Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao chất lượng giảng dạy phân môn Luyện từ và câu Lớp 4

- Để học tốt các môn học khác trong chương trình Tiểu học nói riêng, ngay từ lớp 1, học sinh phải học tốt môn Tiếng Việt. Để viết, nói, nghe hiểu, và sử dụng Tiếng Việt thành thạo, có kĩ năng thì học sinh phải biết dùng từ, đặt câu đúng, viết được một đoạn văn, bài văn.

- Để đáp ứng mục tiêu của môn Tiếng Việt trong chương trình bậc tiểu học là:

* Hình thành và phát triển ở học sinh các kỹ năng sử dụng Tiếng Việt (nghe, nói, đọc, viết) để học tập và giao tiếp trong các môi trường hoạt động của lứa tuổi.

* Cung cấp cho học sinh những kiến thức sơ giản về Tiếng Việt và những hiểu biết sơ giản về xã hội, tự nhiên và con người, về văn hoá, văn học của Việt Nam và nước ngoài.

* Bồi dưỡng tình yêu Tiếng Việt và hình thành thói quen gìn giữ sự trong sáng, giàu đẹp của Tiếng Việt, góp phần hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

- Đây là giai đoạn quan trọng nhất với một số kiến thức làm tiền đề để học sinh tiếp tục học lên các lớp trên.

- Hơn nữa, trong bộ môn Tiếng Việt phân môn Luyện từ và câu Lớp 4 có nhiệm vụ cung cấp nhiều kiến thức sơ giản về Tiếng Việt và rèn luyện kỹ năng dùng từ đặt câu cho học sinh. Cụ thể là:

1-Mở rộng, hệ thống hoá vốn từ trang bị cho học sinh một số hiểu biết sơ giản về từ và câu.

2- Rèn luyện cho học sinh các kỹ năng dùng từ đặt câu và sử dụng dấu câu

3-Bồi dưỡng cho học sinh thói quen dùng từ đúng nói và viết thành câu, có ý thức sử dụng tiếng Việt văn hoá trong giáo tiếp.

Nhận thức rõ được tầm quan trọng của phân môn, qua sự trải nghiệm trên lớp học, tôi trăn trở một số kinh nghiệm nhỏ để ''Nâng cao chất lượng giảng dạy phân môn Luyện từ và câu ở lớp 4".

 

doc21 trang | Chia sẻ: sangkien | Lượt xem: 11004 | Lượt tải: 2Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao chất lượng giảng dạy phân môn Luyện từ và câu Lớp 4", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thuốc bổ." nhưng khi đóng vai trò chủ ngữ, tính từ mất khả năng kết hợp với đã, đang, sẽ, rất, quá, lắm,
 * Nếu phần mạch kiến thức này giáo viên dạy được kĩ càng như vậy thì không những học sinh dễ phân biệt được động từ, tính từ mà khi xác định câu thuộc kiểu câu Ai làm gì? Ai thế nào? Hay Ai là gì? cũng rất thuận lợi. Chẳng hạn: 
 Đọc đoạn văn sau và cho biết các câu đó thuộc kiểu câu Ai làm gì? Ai thế nào? Hay Ai là gì?
 "(1)Nổi bật trên hoa văn trống đồng là hình ảnh con người hoà với thiên nhiên.(2) Con người lao động, đánh cá, săn bắn. (3)Con người đánh trống, thổi kèn.(4) Con người cầm vũ khí bảo vệ quê hương và tưng bừng nhảy múa mừng chiến công hay cảm tạ thần linh(5)Đó là con người thuần hậu, hiền hoà, mang tính nhân bản sâu sắc." 
 Học sinh dễ dàng nhận ra câu 1 thuộc kiểu câu Ai là gì? Câu 2,3,4 thuộc kiểu câu Ai làm gì? Vì vị ngữ là các từ chỉ hoạt động( Động từ). Câu 5 thuộc kiểu câu Ai thế nào? Vì vị ngữ là các từ chỉ đặc điểm, tính chất của sự vật( tính từ).
 * Không những thế qua đây chúng ta cũng đã giúp học sinh hình thành suy nghĩ ban đầu về sự chuyển loại của từ. 
 + Động từ chuyển thành danh từ: - Nó hành động rất sáng suốt. 
 ĐT 
 - Đây là một hành động sáng suốt.
 DT
 + Tính từ chuyển thành danh từ: 
 - Cuộc sống của anh ấy khá khó khăn. 
 TT 
 - Chúng tôi vượt qua nhiều khó khăn trong cuộc sống.
 DT
 .
 Học được như thế khi gặp dạng bài tập củng cố và nâng cao: " Đặt câu để từ lao động giữ các chức vụ ngữ pháp khác nhau ( chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ)?
 Học sinh có thể làm được ngay: 
 - Lao động là vinh quang.
 CN
 - Chúng em đi lao động.
 VN
 - Trong giờ lao động, chúng em làm việc rất tích cực.
 TN
c) Mảng câu kể Ai làm gì? Ai thế nào? và Ai là gì?
 Làm thế nào để học sinh dễ phân biệt các kiểu câu kể trên?
 * Về mặt ngữ pháp, ba kiểu câu nói trên khác nhau chủ yếu ở vị ngữ: 
 - Câu kể Ai làm gì? Có vị ngữ là động từ; chủ ngữ thường là dnh từ chỉ người hay động vật.
 - Câu kể Ai thế nào? Có vị ngữ là tính từ, động từ chỉ trạng thái hoặc cụm chủ - vị.
 - Câu kể Ai là gì? Có vị ngữ là tổ hợp của từ là với danh từ, động từ, tính từ hoặc cụm chủ - vị.
 * Về chức năng giao tiếp, mỗi kiểu câu trên thích hợp với một chức năng khác nhau:
 - Câu kể Ai là gì? Dùng để định nghĩa, giới thiệu, nhận xét. Ví dụ: Đây là bạn Lan. Hay: Bạn Lan là lớp trưởng lớp tôi.
- Câu kể Ai làm gì? Dùng để kể về hoạt động của người, động vật hoặc tĩnh vật được nhân hoá.
 - Câu kể Ai thế nào? Dùng để miêu tả đặc điểm, tính chất hoặc trạng thái của người, vật.
 Như vậy, khi dạy xong cả ba kiểu câu kể trên, tôi cho học sinh thực hành luyện tập một số dạng bài tập chủ yếu để phân biệt được kiểu câu Ai làm gì? Và Ai thế nào? Vì hai kiểu câu này có một số trường hợp rất dễ nhầm lẫn.
 Chẳng hạn: - Người ta treo bức tranh trên tường. ( Câu Ai làm gì?).
 - Bức tranh treo trên tường. ( Câu Ai thế nào?).
 Hay trường hợp câu: 
 "Đàn voi chậm rãi bước đi." 
 Ta có thể đặt câu hỏi tìm vị ngữ: (1) Đàn voi thế nào? ( 2) Đàn voi làm gì?
 + Trong trường hợp (1), chậm rãi là bộ phận chính của vị ngữ. Câu đã cho thuộc kiểu Ai thế nào?
 + Trong trường hợp (2), bước đi là bộ phận chính của vị ngữ. Câu đã cho thuộc kiểu Ai làm gì?
 Hoặc câu: " Áo này mặc đẹp". Động từ mặc không phải là bộ phận chính của vị ngữ vì chúng có thể được lược bỏ mà không ảnh hưởng đến ý nghĩa chung của câu.
Như: " Áo này mặc đẹp". có thể nói: "Áo này đẹp". Vậy câu này thuộc kiểu câu Ai thế nào? Chứ không phải kiểu câu Ai làm gì?
 Tóm lại, khi dạy phần này, tôi hướng dẫn học sinh nắm vững các đặc điểm của vị ngữ (như đã phân tích ở trên) để đặt câu hỏi tìm vị ngữ cho phù hợp: Làm gì? Là gì? hay thế nào? Để tránh những nhẫm lẫn có thể. 
d) Mảng trạng ngữ: Cần lưu ý trạng ngữ với một số thành phần khác của câu.
Để phân biệt trạng ngữ với một số thành phần khác của câu, trước hết phải cho học sinh hiểu: 
 + Trạng ngữ là thành phần phụ bổ sung ý nghĩa tình huống cho câu. Cụ thể là cho biết thời gian( trạng ngữ chỉ thời gian); nơi chốn( Trạng ngữ chỉ nơi chốn); nguyên nhân( trạng ngữ chỉ nguyên nhân); mục đích( trạng ngữ chỉ mục đích); cách thức, phương tiện( trạng ngữ chỉ phương tiện). 
 Nếu lược bỏ trạng ngữ, câu vẫn trọn vẹn(đủ chủ ngữ, vị ngữ) và hoàn chỉnh. Nhưng có thêm trạng ngữ thì ý nghĩa của câu được phản ánh một cách thực tế, khách quan hoặc tình cảm, nhận thức chủ quan của người nói( người viết).
 + Về cấu tạo, trạng ngữ là một cụm từ có hoặc không có quan hệ từ đứng trước. Ví dụ: Vào lúc 7 giờ, em đi học.
 Hôm qua, em đi xem xiếc.
 + Về vị trí, trạng ngữ có trể đứng trước, đứng giữa, hoặc đứng sau nòng cốt câu. Ví dụ, có thể nói: (Vào lúc 7 giờ, em đi học. à Em đi học Vào lúc 7 giờ.
Em,Vào lúc 7 giờ, đi học.). 
 * Phân biệt trạng ngữ với một vế của câu ghép.
 Chẳng hạn: trạng ngữ chỉ nguyên nhân hay bị nhầm lẫn với vế câu ghép có quan hệ nguyên nhân- kết quả. Ví dụ: 
 1. Nhờ trận mưa rào, trời mát mẻ hẳn. 
 2. Vì chăm học, Lan tiến bộ hẳn lên. 
 Ở ví dụ 1, học sinh hay nhầm lẫn " nhờ trận mưa rào"là vế câu ghép nhưng thực ra trạng ngữ" nhờ trận mưa rào" do cụm danh từ( trận mưa rào) kết hợp với quan hệ từ" Nhờ" tạo nên.
 Còn ở ví dụ 2, học sinh lại hay nhầm lẫn" vì chăm học" là trngj ngữ chỉ nguyên nhân. Nhưng khác với trạng ngữ" vì chăm học" là một vế câu ghép mà chủ ngữ của nó hoàn toàn có thể khôi phục được:"Vì Lan chăm học, cậu ấy tiến bộ hẳn lên.".
 Trường hợp này, học sinh cần biết: Trạng ngữ do một cụm từ có quan hệ từ đứng trước còn vế câu ghép thì hoàn toàn có thể khôi phục được chủ ngữ.
 * Phân biệt trạng ngữ với với những từ ngữ có tác dụng liên kết câu.
 Ví dụ: Trái lại, lớp 4A rất đoàn kết.
 Trong câu trên, "trái lại" không phải là trạng ngữ, Vì:
 + Về ý nghĩa, nó biểu thị quan hệ giữa nội dung của câu với câu đứng trước.Trong khi đó, trạng ngữ bổ sung ý nghĩa cho sự việc được nói đến trong nòng cốt câu.
 + Về đặc điểm hình thức, nó không thể chuyển xuống cuối câu như trạng ngữ.
 * Phân biệt trạng ngữ với với chủ ngữ:
 Loại chủ ngữ dễ lẫn với trạng ngữ là chủ ngữ chỉ nơi chốn. Ví dụ:
 - "Sách là công cụ cung cấp cho con người chúng ta nhiều kiến thức bổ ích. Trong sách thật thú vị".
 Hay:
 Cô giáo hỏi các học sinh của mình:
 - Trên lớp sạch chưa các em?
 Học sinh đồng thanh trả lời:
 - Trên lớp sạch sẽ rồi cô ạ.
 Thoạt nhìn, dễ nhầm "Trong sách";" Trên lớp" trong hai ví dụ trên là trạng ngữ. Song khác với trạng ngữ, các cụm từ này đều không thể lược bỏ, vì nếu bỏ chúng câu sẽ trở nên không trọn vẹn.
 * Phân biệt trạng ngữ với với thành tố phụ của cụm từ:
 Ví dụ: - Gia đình em ở Nam Đàn.	
 - Em đi học đền chiều. 
 Điểm phân biệt các thành tố nói trên với trạng ngữ là khả năng chuyển đổi vị trí. Trạng ngữ bổ sung ý nghĩa cho toàn bộ nòng cốt câu nên có thể đứng trước, giữa hay cuối câu. Trong khi đó, các thành tố phụ của cụm từ bổ sung ý nghĩa cho thành tố chính nên chỉ nằm trong cụm từ mà không thể chuyển sang vị trí khác trong câu. Như: không thể nói: "Nam Đàn, gia đình em ở"
2. Nắm vững và phát huy những kiến thức và kỉ năng học sinh đã đạt được ở các lớp 1, 2, 3.
Với mạch kiến thức được sắp xếp theo vòng tròn đồng tâm tuỳ theo ở mỗi lớp mà có những yêu cầu khác nhau. Tuy nhiên nếu các em nắm chắc những kiến thức ở lớp dưới thì lớp 4 các em sẽ nắm kiến thức và vận dụng dễ dàng hơn.
VD: Ở lớp 1: Các em được học về âm - vần, học sinh tìm tiếng có từ có vần, nói câu chứa tiếng có vần vừa học thì lớp 4 các em sẽ được học kỹ hơn về cấu tạo của tiếng: tiếng thường gồm có 3 bộ phận ''âm đầu - vần - thanh'' (có tiếng không có âm đầu) Hay chỉ là một khái niệm ''Câu hỏi và dấu chấm hỏi'' ở lớp 2 học sinh mới chỉ cần đạt yêu cầu ''Chọn dấu chấm hay dấu hỏi để điền vào ô trống'' ở lớp 3 các em phải đặt và trả lời câu hỏi. Những đến lớp 4 thì không những phải hiểu khái niệm mà còn phải biết giữ lịch sự khi đặt câu hỏi tránh những câu hỏi làm phiền lòng người khác. 
VD: Bạn có thể cho mình mượn cái thước kẻ được không? 
Phải biết sử dụng vào câu hỏi với mục đích khác, không chỉ dừng lại ở hỏi những điều muốn biết mà còn phải biết dùng câu hỏi để thể hiện: thái dộ khen, chê, khẳng định, phủ định, yêu cầu, mong muốn. 
VD: Câu hỏi thể hiện thái độ khen chê. 
- Sao nhà cậu lại đẹp đến thế nhỉ? 
- Sao vở cậu lại bẩn thế kia?
VD: Câu hỏi thể hiện yêu cầu mong muốn: 
Em trai em nhảy nhót trên giường huỳnh huỵch lúc em đang chăm chú học bài. Em bảo : ''Em ra ngoài chơi cho chị học bài được không? 
VD: Câu hỏi thể hiện sự nhờ cậy, giúp đỡ. 
- Bà cụ hỏi một người đang đứng vơ vẩn trước bến xe:''Cháu có thể xem giúp bà mấy giờ có xe đi Hà Nội không? 
 	 3. Sử dụng linh hoạt nhiều hình thức dạy học trong cùng một tiết dạy 
Đó là các hình thức tổ chức: làm việc cá nhân, trao đổi nhóm, đàm thoại gây hứng thú cho học sinh tránh nhàm chán đơn điệu. 
VD: Khi dạy bài: ''Mở rộng vốn từ Uớc mơ"
BT2: Học sinh thảo luận nhóm đôi 
Tìm thêm những từ cùng nghĩa với ''ước mơ''
- 1 em tìm từ bắt đầu từ tiếng ''ước''
- 1 em tìm từ bắt đầu từ tiếng ''mơ'' 
BT3: Nêu yêu cầu chép thêm những từ: đẹp đẽ, viển vông, cao cả, lớn nho nhỏ, kỳ quặc, dại dột, chính đáng. 
Học sinh thảo luận nhóm 4 
- Đánh giá cao: ước mơ cao đẹp, ước mơ chính đáng, ước mơ cao cả, ước mơ lớn. 
- Đánh giá không cao: ước mơ bình thường, ước mơ nho nhỏ 
- Đánh giá thấp: ước mơ kỳ quặc, ước mơ dại dột, ước mơ viển vông. 
BT4: Nêu ví dụ về một loại ước mơ nói trên 
Bài này cho học sinh làm việc cá nhân 
* Tóm lại: Vận dụng linh hoạt các hình thức dạy học sẽ làm cho lớp học sôi nổi, gây hứng thú cho học sinh. 
 	4. Phát huy tính tích cực của học sinh 
Đổi mới phương pháp dạy học là phải phát huy tính tích cực của học sinh giáo viên cần chú ý đối với mọi đối tượng học sinh phân ra nhiều mức độ (giỏi, 
khá, TB, yếu) để có phương pháp dạy học thích hợp. Muốn phát huy được tính tích cực của học sinh người giáo viên phải có hệ thống câu hỏi trong mỗi bài thật cụ thể phù hợp với mọi đối tượng học sinh. 
 	VD: Khi dạy bài ''Câu kể Ai làm gì?'' (tuần 17) 	
BT1: Đọc đoạn văn sau:''Trên nương mỗi người một việc. Người lớn thì đánh trâu ra cày. Các cụ già thì nhặt cỏ đốt lá. Mấy chú bé bắc bếp thổi cơm. Các bà mẹ lom khom tra ngô. Các em bé ngủ khì trên lưng mẹ. Lũ chó sủa om cả rừng'' và tìm xem trong mỗi câu trên các từ ngữ nào chỉ hoạt động. 
	- Chỉ người hoặc vật hoạt động. Thì học sinh có thể tìm được 
	Từ chỉ hoạt động: đánh trâu ra cày, nhặt cỏ đốt lá, ngủ, bắc bếp thổi cơm, lom khom tra ngô, sủa.
	Từ chỉ người hoặc vật hoạt động: Người lớn, các cụ già, mấy chú bé, các em bé, lũ chó. 
Lúc này giáo viên gạch chân những từ mà các em đã tìm được. 
	Sau đó tiến hành yêu cầu: Em hãy đặt câu hỏi cho từng ngữ chỉ hoạt động. 
	Thì học sinh nêu: Người lớn làm gì? Các cụ già làm gì? ..........
	* Chú ý: Đến mọi đối tượng học sinh trong giờ học sinh trong giờ học để cho các em được nói, được làm việc. 
 	 5. Phối hợp các hoạt động ngoài giờ lên lớp để tích luỹ vốn hiểu biết, vốn từ ngữ cho học sinh. 
	Phối kết hợp hoạt động ngoài giờ nhằm bồi dưỡng cho học sinh ý thức và thói quen sử dụng tiếng Việt văn hoá trong giao tiếp. Cũng như các phân môn khác của Tiếng Việt một trong những nhiệm vụ của phân môn luyện từ và câu là bồi dưỡng ý thức và thói quen sử dụng tiếng Việt văn hoá. Để thực hiện nhiệm vụ không chỉ bó gọn trong việc tổ chức cá hoạt động dạy và học trên lớp mà còn cả trong việc học tập của các môn học khác với các hoạt động trong và ngoài nhà trường nữa. 
	* Với các phân môn của môn Tiếng Việt như Tập đọc, Chính tả, Tập làm văn, Kể chuyện giúp học sinh rất nhiều trong việc mở rộng vốn từ, cách dùng từ để đặt câu khác nhau, từ phải gắn với câu, sắp xếp từ ý cho đúng văn cảnh cụ thể. 
	VD: Khi đọc :''Thưa chuyện với mẹ có các câu hỏi ''Con vừa bảo gì?''
''Ai xui con thế?'' học sinh thấy ngay ngoài sự nhận biết về câu hỏi qua dấu câu học sinh còn nhận biết câu hỏi qua cách đọc câu hỏi. 
	Thông qua các hoạt động ngoài giờ lên lớp như các giờ chơi, chào cờ, các cuộc toạ đàm trao đổi học sinh sẽ tích luỹ được vốn từ cho mình. 
VD: Qua bài ''Mở rộng vốn từ đồ chơi - trò chơi'' các em cũng thấy được những trò chơi nào có lợi - Những trò chơi có hại, cần tránh. Thông qua các cuộc toạ đàm trao đổi, các em biết đặt câu hỏi một cách lịch sự, tránh hỏi trống không hoặc những câu hỏi tò mò thiếu tế nhị. Biết giữ phép lịch sự khi bày tỏ yêu cầu. đề nghị. 
	* Tóm lại: Việc tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp có tác dụng rất lớn đến việc dạy phân môn Luyện từ và câu giúp các em có thói quen dùng từ đúng, nói viết thành câu, biết quý biết giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt. 
6. Lưu ý trình độ tiếp thu của cả ba đối tượng học sinh( Dạy vừa sức).
 Chẳng hạn khi dạy bài: Danh từ
 ( Trang 52- SGK Tiếng Việt- Tập1)
Yêu cầu cần đạt của bài là:
- Hiểu được danh từ(DT) là những từ chỉ sự vật, hiện tượng, khái niệm hoặc đơn
vị.
- Nhận biết được DT chỉ khái niệm trong số các DT cho trước và tập đặt câu( BT mục III).
 Nhưng ở phần này lại giảm tải khái niệm DT chỉ khái niệm và DT chỉ đơn vị nên tôi đã làm như sau:
 Mục 1- phần nhận xét:
- Gọi học sinh đọc nội dung, yêu cầu bài tập.
- Đề bài yêu cầu chúng ta làm gì? ( Tìm các từ chỉ sự vật trong đoạn thơ).
 - Học sinh thảo luận cặp đôi để tìm ra các từ chỉ sự vật trong đoạn thơ:
 Mang theo truyện cổ tôi đi
 Nghe trong cuộc sống thầm thì tiếng xưa
 Vàng cơn nắng, trắng cơn mưa
 Con sông chảy có rặng dừa nghiêng soi
 Đời cha ông với đời tôi
 Như con sông với chân trời đã xa
 Chỉ còn truyện cổ thiết tha 
 Cho tôi nhận mặt ông cha của mình.
 ( Lời giải: Truyện cổ, cuộc sống, tiếng, xưa, cơn, nắng, mưa, con, sông, rặng, dừa, đời, cha ông, con, sông, chân trời, truyện cổ, mặt, ông cha).
 - Học sinh có thể tìm được hết tất cả các từ trên nhưng cũng có thể học sinh chỉ tìm được những từ chỉ sự vật quen thuộc như: truyện cổ, nắng, mưa, sông, dừa, cha ông, ông cha, mặt,
 + Nếu các em tìm được tất cả các từ trên thì giáo viên có thể hỏi học sinh khá: Tại sao con biết từ" cuộc sống" là từ chỉ sự vật?
 Sau khi học sinh trả lời, giáo viên chốt: đây là từ chỉ khái niệm.
 ( Làm tương tự như thế với từ chỉ đơn vị).
 Chuyển ý sang bài tập 2: Xếp các từ em vừa tìm được vào nhóm thích hợp:
 - Từ chỉ người: ông cha,
 - Từ chỉ vật: sông,
 - Từ chỉ hiện tượng: mưa,
 - Từ chỉ khái niệm: cuộc sống,
 - Từ chỉ đơn vị: cơn,
 Hai nhóm từ chỉ khái niệm, chỉ đơn vị là hai nhóm từ giảm tải nên tôi cho học sinh cả lớp chỉ xếp các từ vào ba nhóm trên còn hai nhóm cuối không bắt buộc học sinh cả lớp phải làm nhưng để phát huy hết khả năng của các em học sinh nhất là học sinh khá tôi đã mạnh dạn cho học sinh nào có thể làm được thì làm.
 Đến tiết luyện tôi cho học sinh hiểu kĩ hơn, sâu hơn phần này.
- Sau khi học sinh làm, chữa bài và có câu trả lời đúng, giáo viên kết luận: Những từ chỉ sự vật, chỉ người, vật hiện tượng, mà các em vừa tìm hiểu được gọi là danh từ.
- Hỏi: Vậy danh từ là gì?
- Học sinh nhắc lại ghi nhớ SGK.
- Hỏi: Em nào có thể tìm thêm một số danh từ khác?
 III: KẾT LUẬN
	I. KẾT QUẢ 
	Qua quá trình vừa nghiên cứu chuyên đề vừa áp dụng vào thực tế giảng dạy tôi nhận thấy rằng những phương pháp dạy học mà tôi áp dụng đã có những kết quả rõ rệt.
	Kết quả khảo sát lần thứ nhất: vào cuối tháng 9 với bài ''Từ đơn - từ ghép'' kết quả thu được như sau: 
 Lớp
Sỉ số
Xếp loại
 Giỏi
 Khá
 TB
 Yếu
 4A
 30
7
5
12
6
 %
23,33
16,67
40
20
	Sau khi khảo sát chất lượng học sinh trung bình và yếu còn nhiều và số học sinh giỏi chưa cao. Tôi đã thảo luận trong tổ vào những buổi sinh hoạt chuyên môn để tìm ra cách giảng dạy phù hợp với nhận thức của học sinh nhằm giúp học sinh nắm bắt bài tốt hơn, nâng cao chất lượng hiệu quả của phân môn. 
	Sau khi áp dụng các đổi mới phương pháp dạy theo chuyên đề. Tôi đã khảo sát lần 2,3,4 với bài tập tìm danh từ - Động từ - Tính từ trong đoạn văn. Kết quả cho thấy. 
 Lớp
Sỉ số
Xếp loại
 Giỏi
 Khá
 TB
 Yếu
 4A
 30
10
12
6
2
Tổng số
33,33
40
20
6,67
	* Kết quả khảo sát cho thấy chất lượng của học sinh đã được nâng lên rõ rệt. Cụ thể trong bài làm của học sinh các em đã hiểu được và phân biệt được từ một cách chính xác và chắc chắn. Cụ thể trong bài làm của học sinh các em đã hiểu được và phân biệt được từ loại, biết sử dụng từ loại trong đặt câu và viết văn.
	* Kết quả trên đã chứng minh được chuyên đề của tôi đã có hiệu quả đi đúng theo sự chỉ đạo của nhà trường và của ngành đề ra. Cho đến nay tôi vẫn tiếp tục thực hiện và phát huy những mặt đã đạt được, khắc phục những mặt còn tồn đọng để nâng cao chất lượng dạy học hơn nữa. 
 	 II. BÀI HỌC 
	Qua kết quả thu được sau khi triển khai chuyên đề cho thấy chất lượng dạy học luôn được chuyển biến theo hướng tích cực. Trong quá trình thực hiện chuyên đề ''Nâng cao chất lượng giảng dạy phân môn Luyện từ và câu ở lớp 4 '' tôi đã rút ra một số kinh nghiệm như sau: 
 	 1. Xác định một số nội dung, kiến thức trọng tâm khó trong chương trình để luyện thêm cho học sinh. 
 + Từ ghép, từ láy.
 + Danh từ động từ,tính từ.
 + Câu kiểu Ai làm gì? Ai thế nào? Ai là gì?
 + Trạng ngữ.
 ..
 2. Nắm vững nội dung chương trình, mức độ yêu cầu học và các đối tượng học sinh. 
 3. Lập kế hoạch bài học: 
	Giáo viên cần nắm vững nội dung cơ bản của từng bài học trong sách giáo khoa và những hướng dẫn cụ thể về mục tiêu cần đạt. Tuỳ theo đặc điểm của từng bài học mà xây dựng kế hoạch bài giảng cho phù hợp. Song dù thế nào cũng cần có đầy đủ các hoạt động lớp và phương pháp, hình thức tổ chức các hoạt động đó. 
 	 3. Vận dụng linh hoạt các phương pháp dạy học: 
	Giáo viên nắm vứng các phương pháp, các hình thức tổ chức dạy học, để lựa chọn phối hợp linh hoạt các phương pháp và hình thức cho phù hợp với nội dung của bài dạy và chủ điểm của bài học đó.
 4. Tổ chức hoạt động lên lớp 
	 Giáo viên cần khéo léo sử dụng linh hoạt các phương pháp, các hình thức tổ chức dạy học. 
 Các hoạt động của tiết dạy không tách rời nhau, mà phải có sự đan xen liên kết và hỗ trợ lẫn nhau. 
 Bên cạnh đó giáo viên cần phải có dự kiến về các câu trả lời của học sinh và các tình huống sư phạm xảy ra trong mỗi hoạt động, có biện pháp giải quyết và điều chỉnh kịp thời.
 5. Đa dạng hoá các hình thức tổ chức dạy học:
Giáo viên có thể vận dụng linh hoạt phối hợp các hình thức tổ chức dạy học theo nhóm, dạy học cá nhân,.....có thể tổ chức học sinh dưới hình thức trò chơi để kích thích sự hứng thú học tập của học sinh, nhằm đạt kết quả cao trong giờ học mà học sinh không nhàm chán. 
 Trong quá trình thực hiện chuyên đề: ''Nâng cao chất lượng giảng dạy phân môn Luyện từ và câu ở lớp 4 '', Tôi đã tham khảo các tài liệu dạy học của phân môn cũng như học hỏi kinh nghiệm từ bạn bè đồng nghiệp, chuyên đề đã hoàn thành và đã dạy thực nghiệm ở tất cả các lớp trong khối 4. Mặc dầu vậy những kinh nghiệm nêu trên mới chỉ là sự đúc kết kinh nghiệm và nghiên cứu của bản thân nên tính khách quan chưa cao. Đồng thời phương pháp vừa nghiên cứu vừa thực nghiệm nên chuyên đề của tôi cũng không thể không có những thiếu sót nhất định. Tôi rất mong được sự đóng góp ý kiến của các đồng chí quản lí của trường cũng như các bạn bè đồng nghiệp để chuyên đề của tôi có tính khả thi và hiệu quả hơn.
 Nam Đàn, tháng 01 năm 2013
 MỤC LỤC
Phần
Tên đề tài
Trang
 I
PHẦN MỞ ĐẦU: ĐẶT VẤN ĐỀ
Lý do chọn đề tài
Cơ sở thực tiển
2
2
2
 II
GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. Nội dung chương trình, yêu cầu kiến thức, kỹ năng của phân môn Luyện từ và câu.
 1. Nội dung chương trình
 2. Yêu cầu kiến thức
 3. Yêu cầu kỹ năng về từ và câu
4
4
4
4
5
II. Quy trình dạy Luyện từ và câu
6
III. Phương pháp giảng dạy
6
IV. Một số biện pháp nâng cao chất lượng giảng dạy phân môn Luyện từ và câu- Lớp 4
 1. Nắm vững nội dung, kiến thức trọng tâm; nội dung, kiến thức khó ở từng mảng kiến thức
 2. Nắm vững và phát huy những kiến thức và kỹ năng học sinh đã đạt được
 3. Sử dụng linh hoạt nhiều hình thức dạy học trong cùng một tiết dạy
 4. Phát huy tính tích cực của học sinh
 5. Phối hợp các hoạt động ngoài giờ lên lớp.
6. Dạy vừa sức
10
10
9
15
15
16
16
Chương 
 III
KẾT LUẬN
I .Kết quả
II. Bài học kinh nghiệm
18
18
19

File đính kèm:

  • docSKKN LTVC L4.doc
Sáng Kiến Liên Quan