Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao chất lượng học sinh yếu kém môn toán

THỰC TRẠNG

1. Thuận lợi

 - Ngành giáo dục hiện nay được sự quan tâm và chỉ đạo sâu sắc tận tình của Đảng, Nhà nước và các cấp chính quyền.

 - Đa số gia đình đều quan tâm đến việc học của con em mình.

 - Bản thân các em có tính tích cực học tập.

 - Địa bàn các em ở đa số ở phường thuận tiện cho việc đi lại và trao đổi với gia đình.

 - GVCN cũng quan tâm rất nhiều đến việc học tập của các em học sinh, bên cạnh đó cũng không thiếu phần quan tâm của các thầy cô bộ môn.

 - Về cơ sở vật chất và trang thiết bị của nhà trường phục vụ tốt cho việc dạy và học.

 - Học sinh chưa bị ảnh hưởng các tiêu cực ngoài xã hội, các em luôn có tinh thần đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau.

 2. Khó khăn

 - Địa bàn dân cư rộng, dẫn đến việc đi lại rất khó khăn nên khó cho việc tổ chức học nhóm cho các em học sinh.

 - Một số em bị hỏng về kiến thức và khả năng tiếp thu của các em còn nhiều hạn chế.

 - Bản thân một số em chưa tích cực học tập, không phấn đấu vươn lên.

 - Nhiều em không thật quan tâm tới việc học tập đến mức “ Thích thì làm bài kiểm tra, không thích thì không làm”.

 - Một số phụ huynh thiếu quan tâm đến việc học của con em mình.

 

doc6 trang | Chia sẻ: Hải Thượng | Ngày: 04/05/2023 | Lượt xem: 599 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao chất lượng học sinh yếu kém môn toán", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 BIỆN PHÁP 
 NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HỌC SINH YẾU KÉM MÔN TOÁN
 Nguyễn Văn Điền
 Giáo viên trường THCS Hộ Phòng 
I/ ĐẶT VẤN ĐỀ 
 Chất lượng giáo dục ở nước ta đang còn nhiều băn khoăn, trăn trở nhất là những vùng kinh tế còn nhiều khó khăn. Nhận thức về giáo dục còn lạc hậu, số học sinh tự học chưa nhiều. Nên mỗi giáo viên chúng ta đã và đang cố gắng hết sức với công việc giảng dạy của mình, từng bước giúp các em học sinh đạt được các yêu cầu của xã hội đề ra. Nhưng trong quá trình giảng dạy bên cạnh những học sinh khá, giỏi còn có không ít học sinh học yếu- kém. Nên mục tiêu lớn nhất của giảng dạy môn toán là làm cho học sinh nắm vững tri thức và có kĩ năng thực hành toán, phát triển năng lực trí tuệ và phẩm chất đạo đức, đặt biệt là đối với những học sinh thuộc diện yếu kém. Qua nhiểu năm giảng dạy tôi đã rút ra một số biên pháp góp phần nâng cao chất lượng dạy học môn toán. Sau đây tôi xin trình bày một số biện pháp góp phần nâng cao chất lượng dạy học môn toán 
II/ THỰC TRẠNG
Thuận lợi
 	- Ngành giáo dục hiện nay được sự quan tâm và chỉ đạo sâu sắc tận tình của Đảng, Nhà nước và các cấp chính quyền.
 	- Đa số gia đình đều quan tâm đến việc học của con em mình.
 	 - Bản thân các em có tính tích cực học tập.
 	 - Địa bàn các em ở đa số ở phường thuận tiện cho việc đi lại và trao đổi với gia đình.
 	 - GVCN cũng quan tâm rất nhiều đến việc học tập của các em học sinh, bên cạnh đó cũng không thiếu phần quan tâm của các thầy cô bộ môn.
 	- Về cơ sở vật chất và trang thiết bị của nhà trường phục vụ tốt cho việc dạy và học.
 	- Học sinh chưa bị ảnh hưởng các tiêu cực ngoài xã hội, các em luôn có tinh thần đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau.
 2. Khó khăn
 	 - Địa bàn dân cư rộng, dẫn đến việc đi lại rất khó khăn nên khó cho việc tổ chức học nhóm cho các em học sinh.
 	 - Một số em bị hỏng về kiến thức và khả năng tiếp thu của các em còn nhiều hạn chế.
 	- Bản thân một số em chưa tích cực học tập, không phấn đấu vươn lên.
 	 - Nhiều em không thật quan tâm tới việc học tập đến mức “ Thích thì làm bài kiểm tra, không thích thì không làm”.
 	- Một số phụ huynh thiếu quan tâm đến việc học của con em mình.
III. BIỆN PHÁP THỰC HIỆN 
 - Giáo viên tìm hiểu nguyên nhân học sinh học yếu kém, từ đó đề ra biện pháp phù hợp để học sinh tiến bộ.
 - Giáo viên dạy môn toán cho bài tập vừa sức với học sinh yếu kém 
 - Đối với học sinh yếu kém giáo viên nên coi trọng tính chắc chắn của kiến thức mà mục tiêu đề ra. Giáo viên dạy không nên mở rộng kiến thức mà để các em tăng cường việc học với các bài toán vừa sức.
 - Khi dạy học sinh yếu kém giáo viên cần lưu ý: 
 	+ Thông thường ở những em học yếu kém bị hỏng rất nhiều kiến thức cơ bản khi dạy giáo viên cần chú ý đến các em nhiều hơn.
 + Đặt những câu hỏi dể hiểu, bải tập phù hợp để các em có cơ hội trả lời. Cần tuyên dương động viện kịp thời và đúng lúc để khích lệ tinh thần cho các em. 
	+ Giáo viên dạy không nên cho bài tập về nhà quá nhiều đối với các em, mà nên cho bài tập phù hợp để các em về nhà làm được.
	+ Khi gọi học sinh lên bảng làm bài tập (nếu có sai) thì giáo viên cần chỉ ra chỗ cụ thể để giúp các em hiểu rõ vấn đề hơn.
- Giáo viên dạy phải tạo không khí lớp học thật thoải mái, không căng thẳng tạo áp lực cho các em, dùng câu hỏi có tình huống gây hứng thú học tập của môn toán. 	
- Giáo viên dạy khi soạn giáo án dạy học sinh yếu kém phải có sự chuẩn bị chu đáo và đầu tư, sử dụng phương pháp phù hợp để giảng dạy.
- Ví dụ như khi dạy bài cộng hai phân số cho cho các bài tập như sau:
 Bài 1: Cộng hai phân số sau
 a/ + = ; b/ ; 
 c/ ; d/ 
 Bài 2; Cộng hai phân số sau 
 a/ ; b/ 
 c/ d/; 
 e/ 
 III/ KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC 
 Đây là những kinh nghiệm nhỏ về dạy học sinh yếu kém môn toán, mặc dù không đầy đủ và sâu sắc nhưng cũng góp phần giúp tôi thêm kinh nghiệm trong việc dạy học sinh yếu, nhằm giúp cho các em theo kịp với chương trình, lấp dần các lổ hỏng kiến thức. 
 Trong nhiều năm liên tiếp tôi dạy môn Toán lớp 6G (lớp cuối của khối 6) kết quả đạt được như sau: 
Môn Toán 
lớp 6G
Sĩ số
Ðiểm trung bình môn 
Giỏi
Khá
TB
Yếu
Kém
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
NH 2018-2019
45
3
6,7
6
13,3
29
57,8
6
20,0
1
2,2
NH 2019-2020
42
3
7,1
7
16,7
27
64,3
5
11,9
1
2,4
HKI 2020-2021
43
3
7,0
7
16,3
28
65,1
4
9,3
1
2,3
So sánh kết quả: 
- Năm học 2019-2020 so với năm học 2018-2019 thì tỉ lệ học sinh yếu kém giảm hơn là : 5,9 %
- Học kỳ I năm học 2020-2021 so với năm học 2019-2020 thì tỉ lệ học sinh yếu kém giảm hơn là: 2,7 %
IV/ BÀI HỌC KINH NGIỆM 
 Với những việc làm và kết quả đạt được nêu trên và quá trình làm công tác giảng dạy môn toán những năm qua tôi rút ra một số bài học kinh nghiệm như sau:
 	- Giáo viên dạy phải luôn luôn là tấm gương sáng cho học sinh noi theo, lắng nghe ý kiến các em với thái độ chân thành nhất. Luôn tỏ thái độ tôn trọng và động viên các em.
 	- Giáo viên sớm phát hiện ra những học sinh có năng lực còn yếu, bằng cách kiểm tra bài kiểm tra và trả lời câu hỏi trên lớp. Có thể gặp riêng các em để nói về tình hình bài kiểm tra cũng như tinh thần thái độ học tập.
 	- Giáo viên phải thực dân chủ, công bằng, công khai công việc, khen thưởng kịp thời đối với học sinh có tiến bộ, Không chê các em học yếu. giáo viên nên phân công các em học khá – giỏi ngồi gần và kiểm tra bài những học sinh yếu kém. 
 	- Giáo viên giúp các em vạch ra kế hoạch học tập phù hợp với đều kiện và khả  năng, không đòi hỏi cao quá. Theo dõi sát sao sự tiến bộ của các em để động viên kịp thời. 
 	- Giáo viên phải soạn bài và phương pháp dạy sao cho phù hợp với từng đối tượng học sinh trong một lớp: có bài dễ, bài khó. Có thể tăng cường học phụ đạo cho những học sinh còn yếu kém.
 - Để làm thay đổi kết quả học tập của học sinh, nâng cao chất lượng giảng dạy đó không chỉ là sự cố gắng nhà trường, thầy cô mà quan trọng chính là các em học sinh. Các em có ý thức có say mê thì hiệu quả học tập mới ngày một được nâng cao.
 Trên đây là những biện pháp mà tôi đã thực hiện trong công tác giảng dạy. Vậy mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp và nhận xét của quí thầy cô để cho bài tham luận của tôi hoàn thiện hơn..
Tôi xin chân thành cảm ơn !
 Người viết 
 Nguyễn Văn Điền 
 Xác nhận của Hiệu trưởng
Hiệu trưởng trường THCS Hộ phòng xác nhận: Biện pháp: Nâng cao chất lượng học sinh yếu kém môn toán của giáo viên: Nguyễn Văn Điền áp dụng có hiệu quả và lần đầu được dùng để đăng ký thi giáo viên dạy giỏi, chưa được dùng để xét duyệt thành tích khen thưởng cá nhân trước đó.
Hộ Phòng, ngày 03 tháng 01 năm 2021
 HIỆU TRƯỞNG
 Lưu Văn Hoài

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_nang_cao_chat_luong_hoc_sinh_yeu_kem_m.doc