Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao chất lượng dạy và học luyện từ và câu lớp 2

I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:

 Môn Tiếng Việt là môn học rất quan trọng trong việc giúp học sinh học các môn học khác. Dạy Tiếng Việt ở Tiểu học là dạy phát triển ngôn ngữ cho người bản ngữ. Người GV cần dạy cho học sinh sử dụng tiếng mẹ đẻ sao cho phù hợp nhất và linh hoạt nhất. Môn Tiếng Việt ở Tiểu học gồm nhiều phân môn như: Tập đọc, Tập viết, chính tả, Kể chuyện, Tập làm văn, Luyện từ và câu. Trong đó phân môn Luyện từ và câu là phân môn luôn được giáo viên quan tâm nhiều nhất vì nhiều lý do. Thứ nhất là sự thay đổi về tên gọi ( trước đây là môn Từ ngữ- Ngữ pháp) kéo theo sự thay đổi về nội dung, chương trình, sgk, các hình thức và phương pháp quy trình lên lớp Thứ hai là vì đây là phân môn đóng vai trò quan trọng đối với việc phát triển ngôn ngữ của học sinh nói chung và đối với học sinh lớp 2 nói riêng.

 

doc46 trang | Chia sẻ: binhthang88 | Lượt xem: 10492 | Lượt tải: 3Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao chất lượng dạy và học luyện từ và câu lớp 2", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
từ chỉ hoạt động, trạng thái, biết đặt dấu phẩy,) từ đó Gv hệ thống cho Hs: Thông qua tiết học, các em đã được luyện tập tìm từ và dùng từ chỉ hoạt động, trạng thái của loài vật và của sự vật, các em cũng biết cách dùng dấu phẩy để tách các bộ phận câu giống nhau là rất giỏi, rất đáng khen.
2. GIÁO VIÊN CẦN PHÂN RA CÁC KIỂU BÀI TRONG PHÂN MÔN LUYỆN TỪ VÀ CÂU:
A/ Dạy bài lý thuyết về từ:
	Ở lớp 2 có những bài dạy về lý thuyết từ như: Từ và câu, Từ ngữ chỉ sự vật( Danh từ), Từ ngữ chỉ hoạt động, trạng thái( Động từ), Từ ngữ chỉ đặc điểm tình cảm( Tính từ),.. Những bài học này là tổng kết những kiền thức để rút ra từ những bài tập Hs được làm. Khác với chương trình lớp 2 cũ, chương trình lớp 2 mới Hs được làm bài tập sau đó mới rút ra kiến thức trọng tâm của bài.
	Dạy nghĩa của từ được hiểu là nội dung đối tượng vật chất, là sự phản ánh đối tượng của hiện thực trong nhận thức được ghi lại bằng tổ hợp âm thanh xác định, để làm tăng vốn từ Hs, Gv cần phải cung cấp những từ mới bằng những tranh ảnh, hoạt động hay lời nói mà Gv đưa ra, công việc đầu tiên của dạy từ là phải làm cho Hs hiểu nghĩa của từ, hiểu được tầm quan trọng của việc giải nghĩa của từ và nó còn là nhiệm vụ sống còn trong sự phát triển ngôn ngữ của trẻ em.
	Muốn thực hiện được đều này người Gv phải hiểu nghĩa của từ, phải biết giải nghĩa phù hợp với mục đích dạy, phù hợp với đối tượng Hs. Giải nghĩa từ bằng trực quan là biện pháp Gv đưa vật thật, tranh ảnh,.. giải nghĩa từ bằng trực quan chiếm vị trí quan trọng trong giải nghĩa từ ở tiểu học vì nó góp phần giúp Hs hiểu nghĩa của từ một cách dễ dàng, nhưng cách giải nghĩa này đòi hỏi người Gv phải chuẩn bị khá công phu.
	Vd: Bài Từ chỉ sự vật tuần 3, Gv phải giải nghĩa cho Hs các từ chỉ sự vật như: bộ đội, công nhân, cây dừa, cây mía, thông qua tranh và lời nói của Gv và ví dụ minh họa về nghề nghiệp và công việc của người thân của các em.
	Ngoài ra Gv còn phải giải nghĩa bằng ngữ cảnh đó là đưa từ vào trong một nhóm từ, một câu, một bài để làm rõ nghĩa của từ trong ngữ cảnh. Gv không cần giải thích mà nghĩa của từ tự bộc lộ nghĩa trong ngữ cảnh.
	Vd: Bài “ Từ và câu” tuần 1 . Giải nghĩa từ “ Nhà” Gv có thể đưa từ nhà vào trong câu: “ Nơi em ở là ngôi nhà ba tầng”. Từ”’Quan tâm”. Gv đưa câu“’Bác Hồ rất quan tâm đến mọi người và mọi vật xung quanh.’’qua bài “ Chiếc rễ đa tròn” hay bài” Qua suối”’ Hs sẽ dễ dàng nhận biết nghĩa của từ trong ngữ cảnh. 
B. Dạy bài mở rộng vốn từ:
	Cơ sở của vệc hệ thống hóa vốn từ là sự tồn tại của từ trong ý thức con người, từ tồn tại trong đầu óc con người không phải là những yếu tố rời rạc mà là một hệ thống. Chúng được sắp xếp theo một hệ thống liên tưởng nhất định giữa các từ này với các từ khác có một nét gì chung khiến ta phải nhớ đến từ kia. Nên từ được tích lũy nhanh chóng hơn. Từ mới có thể được sử dụng trong lời nói và khi sử dụng nhờ hệ thống liên tưởng, Hs nhanh chống huy động lựa chọn từ phù hợp với yêu cầu giao tiếp.
	Với mục đích tích lũy nhanh chóng vốn từ và tạo điều kiện để sử dụng từ một cách dễ dàng, Gv đưa ra những từ theo một hệ thống và đồng thời xây dựng một bài tập hệ 
thống hóa vốn từ trong dạy từ. Ở lớp 2, các em được học từ theo chủ đề, cứ 2 tuần các em được học một chủ đề.
	Vd; Tuần 21, 22 các em học chủ đề: “ Chim chóc” thì ở luyện từ và câu các em được học từ ngữ về chim chóc và mở rộng vốn từ các từ ngữ về loài chim.
	Khi Hs chưa nắm chắc từ thì Gv cần gợi ý từ và giúp Hs hiểu được nghĩa của từ và 
nắm chắc hệ thống từ một cách thành thạo, biết dùng từ để đặt câu. Gv cần định hướng những từ nhất định, cần thu hẹp phạm vi liên tưởng lại.
	Vd: Khi dạy bài: “ Từ ngữ về các môn học” tuần 7
	Gv đưa ra những câu hỏi gợi từ để giúp Hs nắm được hệ thống của từ trong chủ đề “ 
 Thầy cô” như: 
Những môn nào em được học nhiều nhất? ( Môn toán và Tiếng Việt)
Ngoài ra em còn được học những môn nào khác nữa? ( Tự nhiên và xã hội, Đạo đức, Mỹ thuật,..)
Trong môn TV em học gồm có những phân môn nào? ( Tập đọc, Chính tả, Luyện từ và câu, Tập viết, Kể chuyện, Tập làm văn)
Trong môn nghệ thuật em thấy có những phân môn nào? ( Thủ công, âm nhạc, Mỹ thuật)
	Sau đó Gv dùng những tấm bìa khác màu để phân biệt các môn học.
	Giải các bài tập hệ thống hóa vốn từ, Hs sẽ xây dựng được những nhóm từ khác nhau. Để hướng dẫn Hs làm những baì tập này Gv cần có vốn từ cần thiết và phân biệt được các loại từ( từ chỉ hoạt động, từ chỉ sự vật, từ chỉ đặc điểm, từ chỉ tình cảm)
	Vd: Chọn từ ngữ thích hợp rồi điền vào chổ trống để tạo thành một câu hoàn chỉnh:
a/ Cháu ông bà.
b/ Con  cha mẹ.
c/ Em  anh chị.
	Gv phải xác định cho Hs ở bài tập này phải điền những từ ngữ nói về tình cảm mà các em đã được học.
	Sau đó Hs có thể điền nhiều từ có nghĩa tương tự nhau như câu a
Cháu  ông bà ( Hs có thể điền : Kính yêu, kính trọng,)
C. Dạy bài tích cực hóa vốn từ:
	Dạng bài tập này không chỉ giúp Hs nắm nghĩa mà còn làm rõ khả năng kết hợp từ. Những bài tập được sử dụng ở lớp 2 là bài tập điền từ, bài tập đặt câu, bài tập tạo từ, 
	VD: Bài “ từ ngữ về tình cảm” ( tuần 12)
Dùng mũi tên (→ ) nối các tiếng sau thành những từ có hai tiếng, rồi ghi các từ vừa tìm được vào dòng dưới.yêu
quí
thương
kính
Mến
Gv hướng dẫn Hs bằng cách: Hướng dẫn các em tạo các từ theo từng tiếng dưới dạng sơ đồ cây. Như tiếng “ Yêu” ta có các từ: yêu thương, yêu quý, yêu mến, tương tự như vậy Hs sẽ tạo các từ tiếp theo.
Với các dạng bài tập này Gv cần cho Hs phân tích đề bày một cách rõ ràng. Khi cần Gv có thể giải thích để các em nắm được yêu cầu của bài tập. Khi hướng dẫn Hs làm bài tập, Gv phải nắm chắc trình tự giảng bài, cần có những dự tính cho những tình huống và những lỗi Hs mắc phải khi giải bài tập để sửa chữa kịp thời.
Vd: khi dạy bài: “ Từ ngữ về muôn thú” ( tuần 23)
Sau khi dạy xong bài, phần cũng cố Gv yêu cầu Hs các nhóm tìm tên các con thú nguy hiểm và thú không nguy hiềm thì lúc đó có Hs nêu: Con rắn 
Khi đó, Gv phải giải thích cho Hs hiểu con rắn không phải là loài thú mà là loài bò sát nên kể tên Rắn vào đây là sai.
Cuối cùng Gv phải kiểm tra, đánh giá nhằm kích thích hứng thú học tập của Hs. Muốn cho Hs một mẫu sản phẩm tốt nhất thì Gv phải chuẩn bị mẫu lời giải đúng và dùng nó đối chiếu với bài làm của Hs. Với những bài làm sai Gv không nhận xét chung mà chỉ rõ bài HS sai ở đâu và chuyển từ lời giải sai sang lời giải đúng.
D. Dạy bài khái niệm câu:
	Quá trình hình thành khái niệm câu có thể chỉ ra các bước sau:
	Đưa ngữ liệu và phân tích ngữ liệu với mục đích làm rõ những dấu hiệu bản chất của khái niệm.
	Khái quát hóa dấu hiệu, thiết lập quan hệ giữa các dấu hiệu của khái niệm đưa ra thuật ngữ( Hs nắm thao tác so sánh và tổ hợp).
	Để chuẩn bị dạy khái niệm câu Gv cần đặt trong hệ thống chương trình để thấy rõ vị trí của nó đồng thời nắm chắc nội dung khái niệm. Đây chính là nội dung mà Gv cần đưa đến cho Hs.
	Do tính chất thực hành cũng như để phù hợp với đối tượng Hs nhỏ tuổi theo mỗi Gv khi dạy cần tự lập một bảng ghi rõ thứ tự các khái niệm câu được dạy để thấy được cái nhìn tổng quát và chính xác.
	Như vậy, để thực hiện giảng dạy phần khái niệm câu trong một bài, một Gv cần linh hoạt sử dụng kết hợp các phương pháp như: trực quan, hỏi đáp, để phân tích so sánh và giảng giải để rút ra kiến thức bài học.
	Mục đích cuối cùng của việc dạy khái niệm câu trong nhà trường là sử dụng chúng một cách có ý thức để thực hiện chính xác tư tưởng, tình cảm trong hình thức nói và viết. Vì vậy thực hành câu nhất thiết phải được dạy một cách có định hướng, có kế hoạch thông qua bài tập câu.
Các bài tập nhận diện, phân tích trong quá trình hướng dẫn học sinh làm bài tập gv cần đặt ra những câu hỏi thích hợp đối với mỗi thành phần hs nhận diện ra chúng. Những bài tập xây dựng tổng hợp chủ yếu nằm ở cấp độ cao, nó được xây dựng thành nhóm:
Nhóm các bài tập theo mẫu gồm:
Bài tập viết theo mẫu làm rõ ý nghĩa của câu.
Trả lời câu theo mẫu có sẵn.
Nhóm các bài tập này, gv đưa ra các ví dụ và làm mẫu. ở đây ví dụ phải là mẫu đích thực và câu hỏi cần dần dần tăng độ khó.
Ví dụ: khi dạy câu kiểu: Ai / là gì ? trước khi vào bài dạy gv cần phân tích mẫu, cho hs lấy ví dụ theo câu kiểu Ai / là gì ? sau đó mới đi vào thực hành nói và viết theo kiểu câu Ai / là gì ?
Câu kiểu Ai / là gì ? tức là giới thiệu về người, vật nào đó.
Ví dụ:
-Lan / là hs lớp 2A.(Ai / là gì?)
Ai là gì
- Điện thọai / là phương tiện thông tin nhanh nhất. ( cái gì / là gì ?)
Cái gì là gì
- Cò và vạc / là đôi bạn thân. ( con gì / là gì ?)
Con gì là gì
Sau đó gv cho hs thực hành với bài tập sau:
Bài tập 1: đặt câu theo mẫu dưới đây rồi ghi vào chỗ trống:
Ai ( hoặc cái gì, con gì )
Là gì?
Mẫu: Bạn Vân Anh
là học sinh lớp 2A.
.
.
Bài tập 2: ghi từ ngữ thích hợp vào chỗ trống để tạo thành câu:
Ai ( hoặc cái gì, con gì )
Là gì?
Em
là đồ dùng học tập thân thiết của em.
- Các nhóm bài tập sáng tạo gồm các dạng bài tập như sau: bài tập biến dạng các kiểu câu, bài tập xác định dấu câu và tự viết hoa, bài tập xây dựng theo cấu trúc đã cho, bài tập cho trước đề bài yêu cầu đặt câu, bài tập dựa vào tranh để đặt câu, cho từ yêu cầu đặt câu với nhóm bài tập này gv cần đưa tranh để phân tích chủ đề và làm mẫuhướng dẫn hs làm bài và bổ sung thêm để có những câu văn hay đủ độ lớn, có cấu trúc đầy đủ và có sức biểu hiện đồng thời dùng phương pháp trò chơi để kích thích sáng tạo, thi đua học tập của hs.
 	- GV cần có nội dung rõ ràng về số lượng bài tập, nhiều tiết học không thể sử dụng hết bài tập trong sách hs mà phải lựa chọn hoặc làm phiếu bài tập để giảm bớt thời gian làm bài tập, tích cực hóa họat động của Hs.
	- Khâu tổ chức làm bài tập giáo viên phải nắm được trình tự làm bài tập và dự tính được những câu trả lời của Hs và những sai phạm của các em có thể mắc phải để chuẩn bị sẵn phương án sửa chữa khi Hs không giải được bài tập thì Gv phải cắt nhỏ từng bước để sửa sai cho Hs.
	- Phải dành thời gian đúng mức cho khâu kiểm tra, đánh giá. Có thể cho Hs kiểm tra lẫn nhau, đánh giá không nhất thiết phải cho điểm, nhưng phải có mẫu lời giải đúng để Hs tự đối chiếu, đánh giá bài làm của mình.
3. ĐỂ VIỆC DẠY VÀ HỌC PHÂN MÔN LUYỆN TỪ VÀ CÂU ĐƯỢC TỐT, TÔI CÒN QUAN TÂM TỚI MỘT SỐ ĐIỂM SAU:
	- Giáo viên phải thường xuyên trao dồi kiến thức, lập bảng chương trình để thấy được mối quan hệ và mức độ yêu cầu của mỗi bài học.
	-Các bài tập cần phải phù hợp với đối tượng HS, Gv cần linh hoạt sử dụng các bài tập thiết thực có tác dụng trực tiếp đối với Hs.
	-Đối với mỗi dạng bài tập cần có tài liệu tham khảo cho cả Gv và Hs nhằm bổ sung kiến thức và mở rộng tầm hiểu biết. Tư duy của Hs tạo cho các em có cơ sở để phát triển óc sáng tạo, trí tưởng tượng phong phú.Cụ thể như: Sưu tầm tư liệu, tranh ảnh có liên quan đến từ
	- VD: Khi dạy các tiết hướng dẫn Th Tiếng Việt vào buổi chiều, với bài “ Ôn các các từ ngữ về lòai chim” tôi đã đưa ra các câu hỏi về loài chim. Sau đó yêu cầu Hs giải thích và nêu đặc điểm của các loài chim đó. Như:
Câu đố thứ nhất:
	Con gì nho nhỏ
	Cái mỏ xinh xinh
	Chăm nhặt, chăm tìm
	Bắt sâu cho lá
	- Con chim sâu -
Câu đố thứ 2:
Mỏ dài lông biếc
	Trên cành lặng yên
	Bỗng vút như tên
	Lao mình bắt cá
	Là con chim gì?
	- Chim bói cá -
Câu đố thứ 3:
	Mỏ cứng như dùi 
	Gõ luôn không mỏi
	Cây nào sâu đục
	Có tôi! Có tôi!
	- Chim gõ kiến -
Câu đố thứ 4:
	Con gì đậu ở trên cao
	Cúc cu gáy rộn đón chào nắng mai
	- Chim cu gáy -
	 Sau khi Hs đã giải xong câu đố về loài chim., Gv hỏi: Dựa vào các câu đố ở trên con hãy nêu đặc điểm của con chim sâu, chim bói cá, chim gõ kiến, chim cu gáy?
	Việc rèn luyện các kỹ năng: Nghe, đọc, nói và viết cần đưa vào phân môn luyện từ và câu một cách đầy đủ và thường xuyên hơn. Nhất là hai kỹ năng nói và viết. Cần chú ý sửa nói ngọng cho HS, sửa những lỗi chính tả cho Hs và luyện cho các em viết các câu văn hay và nội dung đảm bảo về mặt hình thức.
IV: KẾT QUẢ CHUYỂN BIẾN CỦA ĐỐI TƯỢNG:
	Vừa nhận lớp, giai đoạn đầu năm, tôi đã áp dụng ngay các phương pháp dạy và học tích cực nhằm nâng cao chất lượng dạy và học phân môn luyện từ và câu ở lớp 2( đề tài cũ).Tôi nhận thấy sau một thời gian ngắn học môn luyện từ và câu, hs đã có sự chuyển biến tích cực về hứng thứ và thái độ cũng như kết quả học tập môn học. Học sinh yêu thích môn học hơn. Hs rất hứng thú tham gia các hoạt động học tập. Đặc biệt là rất thích tìm từ, đặt câu, làm bài tâp trắc nghiệm vận dụng thực hành trong giờ ôn tập cuối từng giai đọan học tập. Hs thích nhất là bài tập tìm từ theo chủ đề, bài tập điền dấu câu và bài tập tìm bộ phận câu trả lời cho các kiểu câu hỏi; làm gì? là gì? Để làm gì? ở đâu? Khi nào? Vì sao? Như thế nào?...
	Kết quả học tập về từ và câu của hs lớp 2A, có sự tiến bộ rõ rệt qua tửng giai đoạn học tập. Hs hầu như có kiến thức khá vững về từ như: từ chỉ sự vật, từ chỉ đặc điểm, từ chỉ thời gian, từ chỉ nơi chốn, từ hỏi,Câu thì hs xác định đúng các kiểu câu đã học ở mức độ đơn giản trong chương trình là trên 90%. Đa số hs vận dụng các kiến thức bài học vào bài tập kiểm tra ở mức đạt trên 90%. Gần như đại đa số hs đã tự biết khắc phục một số lỗi phổ biến của môn học như: lỗi viết hoa đầu câu, lỗi chấm câu, lỗi dấu câuvốn từ hs dùng ngày càng phong phú và đa dạng hơn. Nhìn chung hs mạnh dạn hơn rất nhiều trong giao tiếp so với giai đoạn đầu năm. Hs thích giao lưu với tập thể thông qua các hoạt động ngoại khóa, giao lưu với thầy cô ngoài giờ lên lớp cũng như với các anh chị phụ trách sao trong các buổi sinh hoạt sao nhi đồng.
	Được kết quả như thế là nhờ vốn từ vựng của các em đã hình thành và ngày càng phát triển nhờ được mở rộng vốn từ và thường xuyên thực hành nói.
 Phân môn luyện từ và câu nếu học tốt và vận dụng tốt sẽ là tiền đề và động lực thúc đẩy cho sự phát triển ngôn ngữ trong tư duy và giao tiếp. Thực vậy, nhờ tham gia tốt và học tốt các bài học luyện tập, thực hành về từ và câu mà học hs đã thông minh hơn và nhanh nhẹn hơn trong tư duy cũng như trong giao tiếp và học tập các môn học khác. Thực tế qua các cuộc khảo sát đã chứng minh, hs lớp tôi chủ nhiệm thực hành các bài tập luyện từ và câu rất tốt. Kết quả khảo sát gần đây nhất đã chứng minh điều đó.
Kết quả khảo sát giữa kì II môn Tiếng Việt( viết: chính tả, tập làm văn) như sau :
Lớp
Sỉ số
Số điểm và %
Điểm 9-10
Điểm 7-8
Điểm 5-6
Điểm dưới 5
2A
45
39
( 86.67 %)
6
(13.33%)
0
(0%)
0
(0 %)
 Tỉ lệ hs đạt loại giỏi cả 2 môn toán và Tiếng Việt HK I là: 40/45 hs đạt 88.89%
 Tỉ lệ hs đạt loại khá ( tiên tiến) cả 2 môn toán và Tiếng Việt HKI là: 5/45 hs đạt 11.11%
 Không có hs TB và yếu.
 PHẦN III. KẾT LUẬN
	Phân môn luyện từ và câu có một vị trí rất quan trọng cho việc phát triển văn hóa của đất nước, bởi vì một đất nước phát triển thì trứơc tiên con người phải phát triển toàn diện cho nên việc rèn luyện từ và câu cho Hs là thiết thực nhất và mang đầy đủ ý nghĩa nhất.
	Thực tế cho thấy kỹ năng dùng từ để đặt câu là rất cơ bản và trọng tâm của môn Tíêng việt. Muốn làm bài tập luyện từ và câu đúng và không sai yêu cầu. Hs phải nắm chắc lý thuyết và các nguyên tắc, định nghĩa về từ và câu thì mới có kỹ năng làm đúng bài tập Tiếng Việt.
	Qua kết quả thực nghiệm và thực tế giảng dạy phân môn luyện từ và câu ở lớp 2, tôi thấy để tiết dạy có kết quả tốt cần thực hiện tốt các giải pháp cơ bản sau:
Sọan bài các tiết dạy luyện từ và câu thật cẩn thận và có chất lượng.
Thường xuyên đọc các tài liệu, trao đổi kinh nghiệm giảng dạy, trao dồi kiến thức luyện từ và câu với các đồng nghiệp.
Tổ chức học tập bằng nhiều hình thức: Học cá nhân, học nhóm, hái hoa dân chủ đổi mới phương pháp dạy học, phát huy tính chủ động sáng tạo của học sinh.
Sử dụng đồ dùng trực quan đa dạng phong phú, làm tranh minh họa, mô hình, sưu tầm nhiều tài liệu( tranh ảnh, truyện kể, ca dao, tục ngữ, thơ ca) có liên quan đến từng bài tập, liên quan từng chủ đề để tạo hứng thú học tập cho hs và cũng chính là giúp hs ghi nhớ nhanh nội dung bài học.
Dùng hệ thống câu hỏi gợi mở giúp hs tìm được những từ có nghĩa để đặt câu.
Cần quán triệt phương pháp lấy hs làm trung tâm, coi hs làm chủ thể của họat động nhận thức, biến các em thành người chủ động trong quá trình học tập, lĩnh hội tri thức. các em phải hòan tòan tự mình tham gia mọi họat động nhận thức và giao tiếp.
Cần quan tâm đến mọi đối tượng hs nhất là hs có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, hs lười biếng chưa tập trung chú ý trong giờ học. Để có biện pháp thu hút sự tích cực tham gia vào bài học của hs. Cần quan tâm, nhắc nhở theo dõi việc học của các em thuộc đối tượng này sâu xác và thường xuyên hơn. Bằng cách thường xuyên mời các em phát biểu, mời các em tham gia các hoạt động tập thể, khen ngợi động viên các em thường xuyên đúng lúc kịp thời. Cho hs thực hành làm bài tập vừa sức với các em ( nên có sự lựa chọn bài tập cho hs đối tượng này. Tổ chức học nhóm nhỏ” như đôi bạn học tập”” học nhóm đôi’’ để theo sát việc học của các em thông qua việc báo cáo kết quả học tập của các nhóm.
Cần kết hợp thường xuyên giữa 3 môi trường Gd: gia đình, nhà trường và xã hội thông qua các sổ theo dõi cá nhân ( sổ nhỏ của từng hs: có ý kiến nhận xét việc học và rèn luyện của hs từ phía Gv, PHHS và phụ trách sao nhi đồng) thực hiện hàng tuần để theo sát việc học của hs.
Cần tăng cưỜng thao giảng dự giờ thường xuyên để học tập kinh nghiệm giảng dạy lẫn nhau của các Gv trong khối hoặc ngoài khối.
Cần tăng cường kiểm tra, củng cố kiến thức kĩ năng thường xuyên, đều đặn hàng ngày thông qua các môn học có liên quan, các buổi sinh hoạt ngoại khóa
Kiểm tra thường xuyên bằng nhiều hình thức, nhiều dạng bài tập khác nhau: Kiểm tra trắc nghiệm, kiểm tra viết, kiểm tra nói, trò chơi hái hoa dân chủ, trò chơi ai nhanh hơn,
Tăng cường thực hành nói . Tạo mọi điều kiện cho học sinh được nói bằng lời của mình, bằng vốn từ dựng vốn có của mình để tích lũy dần vốn từ sẳn có của các em và học thêm vốn từ của người khác thông qua giao tiếp trực tiếp hoặc gián tiếp. 
Vận động hs siêng năng đọc sách để tìm từ thay thế , từ giống nhau, từ cùng loại, từ giàu hình ảnh biểu cảm , so sánh để viết câu văn, đoạn văn hay hơn
Theo sát sự tiến bộ của từng đối tượng hs để động viên, giúp đỡ kịp thời. Có như vậy mới biết hs giỏi, yếu những mặt nào mà kịp thời khắc phục, giúp đỡ cũng là góp phần nâng cao chất lượng dạy và học phân môn luyện từ và câu.
Tổ chức cho hs tham gia tích cực các buổi sinh hoạt ngoại khóa, tham quan, tham gia các phong trào thi đua của nhà trường để mở rộng quan hệ xã hội, mở rộng giao tiếp nhằm hình thành và phát triển kĩ năng sống của hs cũng là góp phần phát triển ngôn ngữ, phát triển tư duy và hình thành kĩ năng kĩ xảo cho hs.
Sau khi thực hiện đề tài này, tôi nhận thấy hs không những học tốt phân môn luyện từ và câu mà còn học tốt cả những phân môn khác trong môn tiếng việt như: tập đọc, tập làm văn, TOÁNHS thông minh hơn, nhanh nhẹn hơn và cũng tích cực hơn khi tham gia các hoạt động ngoại khóa và giao lưu.
Trên đây là một số sáng kiến thực hiện đề tài của tôi, nhằm thực hiện đổi mới phương pháp dạy học môn luyện từ và câu lớp 2 và nâng cao chất lượng dạy học . Mong nhận được sự góp ý chân thành của các anh , chị đồng nghiệp.
MỘT SỐ KIẾN NGHỊ ĐỐI VỚI CÁC CẤP LÃNH ĐẠO:
Xin kiến nghị trang bị thêm tranh ảnh, bảng phụ, bảng quay, Mẫu phiếu bài tâp khổ to, tư liệu tham khảo phân môn luyện từ và câu nói riêng cũng như môn Tiếng Việt nói chung( sách tham khảo, truyện kể, bài tập trắc nghiệm, bài tập tham khảo có tính chất thực hành vận dụng ) phục vụ cho môn Tiếng Việt lớp 2.
Xin thay loại bàn ghế loại dễ di chuyển để dễ dàng tổ chức họp nhóm theo từng mục đích lên lớp của gv.
	Mộc Hóa, ngày 26 tháng 04 năm 2010.
	Người viết.
	Nguyễn Thị Thu Loan	
Nhận xét, đánh giá, xếp loại của HỘI ĐỒNG KHGD trường:
Tác dụng của SKKN:
Tính thực tiễn, sư phạm, khoa học:
Hiệu quả:
Xếp loại:
	 ngàytháng.năm 2010
	CT.HĐKHGD
Nhận xét, đánh giá, xếp loại của HỘI ĐỒNG KHGD phòng GD_ĐT:
Tác dụng của SKKN:
Tính thực tiễn, sư phạm, khoa học:
Hiệu quả:
Xếp loại:
	 ngàytháng.năm 2010
	CT.HĐKHGD
Nhận xét, đánh giá, xếp loại của HỘI ĐỒNG KHGD phòng GD_ĐT:
Tác dụng của SKKN:
Tính thực tiễn, sư phạm, khoa học:
Hiệu quả:
Xếp loại:
	 ngàytháng.năm 2010
	CT.HĐKHGD

File đính kèm:

  • docSKKN_LTVC_LOP_2.doc
Sáng Kiến Liên Quan