Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao chất lượng hoạt động giáo dục thể chất thông qua trò chơi vận động
I. ĐẶT VẤN ĐỀ:
Như chúng ta đều biết, một trong những phương pháp giúp học sinh học tốt môn Thể dục là áp dụng các trò chơi trong các tiết học . Phương pháp này đem lại cho chúng ta rất nhiều lợi ích. Các trò chơi bổ trợ cho việc học kích thích nơi người học niềm hứng thú say mê, sự sáng tạo và chủ động. Hơn hết, nó góp phần rút ngắn khoảng cách giữa giáo viên và học sinh. Giúp cho không khí lớp học sôi nổi hơn, người dạy và học hứng thú hơn trong việc dạy và học .
Trò chơi không chỉ là một phương tiện giáo dục mà còn được nâng lên vị trí giáo dục đó là: “Phương pháp học mà chơi, chơi mà học” . Bác Hồ đã dạy:“Trong lúc học, cũng cần cho các cháu chơi, trong lúc chơi cũng làm cho các cháu học”. Vì vậy trò chơi đã cuốn hút tất cả các em từ bậc tiểu học đến THPT kể cả một số thanh niên nhất là những người làm công tác Đoàn – Đội
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM “ Nâng cao chất lượng hoạt động giáo dục thể chất thông qua trò chơi vận động” I. ĐẶT VẤN ĐỀ: Như chúng ta đều biết, một trong những phương pháp giúp học sinh học tốt môn Thể dục là áp dụng các trò chơi trong các tiết học . Phương pháp này đem lại cho chúng ta rất nhiều lợi ích. Các trò chơi bổ trợ cho việc học kích thích nơi người học niềm hứng thú say mê, sự sáng tạo và chủ động. Hơn hết, nó góp phần rút ngắn khoảng cách giữa giáo viên và học sinh. Giúp cho không khí lớp học sôi nổi hơn, người dạy và học hứng thú hơn trong việc dạy và học . Trò chơi không chỉ là một phương tiện giáo dục mà còn được nâng lên vị trí giáo dục đó là: “Phương pháp học mà chơi, chơi mà học” . Bác Hồ đã dạy:“Trong lúc học, cũng cần cho các cháu chơi, trong lúc chơi cũng làm cho các cháu học”. Vì vậy trò chơi đã cuốn hút tất cả các em từ bậc tiểu học đến THPT kể cả một số thanh niên nhất là những người làm công tác Đoàn – Đội Trong thời kỳ đổi mới của đất nước chúng ta hiện nay, thì mục tiêu của “ Giáo dục tiểu học nhằm giúp học sinh hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các kĩ năng cơ bản, góp phần hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, bước đầu xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân, chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học trung học cơ sở ”. Như Bác Hồ đã từng nói: “Có đức, có tài nhưng không đủ sức khỏe thì con người không thể làm được việc gì”. Vì thế trong chương trình đào tạo ở bậc tiểu học, hoạt động giáo dục thể chất chiếm một vai trò và vị trí hết sức quan trọng. Nhưng do đặc điểm tâm sinh lý của lứa tuổi này có sự biến đổi nhiều, đôi lúc đột ngột về tâm sinh lý của các em nên đã đòi hỏi giáo viên giảng dạy bộ môn này phải hiểu và chọn phương pháp giảng dạy sao cho phù hợp, giúp các em vừa ổn định được tâm lý vừa phát triển được thể lực một cách toàn diện, để các em có đủ sức khỏe học tập lĩnh hội các kiến thức một cách tốt nhất. Nếu việc dạy và luyện tập các kiến thức thể dục thể thao theo yêu cầu của chương trình mà khô khan, cứng nhắc sẽ làm ức chế tâm lý nhận thức của học sinh từ đó sẽ hình thành trong các em những thói quen luyện tập gượng ép, bắt buộc, sẽ làm hạn chế kết quả và có thể có hại cho sức khỏe. Trong phân phối chương trình của môn hoạt động giáo dục thể chất thì trò chơi được lồng vào đa số các tiết học, thế nhưng phần lớn các trò chơi ở đây là do giáo viên tổ chức cho các em chơi cho có hình thức chưa quan tâm sâu đến sự phát triển toàn diện của học sinh. Như vậy nếu giáo viên nào chọn và tổ chức các trò chơi hợp lý với tiết học thì sẽ giúp học sinh có tinh thần nhận thức thoải mái, luyện tập các kiến thức một cách tự giác như vậy hiệu quả tiết dạy sẽ đạt hiệu quả cao. Nếu giáo viên chọn trò chơi không phù hợp thì mất thời gian của tiết học hay luyện tập mà không có hiệu quả. Qua thời gian công tác giảng dạy bộ môn này, bản thân tôi thấy rất rõ tầm quan trọng của việc chọn và tổ chức các trò chơi trong các tiết học nên tôi đã chú ý tìm tòi chọn lọc và tổ chức các trò chơi trong các tiết dạy của mình. Trong mấy năm gần đây tôi nhận thấy các tiết dạy có hiệu quả hơn. Biện pháp này thật sự không khó, không mất nhiều thời gian. Song vì nhiều giáo viên chưa chú trọng đến nó nên chưa thực hiện được tốt. Chính vì thế tôi mạnh dạn chọn đề tài: “ Nâng cao chất lượng hoạt động Giáo dục Thể chất thông qua trò chơi vận động” mà tôi đã thực hiện để các đồng nghiệp cùng tham khảo, góp ý xây dựng, nhằm cùng nhau đưa chất lượng giảng dạy môn thể dục càng ngày càng đi lên. II. NỘI DUNG – BIỆN PHÁP THỰC HIỆN: Trong tình hình chung hiện nay, đa số giáo viên và học sinh chưa coi trọng chất lượng của tiết học thể dục: Tất cả đều cho rằng đó là môn phụ, chỉ cần hằng năm huấn luyện đội tuyển (một số em) để tham dự hội khỏe phù đổng có thành tích xếp hạng là được. Như vậy vô hình chung giáo viên chỉ chú trọng đến một số em có năng khiếu. Do điều kiện cơ sở vật chất (sân bãi, đồ dùng học tập...) còn nhiều hạn chế nên sự đánh giá chất lượng tiết dạy chưa đòi hỏi cao. Thể hiện ở chỗ:Số lượng giáo viên môn Hoạt động giáo dục thể chất đăng ký tham gia thi giáo viên dạy giỏi còn rất hạn chế. Chính vì những lý do trên mà các tiết dạy thể dục, giáo viên chưa đầu tư tìm tòi sáng tạo để vận dụng nhiều phương pháp vào các tiết dạy. Một trong những phương pháp đó là chọn và tổ chức trò chơi. Giáo viên chưa chú trọng chọn và tổ chức trò chơi phù hợp. Nhiều tiết dạy trong phân phối chương trình có ghi “trò chơi do giáo viên tự chọn”, nếu có thì giáo viên chỉ chọn và tổ chức trò chơi cho có lệ, chưa chú ý đến mục đích của trò chơi đó có phù hợp với bài dạy đó hay không? Hoặc là chỉ nghĩ chơi để thư giãn cho học sinh là chủ yếu. Qua nhiều năm công tác, bản thân tôi đã được dự giờ rất nhiều. Đồng nghiệp dạy Thể dục trong trường, trò chuyện và tiếp xúc với rất nhiều đồng nghiệp ở các trường khác và đã nắm được tình hình chung . Từ đầu năm học: 2012-2013, tôi đã chú ý nghiên cứu các phương pháp làm sao để tiết dạy có chất lượng hơn. Tìm hiểu sự ham thích học, luyện tập thể dục qua các trò chơi: Thông qua các trò chơi các em được gì? trong mục tiêu của tiết dạy. Tìm trò chơi, nhất là những trò chơi dân gian, tự sáng tạo các trò chơi mới, hoặc cải biến những trò chơi tương tự khi những trò chơi đã biết không phù hợp tiết dạy. Từ đầu năm học cho đến nay bản thân tôi đã áp dụng vào tiết dạy thấy kết quả rất khả quan. Phương pháp tổ chức trò chơi là giúp cho học sinh chống lại mệt mỏi trong hoạt động giáo dục thể chất . Trò chơi có ảnh hưởng đặc biệt đối với thành tích thi đấu của nhiều môn thể thao và là yếu tố quyết định đối với khả năng chịu đựng lượng vận động đối với học sinh. Phương pháp tổ chức trò chơi là tiền đề cần thiết cho khả năng phục hồi nhanh chóng sau các lượng vận động lớn. Trong xã hội hiện đại, tình trạng học sinh thiếu vận động và thừa chất dinh dưỡng ngày càng nhiều, hiện tượng học sinh có trọng lượng cơ thể vượt quá mức bình thường hoặc mắc bệnh béo phì cũng ngày càng phổ biến. Việc tập luyện thường xuyên liên tục đặc biệt là trò chơi sẽ giúp các em thoát khỏi tình trạng nêu trên, tiêu hao năng lượng thừa, không thể tích thành mỡ. Trò chơi vừa có lợi cho sức khoẻ vừa chống lại được căn bệnh béo phì và làm tăng hứng thú cho tiết học. Xuất phát từ thực tiễn nêu trên, để giảng dạy và huấn luyện phát triển trò chơi cho học sinh tiểu học, vừa có thể lực tốt vừa có hứng thú cho tiết học nên tôi chọn đề tài trên. Cũng như các môn học khác, bao giờ giáo viên cũng phải có kế hoạch cụ thể là kế hoạch bài học mà ở đây muốn chọn được trò chơi phù hợp để đưa vào tiết dạy, trước tiên giáo viên cần tìm hiểu và nắm được: Nội dung bài dạy: Lượng kiến thức theo yêu cầu trong tiết dạy đó ít hay nhiều, yêu cầu về lượng vận động trong tiết dạy ra sao? các dạng vận động đó là dạng nào (tay, chân, toàn thân). Không gian, thời gian. Chú ý điều kiện sân bãi bằng phẳng, rộng, thoáng, tiếng ồn không làm ảnh hưởng xung quanh hay ngược lại. Một tiết dạy thời lượng cho phép từ 30 35 phút. Như vậy khi phân phối thời gian cho phép tổ chức trò chơi, giáo viên cần lưu ý sao cho hợp lý (phần này còn lệ thuộc vào mục đích của trò chơi). Ngoài ra cần chú ý đến thời gian vào buổi nào (ảnh hưởng của thời tiết). Phân loại trò chơi theo tính chất vận động: Có trò chơi động và trò chơi tĩnh. Trò chơi động: Dạng trò chơi đòi hỏi vận động toàn thân và được thay đổi vị trí của người chơi. Trò chơi tĩnh: là trò chơi chỉ vận động một bộ phận của cơ thể, và không thay đổi vị trí của người chơi. Theo mục đích của trò chơi, tất cả các trò chơi đều có một mục đích chung là giúp cho người chơi thư giãn, song trò chơi trong tiết dạy thể dục còn có mục đích riêng. Là một bài tập khởi động, làm nóng các bộ phận cơ thể liên quan mạnh đến bài tập ở phần tiếp theo, là một bài tập luyện thông qua trò chơi học sinh được tập luyện thêm các động tác, các kiến thức mới được học hoặc ôn luyện những kiến thức đã học những tiết trước. Là bài tập củng cố. Thông qua trò chơi học sinh được củng cố lại những kiến thức đã được học. Theo thời gian trong tiết dạy: Chơi vào đầu giờ, giữa giờ hoặc cuối giờ. Như vậy căn cứ vào mục tiêu của bài học GV chọn trò chơi cho phù hợp. Trò chơi khởi động: Thì thường được tổ chức vào đầu giờ . Loại trò chơi này ta nên chọn để áp dụng vào những tiết dạy mà sự luyện tập của học sinh là sự vận động mạnh các cơ bắp và các khớp cơ. Tất nhiên vào đầu giờ học bao giờ giáo viên cũng cho học sinh khởi động toàn diện, song bài tập như thế có thể một số học sinh thực hiện còn hời hợt, thì sự khởi động đó chưa đạt yêu cầu, nhất là các tiết học vào đầu buổi sáng khi các em sau một đêm ngủ các cơ bắp nghỉ, cơ thể còn mệt mỏi uể oải. Nếu giáo viên cho tổ chức trò chơi sau khi thực hiện bài tập khởi động, các em sẽ thấy thoải mái, hưng phấn hẳn lên. Khởi động có chất lượng hơn, thì vào bài tập luyện có sự vận động mạnh các em sẽ thấy dễ dàng và còn tránh được các tai nạn như trật khớp, đau cơ bắp sau khi tập luyện. Do đó ta chọn trò chơi động là chủ yếu. Theo tính chất vận động của tiết dạy mà chọn nội dung trò chơi cho phù hợp với sự vận động đó. Có thể cải tiến những trò chơi cũ thành trò chơi mới mà sự vận động trong trò chơi phù hợp với nội dung bài. Ví dụ: Bài 26 (thể dục 5) nội dung: Ôn bài thể dục phát triển chung . Vì yêu cầu vân động toàn thân nên giáo viên có thể chọn một trò chơi động đầu giờ như: “trò chơi Mèo đuổi chuột – hoặc Chim xổ lồng ”của chương trình. Trò chơi này chỉ cần thực hiện trong vòng 2-3 phút và sau đó tiến hành ôn luyện. Trò chơi “Chim xổ lồng” Trò chơi “Mèo đuổi chuột” 2. Trò chơi là bài tập luyện: Thường được tổ chức vào gần cuối phần cơ bản. Trò chơi loại này có tác dụng giúp các em luyện tập kiến thức với tinh thần tự nguyện tự giác cao, nên giáo viên chú ý chọn đúng trò chơi thì tác dụng luyện tập sẽ được nâng cao hiệu quả. Giáo viên cần xem nội dung của tiết học yêu cầu hoạt động các động tác thế nào để chọn trò chơi có tính chất rèn luyện những động tác đó. Ví dụ: Ở tiết 57 – 58 – 59 thể dục 4 ( sách TD 4 của GV). Nội dung các tiết này là môn tự chọn: Đá cầu– nhảy dây không có trò chơi nên giáo viên cần tìm các trò chơi có tác dụng phù hợp với tiết dạy ví dụ như : trò chơi (Lò cò tiếp sức); ( Nhảy đúng nhảy nhanh); ( Đua ngựa); (Thỏ nhảy). Mục đích của các trò chơi này nhằm rèn sức bật, phát triển cơ bắp và tăng độ khéo léo. Do yêu cầu của bộ môn chủ yếu là rèn luyện sức bật, phát triển cơ bắp và sự khéo léo, nhanh nhẹn. Nên giáo viên có thể sao cho mục đích của trò chơi có tác dụng. Trò chơi: Đua ngựa Trò chơi: Nhảy đúng nhảy nhanh Trò chơi: thỏ nhảy Trò chơi: Lò cò tiếp sức . Trò chơi này vừa giáo dục tính đoàn kết và rèn luyện sự khéo léo cho học sinh, hoặc cho học sinh mỗi nhóm thi tâng cầu hay có thể giáo viên tổ chức trò chơi khác trò chơi trên, nhưng làm thế nào để trò chơi là bài tập luyện có tính giáo dục cao là được. Nó phụ thuộc vào sự sáng tạo của giáo viên trong cách tổ chức trò chơi. Những trò chơi là bài tập luyện thì chỉ cần giáo viên chú ý đến các động tác luyện tập của bài học và tự cải biến trò chơi có động tác phù hợp là được, làm sao đảm bảo tính giáo dục toàn diện cho các em học sinh. Trò chơi loại này có tác dụng lớn đối với học tập TDTT. 3. Trò chơi có tính thư giản đơn thuần: Thường được tổ chức vào cuối giờ. Chỉ áp dụng cho những tiết dạy mà giáo viên đã cho các em học sinh luyện tập nhiều lần, đảm bảo được yêu cầu của bài. Nếu tiết dạy đòi hỏi lượng vận động lớn, giáo viên cho tập luyện nhiều, lúc các em đã thấm mệt. Giáo viên nên tổ chức trò chơi tĩnh, chủ yếu để các em lấy tinh thần vui vẻ thoải mái. Thời gian tổ chức các trò chơi này khoảng từ 2-3 phút cuối giờ. III/ KIỂM NGHIỆM LẠI KINH NGHIỆM: Các lớp học do tôi trực tiếp giảng dạy trong năm học 2012-2013 đã đạt được kết quả cụ thể: Khối TSHS Hoàn thành tốt Hoàn thành SL TL SL TL 4 179 97 54,2 % 82 45,8 % 5 156 126 80,8% 30 19,2% Trong các tiết dạy thể dục, giáo viên biết lựa chọn và tổ chức trò chơi hợp lý sẽ có tác dụng lớn trong việc luyện tập thể lực một cách toàn diện cho học sinh gây được hứng thú học cho học sinh và hứng thú dạy cho giáo viên. Từ đó nâng cao chất lượng dạy và học. + Tư tưởng: “xem nhẹ bộ môn hoạt động giáo dục thể chất” ở giáo viên làm cho giáo viên thêm yêu nghề. Giáo dục truyền thống đạo đức lối sống, tính tổ chức kỷ luật, tính đoàn kết cho các em học sinh. + Qua những trò chơi hợp lý giáo viên tận dụng được thời gian tiết dạy để học sinh “Học mà chơi, chơi mà học”. + Giáo viên không mất nhiều công sức, thời gian tìm tòi các trò chơi này mà chỉ cần chú ý suy nghĩ và sáng tạo làm thế nào để các em học sinh vui chơi bổ ích có tính tổ chức, tính giáo dục đặc biệt tăng chất lượng tiết học lên. VI/ KẾT LUẬN : Nhiệm vụ chính của“ Những kĩ sư tâm hồn” đối với việc “ Trồng người ” là phải đào tạo nên những người chủ nhân tương lai của đất nước đó là những con người phát triển toàn diện, có đức và tài nhưng cũng chưa đủ mà còn phải có một sức khoẻ và thể lực cường tráng thì mới đáp ứng được với công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong điều kiện hiện nay. Hoạt động Giáo dục Thể chất được coi là môn năng khiếu, song không phải ai có năng khiếu thể dục thể thao là đã có một sức khỏe tốt mà đòi hỏi phải có sự tập luyện hợp lý thường xuyên. Tùy thuộc vào tâm lý lứa tuổi, sự phát triển về mặt sinh học mà có kế hoạch luyện tập hợp lý. Nếu giáo viên giảng dạy mà không chú ý thì kết quả giáo dục sẽ ngược lại. Áp dụng sáng kiến này tôi thấy mang lại hiệu quả rõ rệt trong việc phát triển trò chơi trong tiết dạy hoạt động Giáo dục Thể chất cho học sinh, giáo dục cho các em tinh thần đoàn kết gắn bó, giúp đỡ lẫn nhau cùng học tập – tập luyện . Giúp cho học sinh hứng thú hơn và chịu đựng được lượng vận động lớn, khắc phục khó khăn, chống lại mệt mỏi hồi phục nhanh chóng sau một giờ tập , buổi tập. Làm cho các em luôn tích cực hăng say và hiểu rõ được kỹ năng vận động, phương pháp tập luyện của một giờ học, một buổi học . Nâng cao hiệu quả phát triển toàn diện về Đức, Trí, Thể, Mĩ trong nhà trường . Theo đúng chủ trương đường lối của Đảng và Nhà nước trong việc giáo dục và đào tạo thế hệ trẻ hôm nay. Để đảm bảo công tác Giáo dục Thể chất cho học sinh đòi hỏi phải chúng ta thường xuyên tăng cường xử dụng các thiết bị, dụng cụ phục vụ cho việc giảng dạy của giáo viên và việc tập luyện của học sinh theo hướng: - Từng bước trang bị thêm một số thiết bị dụng cụ dùng cho việc giáo dục thể chất. - Giáo viên, học sinh tự làm thêm một số đồ dùng dạy học góp phần làm giàu thêm cơ sở vật chất của nhà trường phục vụ tốt cho hoạt động Giáo dục Thể chất. - Tiến tới xây dựng hoàn thiện sân tập để đảm bảo tập luyện ở nhiều môn thể thao thúc đẩy sự phát triển các tố chát thể lực cho học sinh. - Cần quan tâm nhiều hơn nữa vào công tác Giáo dục Thể chất cho học sinh như: Tăng cường giao lưu thể thao với các trường bạn, tham gia các phong trào ở các cấp Đề tài này đã hoàn thành nhưng không thể tránh khỏi hạn chế thiếu sót, mong Ban giám hiệu, tổ Chuyên môn, Công đoàn và các bạn đồng nghiệp đóng góp ý kiến, bổ sung để tôi có thể hoàn thiện đề tài và các biện pháp mới hay hơn, sát thực hơn với thực tiễn địa phương và từng đối tượng học sinh, để góp phần xây dựng con người phát triển một cách toàn diện. Đồng thời đưa sáng kiến của tôi áp dụng cho học sinh toàn trường để giờ hoạt động Giáo dục Thể chất đạt kết quả cao hơn đồng thời góp phần vào công cuộc xây dựng và phát triển toàn diện cho học sinh. Trà An, ngày 4 tháng 4 năm 2014 Người viết Nguyễn Hữu Kỳ
File đính kèm:
- SKKN.doc