Sáng kiến kinh nghiệm Một vài kinh nghiệm trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi văn 9

Cơ sở lý luận và thực tiễn:

Tài năng là vốn quý của nước nhà. Tài năng sẽ có và đến nhờ năng khiếu song có năng khiếu cũng không trở thành tài năng được nếu không có quá trình giáo dục, bồi dưỡng một cách khoa học. Vì vậy để thực hiện mục tiêu đào tạo thế hệ trẻ Việt nam trở thành con người Việt nam có tài có đức kế tục sự nghiệp cách mạng thì nhiệm vụ của các thầy cô giáo phải kịp thời phát hiện và có kế hoạch bồi dưỡng học sinh có năng khiếu. Giáo sư Nguyễn Cảnh Toàn đã nói: “Không có nền có gốc thì không có cây cao bóng cả”. Nguồn lực đó là người lao động có trí tuệ có tay nghề thành thạo, có phẩm chất tốt đẹp, được đào tạo bồi dưỡng và phát huy bởi một nền giáo dục tiên tiến gắn liền với một nền khoa học công nghiệp hiện đại. Nhận thức đầy đủ và sâu sắc về vai trò tầm quan trọng của nhiệm vụ bồi dưỡng những học sinh có khả năng theo học bồi dưỡng các môn văn hóa của nhà trường. Với trách nhiệm của người trực tiếp giảng dạy công tác bồi dưỡng học sinh giỏi liên tục tám năm qua và đặc biệt là năm 2015 - 2016 tôi được Ban giám hiệu trường tín nhiệm giao công tác bồi dưỡng học sinh giỏi . Đề tài này tôi đã áp dụng hai năm trước đây và có hiệu quả cao. Bên cạnh đó tôi cũng được đồng nghiệp ở đơn vị sở tại cũng như đồng nghiệp gần xa trong huyện, tỉnh nhà ủng hộ. Điều đó khích lệ tôi hứng thú và tâm đắc với công việc hơn. Bản thân muốn nhân cơ hội này tiếp tục nghiên cứu và mạnh dạn đưa ra những kinh nghiệm đã có và mới mẽ trong công tác giảng dạy và bồi dưỡng đội tuyển học sinh giỏi văn tại đơn vị trường THCS Phước Lý.

 

doc24 trang | Chia sẻ: thuphuong25 | Lượt xem: 1640 | Lượt tải: 2Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một vài kinh nghiệm trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi văn 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ủa giáo viên trong quá trình “đãi cát tìm vàng” trong bài làm của học sinh
*Những công việc mà giáo viên trực tiếp làm công tác bồi dưỡng học sinh giỏi văn cần làm:
- Công việc 1: Giúp học sinh nhận biết một số “tín hiệu”để có cơ sở hiểu các tầng nghĩa mà người viết muốn gửi gắm
Để có quan điểm đúng khi tiếp cận tác phẩm, giáo viên cần cho học sinh thấy được các tầng nghĩa mà người viết muốn gởi gấm: Như có người phân tích bài Bánh trôi nước của thi sĩ Hồ Xuân Hương chỉ tập trung phân tích hình tượng chiếc bánh trôi nước, từ đó làm nổi bật phẩm chất cao đẹp và thân phận chìm nổi của người phụ nữ Việt Nam. Phân tích như vậy là đúng nhưng vẫn chưa đủ vì người phân tích chưa chú ý đến tính trữ tình của bài thơ.Tức là chưa thấy tình cảm và tấm lòng của nữ thi sĩ.
Một ví dụ khác: trong “Ông đồ” của Vũ Đình Liên, để khắc hoạ đậm nét thời tàn tạ của Nho học (khi mà xu hướng Tây học đang dần dần lấn át xu hướng Hán học), tác giả chỉ cần sử dụng một lát cắt của cuộc sống qua hình ảnh ông đồ cùng “mực tàu, giấy đỏ” vào những ngày tết đến xuân về, nhưng ở những khổ thơ khác nhau thì ông đồ cũng hiện lên khác nhau. Người đọc sẽ nhận thấy thời hoàng kim của ông đồ khi mà “Bao nhiêu người thuê viết/ Tấm tắc ngợi khen tài/ Hoa tay thảo những nét / Như phượng múa rồng bay” và cũng dễ dàng nhận ra cái thời huy hoàng đó đang dần lùi xa, nhường chỗ cho sự tàn lụi (Ông đồ vẫn ngồi đấy/ Qua đường không ai hay/ Lá vàng rơi trên giấy/ Ngoài trời mưa bụi bay) qua hình ảnh “lá vàng rơi”, “mưa bụi bay” cùng với sự thời ơ, vô cảm của dòng người đang hối hả đi sắm tết (Ông đồ vẫn ngồi đấy/ Qua đường không ai hay/ Lá vàng rơi trên giấy/ Ngoài trời mưa bụi bay).
Tóm lại: giữa “cảnh” và “tình” có mối quan hệ mật thiết, hữu cơ với nhau, cho nên qua “cảnh” ta có thể hiểu “tình” và ngược lại qua “tình” ta cũng có thể hiểu “cảnh” để từ đó khi bồi dưỡng học sinh giỏi, người giáo viên giúp học sinh nhận biết một số “tín hiệu”để có cơ sở hiểu các tầng nghĩa mà người viết muốn gửi gắm.
- Công việc 2: Yêu cầu học sinh nắm chắc tiểu sử tóm tắt của các tác giả và cung cấp một số kiến thức lịch sử liên quan để có cơ sở hiểu đúng tác phẩm
 Nếu không nắm được tiểu sử tác giả và hoàn cảnh sáng tác thì khi phân tích dễ có sự lệch lạc, không hiểu đúng tác phẩm và nhất là không có kiến thức để viết phần mở bài (nếu không nhớ năm sinh –năm mất thì cũng phải nhớ được thời đại tác giả sống). Còn nếu không nắm được các mốc lịch sử thì sẽ không có cơ sở để hiểu một số tác phẩm. 
*Ví dụ 1:
Nếu không nắm được nhân dân ta phải trải qua cuộc kháng chiến chống Pháp trường kỳ từ 1946-1954 thì cũng không hiểu tại sao người chiến sĩ vệ quốc lại:
“Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh
Sốt run người vừng trán ướt mồ hôi.
Áo anh rách vai
Quần tôi có vài mảnh vá
Miệng cười buốt giá
Chân không giày
Thương nhau tay nắm lấy bàn tay”.
*Đối với các tác giả: tương tự như vậy, nếu ta không hiểu về quá trình hoạt động; về thời đại tác giả sống; về phong cách, thể loại viết; về những đóng góp cho nền văn học nước nhà thì cũng hạn chế đến việc hiểu đúng tác phẩm. 
*Ví dụ 2: Nếu ta không thấu hiểu cuộc đời đầy bất hạnh và những nỗi khó khăn khi hoạt động nghệ thuật thì ta khó lòng thông cảm cho nhà thơ mù Nguyễn Đình Chiểu đã có câu thơ: “Khoan khoan ngồi đó chớ ra – Nàng là phận gái ta là phận trai”. Tóm lại, muốn có kiến thức để viết bài và hiểu đúng tác phẩm thì việc hiểu tác giả và nắm chắc các mốc lịch sử là điều không thể thiếu.
- Công việc 3: Cho học sinh tiếp cận với những bài thơ, đoạn thơ hay
Mục đích của việc này là tạo hứng thú và niềm đam mê học văn cho các em (giáo viên nên phân tích và chỉ cho học sinh thấy cái hay của những bài đó). Đặt ra cho học sinh câu hỏi: Bài thơ hay là do đâu? Những hình ảnh, những câu từ nào đã góp phần làm nổi bật cái hay? Nhờ biện pháp tu từ nào mà họ làm cho ta thấy được cái hay của bài thơ, đoạn thơ đó... Muốn thế, khi tiếp cận đoạn thơ, ta hãy chú ý đến: màu sắc, hình khối, đường nét, âm thanh mà tác giả đã sử dụng. Gọi tên được các biện pháp tu từ và thấy được tác dụng của biện pháp tu từ đó, đồng thời chú ý đến nhịp thơ: cách ngắt nghỉ, nhịp thơ dài hay ngắn; cách dùng các từ láy (từ láy tượng hình hay tượng thanh)...
*Ví dụ 1: Thử đọc khổ đầu của bài “Mùa xuân nho nhỏ” của Thanh Hải:
Mọc giữa dòng sông xanh
Một bông hoa tím biếc
Ơi con chim chiền chiện
Hót chi mà vang trời
Từng giọt long lanh rơi
Tôi đưa tay tôi hứng.
Ta như thấy trước mắt ta là một bức tranh của mùa xuân xứ Huế với hoa nở, chim hót, sông xanh, trời rộng cùng với những “giọt âm thanh long lanh” của con chim chiền chiện đang chao liệng trên bầu trời thanh bình, yên ả. Vẻ đẹp nao lòng đó chính là lời mời gọi tha thiết của những người con xứ Huế dành cho những ai chưa một đặt chân đến mảnh đất thơ mộng này.
Ngoài ra, giáo viên cần gợi cho học sinh biết liên tưởng: nếu có óc liên tưởng sẽ dễ dàng giúp ta biết “huy động” những kiến thức mà ta đã có để vận dụng vào việc phân tích và chứng minh cho vấn đề mình vừa phân tích. Ở phần này đòi hỏi học sinh vận dụng nhiều kiến thức đã học và đặc biệt biết chọn lọc kiến thức để đưa vào bài viết phù hợp và bật được ý trọng tâm . Thường sử dụng cho các dạng đề mở mang tính chất chủ đề.
*Ví dụ 2: Dạy văn học thơ hiện đại Việt Nam về đề tài người lính. Học sinh ngoài nắm kiến thức từng bài về hình ảnh người lính có trong chương trình như văn bản Đồng chí, Bài thơ về tiểu đội xe không kính, bài Ánh trăng . Học sinh còn phải biết chọn lọc điểm giống và khác nhau về nghệ thuật cũng như nội dung mỗi bài để bật lên chủ đề chung về hình ảnh người lính . Tóm lại: Sự độc đáo của liên tưởng sẽ giúp nhiều cho ta trong việc khơi gợi trí nhớ; vì thế, nếu có óc liên tưởng thì bài viết ý sẽ phong phú, minh chứng sẽ xác đáng, diễn đạt sẽ linh hoạt, cho nên giúp ích rất nhiều cho việc viết văn.
Nói chung, công việc bồi dưỡng học sinh giỏi không thể có một giáo án nhất nhất được vì những tình huống xảy ra trong từng buổi học sẽ khác nhau. Nghĩa là người dạy phải linh hoạt, tuỳ từng em, tuỳ từng buổi học phát sinh ra tình huống nào để mà chọn dạy cái gì, dạy như thế nào.
+ Tiếp theo, chúng ta cần bồi đắp cho các em lòng say mê, hứng thú với môn học. Chỉ khi trong các em có lửa nhiệt tình, có lòng đam mê yêu thích thì các em mới có thể theo đuổi và hết lòng vì môn học. Chính những trang văn hay, những lời thơ thấm đẫm tình người, tình đời; những bài học sâu sắc về cuộc sống; sự thành thạo am hiểu về vốn ngoại ngữ để có thể giao lưu mở rộng sự học sau này những điều hấp dẫn, lôi cuốn các em có thiện cảm say mê với các môn học xã hội. 
+ Với giáo viên phụ trách đội tuyển phải luôn luôn học tập tích lũy kinh nghiệm, trau dồi phương pháp, thường xuyên tiếp cận các tác phẩm, cập nhật những tin tức thời sự về văn học, đọc các bài viết, các dạng đề, tích luỹ các đề thi... Mặt khác, cần học hỏi kinh nghiệm từ các giáo viên dạy  trong trường hay những giáo viên có kinh nghiệm ở các đơn vị khác. Có những vấn đề khó, hãy thảo luận với giáo viên trong tổ để tìm hướng đi.
+ Trong quá trình giảng dạy, giáo viên cần khái quát, hệ thống kiến thức để đưa ra những yêu cầu riêng về phương pháp làm bài của từng phần trong cấu trúc đề thi.
- Với môn Ngữ văn:
*Ví dụ: Với phần Tiếng Việt, kiểu bài thường gặp là tác dụng của biện pháp tu từ. Từ đó giáo viên định hướng cho các em phương pháp làm bài: tập trung vào giá trị gợi hình và gợi cảm của các biện pháp tu từ.  Sự chắc chắn về kiến thức Tiếng Việt như dùng từ, câu, dựng đoạn giúp các em rất nhiều trong khi làm văn.
Với phần nghị luận xã hội, học sinh cần thuần thục các ý cơ bản cần triển khai ở các dạng đề khác nhau để xử lí linh hoạt trước sự đa dạng của vấn đề nghị luận. Phân biệt được giọng văn của nghị luận xã hội và nghị luận về tác phẩm văn học. Cũng cần lưu ý rằng một bài nghị luận xã hội thì tính vận dụng vào thực tế phải được thể hiện rõ nét thông qua phần rút ra bài học nhận thức và hành động.
Với phần nghị luận về tác phẩm văn học là nội dung cần quan tâm nhiều hơn cả. Ngoài việc yêu cầu các em nắm vững nội dung và nghệ thuật của từng tác phẩm cụ thể; giáo viên còn hướng dẫn cho các em những lưu ý khi làm bài đối với tác phẩm truyện và tác phẩm thơ. Tác phẩm truyện thường chú ý về tình huống, cốt truyện, nhân vật, các chi tiết đắt. Còn tác phẩm thơ lại chú trọng về cảm hứng, nhân vật trữ tình và từ ngữ, hình ảnh, biện pháp tu từ... Để bài làm sắc sảo, cũng cần trang bị cho học sinh kiến thức về lí luận văn học giúp các em biết đánh giá, khái quát, nâng cao. Giáo viên còn hướng dẫn cho học sinh cách làm bài so sánh tác phẩm này với tác phẩm kia ở cấp độ từ, hình ảnh, chi tiết, nhân vật hay chủ đề tư tưởng... để từ đó rút được sức hấp dẫn, lôi cuốn của từng tác phẩm và những đặc trưng của từng giai đoạn văn học.
+ Trong quá trình bồi dưỡng học sinh giỏi, cũng cần tổ chức cho các em thảo luận, trao đổi những vấn đề còn thắc mắc, chưa tường tận. Các em có thể tự giải đáp cho nhau hoặc những vấn đề nào khó thì giáo viên sẽ giúp các em. Đây là lúc các em sử dụng hiểu biết của mình, rèn kĩ năng tư duy nhạy bén, khả năng diễn đạt... thuyết phục người khác, làm các em tự tin hơn, vững vàng hơn.  Khi luyện đề, các em cũng nên được tham khảo bài làm của nhau, tự chấm chữa để học hỏi lẫn nhau đồng thời rút được kinh nghiệm cho bản thân.
+  Bài làm của học sinh giỏi phải thể hiện được sự sáng tạo, phải có dấu ấn cá nhân. Vì thế giáo viên phải phải được định hướng cho học sinh việc tự học, tham khảo tài liệu, bổ sung kiến thức từ thấp đến cao.
* Những điều cần thiết trong việc bồi dưỡng:
1. Đối với giáo viên:
a. Người thầy phải tạo được niềm tin cho học sinh.
Điều này rất quan trọng, bởi vì nếu học sinh có niềm tin ở người thầy của mình thì mới tự nguyện, cố gắng đem hết sức mình để học tập, phấn đấu. Muốn vậy người thầy cần phải chứng tỏ năng lực thực sự của mình trong mọi mặt, nhất là về chuyên môn. Không thể là sự khoe khoang, tâng bốc mình mà phải bằng một quá trình học hỏi, tìm tòi, sáng tạo, say mê, hy sinh bền bỉ, bằng uy tín của mình trước học sinh, phụ huynh và đồng nghiệp.
b. Lòng nhiệt tình, sự say mê sáng tạo và đức hy sinh của người thầy.
c. Thầy giáo cần phải gần gũi với học sinh, tôn trọng và biết cách động viên kích thích lòng say mê, sáng tạo của học sinh.
Nếu người thầy mà rời xa học sinh, không gần gũi để hiểu từng em học sinh thì rất khó thành công trong dạy học. Bởi vậy người thầy không nên đặt mình ở một vị thế để rồi học sinh rất ngại gặp thầy hoặc trao đổi với thầy. Phải làm sao để học sinh nghĩ thầy như một người anh, người bạn trong học tập. Người thầy biết khơi dậy niềm tin trong bản thân mỗi em học sinh niềm tin vào chính bản thân mình.
2. Đối với học sinh: 
- Xác định hướng đi cho mình khi quyết định đi sâu vào môn Ngữ văn với sự hướng dẫn, khích lệ của giáo viên, của gia đình
- Đọc sách, tài liệu từ nhiều nguồn cung cấp và tự viết những suy nghĩ, cảm nhận về một bài thơ, một đoạn văn, một nhân vật theo yêu cầu của giáo viên.
- Một khi học sinh say mê thì việc đọc sách, viết bài là do sự thôi thúc ở bên trong. Công việc này có tác dụng “tập thể dục” cho bộ não, tránh được sự chai lỳ trong cảm xúc khi tiếp cận tác phẩm văn học.
- Tham gia tích cực các “Câu lạc bộ văn học”, các bút nhóm sáng tác vừa để thử sức, vừa để rèn luyện cách viết.
- Học sinh phải rèn luyện đức tính nhẫn nại, kiên trì, chịu khó; có ý thức chọn lọc tích lũy kiến thức. 
*Tóm lại:
- Muốn học tốt bộ môn Ngữ văn, cần có các yếu tố: có năng khiếu văn chương, có vốn sống và có vốn văn học.
- Vốn sống, vốn văn học có được nhờ đọc sách. Do đó, cần rèn luyện thói quen đọc sách, đọc có suy nghĩ, có sự đồng sáng tạo
- Mặt khác, giữa người dạy và người học cần tạo không khí học tập, trao đổi thân thiện, cởi mở, khơi gợi vấn đề để thầy trò cùng “ giải mã , đưa ra cách hiểu sâu sắc nhất”. 
VII. Hiệu quả áp dụng
Có thể nói dạy học cũng là một nghệ thuật, vì thế mỗi người sẽ có một “con đường đi” khác nhau nhưng cái đích để đến thì đều giống nhau, đó là “thước đo” từ kết quả của các kỳ thi học sinh giỏi các cấp do Huyện, Tỉnh tổ chức. Tuy nhiên kết quả đó chưa phải là tất cả nhưng cũng là một minh chứng để có cơ sở đánh giá công sức của người dạy và người học (và tất nhiên ta cũng không loại trừ có những trường hợp là nhờ may mắn). Riêng bản thân tôi, từ thực tế trong công tác giảng dạy cũng như công tác bồi dưỡng học sinh giỏi mà tôi đã trình bày ở trên; hằng năm, nếu có học sinh “chịu” đồng hành với mình thì đều gặt hái được những thành quả đáng khích lệ.
Qua mỗi kỳ thi, khi mà các em đạt giải thì trong mỗi giáo viên niềm vui cũng nhân lên gấp bội, nhờ thế mà mình càng tận tụy với nghề hơn. Ngoài ra, những em chưa có may mắn để đạt giải thì cũng sẽ có những trưởng thành nhất định, kết quả của môn học khá hẳn lên, đặc biệt là góp phần làm giàu về các mặt từ kiến thức đến kỹ năng để giúp các em thêm hành trang vào đời cũng như làm bệ phóng để học lên các lớp trên.
VIII. Kết quả đạt được:
Thực tế giảng dạy và bồi dưỡng học sinh giỏi trong mấy năm qua giúp tôi nhận ra rằng, "thiên bẩm" hết sức quan trọng. Song trên thực tế, không có một tài năng thiên bẩm nào tự nó có thể đi đến thành công. Bởi thế, vai trò người thầy là hết sức quan trọng. Những hệ thống tri thức, con đường tiếp nhận văn chương, và cả những hứng thú, không ai có thể làm thay được người thầy. Tâm hồn, tri thức, và những gợi mở của người thầy sẽ được cụ thể hoá qua từng trang viết của học trò. Vì vậy, muốn có học sinh giỏi, trước hết người thầy phải luôn có ý thức tích luỹ tri thức và kinh nghiệm giảng dạy một cách nghiêm túc. Trong đó, sự nhảy cảm trong phát hiện năng khiếu học sinh, phương pháp bồi dưỡng luôn là yếu tố hàng đầu để có được thành công.
uBảng thống kê kết quả  học sinh giỏi dự thi các cấp qua từng năm học:
Năm học
Số HS dự thi
Cấp trường
Cấp huyện
Cấp tỉnh
2007-2008
1
1
1
0
2008-2009
1
1
1
0
2010-2011
3
3
2
1
2011-2012
3
3
2
1
2012-2013
3
3
2
0
2013-2014
4
4
4
2
2014-2015
3
3
1
1
2015-2016
4
4
2
2
C. PHẦN KẾT LUẬN
I. Ý nghĩa của đề tài đối với công tác:
Có thể nói công tác bồi dưỡng học sinh giỏi nói chung và giỏi môn văn nói riêng là việc làm rất khó. Dù khó nhưng công việc bồi dưỡng học sinh giỏi rất cần cho việc nâng cao chất lượng giáo dục và giúp cho những em có năng khiếu về văn chương phát huy hơn nữa tài năng của mình để cống hiến, để phục vụ cho sự phát triển của đất nước. Đối với đề tài, nó sẽ là tài liệu có hệ thống để tôi tiếp tục làm tốt công tác bồi dưỡng học sinh giỏi, ươm mầm cho những tài năng trẻ sau này.
II. Khả năng áp dụng:
Tôi đã áp dụng đề tài này cho việc bồi dưỡng học sinh giỏi môn Ngữ Văn của nhà trường trong nhiều năm qua và gặt hái được thành tích đáng kể như đã trình bày trên. Một phần nào đã đóng góp cho phong trào nhà trường đi lên, tạo hưng phấn và lòng tin yêu trong đồng nghiệp, học sinh, phụ huynh học sinh. Đề tài này, tôi đã được các đồng nghiệp khác trong tổ thảo luận, nhận xét và cùng tôi thực hiện. Năm nay, bản thân tiếp tục mạnh dạn đưa sáng kiến kinh nghiệm này quảng bá trong đồng nghiệp gần xa, thông qua hình thức dự thi chiến sĩ thi đua cấp Tỉnh. Nếu đề tài này được công nhận tôi hy vọng nó sẽ là một ý kiến nho nhỏ cho các đồng nghiệp khác tham khảo và học tập điều gì đó trong đề tài này nhằm nâng cao chất lượng bồi dưỡng học sinh giỏi môn Ngữ văn hơn.
III. Bài học kinh nghiệm, hướng phát triển:
Tôi nhận thấy việc bồi dưỡng học sinh giỏi văn không có một phương pháp nào chung, một giáo án cụ thể nào. Nó tùy thuộc vào từng đối tượng mà ta có một phương pháp cụ thể. Tuy nhiên, kết quả việc bồi dưỡng này là gì? Là kết quả thành tích của trường, của ngành hay sao? Chất xám mà giáo viên làm ra sao này sẽ được sử dụng như thế nào? Những em học giỏi bộ môn văn có điều kiện tiếp tục học chuyên sâu môn văn nữa hay không? Tôi nghĩ rằng, sau các đề tài bồi dưỡng học sinh giỏi này sẽ có những đề tài của cấp quản lý về việc sử dụng, phát triển những em học sinh giỏi cấp THCS một cách căn cơ và khoa học hơn. Đừng để các em học sinh giỏi này chỉ như những đóa hoa rực rỡ màu sắc một thời rồi sẽ héo tàn theo sự khắc nghiệt của thời gian.
IV. Đề xuất, kiến nghị:
Để chỉ đạo có hiệu quả công tác bồi dưỡng học sinh giỏi trước hết cần có kế hoạch rõ ràng, cụ thể chi tiết và phù hợp với điều kiện từng trường.
- Kế hoạch tuyển chọn học sinh phải được phát hiện và chọn ngay từ cấp học, những em có thiên hướng đặc biệt về Toán, Lý, Hóa, Văn, Âm nhạc... 
- Thực hiện biên soạn  tài liệu cho công tác bồi dưỡng học sinh năng khiếu do những giáo viên đã có kinh nghiệm bồi dưỡng, tài liệu biên soạn cần đảm bảo tính hệ thống, khoa học từ dễ đến khó và bao quát được chương trình mà cấp học giới hạn.
- Công tác thi đua khen thưởng
+ Cần có sự tham mưu với cấp ủy chính quyền địa phương, phối hợp với gia đình, hội khuyến học các đoàn thể xã hội để nâng cao nhận thức vai trò của các tổ chức này đối với nhiệm vụ đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài cho địa phương. Tranh thủ các nguồn quỹ  để có hỗ trợ đắc lực cho giáo viên trực tiếp giảng dạy. Có phần thưởng xứng đáng cho những giáo viên, học sinh có giải và giải cao trong các kỳ thi. Không làm tốt công tác này thì rất khó để động viên khích lệ họ nhiệt huyết và toàn tâm toàn ý. Kế hoạch này cần dân chủ công khai và tập trung chỉ đạo để trở thành hiện thực và có hiệu quả.
- Môn Ngữ văn là môn ngoài việc dạy cho học sinh về kiến thức về văn chương mà còn rèn luyện kỹ năng hành văn và khả năng cảm thụ văn chương, nên đào tạo phát hiện một em có năng khiếu là rất khó. Thường các em hội tụ đủ các điều kiện này là các em giỏi đều các môn. Tôi đề xuất với Ban giám hiệu là nên ưu tiên bộ môn Ngữ văn trong việc lựa chọn học sinh để bồi dưỡng học sinh giỏi.
Việc bồi dưỡng học sinh giỏi ở các trường thường là việc mạnh ai nấy làm, chưa có một định hướng rõ ràng. Tôi kiến nghị với Phòng giáo dục và đào tạo nên có một chuẩn về kiến thức và kỹ năng của học sinh giỏi để cho học sinh và giáo viên bồi dưỡng phấn đấu đạt được, tránh tình trạng may rủi trong thi cử.
Trên đây là một số kinh nghiệm trong quá trình giảng dạy của tôi được đúc rút từ thực tế giảng dạy và bồi dưỡng học sinh giỏi suốt trong nhiều năm qua. Có thể những điều này không còn mới mẻ với những đồng nghiệp có bề dày kinh nghiệm, nhưng với tôi, đó là những điều tôi tâm đắc và đã có được những thành công nhất định. Rất mong nhận được sự đóng góp chân thành của các đồng nghiệp để tôi có thể tiếp tục làm tốt công việc này trong những năm học tiếp theo. Tôi chân thành lắng nghe sự đóng góp ý kiến quý báu của Hội đồng khoa học trường, của Ngành và của các đồng nghiệp. Xin chân thành cảm ơn!
Thủ trưởng đơn vị xác nhận, đề nghị Người viết 
 (Ký, đóng dấu) (Ký, ghi rõ họ tên)
 Đỗ Thị Hồng Cẩm
BẢNG CHẤM ĐIỂM ĐỀ TÀI, SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
- Tên đề tài, SKKN: “Một vài kinh nghiệm trong công tác 
bồi dưỡng học sinh giỏi Văn 9”
- Tên tác giả: ĐỖ THỊ HỒNG CẨM
- Đơn vị: Trường THCS Phước Lý, huyện Cần Giuộc, tỉnh Long An
Tiêu chuẩn
Điểm chuẩn
Điểm của HĐ cơ sở
Điểm của HĐ cấp huyện
(Đối với GV MN, TH và THCS)
Điểm của HĐ ngành GD
Điểm của HĐ cấp tỉnh
1. Đề tài sáng kiến có yếu tố mới và sáng tạo:
3
- Hoàn toàn mới, được áp dụng lần đầu tiên
3
- Có cải tiến so với giải pháp trước đây với mức độ khá
2
- Có cải tiến so với giải pháp trước đây với mức độ trung bình
1,5
- Có cải tiến so với giải pháp trước đây với mức độ ít
1
- Không có yếu tố mới hoặc sao chép từ các giải pháp đã có trước đây
0
2. Đề tài sáng kiến có khả năng áp dụng:
3
- Có khả năng áp dụng trong toàn tỉnh hoặc ngoài tỉnh
3
- Có khả năng áp dụng trong đơn vị và có thể nhân ra ở một số nơi trong tỉnh
2
- Có khả năng áp dụng ở mức độ ít trong đơn vị
1
- Không có khả năng áp dụng trong đơn vị
0
3. Đề tài sáng kiến có tính hiệu quả:
4
- Có hiệu quả trong phạm vi toàn tỉnh
4
- Có hiệu quả trong phạm vi cấp sở, ngành, huyện, thành phố
3
- Có hiệu quả trong phạm vi cấp trường, phòng, ban, tổ, khối
2
- Không có hiệu quả cụ thể
0
Tổng cộng
10
Xác nhận của Hội đồng khoa học cơ sở:
(Ký tên, đóng dấu)
Xác nhận của Hội đồng khoa học cấp..
(Ký tên, đóng dấu)

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_vai_kinh_nghiem_trong_cong_tac_boi.doc
Sáng Kiến Liên Quan