Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao chất lượng giảng dạy của đội ngũ giáo viên trường THCS Lãng Ngâm

Nhận thức được vai trò quan trọng của giáo dục – đào tạo đối với sự tăng trưởng nhanh và bền vững của đất nước nói chung cũng như của tỉnh Bắc Ninh nói riêng, chương trình thi đua thực hiện nghị quyết đại hội Đảng bộ tinh Bắc Ninh lần thứ XVIII nêu rõ “Nâng cao chất lượng và hiệu quả GD – ĐT, tập trung nâng cao chất lượng giáo dục mũi nhọn ở các cấp học, nghành học” . Tiếp tục đẩy mạnh công tác xã hội hóa giáo dục theo đúng chủ trương của Đảng .

Thực hiện tinh thần của Đảng, nhà nước nói chung, tỉnh nói riêng và phát triển giáo dục, trong những năm qua trường Trung học cơ sở Lãng Ngâm – huyện Gia Bình – tỉnh Bắc Ninh luôn phấn đấu và không ngừng đổi mới phương pháp giảng dạy theo hướng tích hợp,vận dụng kiến thức liên môn, lấy học sinh làm trung tâm., nhằm phát huy hiệu quả của việc truyền đạt lĩnh hội kiến thức, tạo được động lực mạnh mẽ trong học sinh, chất lượng giáo dục của trường THCS Lãng Ngâm hàng năm được duy trì và nâng lên đáng kể, giảm tỷ lệ học sinh yếu kém, khắc phục được một phần học sinh lưu ban, bỏ học giữa chừng. Những kết quả đó, có một phần rất lớn của đội ngũ giáo viên và đội ngũ giáo viên là lực lượng gần như quyết định chất lượng giáo dục của nhà trường.

Đội ngũ giáo viên nhà trường tuy đủ về số lượng, nhưng chưa đồng bộ về nghiệp vụ, tay nghề, đa số là đạt chuẩn và trên chuẩn, do được đào tạo từ nhiều nguồn khác nhau, phần lớn là được đào tạo Chính quy, nhưng năng lực sư phạm chưa đều .

Là một trong những trường đầu tiên của huyện đạt chuẩn quốc gia. Chính vì vậy mà đội ngũ giáo viên, phải có một trình độ chuyên môn nghiệp vụ nhất định, có đầy đủ về phẩm chất đạo đức, mới thật sự đáp ứng được yêu cầu, chất lượng giáo dục của trường đạt chuẩn đã đề ra.

 

doc20 trang | Chia sẻ: Mạc Dung | Ngày: 13/01/2025 | Lượt xem: 51 | Lượt tải: 0Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao chất lượng giảng dạy của đội ngũ giáo viên trường THCS Lãng Ngâm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Nâng cao chất lượng giảng dạy của đội ngũ giáo viên trường THCS Lãng Ngâm
 PHẦN I. MỞ ĐẦU
1.Mục đích của sáng kiến
1.1.Tính mới của SKKN
 Giáo dục - Đào tạo là một lĩnh vực rất quan trọng của mỗi quốc gia. Trải 
qua hàng nghìn lịch sử với nhiều mô hình giáo dục trong các chế độ xã hội khác 
nhau, nhưng mục tiêu chung của giáo dục là đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân 
tài. Cuộc cách mạng khoa học đang diễn ra hết sức mạnh mẽ ở khắp mọi nơi 
trên thế giới và giáo dục đào tạo cũng không nằm ngoài quy luật phát triển của 
xã hội loài người. Sự phát triển mạnh mẽ của khoa học, kĩ thuật nhất là công 
nghệ thông tin làm thay đổi rất nhiều hoạt động giáo dục - đào tạo, nhiều mô 
hình giáo dục mới ra đời, nhiều phương pháp để con người tiếp cận với tri thức. 
Tuy nhiên, tất cả sự phát triển, hay hình thức giáo dục đó cũng không thể thay 
thế được vai trò của người thầy. Nhưng trước những sự thay đổi đó thì các cấp 
quản lý và các nhà trường cần có sự định hướng bồi dưỡng để hoạt động dạy 
học trong nhà trường đáp ứng được yêu cầu của xã hội.
 Trong hệ thống giáo dục- đào tạo của nhà nước, có hệ thống các trường sư 
phạm, nhiệm vụ của các trường là đào tạo ra các thế hệ giáo viên để phục vụ cho 
sự nghiệp giáo dục đào tạo của đất nước.Mỗi năm học có hàng chục nghìn thầy 
cô giáo từ các trường được đứng lên bục giảng để nhận trọng trách đào tạo nhân 
lực cho sự phát triển của đất nước. Trong những năm gần đây Đảng và Nhà 
nước ta rất quan tâm việc đào tạo nhân lực cho nghành sư phạm, nhưng để có 
được đội ngũ nhà giáo có trình độ, tâm huyết với nghề dạy học thì các cấp quản 
lí , nhất là ban giám hiệu các trường cần có những biện pháp cụ thể để nâng cao 
chất lượng tay nghề của đội ngũ gióa viên.
 Nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên không phải là lĩnh vực mới , đây là 
hoạt động luôn được sự quan tâm thường xuyên của các cấp quản lý giáo dục
 Trong khuôn khổ của sáng kiến tôi đề cập đến việc nâng cao chất lượng 
giảng dạy của đội ngũ giáo viên nhà trường trong những năm học vừa qua.
Người thực hiện: Nguyễn Kim Quang Trang 1 Nâng cao chất lượng giảng dạy của đội ngũ giáo viên trường THCS Lãng Ngâm
Quốc gia, H. 2002. t4, tr8). Do đó, giáo dục – đào tạo là một trong những nhiệm 
vụ quan trọng của Cách mạng Việt Nam và là một vấn đề hết sức quan trọng 
trong đời sống chính trị của mỗi đất nước, là biểu hiện trình độ phát triển của 
mỗi quốc gia, bởi vì giáo dục – đào tạo là nhân tố quan trọng để phát triển nguồn 
lực con người, tạo ra nguồn nhân lực chất lượng cao, có đạo đức, có tri thức và 
kỹ năng lao động phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất 
nước.
2.Cơ sở thực tiễn
 Nhận thức được vai trò quan trọng của giáo dục – đào tạo đối với sự tăng 
trưởng nhanh và bền vững của đất nước nói chung cũng như của tỉnh Bắc Ninh 
nói riêng, chương trình thi đua thực hiện nghị quyết đại hội Đảng bộ tinh Bắc 
Ninh lần thứ XVIII nêu rõ “Nâng cao chất lượng và hiệu quả GD – ĐT, tập 
trung nâng cao chất lượng giáo dục mũi nhọn ở các cấp học, nghành học” . Tiếp 
tục đẩy mạnh công tác xã hội hóa giáo dục theo đúng chủ trương của Đảng .
 Thực hiện tinh thần của Đảng, nhà nước nói chung, tỉnh nói riêng và phát 
triển giáo dục, trong những năm qua trường Trung học cơ sở Lãng Ngâm – 
huyện Gia Bình – tỉnh Bắc Ninh luôn phấn đấu và không ngừng đổi mới phương 
pháp giảng dạy theo hướng tích hợp,vận dụng kiến thức liên môn, lấy học sinh 
làm trung tâm..., nhằm phát huy hiệu quả của việc truyền đạt lĩnh hội kiến thức, 
tạo được động lực mạnh mẽ trong học sinh, chất lượng giáo dục của trường 
THCS Lãng Ngâm hàng năm được duy trì và nâng lên đáng kể, giảm tỷ lệ học 
sinh yếu kém, khắc phục được một phần học sinh lưu ban, bỏ học giữa chừng. 
Những kết quả đó, có một phần rất lớn của đội ngũ giáo viên và đội ngũ giáo 
viên là lực lượng gần như quyết định chất lượng giáo dục của nhà trường.
 Đội ngũ giáo viên nhà trường tuy đủ về số lượng, nhưng chưa đồng bộ về 
nghiệp vụ, tay nghề, đa số là đạt chuẩn và trên chuẩn, do được đào tạo từ nhiều 
nguồn khác nhau, phần lớn là được đào tạo Chính quy, nhưng năng lực sư phạm 
chưa đều . 
Người thực hiện: Nguyễn Kim Quang Trang 3 Nâng cao chất lượng giảng dạy của đội ngũ giáo viên trường THCS Lãng Ngâm
 Trong những năm qua, công tác dạy và học của thầy trò trường THCS Lãng 
Ngâm đạt được nhiều kết quả. Theo số liệu thống kê đã đạt được về mặt chuyên 
môn của đội ngũ giáo viên trường từ năm 2019 - 2010 đến nay như sau:
 2. Những mặt tồn tại, hạn chế
 Bên cạnh những ưu điểm trên, chất lượng cán bộ, giáo viên và nhân viên 
nhà trường cũng còn một số hạn chế như sau:
 Cán bộ quản lý đôi lúc còn nể nang, chưa quyết đoán. 
 Cán bộ, giáo viên chưa ý thức đầy đủ về công tác đánh giá cán bộ, giáo 
viên nên cũng có hiện tượng đánh giá chung chung, tính phê và tự phê bình chưa 
cao, chưa thúc đẩy được các gương điển hình tiên tiến trong đơn vị phát triển, 
những người còn hạn chế về chuyên môn cũng không nhận thấy những hạn chế 
của mình để phấn đấu vươn lên. 
 Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học và nhất là trong đổi mới 
phương pháp dạy học của một số ít giáo viên chưa thường xuyên.
 Số ít giáo viên do chạy theo vật chất đơn thuần, thiếu tu dưỡng, rèn luyện, 
chưa gương mẫu trong nếp sống làm ảnh hưởng đến hoạt động giáo dục của nhà 
trường.
 Nhìn chung trong thời gian qua chất lượng hai mặt giáo dục của trường 
THCS Lãng Ngâm hàng năm đều tăng, tuy nhiên vẫn còn một số hạn chế nhất 
định như tỷ lệ học sinh yếu kém hàng năm còn cao từ 3% - 4%. Chất lượng mũi 
nhọn chưa ổn định.
 Tỷ lệ học sinh bỏ học có giảm theo từng năm nhưng vẫn còn cao so với 
toàn huyện.
3. Nguyên nhân của những mặt làm được và tồn tại, hạn chế
 3.1. Nguyên nhân của những mặt làm được
 Sự quan tâm sâu sắc của chi bộ đảng, của Đảng ủy - UBND xã Lãng Ngâm 
và sự chỉ đạo trực tiếp của Phòng Giáo dục - Đào tạo huyện Gia Bình.
Người thực hiện: Nguyễn Kim Quang Trang 5 Nâng cao chất lượng giảng dạy của đội ngũ giáo viên trường THCS Lãng Ngâm
 Chương 3: Những giải pháp mang tính khả thi
1. Đổi mới phương pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy
 Ngoài việc thực hiện các hoạt động chuyên môn của nhà trường, thực hiện 
mục tiêu giáo dục đối với học sinh, thì cán bộ quản lý nhà trường cần quan tâm 
đến việc đời sống tinh thần cho tập thể sư phạm nhà trường. Cán bộ quản lý nhà 
trường phải có năng lực và biết cách tổ chức hoạt động sư phạm hợp lý, khoa 
học.
 Cán bộ quản lý nhà trường thực hiện dân chủ hóa trường học, công khai 
hóa hoạt động nhà trường. Cần phải biết lắng nghe những ý kiến phản ánh và 
đóng góp xây dựng nhà trường từ phía giáo viên, nhằm hiểu được tâm tư, tình 
cảm của họ, đặc biệt quan tâm đến cuộc sống của họ, từ đó có biện pháp thích 
hợp giúp họ vươn lên trong cuộc sống cũng như trong công việc. 
 Vào các ngày chủ điểm như : 08/03; 26/03; 20/11 hàng năm, cán bộ quản lý 
phối hợp cùng công đoàn nhà trường tổ chức sinh hoạt tập thể, tọa đàm giữa đội 
ngũ nhà trường với chính quyền và đại diện cha mẹ học sinh. Qua đó tạo được 
tiếng nói chung của tập thể sư phạm nhà trường và tạo được mối quan hệ với 
chính quyền và nhân dân địa phương. 
 Cán bộ quản lý nhà trường chỉ đạo các bộ phận, đoàn thể làm tốt công tác 
tư tưởng và thống nhất biện pháp phân công nhiệm vụ cho mỗi thành viên trong 
nhà trường. Trong đó có sự chú ý đến các đối tượng khác nhau trong Hội đồng 
sư phạm, có sự lưu ý cân đối hài hòa giữa điều kiện gia đình với nhiệm vụ ở cơ 
quan, giữa lợi ích cá nhân với lợi ích chung của tập thể. Cán bộ quản lý nhà 
trường thực hiện đầy đủ và nghiêm túc mọi chế độ, chính sách của nhà nước đối 
với cán bộ, giáo viên và công nhân viên. Tham mưu với cấp trên giải quyết kịp 
thời và đầy đủ các chính sách ưu đải, chế độ bảo hiểm, nghỉ dưỡng, thai sản ... 
đối với giáo viên. Chỉ đạo bộ phận tài chính hàng tháng công khai hóa việc thu 
chi các loại quỹ của nhà trường trước hội đồng sư phạm để mọi thành viên được 
rõ. 
Người thực hiện: Nguyễn Kim Quang Trang 7 Nâng cao chất lượng giảng dạy của đội ngũ giáo viên trường THCS Lãng Ngâm
nề nếp trong học sinh, việc tuân thủ các nội quy, quy định trong nhà trường sẽ 
tốt hơn đây là một trong nững nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục đối 
với học sinh.
3. Phối hợp với chính quyền địa phương và Phụ huynh học sinh trong nâng 
cao chất lượng giáo dục đạo đức học sinh
 Nhà trường cần chỉ đạo đưa các nội dung hoạt động giáo dục vào nghị 
quyết, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của địa phương. Đảng ủy và chính 
quyền địa phương thường xuyên kiểm tra việc chỉ đạo thực hiện nghị quyết, kế 
hoạch về công tác giáo dục của trường. Các tổ chức đoàn thể, cấp ủy được phân 
công phụ trách hoạt động giáo dục của nhà trường cần theo dõi, giám sát, đánh 
giá cụ thể các hoạt động giáo dục của nhà trường và có báo cáo hoạt động từng 
quý, năm lên cấp lãnh chính quyền. Nhà trường phối hợp chặt chẽ với các tổ 
chức đoàn thể như: Hội Phụ nữ, Hội Cựu chiến binh, Hội Nông dân, đoàn thanh 
niên để làm tốt công tác tuyên truyền, vận động huy động học sinh đến trường, 
chống học sinh bỏ học, giáo dục đạo đức cho học sinh. Có chính sách ưu tiên 
động viên và khuyến khích học sinh có hoàn cảnh khó khăn. Đẩy mạnh công tác 
khuyến học để khuyến khích học sinh vươn lên trong học tập và rèn luyện.
 Gia đình là môi trường giáo dục, là lực lượng giáo dục đầu tiên ảnh hưởng 
đến đứa trẻ. Trước hết là ảnh hưởng của cha mẹ rất sâu sắc đối với chúng. Vì 
vậy giáo dục gia đình đã trở thành một môi trường giáo dục quan trọng đối với 
các em, song giáo dục gia đình còn có một đặc trưng riêng không giống với nhà 
trường. Vậy vấn đề đặt ra ở đây là nhà trường phải phối hợp như thế nào đó để 
đảm bảo được tính thống nhất, toàn diện trong quá trình giáo dục học sinh. Từ 
đó gia đình phát huy ảnh hưởng đến nhà trường nhằm giáo dục học sinh một 
cách có hiệu quả. Trước hết nhà trường phải giúp cha mẹ học sinh hiểu rõ chủ 
trương kế hoạch giáo dục của nhà trường. Trên cơ sở đó nhà trường thống nhất 
với gia đình tạo mọi điều kiện cần thiết để học sinh tập rèn luyện ở nhà theo mục 
tiêu giáo dục nhà trường. Các nội dung trên có thể thực hiện bằng nhiều cách 
như: 
Người thực hiện: Nguyễn Kim Quang Trang 9 

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_nang_cao_chat_luong_giang_day_cua_doi.doc
Sáng Kiến Liên Quan