Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao chất lượng dạy và học Chương "Cấu tọc động cơ đốt trong" Công nghệ 11 THPT thông qua việc sử dụng Video Clip

I. Bối cảnh của đề tài

 Để đáp ứng yêu cầu về vấn đề đổi mới toàn diện giáo dục hiện nay, tất cả các giáo viên trong ngành giáo dục đã và đang tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kĩ năng của người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc. Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật kiến thức, kĩ năng, phát triển năng lực. Chuyển từ học chủ yếu trên lớp sang hình thức học tập đa dạng, chú ý các hoạt động ngoại khoá, nghiên cứu khoa học. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy và học.

II. Lí do chọn đề tài

Trong quá trình đổi mới phương pháp dạy học thì phương tiện dạy học đóng vai trò quan trọng. Phương tiện dạy học hiện đại ứng dụng công nghệ thông tin ngày càng phổ biến và chiếm ưu thế.

Chương trình Công nghệ 11, chương “Cấu tạo động cơ đốt trong” là một trong những chương có nội dung rất quan trọng và khá trừu tượng đối với học sinh. Sách giáo khoa THPT đã được biên soạn với hình thức và nội dung phong phú. Tuy nhiên, nguồn tư liệu về hình ảnh chưa nhiều. Để khắc phục hạn chế trên, giáo viên (GV) bộ môn thường tìm kiếm các videoclip đưa vào các bài dạy nhằm tăng tính hấp dẫn, tính trực quan cho học sinh (HS), nhưng việc tìm kiếm tài liệu mất nhiều thời gian và đôi khi chưa đủ đáp ứng yêu cầu sử dụng.

 

doc35 trang | Chia sẻ: Mạc Dung | Ngày: 06/12/2023 | Lượt xem: 799 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao chất lượng dạy và học Chương "Cấu tọc động cơ đốt trong" Công nghệ 11 THPT thông qua việc sử dụng Video Clip", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n hành giảng dạy được được sử dụng video clip hỗ trợ dạy học chương “Cấu tạo động cơ đốt trong” Công nghệ 11 THPT bao gồm:
Giáo án 1: Cơ cấu phân phối khí
Giáo án 2: Cơ cấu trục khuỷu thanh truyền
Giáo án 3: Hệ thống bôi trơn
Giáo án 4: Hệ thống làm mát
Kết quả thực nghiệm sư phạm
- Đánh giá định tính
	Chúng tôi sử dụng video clip hỗ trợ trong các tiết dạy có tác dụng kích thích HS tự lực xây dựng kiến thức mới, khai thác các khía cạnh của kiến thức. Các tiết dạy thực nghiệm đã lôi cuốn sự chú ý của HS, các em tích cực suy nghĩ, mạnh dạn tranh luận và tự tin trình bày quan điểm của mình trước tập thể. Cuối các tiết học, chúng tôi sử dụng các câu hỏi trắc nghiệm để củng cố kiến thức, ở lớp thực nghiệm các em trả lời đúng nhiều hơn, diễn đạt rõ ràng và khá mạch lạc. Điều này chứng tỏ các em ở lớp thực nghiệm nắm vững kiến thức hơn lớp đối chứng.
- Đánh giá định lượng
	Để đánh giá kết quả TNSP, ngoài việc kiểm tra kết quả học tập sau mỗi tiết học, chúng tôi tiến hành cho 6 lớp TN và ĐC làm bài kiểm tra cuối chương. Bài kiểm tra HS làm trong thời gian 45 phút với 25 câu trắc nghiệm khách quan, sử dụng phần mềm trộn đề để tăng tính khách quan. Sau đó chúng tôi tiến hành chấm bài và xử lí kết quả thu được theo phương pháp thống kê toán học. Kết quả: điểm trung bình cộng của nhóm thực nghiệm cao hơn điểm trung bình cộng của nhóm đối chứng là thực chất, không phải do ngẫu nhiên. Điều đó cho phép kết luận việc sử dụng video clip hỗ trợ vào dạy học chương “Cấu tạo động cơ đốt trong” Công nghệ 11 THPT đã mang lại hiệu quả cao hơn so với tiến trình dạy học thông thường.
V. Khả năng ứng dụng triển khai:
	Sáng kiến được triển khai ở môn Công nghệ khối lớp 11. Hệ thống các video clip không chỉ áp dụng cho các tiết dạy trên lớp mà còn có thể sử dụng để thiết kế các buổi trải nghiệm sáng tạo cho học sinh. Đặc biệt có thể triển khai ở các ngành như động cơ đốt trong, ngành cơ khí của các trường cao đẳng, dạy nghề.
VI. Ý nghĩa của sáng kiến 
	Chất lượng dạy và học chương “Cấu tạo động cơ đốt trong” được nâng cao thông qua việc xây sử dụng Video clip. Góp phần phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kĩ năng của người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc của giáo viên 
PHẦN KẾT LUẬN
I. Những bài học kinh nghiệm
	Các video clip hỗ trợ dạy học có thể cắt ghép để phù hợp với thời gian, nội dung bài dạy và đối tượng học sinh.
	Trong các tiết thực nghiệm ban đầu, cần có sự hỗ trợ của đồng nghiệp trong việc dự giờ, đánh giá. Qua những nhận xét và góp ý của đồng nghiệp, chúng tôi tiếp nhận ý kiến để hoàn thiện hơn. Đợt thực nghiệm ban đầu cho kết quả tốt, chúng tôi áp dụng dạy thực nghiệm lần hai với tất cả các lớp trong khối. năm học này chúng tôi sẽ áp dụng đề tài cho nhiều trường trong tỉnh.
II. Những kiến nghị, đề xuất
	Để phát huy tối đa hiệu quả của phương pháp hạy học với sự hỗ trợ của Video clip, cần tổ chức cho HS làm quen với môi trường học tập mới từ các lớp dưới và từ các phần học trước. Trang bị cho HS những kiến thức và kĩ năng tin học cơ bản phục vụ cho mục đích học tập.
	Phải nâng cao cơ sở vật chất như: phương tiện nghe nhìn , máy chiếu, máy vi tínhcho các trường phổ thông. Nên có phòng học bộ môn để tạo điều kiện sử dụng phương pháp dạy học hiện đại vào quá trình dạy học một cách tốt nhất.
	Số lượng HS mỗi lớp nên có khoảng từ 30 đến 35 HS để tạo điều kiện thuận lợi cho việc tổ chức học tập, thảo luận theo nhóm.
	Có biện pháp khuyến khích GV ứng dụng phương tiện dạy học hiện đại trong quá trình dạy học
	Mặc dầu đã có nhiều cố gắng trong việc nghiên cứu xây dựng và tiến hành đưa đề tài áp dụng vào dạy học nhưng do giới hạn về nội dung của đề tài, thời gian thực hiện , điều kiện cơ sở vật chất nên đề tài chỉ dừng lại ở chương “Cấu tạo động cơ đốt trong”. Có thể mở rộng đề tài cho một khối lớp hoặc cả chương trình Công nghệ THPT nếu có sự cộng tác nhiệt tình của đồng nghiệp. Trong thời gian tới, cùng với sự giúp đỡ, sự ủng hộ và cộng tác của đồng nghiệp và sự cố gắng của bản thân. Hy vọng đề tài sẽ được hoàn thiện và mang lại hiệu quả cao hơn trong dạy học Công nghệ.
Tài liệu tham khảo
[1]. Nguyễn Văn Khôi (chủ biên), Nguyễn Văn Ánh, Nguyễn Trọng Bình, Đặng Văn Cứ, Nguyễn Trọng Khanh, Trần Hữu Quế (2015), Sách giáo khoa Công nghệ 11, NXB Giáo dục.
[2]. Nguyễn Văn Khôi (chủ biên), Nguyễn Văn Ánh, Nguyễn Trọng Bình, Đặng Văn Cứ, Nguyễn Trọng Khanh, Trần Hữu Quế (2015), Sách giáo viên Công nghệ 11, NXB Giáo dục. 
[3]. Nguyễn Thị Dung, Lê Thị Thu Hằng, Đỗ Ngọc Hồng, Nguyễn Văn Khôi, Phan Thị Lạc, Trần Thị Nhung (2005), Giáo dục bảo vệ môi trường trong môn công nghệ trung học phổ thông, NXB Giáo dục.
 [4]. Thái Duy Tuyên, PPDH truyền thống và đổi mới, NXBGD, HN.
Website
[5]. 
[6]. 
PHỤ LỤC
GIÁO ÁN CÁC BÀI TRONG CHƯƠNG “CẤU TẠO ĐỘNG CƠ ĐỐT TRONG”
Ngày soạn ......................	
Tiết ....... Bài 23 : CƠ CẤU TRỤC KHUỶU THANH TRUYỀN
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
- Hiểu được nhiệm vụ, cấu tạo của pittông, trục khuỷu, thanh truyền.
2. Kỹ năng
-Vận dụng kiến thức đó biết để có thể trình bày trên mô hình
3. Thái độ
- HS có ý thức trong học tập
II. Chuẩn bị 
1. Giáo viên
- Tranh vẽ H 23.1, H23.2. H23.3, H23.4
- Một số video clip
2. Học sinh
III. Bài cũ
- Nêu nhiệm vụ của thân máy và nắp máy
IV.Tổ chức hoạt động dạy học
Hoạt động 1: Giới thiệu chung về cơ cấu trục khuỷu thanh truyền
Hoạt động của GV
Hoạt động học của HS
Kiến thức cần đạt
- Yêu cầu HS đọc SGK, trả lời câu hỏi
? Cơ cấu trục khuỷu thanh truyền được chia thành mấy nhóm?
? Khi động cơ hoạt động, pittông, trục khuỷu, thanh truyền chuyển động như thế nào?
- Cho HS quan sát 2 video về hoạt động của pittông, thanh truyền và trục khuỷu
- GV phân lớp thành 3 nhóm nghiên cứu về nhiệm vụ, cấu tạo của pittông, thanh truyền và trục khuỷu.
- Nghiên cứu SGK, trả lời câu hỏi.
- Xem video clip
- Các nhóm nhận nhiệm vụ. Trao đổi, cử đại diện trình bày.
I. Giới thiệu chung
+ Chia làm 3 nhóm: nhóm pittông, nhóm trục khuỷu, nhóm thanh truyền.
+ Pittông chuyển động tịnh tiến, thanh truyền truyền lực, trục khuỷu chuyển động quay
Hoạt động 2: Tìm hiểu về pittông
Hoạt động của GV
Hoạt động học của HS
Kiến thức cần đạt
- Yêu cầu HS phải trả lời được các câu hỏi sau:
? Nêu nhiệm vụ của pittông?
? Nêu cấu tạo của pittông?
? Đỉnh pittông có mấy dạng? Nhiệm vụ?
? Cấu tạo, nhiệm vụ của đầu và thân pittông?
? Tại sao không làm pittông khít với xilanh để không phải sử dụng xecmăng?
- Nhóm 1 cử đại diện trình bày 
+ Khi động cơ hoạt động, nhiệt độ và ma sát giữa các chi tiết rất lớn. Xéc măng còn có tác dụng để đưa dầu đi bôi trơn, làm mát các chi tiết.
II. Pittông
1. Nhiệm vụ: 
+ Cùng với xilanh và nắp máy tạo thành không gian làm việc.
+ Nhận lực đẩy của khí cháy rồi truyền lực cho trục khuỷu để sinh công và nhận lực từ trục khuỷu để thực hiện quá trình nạp, nén, thải.
2. Cấu tạo:
+ Pittông gồm 3 phần: đỉnh, đầu và thân.
+ Đỉnh có 3 dạng: bằng, lồi, lõm
+ Đầu : bao kín buồng cháy. Trên đầu có các rãnh để lắp mecxăng, mecxăng khí lắp ở trên, mecxăng dầu lắp ở dưới.
+ Thân: dẫn hướng chuyển động cho pittông, liên kết với thanh truyền để truyền lực. Trên thân có lỗ ngang để lắp chốt pittông.
Hoạt động 3: Tìm hiểu về thanh truyền
Hoạt động của GV
Hoạt động học của HS
Kiến thức cần đạt
? Nêu nhiệm vụ và cấu tạo của thanh truyền?
- GV giới thiệu H 23.3
? Tại sao ở đầu nhỏ và đầu to thanh truyền lại phải lắp bạc lót và ổ bi?
Gợi ý: lắp thêm bạc hoặc ổ bi để làm giảm ma sát, giảm độ mài mòn.
- Nhóm 2 cử đại diện trình bày.
- HS có thể chỉ trên tranh vẽ
III. Thanh truyền
1. Nhiệm vụ :
- Truyền lực giữa pittông và trục khuỷu
2. Cấu tạo: 
Gồm 3 phần: đầu nhỏ, thân và đầu to
Hoạt động 4: Tìm hiểu về trục khuỷu
Hoạt động của GV
Hoạt động học của HS
Kiến thức cần đạt
? Nêu nhiệm vụ và cấu tạo của trục khuỷu
- Yêu cầu HS chỉ trên hình vẽ
? Trên má khuỷu làm thêm đối trọng để làm gì?
- Đại diện nhóm 3 trình bày cấu tạo và nhiệm vụ trục khuỷu.
+ Lắp thêm đối trọng để cân bằng trục khuỷu.
IV. Trục khuỷu
1. Nhiệm vụ: 
- Nhận lực từ thanh truyền tạo momen quay, dẫn động các cơ cấu và hệ thống của động cơ.
2. Cấu tạo :
Gồm: cổ khuỷu, chốt khuỷu, má khuỷu.
Hoạt động 5: Củng cố kiến thức
GV nhắc lại kiến thức trọng tâm của bài:cấu tạo và nhiệm vụ của pittông, trục khuỷu, thanh truyền
GV cho HS xem clip về quy trình sản xuất pitton
Hoạt động 6: Hướng dẫn về nhà
Làm bài tập 1, 2, 3 trang 109 
Đọc và nghiên cứu bài 24 cơ cấu phân phối khí
Ngày soạn ......................	
Tiết ....... Bài 24: 	CƠ CẤU PHÂN PHỐI KHÍ
I. Mục tiêu
1.Kiến thức
- Hiểu nhiệm vụ, cấu tạo chung và nguyên lý làm việc của cơ cấu phân phối khí.
- Đọc được sơ đồ nguyên lý của cơ cấu phân phối khí dùng xupáp.
2. Kỹ năng
- Sử dụng mô hình trình bày được cấu tạo cơ cấu phân phối khí dùng xupáp treo.
3. Thái độ
- HS có ý thức trong học tập
II. Chuẩn bị 
1. Giáo viên
- Tranh vẽ H24.2.
- Video clip về cơ cấu phân phối khí dùng xuppap treo
2. Học sinh
- Đọc và nghiên cứu cấu tạo động cơ 4 kì
III. Bài cũ
- Nêu cấu tạo động cơ đốt trong
IV.Tổ chức hoạt động dạy học
Hoạt động 1: Tìm hiểu nhiệm vụ và phân loại cơ cấu phân phối khí
Hoạt động của GV
Hoạt động học của HS
Kiến thức cần đạt
+ Khi ĐCĐT làm việc, cần có quá trình trao đổi khí, quá trình này không diễn ra liên tục trong suốt quá trình làm việc của động cơ. Nên việc đóng mở các cửa phải phù hợp với các quá trình.
- Yêu cầu HS trả lời câu hỏi
? Nêu nhiệm vụ và phân loại của cơ cấu phân phối khí?
- Nêu nhiệm vụ. Phân loại thì nên lập theo sơ đồ khối
I. Nhiệm vụ và phân loại
1. Nhiệm vụ:
- Đóng mở các cửa nạp và cửa thải đúng lúc để động cơ thực hiện quá trình nạp khí mới vào xilanh và thải khí đã cháy trong xilanh ra ngoài.
2. Phân loại:
Cơ cấu phân phối khí dùng xupáp đặt
Cơ cấu phân phối khí dùng xupáp treo
Cơ cấu phân phối khí
Cơ cấu phân phối khí dùng xupáp
Cơ cấu phân phối khí dùng van trượt
Hoạt động 2: Tìm hiểu cấu tạo của cơ cấu phân phối khí dùng xupáp
Hoạt động của GV
Hoạt động học của HS
Kiến thức cần đạt
- Cho Hs quan sát hình vẽ và video clip về cơ cấu phân phối khí dùng xuppap
Video
- Sau khi quan sát video, trả lời các câu hỏi sau:
? Hãy kể tên các chi tiết chính trong cơ cấu phân phối khí xupáp treo.
? Trên mỗi cam dẫn động được mấy xupáp ?
? Tại sao trong động cơ 4 kì, số vòng quay của trục cam chỉ bằng 1/2 số vòng quay của trục khuỷu?
? Những dấu hiệu chủ yếu để phân biệt cơ cấu phân phối khí xupáp đặt và cơ cấu phân phối khí xupáp treo?
? Chi tiết nào của động cơ 2 kì làm nhiệm vụ van trượt của cơ cấu phân phối khí ?
- HS lên nêu cấu tạo dựa vào hình ảnh
1. Trục cam và cam
2. Con đội
3. Lò xo xuppap
4. Xupap
5. Nắp máy
6. Trục khuỷu
7. Đũa đẩy
8. Trục cò mổ
9. Cò mổ
10. Bánh răng phân phối
II. Cơ cấu phân phối khí dùng xuppap.
1. Cấu tạo:
+ Gồm trục cam, cam, con đội, đũa đẩy, cò mổ, xupáp, lò xo xupáp.
+Trên mỗi cam dẫn động được một xupáp.
+ Trong 1 chu trình, trục khuỷu quay 2 vòng, 1xupáp chỉ mở 1 lần nên trục cam chỉ quay 1 vòng.
+ Cơ cấu phân phối khí dùng xupáp treo là cơ cấu mà xupáp được lắp trên nắp máy, cơ cấu phân phối khí xupáp đặt là cơ cấu mà xupáp được lắp ở trên thân xilanh.
+ Pittông là cơ cấu làm nhiệm vụ van trượt của cơ cấu phân phối khí
Hoạt động 3: Tìm hiểu nguyên lý làm việc của cơ cấu phân phối khí dùng xupáp.
Hoạt động của GV
Hoạt động học của HS
Kiến thức cần đạt
- Cho HS xem video clip về nguyên lí làm việc của động cơ đốt trong 4 kì. Yêu cầu quan sát kĩ hoạt động của các chi tiết cơ cấu phân phối khí
- GV trình bày nguyên lý làm việc của cơ cấu phân phối khí xupáp treo:
Vấu cam (1) tác động làm con đội (2) đi lên, đũa đẩy (7) đi lên, cò mổ (9) quay cùng chiều kim đồng hồ, xupáp (4) đi xuống, lò xo (3) bị nén, cửa nạp mở ra, khí nạp tràn vào xilanh.
Khi lò xo giãn ra, kéo xupáp đi lên đóng kín của nạp.
? Trình bày nguyên lý làm việc của cơ cấu phân phối khí xupáp đặt
- Quan sát video
- HS tiếp thu kiến thức.
- HS trình bày tương tự trường hợp trên, nhưng cần chú ý, con đội tác dụng trực tiếp lên xupáp
2. Nguyên lí làm việc :
Vấu cam (1) tác động làm con đội (2) đi lên, đũa đẩy (7) đi lên, cò mổ (9) quay cùng chiều kim đồng hồ, xupáp (4) đi xuống, lò xo (3) bị nén, cửa nạp mở ra, khí nạp tràn vào xilanh.
Khi lò xo giãn ra, kéo xupáp đi lên đóng kín của nạp.
Hoạt động 4: Củng cố kiến thức
- GV nhắc lại những kiến thức trọng tâm của bài
- Yêu cầu HS so sánh ưu và nhược điểm của cơ cấu phân phối khí dùng xupap treo và xupap đặt
* Xupap đặt có ưu điểm:
+ Kết cấu dẫn động cam đơn giản, chiều cao máy nhỏ
+ Khoảng cách truyền động cam ngắn ( từ trục khuỷu đến trục cam)
+ Xupap không có khả năng rơi chạm đỉnh pittông 
* Xupap đặt có nhược điểm:
+ Thể tích vùng buồng đốt lớn do vậy tỷ lệ nén nhỏ
+ Khả năng thải khí cháy chậm và sót lại nhiều 
Do vậy xupap đặt chỉ dùng cho động cơ xăng loại trước đây
* Xupap treo có ưu điểm:
+ Kết cấu buồng đốt gọn do vậy tỷ lệ nén có thể lớn
+ Khả năng thải khí cháy nhanh, ít gây kích nổ
* Xupap treo có nhược điểm:
+ Kết cấu phức tạp, số lượng chi tiết nhiều
+ Khoảng cách truyền động cam dài, hoặc dẫn động xupap xa
+ Dễ bị xảy ra hiện tượng xupap chạm đỉnh pittông ( do tuột cá hay điều chỉnh cam sai)
Ngày nay động cơ xăng và diezen thường dùng xupap treo, vừa nhằm tăng công suất động cơ và hạn chế chất độc hại trong khí thải.
Hoạt động 5: Hướng dẫn về nhà
- Yêu cầu HS làm bài tập 1, 2, 3 trang 113 SGK
Ngày soạn ......................	
Tiết ....... Bài 25 : HỆ THỐNG BÔI TRƠN
I. Mục tiêu
1.Kiến thức
- Hiểu nhiệm vụ của hệ thống bôi trơn; cấu tạo chung và nguyên lý làm việc của hệ thống bôi trơn cưỡng bức.
- Đọc được sơ đồ nguyên lý của hệ thống bôi trơn cưỡng bức.
2. Kỹ năng
- Sử dụng hình vẽ, trình bày được sơ đồ nguyên lý hệ thống bôi trơn cưỡng bức
3. Thái độ
- HS có ý thức trong học tập
II. Chuẩn bị 
1. Giáo viên
- Tranh vẽ H25.1.
- Video clip về hệ thống bôi trơn
2. Học sinh
- Đọc và nghiên cứu bài 25
III. Bài cũ
- Trình bày nhiệm vụ và nguyên lý làm việc của cơ cấu phân phối khí xupáp đặt.
IV.Tổ chức hoạt động dạy học
Hoạt động 1: Tìm hiểu nhiệm vụ và phân loại hệ thống bôi trơn
Hoạt động của GV
Hoạt động học của HS
Kiến thức cần đạt
- Cho HS quan sát 2 video clip về hệ thống bôi trơn
- Yêu cầu HS trả lời các câu hỏi sau:
? Nêu nhiệm vụ của hệ thống bôi trơn?
? Dầu bôi trơn có những tác dụng gì?
? Người ta pha dầu bôi trơn vào xăng dùng cho động cơ 2 kì trên xe máy nhằm mục đích gì?
? Nêu các kiểu bôi trơn?
- HS quan sát video
- Thảo luận trả lời các câu hỏi
I. Nhiệm vụ và phân loại
1. Nhiệm vụ:
+ Nhiệm vụ đưa dầu lên bôi trơn các bề mặt ma sát của các chi tiết để đảm bảo diều kiện làm việc bình thường của động cơ và tăng tuổi thọ của các chi tiết.
+ Tác dụng của dầu bôi trơn: bôi trơn, làm mát, tẩy rửa, bao kín và chống gỉ.
+ Nhằm mục đích bôi trơn cho cơ cấu trục khuỷu thanh truyền.
2. Phân loại:
+ Bôi trơn càng vung té, bôi trơn cưỡng bức, bôi trơn bằng pha dầu bôi trơn vào nhiên liệu
Hoạt động 2: Tìm hiểu cấu tạo của hệ thống bôi trơn cưỡng bức
Hoạt động của GV
Hoạt động học của HS
Kiến thức cần đạt
GV sử dụng H 25.1 nêu các chi tiết của hệ thống.
- Yêu cầu HS nêu tác dụng của các chi tiết
- HS thảo luận:
+ Cácte: chứa dầu bôi trơn
+ Bơm dầu: đưa dầu lên để bôi trơn
+ Bầu lọc dầu: lọc sạch cặn bẩn của dầu (cặn bẩn do các bề mặt ma sát bị mài mòn sinh ra kim loại)
+ Két làm mát dầu: nếu nhiệt độ của dầu quá cao thì chất lượng của dầu sẽ giảm
+ Van an toàn, van khống chế: đảm bảo cho hệ thống làm việc bình thường
II. Hệ thống bôi trơn cưỡng bức
1. Cấu tạo :
+ Cácte dầu
+ Lưới lọc dầu
+ Bơm dầu
+ Bầu lọc dầu
+ Két làm mát dầu
+ Van an toàn, van khống chế lượng dầu qua két
Hoạt động 3: Tìm hiểu nguyên lý làm việc của hệ thống bôi trơn cưỡng bức
Hoạt động của GV
Hoạt động học của HS
Kiến thức cần đạt
- Cho HS xem video về nguyên lý làm việc của hệ thống
- Yêu cầu HS thảo luận, lên bảng trình bày nguyên lý làm việc của hệ thống.
- GV lưu ý với HS: 
+ Nếu áp suất của dầu trên các đường vượt quá giới hạn chi phép, van sẽ mở để một phần dầu chảy về trước bơm.
+ Nếu nhiệt độ của dầu quá cao, van đóng kín , dầu qua két làm mát trước khi vào đường dầu chính.
- Quan sát video
- HS thảo luận, trình bày:
Bơm hút dầu từ cácte bình lọc van khống chế lượng dầu đường dầu chính đường bôi trơn trục khuỷu, đường bôi trơn các bộ phận khác cácte
Hoạt động 4: Củng cố kiến thức
GV nhắc lại những kiến thức trọng tâm của bài
Hoạt động 5: Hướng dẫn về nhà
- Yêu cầu HS làm bài tập 1, 2, 3 trang 115 SGK
Ngày soạn ......................	
Tiết ....... Bài 26 :	HỆ THỐNG LÀM MÁT
I. Mục tiêu
1.Kiến thức
- Hiểu nhiệm vụ của hệ thống làm mát và nguyên lí làm việc của hệ thống làm mát
- Đọc được sơ đồ nguyên lý của hệ thống làm mát bằng nước loại tuần hoàn cưỡng bức, hệ thống làm mát bằng không khí.
2. Kỹ năng
- Sử dụng hình vẽ, trình bày được sơ đồ nguyên lý hệ thống làm mát cưỡng bức, hệ thống làm mát bằng không khí.
3. Thái độ
- HS có ý thức trong học tập
II. Chuẩn bị 
1. Giáo viên
- Tranh vẽ H 26.1. H 26.2
- Sử dụng các video clip để hỗ trợ dạy học
2. Học sinh
- Đọc và nghiên cứu bài 26
III. Bài cũ
- Trình bày nhiệm vụ và nguyên lý làm việc của hệ thống bôi trơn.
IV.Tổ chức hoạt động dạy học
Hoạt động 1: Tìm hiểu nhiệm vụ và phân loại hệ thống làm mát
Hoạt động của GV
Hoạt động học của HS
Kiến thức cần đạt
- Yêu cầu Hs trả lời các câu hỏi
? Nêu nhiệm vụ của hệ thống làm mát?
? Hệ thống được chia ra những loại nào?
- Trả lời câu hỏi
I. Nhiệm vụ và phân loại
1. Nhiệm vụ :
+ Nhiệm vụ giữ cho nhiệt độ các chi tiết không vượt quá giới hạn cho phép.
2. Phân loại:
+ Hệ thống làm mát bằng nước, bằng không khí
Hoạt động 2: Tìm hiểu cấu tạo của hệ thống làm mát bằng nước
Hoạt động của GV
Hoạt động học của HS
Kiến thức cần đạt
GV sử dụng H 26.1 nêu các chi tiết của hệ thống.
- Yêu cầu HS nêu tác dụng của các chi tiết
- HS thảo luận:
+ Bơm: tạo sự tuần hoàn của nước
+ Quạt gió: làm mát nước
+ Dàn ống: tăng diện tích tiếp xúc của nước
II. Hệ thống làm mát bằng nước
1. Cấu tạo:
Hoạt động 3: Tìm hiểu nguyên lý làm việc của hệ thống làm mát bằng nước
Hoạt động của GV
Hoạt động học của HS
Kiến thức cần đạt
- Yêu cầu HS thảo luận, lên bảng trình bày nguyên lý làm việc của hệ thống.
- GV cho HS xem video về hệ thống làm mát bằng nước trên xe máy
- GV cho HS xem các video về cách thay nước làm mát ở một số loại xe máy
- Hậu quả của việc không thay nước làm mát
- HS thảo luận, trình bày:
- Xem video clip
2. Nguyên lí làm việc:
+ Khi nước trong áo chưa vượt quá giới hạn, van 4 mở cửa thông cho nước chảy thẳng qua bơm về áo nước
+ Khi nước trong áo đạt giá trị giới hạn, van 4 mở cả hai cửa cho nước qua két và trở về bơm.
+ Khi nước trong áo đạt quá giá trị giới hạn, van 4 mở hoàn toàn cửa thông cho nước qua két làm mát, sau khi được làm mát, nước được đưa trở về áo
Hoạt động 4: Tìm hiểu cấu tạo và nguyên lí làm việc của hệ thống làm mát bằng không khí
Hoạt động của GV
Hoạt động học của HS
Kiến thức cần đạt
GV sử dụng H 26.2 nêu các chi tiết của hệ thống.
- Yêu cầu HS nêu tác dụng của các chi tiết
- Yêu cầu HS thảo luận, lên bảng trình bày nguyên lý làm việc của hệ thống.
? Tại sao hệ thống làm mát bằng gió thường lắp dưới yếm xe?
- HS thảo luận và trình bày
+ Yếm xe có tác dụng hứng gió làm mát cho động cơ
III. Hệ thống làm mát bằng gió
1. Cấu tạo:
+ Quạt gió
+ Cánh tản nhiệt
+ Tấm hứng gió
+ Vỏ bọc
+ Cửa thoát gió
2. Nguyên lí làm việc:
+ Khi động cơ làm việc, nhiệt từ các chi tiết được truyền tới cánh tản nhiệt và tản ra không khí.
Sử dụng quạt gió để tăng tốc độ làm mát
Hoạt động 5: Củng cố kiến thức
GV nhắc lại những kiến thức trọng tâm của bài
Hoạt động 6: Hướng dẫn về nhà
- Yêu cầu HS làm bài tập 1, 2, 3 trang 118 SGK
MỘT SỐ HÌNH ẢNH THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM
 Tiết dạy bài: Thân máy, nắp máy
Tiết dạy bài: Cơ cấu trục khuỷu, thanh truyền
Tiết dạy bài: Hệ thống bôi trơn
Buổi ngoại khóa đầy sáng tạo của học sinh với sự hỗ trợ của các kĩ thuật viên hãng xe máy honda Phú Tài

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_nang_cao_chat_luong_day_va_hoc_chuong.doc
Sáng Kiến Liên Quan