn cách viết chữ hoa kiểu 2. Riêng 4 tuần ôn tập (Các tuần 2, 9, 18, 35) SGK không ấn định nội dung tiết dạy Tập viết trên lớp nhưng vở Tập viết lớp 2 vẫn biên soạn nội dung ôn luyện ở nhà để học sinh có cơ hội rèn luyện kỹ năng viết chữ. Nội dung mỗi bài tập viết được thiết kế trên 2 trang vở có chữ viết mẫu trên dòng kẻ li và được trình bày như sau: Trang lẻ. - Tập viết ở lớp (kí hiệu o) bao gồm các yêu cầu tập viết như sau: + Một dòng chữ cái viết hoa cỡ vừa. + Hai dòng chữ cái viết hoa cỡ nhỏ. + Một dòng viết ứng dụng (Chữ ghi tiếng có chữ cái viết hoa) cỡ vừa. + Ba dòng viết ứng dụng (Một cụm từ có chữ viết hoa) cỡ nhỏ. - Tập viết chữ nghiêng ứng dụng (Kí hiệu * tự chọn) thường gồm 3 dòng luyện viết chữ nghiêng theo chữ mẫu. Trang chẵn. - Luyện viết ở nhà (Kí hiệu) - Tập viết chữ nghiêng (tự chọn) Sau mỗi chữ viết, trên mỗi dòng đều có điểm đặt bút (dấu chấm) với những dụng ý: Giúp học sinh xác định rõ quy trình chữ viết, đảm bảo khoảng cách đều nhau giữa các chữ, tăng thêm tính thẩm mỹ của trang vở tập viết. 2. Thuận lợi - Khó khăn 2.1. Thuận lợi: - Được sự giúp đỡ tận tình của các đồng chí trong BGH và chỉ đạo chuyên môn cùng các đồng chí trong tổ khối. - Được đi tập huấn thay sách lớp 2 theo chương trình Tiểu học mới. Giáo viên được tham gia nhiều cuộc thi viết chữ đẹp đạt giải cao nên có kỹ năng viết chữ tốt. 2.2. Khó khăn: - Học sinh chưa hiểu hết tầm quan trọng của chữ viết. - Các em ở lứa tuổi nhỏ, mải chơi nên còn rất hiếu động, viết ẩu. - Một số phụ huynh chưa quan tâm đến vở viết, bút viết cho con em mình. 3. Thực trạng kết quả điều tra Năm học này, tôi được phân công chủ nhiệm lớp 2A3 với tổng số là 60 em. Ngay từ đầu năm học khi chọn nghiên cứu đề tài này tôi đã tiến hành khảo sát chất 5 Một vài kinh nghiệm nâng cao chất lượng môn Tập viết lớp 2 Ví dụ : Nét cong (trái) đồng thời là nét viết chữ cái C, nét (cong phải) kết hợp với nét cong (trái) để tạo thành nét viết chữ cái e. * Một số nét ghi dấu phụ của chữ cái có thể gọi như sau: + Nét gẫy (Trên đầu các chữ cái â, ê, ô) tạo bởi 2 nét thẳng xiên ngắn (trái - phải) - dấu mũ. + Nét cong dưới nhỏ (trên đầu chữ cái ă) - dấu á. + Nét râu (ở các chữ cái ơ, ư) - dấu ơ, dấu ư. + Nét chấm (Trên đầu chữ cái i) - dấu chấm. Ở một vài chữ cái viết thường, giữa hoặc cuối nét cơ bản có tạo thêm một vòng xoắn nhỏ như chữ cái k, b, v, r, s có thể mô tả bằng lời hoặc khi dạy cho học sinh gọi đó là các nét vòng (nét xoắn, nét thắt). - Mô tả chữ viết để hướng dẫn học sinh viết chữ. Khi dạy học sinh viết các chữ cái viết thường cỡ vừa và nhỏ. Để giúp học sinh dễ hình dung và thực hiện quy trình viết chữ trên bảng con hay trong vở Tập viết, nên mô tả theo dòng kẻ li không cần dùng đến thuật ngữ đơn vị chữ bởi học sinh lớp 2 khả năng tư duy của các em còn hạn chế, khi sử dụng lời hướng dẫn cần nói thật đơn giản, dễ hiểu. b. Viết chữ hoa: Đây là nội dung trọng tâm và cơ bản của phân môn dạy Tập viết ở lớp 2. Khi dạy phần này cần: - Dùng tên gọi các nét cơ bản. Mỗi chữ cái viết hoa có nhiều nét cong, nét lượn tạo dáng thẩm mỹ của hình chữ cái. Do vậy, các nét cơ bản ở chữ cái viết hoa thường có biến điệu, không thuần tuý như chữ cái viết thường. (Có nét viết và nét cơ bản) Nét cơ bản trong bảng chữ cái viết hoa chỉ có 4 loại (không có nét hất): nét thẳng; nét cong; nét móc; nét khuyết. Mỗi loại có thể chia ra các dạng, kiểu khác nhau. Tên gọi các dạng, kiểu chỉ dùng khi giáo viên mô tả cấu tạo hình dạng chữ viết hoa cho cụ thể, rõ ràng không bắt học sinh phải thuộc. Các nét ghi dấu phụ cũng giống như ở chữ cái viết thường. c. Viết ứng dụng: Trong quá trình dạy tập viết ứng dụng các cụm từ ghi chữ cái hoa đã học. Cần hướng dẫn học sinh về kỹ thuật nối chữ (nối nét) viết liền mạch và đặt dấu thanh để vừa đảm bảo yêu cầu liên kết các chữ cái, tạo vẻ đẹp của chữ viết vừa nâng dần tốc độ viết chữ phục vụ cho kỹ năng viết chính tả hoặc ghi chép thông thường. Trau dồi cho các em kỹ năng viết chữ ngày càng thành thạo. 7 Một vài kinh nghiệm nâng cao chất lượng môn Tập viết lớp 2 Do vậy muốn rèn cho học sinh thói quen viết chữ rõ ràng, sạch đẹp, giáo viên cần quan tâm hướng dẫn nhắc nhở các em thường xuyên về các mặt chủ yếu: a/ Chuẩn bị và sử dụng đồ dùng học tập - Hoạt động chủ đạo của học sinh trong giờ học tập viết là thực hành luyện tập nhằm mục đích hình thành kỹ năng viết chữ ngày càng thành thạo. Do vậy, để thực hành luyện viết đạt kết quả tốt, học sinh cần có ý thức chuẩn bị đồ dùng học tập thiết yếu: Bảng con, phấn trắng, khăn lau đúng quy định. + Bảng con có dòng kẻ (đồng dạng với dòng kẻ li trong vở tập viết). + Phấn viết có độ dài vừa phải, phấn không bụi càng tốt. + Khăn lau sạch (Bằng vải bông mềm hoặc mút có độ ướt vừa phải). + Vở Tập viết có đủ 2 tập. + Bút nên cho học sinh sử dụng bút bi mực nước. Ưu điểm của loại bút này là học sinh viết mực không giây ra tay, chữ viết sáng đẹp, gọn nét. Hoặc có thể cho các em viết bút mực có nét thanh đậm.Tuỳ tình hình hoàn cảnh học sinh trong lớp giáo viên lựa chọn cho học sinh dùng bút viết cho hợp lý. b/ Thực hiện đúng quy định khi viết chữ Quá trình hình thành kỹ năng viết chữ nói chung thường trải qua hai giai đoạn chủ yếu: - Giai đoạn nhận biết, hiểu biết về chữ viết (Xây dựng biểu tượng). - Giai đoạn điều khiển vận động : Giai đoạn này thường có hiện tượng “lan toả” dễ ảnh hưởng tới một số bộ phận khác trong cơ thể (Ví dụ: miệng méo, vai lệch, gù lưng, ). Nhận thức rõ điều đó, giáo viên phải chú ý nhắc nhở các em cần thực hiện đúng một số quy định khi viết chữ. + Tư thế ngồi viết: Học sinh cần ngồi với tư thế thẳng lưng, không tỳ ngực vào bàn, đầu hơi cúi, mắt cách vở từ 25 đến 30cm, cầm bút tay phải, tay trái tỳ nhẹ lên mép vở để trang viết không bị xê dịch, hai chân để song song, thoải mái. Tư thế ngồi viết đã được ghi cụ thể ở trang đầu vở Tập viết lớp 2 tập 1. + Cách cầm bút: Hướng dẫn các em cầm bút bằng ba ngón tay (ngón cái, ngón trỏ và ngón giữa) với độ chắc vừa phải (không cầm bút lỏng hay chặt quá). Khi viết dùng ba ngón tay di chuyển một cách nhẹ nhàng từ trái sang phải. Chú ý không nhấn mạnh đầu bút xuống mặt giấy, cán bút nghiêng về bên phải, cổ tay, khuỷu tay và cánh tay cử động theo mềm mại. + Cách để vở xê dịch khi viết: Khi viết chữ đứng, nhắc các em cần để vở ngay ngắn trước mặt. nếu viết chữ nghiêng (tự chọn) cần để vở hơi nghiêng sao 9
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_nang_cao_chat_luong_mon_tap_viet_lop_2.doc