Sáng kiến kinh nghiệm Một vài kinh nghiệm rèn luyện kĩ năng sống trong giảng dạy địa lí THCS

+ Thuận lợi:

 Được Bộ Giáo dục và Đào tạo, Sở giáo dục và Đào tạo Thừa Thiên Huế tổ chức tập huấn việc đổi mới phương pháp giảng dạy, đưa giáo dục kĩ năng sống vào dạy học các bộ môn. Bản thân luôn được tham gia tập huấn, rút kinh nghiệm về đổi mới phương pháp dạy học và giáo dục kĩ năng sống.

 Bản thân giáo viên có khả năng kinh nghiệm trong việc tích hợp, lồng ghép giáo dục kĩ năng sống trong môn học và các phong trào thi đua.

 Học sinh đa số có động cơ thái độ học tập và rèn luyện, có khả năng lĩnh hội các kĩ năng sống vào học tập và mọi hoạt động.

 + Khó khăn:

 Chương trình nội dung một số bài trong môn địa lí THCS còn nặng về kiến thức, không đủ thời gian để giáo dục kĩ năng sống cho học sinh.

 Cơ sở vật chất, trang thiết bị và quỹ thời gian nhiều khi chưa đảm bảo để tổ chức giáo dục kĩ năng sống cho học sinh.

 Một số học sinh được gia đình nuông chiều, thiếu quan tâm nên ý thức học tập chưa cao. Một em còn rụt rè ít giao tiếp nên thiếu khả năng để rèn luyện các kĩ năng sống.

 

doc6 trang | Chia sẻ: sangkien | Lượt xem: 4831 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một vài kinh nghiệm rèn luyện kĩ năng sống trong giảng dạy địa lí THCS", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GD & ĐT PHONG ĐIỀN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
 TRƯỜNG THCS ĐIỀN HÒA Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
 Điền Hòa, Ngày 28 tháng 4 năm 2012
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM, GIẢI PHÁP CÔNG TÁC
 Đề nghị công nhận danh hiệu: “Chiến sĩ thi đua cơ sở” năm học 2011 – 2012
Tên đề tài: Một vài kinh nghiệm rèn luyện kĩ năng sống trong giảng dạy địa lí THCS
I. Sơ yếu lí lịch:
 - Họ và tên: Lữ Lượng Nam, nữ: Nam
 - Quê quán: Điền Hòa – Phong Điền – Thừa Thiên Huế
 - Nơi thường trú: Điền Hòa – Phong Điền – Thừa Thiên Huế
 - Đơn vị công tác: Trường THCS Điền Hòa
 - Chức vụ hiện nay: Giáo viên
 - Trình độ chuyên môn nghiệp vụ: Đại học sư phạm môn địa lí
 - Những khó khăn thuận lợi trong việc thực hiện nhiệm vụ:
+ Thuận lợi:
 Được Bộ Giáo dục và Đào tạo, Sở giáo dục và Đào tạo Thừa Thiên Huế tổ chức tập huấn việc đổi mới phương pháp giảng dạy, đưa giáo dục kĩ năng sống vào dạy học các bộ môn. Bản thân luôn được tham gia tập huấn, rút kinh nghiệm về đổi mới phương pháp dạy học và giáo dục kĩ năng sống.
 Bản thân giáo viên có khả năng kinh nghiệm trong việc tích hợp, lồng ghép giáo dục kĩ năng sống trong môn học và các phong trào thi đua. 
 Học sinh đa số có động cơ thái độ học tập và rèn luyện, có khả năng lĩnh hội các kĩ năng sống vào học tập và mọi hoạt động.
 + Khó khăn:
 Chương trình nội dung một số bài trong môn địa lí THCS còn nặng về kiến thức, không đủ thời gian để giáo dục kĩ năng sống cho học sinh.
 Cơ sở vật chất, trang thiết bị và quỹ thời gian nhiều khi chưa đảm bảo để tổ chức giáo dục kĩ năng sống cho học sinh.
 Một số học sinh được gia đình nuông chiều, thiếu quan tâm nên ý thức học tập chưa cao. Một em còn rụt rè ít giao tiếp nên thiếu khả năng để rèn luyện các kĩ năng sống.
II. Sơ lược những đặc điểm tình hình đơn vị:
 1. Đặc điểm tình hình đơn vị:
 Trường THCS Điền Hòa được thành lập năm 1978. Tổng số học sinh hiện nay là 328 em/ 12 lớp, đội ngũ cán bộ giáo viên và nhân viên đã đạt chuẩn và trên chuẩn nhằm đáp ứng yêu cầu nâng cao nâng cao chất lượng dạy – học và các hoạt động.
 2. Thuận lợi:
 Trường THCS Điền Hòa có truyền thống đi đầu trong công tác triển khai mục tiêu giáo dục, các phong trào thi đua của Bộ và của Ngành. Do đó ngay từ đầu năm học ban giám hiệu đã triển khai việc giáo dục kĩ năng sống qua các môn học và các phong trào hoạt động của nhà trường.
 Đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh nhà trường luôn đoàn kết một lòng cùng chung sức phấn đấu xây dựng nhà trường vững mạnh và pát triển toàn diện.
 3. Khó khăn:
 Cơ sở vật chất trang thiết bị dạy học còn thiếu và xuống cấp có ảnh hưởng không nhỏ đến phong trào thi đua dạy và học. 
 Địa phương và phụ huynh học sinh ở vùng bãi ngang nên điều kiện đầu tư cho phong trào giáo dục và học tập của học sinh còn gặp nhiều khó khăn nên luôn có phần nào ảnh 
hưởng đến giáo dục kĩ năng sống cho học sinh.
III. Mục đích và yêu cầu của sáng kiến kinh nghiệm:
 1. Mục đích:
 Mục đích rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh trong giảng dạy môn địa lí nhằm xây dựng cho học sinh 12 giá trị cuộc sống là: Tôn trọng, hòa bình, hợp tác, hạnh phúc, chân thật, mạnh dạng, tình thương, trách nhiệm, giản dị, khoan dung, tự do và đoàn kết.
 2.Yêu cầu:
 Trang bị cho học sinh những kiến thức, thái độ, kĩ năng phù hợp. Trên cơ sở đó hình thành cho học sinh những hành vi, thói quen lành mạnh, tích cực loại bỏ những hành vi, thói quen tiêu cực trong các mối quan hệ, các tình huống và hoạt động hàng ngày.
 Tạo cơ hội thuận lợi để học sinh thực hiện tốt quyền, bổn phận của mình và phát triển hài hòa về thể chất, trí tuệ, tinh thần và đạo đức.
IV. Những giải pháp chính của sáng kiến kinh nghiệm:
 * Giải pháp 1:Giáo dục kĩ năng sống trong dạy học các phương pháp, kĩ thuật tích cực
 a. Trong phương pháp nhóm:
 Là phương pháp dạy học tích cực, giáo viên trở thành người thiết kế, tổ chức hướng dẫn hoạt động độc lập để học sinh chiếm lĩnh nội dung học tập chủ động đạt mục tiêu kiến thức, kĩ năng thái độ theo yêu cầu của chương trình. Trong quá trình tổ chức các hoạt động nhóm của học sinh giáo viên đã vận dụng để giáo dục các kĩ năng sống một cách tích cực như: 
 - Kĩ năng làm việc theo nhóm.
 - Kĩ năng xây dựng, phát triển tinh thần nhóm.
 - Kĩ năng lãnh đạo nhóm, phân công lao động trong hoạt động cụ thể.
 - Kĩ năng tư duy, phản hồi.
 - Kĩ năng các xung đột nhóm.
 Ví dụ: Dạy bài 20: Vùng đồng bằng sông Hồng, địa lí lớp 9
 Giáo viên lồng ghép vào hoạt động nhóm để giáo dục các kĩ năng làm việc theo nhóm, kĩ năng tư duy, phản hồi, kĩ năng giao tiếp, kĩ năng làm chủ bản thân để thu thập thông tin từ lược đồ, biểu đồ, bảng số liệu để phân tích đánh giá những thuận lợi và khó khăn của điều kiện tự nhiên, tài nguyên, dân cư – xã hội của vùng trong phất triển kinh tế, xã hội.
 Thông qua hoạt động nhóm để rèn luyện cho các em làm chủ trong mọi hoạt động, giúp cho từng thành viên bộc lộ ý kiến suy nghĩ, hiểu biết, thái độ của mình qua đó nâng cao ý thức kỉ luật, tinh thần tương trợ, hợp tác, thông qua hoạt động nhóm xây dựng mô hình tương tác trong xã hội để học sinh có kĩ năng quen dần sự phân công, hợp tác lao động xã hội.
 b.Trong phương pháp trực quan, vấn đáp tìm tòi (hay dạy học bằng các hoạt động khám phá hướng dẫn)
 khi dạy các bài có sử dụng các đồ dùng trực quan giáo viên tổ chức cho học sinh quan sát suy nghỉ vận dụng các kiến thức đã học để giáo dục kĩ năng tự phát hiện lại những tri thức, tự nghiên cứu để rèn luyện kĩ năng tự học.
 Tổ chức cho học sinh tự khám phá nội dung kiến thức để các em có kĩ năng tự đọc hiểu tích cực để hiểu sâu hơn, nhớ lâu hơn nhằm phát triển kĩ năng giải quyết vấn đề, kĩ năng tự trình bày.
 Ví dụ: Khi dạy bài 6: Thực hành đọc và phân tích lược đồ phân bố dân cư và các thành phố lớn ở châu Á, địa lí lớp 8. 
 Giáo viên hướng dẫn học sinh dựa vào lược đồ để liên hệ kiến thức để phân tích mối quan hệ giữa điều kiện tự nhiên và sự phân bố dân cư và các thành phố lớn ở châu Á để học sinh được trình bày những suy nghỉ ý tưởng, kĩ năng lắng nghe tích cực, tư duy, giao tiếp và hợp tác. Phương pháp này giúp các em tiến bộ về kĩ năng tư duy phản hồi giao tiếp, hợp tác ứng xữ, lắng nghe, đánh giá và có trách nhiệm quản lí thời gian trong học tập tốt hơn.
 c. Phương pháp dạy học theo dự án:
 Rèn luyện cho học sinh các kĩ năng điều tra khảo sát thực địa, tự vận dụng thực hành những kiến thức, kĩ năng tự khám phá thu thập thông tin nhằm rèn luyện kĩ năng xữ lí các thông tin và các vấn đề nãy sinh trong cuộc sống. Lồng ghép vào phương pháp này qua các bài dạy địa lí các lớp ở trường THCS giáo dục học sinh các kĩ năng bảo vệ môi trường, kĩ năng bảo vệ sức khỏe, giải thích các hiện tượng tự nhiên, biết giúp đỡ, đoàn kết, duy trì cuộc sống an toàn, kĩ năng phòng chống các thiên tai, thảm họa và ý thức phòng chống tai nạn giao thông.
 * Giải pháp 2: Tiến trình thực hiện giáo dục kĩ năng sống trong các tiết dạy học địa lí
 a. Khám phá: 
 Nhằm kích thích cho học sinh tự tìm hiểu xem các em đã biết gì về những khái niệm, kĩ năng, kiến thức. Trong bước này giáo viên học sinh thiết kế các hoạt động có tính chất trải nghiệm. Giáo viên và học sinh đặt các câu hỏi nhằm gợi lại những hiểu biết có liên quan tới bài học mới, giáo viên đóng vai trò người lập kế hoạch, khởi động, đặt câu hỏi nêu vấn đề, ghi chép. Học sinh cần chia sẽ, trao đổi, phản hồi, xữ lí thông tin ghi chép để nhằm đạt được mục đích về kiến thức và các kĩ năng sống cần phải rèn luyện.
 b. Kết nối: 
 Nhằm giới thiệu thông tin, kiến thức và kĩ năng mới thông qua việc tạo “cầu nối” liên kết cái “đã biết” và “chưa biết” cầu nối này sẽ kết nối kinh nghiệm hiện có của học sinh với bài học mới.
 Giáo viên luôn đóng vai trò người hướng dẫn. học sinh phát huy các kĩ năng sống như phản hồi, trình bày quan điểm; ý kiến; đặt câu hỏi, trả lời. Giáo viên sử dụng kĩ thuật chia nhóm thảo luận, người học tự tư duy khám phá, tự trình bày, tự mình là một khách mời và đóng vai để trả lời những yêu cầu của giáo viên và học sinh trong lớp đặt ra.
 Ví dụ: Khi dạy các bài về kinh tế, xã hội khi nêu những khó khăn và những hậu quả thì giáo viên đạt câu hỏi chất vấn học sinh nhũng vấn đề cáp bách phải giải quyết đố là gì. Học sinh đóng vai trò là trả lời các chất vấn để rèn luyện kĩ năng tư duy, kĩ năng phản hồi, kĩ năng tự quyết định 
 c. Thực hành, luyện tập:
 Giáo viên tạo cơ hội cho học sinh thực hành vận dụng kiến thức và kĩ năng trong một bối cảnh, hoàn cảnh và điều kiện có ý nghĩa, trong bước thực hành luyện tập giáo viên luôn đóng vai trò của người hướng dẫn người hổ trợ, học sinh đóng vai trò người thực hiện người khám phá.
 Ví dụ: Khi dạy bài địa lí kinh tế ở lớp 9. Giáo viên tổ chức cho học sinh đóng vai, viết luận, hỏi – đáp, trò chơi, tranh luận để giải quyết các vấn đề cần đặt ra.
 d. Vận dụng:
 Tạo cơ hội cho học sinh tích hợp, mở rộng và vận dụng kiến thức và kĩ năng có được vào các tình huống có vấn đề ở môn địa lí. Trong khâu này giáo viên có vai trò hướng dẫn và đánh giá, học sinh có vai trò lập kế hoạch, người sáng tạo, giải quyết vấn đề và trình bày đánh giá để giáo dục kĩ năng giao tiếp, kĩ năng hợp tác, kĩ năng giải quyết các mâu thuẩn và kĩ năng ra quyết định và giải quyết vấn đề trong học tập môn địa lí.
 Trên đây là một vài giải pháp nhỏ rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh trong dạy học môn địa lí ở trường THCS Điền Hòa mà bản thân đã thực hiện và đúc kết mang lại những kết quả và dự đoán có sức lan tỏa trong phạm vi toàn trường và toàn huyện.
 V. Những dự đoán, kết quả và những ảnh hưởng có sức lan tỏa trong phạm vi toàn huyện mà sáng kiến mang lại.
 1. Đối với học sinh:
 Học sinh đã tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo trong hoạt động nhóm, biết vận dụng các kĩ năng sống trong quá trình học tập, lao động và rèn luyện đạo đức.
 Qua trình giáo dục kĩ năng sống đã tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui hứng thú học tập cho học sinh. Học sinh đa số có ý thức, kĩ năng đối phó các mưu thuẩn, tình hình căng thẳng, có kĩ năng phòng chống các tệ nạn xã hội, phòng chống các thiên tai thảm họa, các tai nạn thương tích.
 Qua giáo dục kĩ năng sống trong môn địa lí học sinh có ý thức hơn trong bảo vệ môi trường, phòng chông HIV/AIDS, phòng chống ma túy, bạo lực học đường
 Qua khảo sát kiểm tra chất lượng học tập môn địa lí học kì I có 78% học sinh khá giỏi, 22% học sinh trung bình, không có học sinh yếu. So với kế hoạch năm học học sinh khá giỏi tăng 18%, xóa dược học sinh yếu của bộ môn.
 Có 05 học sinh đạt giải cao trong kì thi học sinh giỏi cấp huyện và tham gia gia thi học sinh giỏi cấp tỉnh.
 2. Đối với giáo viên và quản lí nhà trường:
 Đã tổ chức hội thảo và đúc rút kinh nghiệm có hiệu quả những kinh nghiệm, những giải giáo dục kĩ năng sống, xem đây là nội dung quan trọng để tích hợp, lồng ghép vào nội dung chương trình dạy học các bộ môn và các phong trào hoạt động của nhà trường và môn địa lí trong toàn huyện.
 Đối với lãnh đạo nhà trường đã tổ chức đúc rút kinh nghiệm, triển khai nâng rộng điển hình và coi đây là nội dung quan trọng trong phong trào thi đua “xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”.
 VI. Kết luận:
 Giáo dục kĩ năng sống trong môn học địa lí ở trường THCS nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh, nhằm đạt được những mục tiêu: Học để biết, Học để làm, Học để khẳng định mình, Học để chung sống.
 Giáo dục kĩ năng sống đã và đang chuyển hướng từ chủ yếu trang bị kiến thức sang trang bị những năng lực cần thiết cho cả thầy và trò nhằm nâng cao vị trí của người thầy và vai trò của người học trong quá trình phát triển và hội nhập.
 Giáo dục kĩ năng sống trong môn địa lí là quá trình sử dụng các phương pháp các kĩ thuật dạy học tích cực để học sinh được thực hành, trải nghiệm một số kĩ năng sống cơ bản cần thiết trong quá trình học tập và rèn luyện.
 Giáo dục kĩ năng sống rất đa dạng mang đặc trưng từng vùng, từng miền. Vậy khi sử dụng cần chú ý vận dụng một cách linh hoạt, sáng tạo cho phù hợp với nhu cầu, trình độ học sinh và đặc điểm cụ thể của nhà trường và địa phương.
 XÁC NHẬN, XẾP LOẠI HĐKH TRƯỜNG NGƯỜI VIẾT SÁNG KIẾN
 Xếp loại:
 LỮ LƯỢNG
 XÁC NHẬN, XẾP LOẠI CỦA HĐKH HUYỆN
 Xếp loại:
 TRƯỞNG PHÒNG
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO PHONG ĐIỀN
TRƯỜNG THCS ĐIỀN HÒA
SÁNG KIẾN KINH NGHIÊM, GIẢI PHÁP CÔNG TÁC
Đề nghị công nhận danh hiệu: “Chiến sĩ thi đua cơ sở” năm học 2011 – 2012
Tên đề tài:
 Một vài kinh nghiệm rèn luyện kĩ năng sống trong giảng dạy địa lí THCS
 Người thực hiện: Lữ Lượng
 Chức vụ: Giáo viên
 Điền Hòa, tháng 5 năm 2012 

File đính kèm:

  • docSKKNVai_kinh_nghiem_ren_luyen_ki_nang_song_trong_giangday_dia_li_THCS.doc
Sáng Kiến Liên Quan