Sáng kiến kinh nghiệm Một vài giải pháp để nâng cao tay nghề giáo viên

Giáo viên trường tiểu học là người làm nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục trong nhà trường , để thực hiện tốt nhiệm vụ này giáo viên phải rèn luyện đạo đức, học tập văn hóa, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ để nâng cao chất lượng và hiệu quả giảng dạy, giáo dục . Giáo viên có tay nghề vững vàng, giảng dạy có chất lượng mới tạo được niềm tin với phụ huynh học sinh và với ngành .

 Nhưng qua thực tế của từng trường thì bao nhiêu giáo viên được công nhận là giáo viên dạy giỏi cấp trường, cấp huyện ? nhất là những giáo viên ở vùng sâu, vùng xa

 Riêng bản thân khi còn là một giáo viên đứng lớp luôn phấn đấu, học hỏi để nâng cao tay nghề và chất lượng giảng dạy . Nhưng từ năm học 1999 – 2000 được phân công là Phó hiệu trưởng phụ trách chuyên môn của trường Tiểu học B Hòa Lạc thì càng quan tâm đến tay nghề của giáo viên nhiều hơn . Vì trường Tiểu học B Hòa Lạc lúc bấy giờ là một trong những trường trọng điểm của huyện thì cần phải tạo được uy tín với ngành và những trường bạn lân cận . Soi rọi lại giáo viên của trường, phong trào giáo viên dạy giỏi trong những năm qua chưa có giáo viên nào được công nhận là một giáo viên dạy giỏi cấp huyện ; tay nghề của giáo viên không đồng đều và trình độ chuyên môn của giáo viên trong trường rất đa dạng :

 -Một là, còn nhiều giáo viên hợp đồng trong qua trình công tác được tuyển dụng vào biên chế .

 -Hai là, giáo viên lớn tuổi, chưa qua bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm nên còn hạn chế trong quá trình nắm bắt và thay đổi phương pháp .

 -Ba là, kinh tế gia đình còn khó khăn ít có thời gian đầu tư cho chuyên môn và ít chịu học tập để hoàn chỉnh nghiệp vụ sư phạm cũng như nâng chuẩn sư phạm .

 

doc11 trang | Chia sẻ: sangkien | Lượt xem: 5453 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một vài giải pháp để nâng cao tay nghề giáo viên", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 giờ để xây dựng tay nghề :
	Sau khi ổn định nề nếp đầu năm của trường, Ban gám hiệu tiến hành kết hợp dự giờ giáo viên . Bước này vô cùng quan trọng, vì có dự giờ giáo viên thì Ban giám hiệu mới nắm được tình hình và cần xây dựng gì qua từng tiết dạy? Do đó, bước này phải tiến hành thường xuyên và liên tục, nếu không được thực hiên liên tục thì giáo viên dễ nhàm chán và không có hướng phấn đấu . Nhưng dự giờ thường xuyên mà không đánh giá cụ thể được cho từng tiết dạy và giúp đỡ cho giáo viên sửa chữa được điều gì dù có dự giờ bao nhiêu tiết cũng không đạt hiệu quả .
	Muốn tiết dự giờ có hiệu quả thì phải tiến hành qua hai giai đoạn :
	a/-Dự giờ theo kế hoạch : là Ban giám hiệu hàng tuần xem biên bản họp tổ của các khối, xem qua họp tổ các tổ đăng ký dạy để giáo viên trong tổ dự thì ban giám hiệu kết hợp lên kế hoạch dự để rút kinh nghiệm và chỉ đạo trong chuyên môn. Qua dự giờ của giáo viên, Ban giám hiệu phải làm được hai việc :
	-Một là, qua tiết dạy, ban giám hiệu phải góp ý cụ thể và chính xác về ưu, khuyết điểm trong từng phần của tiết dạy . Muốn làm được việc này, Ban giám hiệu phải nghiên cứu kĩ về nội dung và phương pháp giảng dạy của từng môn; Nói chung, là phải nắm vững về chuyên môn và thường xuyên trau dồi năng lực của bản thân một cách vững vàng thì mới đánh giá đúng . Từ đó, mới tạo chỗ tin cậy cho giáo viên .
	-Hai là, sau khi góp ý ưu, khuyết điểm của tiết dạy xong, chỗ nào giáo viên dạy chưa đúng phương pháp hoặc chưa nắm vững nội dung, Ban giám hiệu sẽ hẹn ngày phúc tra vấn đề đó, tức là dạy lại môn dạy đó xem qua phần góp ý về khuyết điểm thì giáo viên thực hiện và sửa chữa như thế nào ? Nếu thấy chưa hoàn chỉnh thì tiếp tục dự giờ xây dựng cho hoàn chỉnh ( Lưu ý phần này phải đi từng phần trong một tiết dạy chứ không bao quát cả một quy trình của bài dạy. Nếu xây dựng tràn lan thì giáo viên không nắm và khó khắc phục vì không biết sửa phần nào trước, phần nào sau ) .
	Ví dụ : Khi dự giờ thầy Nguyễn Văn A, tiết toán lớp hai, bài “ 9 cộng với một số : 9+5 ” .
	Trong tiết dạy, khi hình thành kiến thức cho học sinh giáo viên chỉ áp đặt như 9 + 5= 14 hay ( 9 + 2 = 11 , 9 + 3 = 12 ,  ) giáo viên chưa trực quan để học sinh thấy vì sao 9 + 5 = 14 hoặc chưa cho học sinh tự tìm tòi, khám phá ra kiến thức mới. Tức là giáo viên chưa cải tiến phương pháp, vận dụng còn lúng túng . Đến phần bài tập thực hành giáo viên cho học sinh làm bài nhưng giáo viên chưa nắm vững quy trình luyện tập do đó giáo viên giúp học sinh luyện tập đạt chưa cao . Vậy là, qua tiết dạy của thầy Nguyễn Văn A cần góp ý hai vấn đề : Phần hình thành kiến thức mới và quy trình giải bài tập . Đầu tiên người dự giờ phải xây dựng cho giáo viên bước hình thành kiến thức mới . Để bước này phù hợp với cải tiến phương pháp, lấy học sinh làm trung tâm thì phải tiến hành như sau :
	Bước 1 : Giáo viên nêu tình huống ( kết hợp gắn que tính và chữ số ở bảng cài ) .
	Có 9 que tính, viết số 9 lên bảng, thêm 5 que tính nữa, viết số 5 bên phải số 9 . Gộp lại được bao nhiêu que tính ? ( 9 + 5 = ? ) .
	Bước 2 : Giáo viên cho học sinh thao tác với que tính để tìm ra kết quả ( có thể bằng nhiều cách khác nhau ) .
	Học sinh thực hành trên que tính : Em lấy 9 que tính, thêm 1 que tính nữa là 10 que tính, 10 que tính thêm 4 que tính là 14 que tính,  Hoặc : Em đếm tiếp 9 que tính với 1 que tính là 10 que tính, 10 que tính thêm 1 que tính là 11 que tính ,  13 que tính thêm 1 que tính là 14 que tính , 
	Sau khi tìm được kết quả là 14 que tính, giáo viên ghi kết quả vào hàng ngang 9 + 5 = 14 và gọi học sinh nêu lại cách làm .
	Bước 3 : Giáo viên thao tác hợp lý : Gộp 9 que tính ở hàng trên với 1 que tính ở hàng dưới được 10 que tính ( bó lại thành một bó 1 chục ), 1 chục que tính với 4 que tính là 14 que tính .
	Bước 4 : Hướng dẫn học sinh đặt tính
	Có 9 que tính, gài 9 que tính lên bảng, viết số 9 vào cột đơn vị, thêm 5 que tính nữa, gài 5 que tính dưới 9 que tính, viết số 5 ở dưới số 9, 9 cộng 5 bằng 14, viết số 4 thẳng cột đơn vị, số 1 ở cột chục .
	Bước 5 : Cho học sinh tự lập bảng cộng 9 với các số còn lại ( thao tác với que tính ) bước này giáo viên cho học sinh hoạt động theo nhóm để tìm ra kết quả .
	Sau khi góp ý xong, Ban giám hiệu hẹn ngày để dự phúc tra lại phần vừa xây dựng, xem giáo viên có thực hiện đúng theo 5 bước đã được góp ý hướng dẫn không? Nếu thực hiện chưa hoàn chỉnh, sau đó tiếp tục dự và xây dựng cho thật vững, Ban giám hiệu chuyển qua xây dựng quy trình giải bài tập .
	*Tiến hành quy trình giải bài tập 4 bước :
	Bước 1 : Học sinh nêu đề toán ( tức là nêu yêu cầu của đề ) bước này giúp học sinh xác định được bài toán yêu cầu cần làm gì ?
	Bước 2 : Học sinh tự làm bài vào vở ( bước này giáo viên cần theo dõi, giúp đỡ học sinh trong khi các em làm bài ) .
	Bước 3 : Gọi học sinh lên bảng trình bày các bài giải và gọi học sinh nhận xét và sửa chữa bổ sung ( bước này lưu ý cần rèn chữ viết cho học sinh ).
	Bước 4 : Kiểm tra đối chiếu ( so sánh bài trên bảng với tập của các em ) và kiểm tra em nào làm chưa được để tiếp tục rèn luyện, giúp đỡ các em . Có nhiều hình thứckiểm tra ( kiểm tra bằng cách giơ tay hay cho các em đổi tập để kiểm tra lẫn nhau rồi báo cáo với giáo viên  ) .
	Nếu giải toán có lời văn thì cho học sinh tìm lời giải và cách giải khác ( nếu có ) đúng với yêu cầu đề bài để tạo niềm tin, đồng thời có những câu hỏi phát triển tư duy cho học sinh .
	Sau khi tiến hành dự giờ theo kế hoạch nếu thấy tiết dạy của giáo viên đã hoàn chỉnh ( tức là có sự chuẩn bị cho tiết dạy ) thì Ban giám hiệu tiến hành bước thứ hai là dự giờ không theo kế hoạch .
	b/-Dự giờ không theo kế hoạch :
	Là dự giờ không báo trước hay còn gọi là dự giờ đột xuất . Vì dự giờ đột xuất mới đánh giá được thực chất của tiết dạy và năng lực của giáo viên , dự giờ đột xuất hay thanh tra toàn diện một giáo viên không báo trước là theo xu thế phát triển hiện nay, xem hàng ngày giáo viên chuẩn bị cho tiết dạy như thế nào ?
	Thực hiện vấn đề này, ban đầu làm cho tâm lý của giáo viên có lo sợ, ảnh hưởng đến tiết dạy. Sau đó, dần dần tạo tâm lý ổn dịnh cho giáo viên khi dạy, dự đột xuất, tiến tới giáo viên mong được dự giờ để được góp ý, xây dựng tay nghề ngày càng vững chắc .
	Tiến trình dự giờ không theo kế hoạch cũng thực hiện như trên ( dự góp ý, dự phúc tra,  )
	4/-Kiểm tra chất lượng qua tiết dạy :
	Sau khi tiến hành dự giờ theo từng bước đã hoàn chỉnh, tiếp tục thực hiện bước kiểm tra chất lượng qua tiết dạy .
	Bước kiểm tra chất lượng qua tiết dạy góp phần không nhỏ trong quá trình nâng cao tay nghề cho giáo viên vì tiết dạy có sinh động và hoàn chỉnh đến đâu mà chất lượng không có xem như giáo viên dạy suông, dạy không đạt yêu cầu. Để bước này thực hiện có hiệu quả thì người dự giờ (Ban giám hiệu ) tiến hành kiểm tra như sau :
	a/-Kiểm tra chất lượng theo nội dung tiết dạy :
	Tức là sau khi giáo viên dạy xong tiết dạy đó thì người dự giờ ( Ban giám hiệu ) ra đề kiểm tra trong phạm vi tiết dạy đó xem học sinh nắm và vận dụng kiến thức đã học vào thực hành như thế nào qua khâu truyền đạt và cung cấp kiến thức của giáo viên .
	Vì kiểm tra như thế sẽ nắm được bao nhiêu phần trăm học sinh hiểu bài hay nắm được kiến thức. Sau đó, Ban giám hiệu sẽ trao đổi với giáo viên qua kiểm tra học sinh còn vấp phải phần nào, phần nào học sinh chưa nắm vững và yêu cầu giáo viên ôn tập lại phần kiến thức mà học sinh bị hỏng để ban giám hiệu tiếp tục phúc tra lại những học sinh chưa đạt . Phúc tra lần sau cũng với dạng kiểm tra như lần trước nhưng có thay đổi .
	Ví dụ : Một vài dạng đề kiểm tra
	*Khi dự bài “cộng hai số thập phân” toán lớp 5, ban giám hiệu ra đề :
	Tính có đặt tính :
	a/ 6,8 +7,9
	b/ 16,72 + 4,87
	c/ 12,348 + 34,67
	d/ 35,28 + 20
	e/ 20,8 + 6,25
	Qua đề kiểm tra trên nếu học sinh làm sai kết quả thì phải tìm được các nguyên nhân để giúp học sinh khắc phục ; như :
	-Cách đặt tính : xem học sinh đặt tính có thẳng hàng giữa phần nguyên và phần thập phân không .
	-Nếu đặt tính đúng mà kết quả còn sai thì lưu ý học sinh phần cộng có nhớ ở dấu phẩy học sinh có gộp vào giữa phần nguyên và phần thập phân không ? như :
	16,72	16,72
	+ 	 4,87	+	 4,87
	20,159 (S)	21,59 (Đ)
	-Cần theo dõi học sinh cách đặt dấu phẩy ở tổng vừa tìm được .
	*Khi dự bài “Luyện tập về từ ghép và từ láy” phân môn “Luyện từ và câu lớp 4”, người dự giờ có thể ra đề kiểm tra như sau :
	Qua đoạn thơ :
	Cụ già thong thả buông cần trúc
	Hồ rộng trời im mặt nước hồng
	Muôn vạn đài sen hương bát ngát
	Tuổi già vui thú với non sông
	Những từ được gạch chân trong đoạn thơ , em :
	a/-Hãy tìm từ láy và kiểu láy trong đoạn thơ trên .
	b/-Hãy tìm từ ghép và kiểu ghép trong đoạn thơ trên .
	Qua kiểm tra nếu học sinh làm bài chưa đạt yêu cầu thì giáo viên phải giúp đỡ học sinh xác định lại : đặc điểm cách láy hay bộ phận phụ âm đầu, vần, cả âm và vần của từ hoặc cách ghép của từ : Từ ghép phân loại hay từ ghép tổng hợp để học sinh nắm vững khi làm bài ở lần sau .
	Khi phúc tra, đối với môn toán thì thay đổi số ; môn tiếng viêt thì thay đổi nội dung trong một chủ đề ; môn tự nhiên xã hội có thể kiểm tra miệng hoặc kiểm tra theo hình thức trắc nghiệm 
	Qua mỗi lần phúc tra thì ban giám hiệu phải giao chỉ tiêu cụ thể để giáo viên phấn đấu và nâng chất lượng theo từng tiết dạy và giao chỉ tiêu nâng dần như :
	Lần 1 , đạt 50 % .
	Lần 2 , phải đạt 75 % .
	Lần 3 , phải đạt 95 % .
	Mỗi lần giao chỉ tiêu phải nâng dần yêu cầu, nếu lần trước em nào đạt yếu thì lần sau em đó phải được nâng lên điểm trung bình, còn trung bình thì nâng lên khá 
	b/-Kiểm tra chất lượng theo một chương dã học :
	Phần nay Ban giám hiệu giao cho tổ chuyên môn tổ chức thực hiện hàng tháng, tổ tự ra đề và kiểm tra lẫn nhau, sau đó tổ trưởng tập hợp, thống kê báo lên ban giám hiệu . Dựa vào kết quả kiểm tra của tổ, ban giám hiệu xem xét và ra đề phúc tra theo dạng đề của tổ đã thực hiện .
	Ví dụ :
	Đối với toán 4 , sau khi học xong chương 2 ( 4 phép tính với các số tự nhiên ) có thể ra đề kiểm tra như sau :
	Câu 1 : Tính ( có đặt tính ) : ( 4đ )
	528946 + 73529	;	435260 – 92753	;
	324 x 250	;	8750 : 35 
	Câu 2 : Tìm X	( 4đ )
	X – 487 = 513	;	224 – X = 48
	X : 8 = 125	;	940 : X = 5 
	Câu 3 : Một Sở Giáo dục – đào tạo nhận được 468 thùng hàng, mỗi thùng có 40 bộ đồ dùng học toán . Người ta đã chia đều số bộ đồ dùng đó cho 156 trường . Hỏi mỗi trường nhận được bao nhiêu bộ đồ dùng học toán?( 2đ )
	Hoặc đối với phân môn luyện từ và câu của lớp 5, sau khi học sinh học xong cách nối các vế câu trong những câu ghép, ban giám hiệu có thể cho đề như sau :
	Xác định các câu sau đây cách nối các vế câu trong câu ghép thuộc loại nào ?
Cách nối các vế trong câu ghép
Câu ghép
Dấu
câu
Bằng 1
QH từ
Bằng 1 cặp
QH từ
Bằng cặp từ hô ứng
Trời mưa to , đường rất trơn .
Chị Dung học lớp 10 còn em học lớp 5 .
Ngày chưa tắt hẳn , trăng đã lên rồi .
Nếu phong trào học tập bị ngừng lại thì nhân loại sẽ chìm đắm trong cảnh ngu dốt, trong sự dã man .
	Với nhưng dạng đề tổng hợp trên học sinh sẽ được củng cố kiến thức một chương đã học và giáo viên dễ kiểm tra được học sinh còn hỏng kiến thức ở chỗ nào, từ đó ôn tập và khắc sâu lại bài đã dạy cho các em .
	Bước này tiến hành cũng như trên là : Kiểm tra, phúc tra và giao chỉ tiêu nâng chất lượng để phấn đấu . Nếu bước này tiến hành thường xuyên thì giáo viên chủ nhiệm phải quan tâm nhiều hơn đến tiết dạy của mình cũng như lưu tâm đến từng đối tượng học sinh nhất là học sinh yếu kém .
	Lưu ý trong quá trình kiểm tra phải chặt chẽ, nếu kiểm tra không chặt chẽ thì sẽ phí công sức mà chúng ta đã thực hiện .
	5/-Phát động thi đua và khen thưởng :
	Bước này Ban giám hiệu kết hợp với công đoàn phát động phong trào dạy giỏi theo từng đợt như : chào mừng 20/11, sơ kết học kì I, ngày quốc tế phụ nữ 8/3 , 
	Qua mỗi đợt phát động thì Ban giám hiệu cùng công đoàn và tổ trưởng chuyên môn thành lập đoàn chấm chọn . Nếu giáo viên nào đạt giỏi thì được khen thưởng như : giấy khen, quyển sổ tay, viết ,  để khích lệ tinh thần . Dù món quà không đáng là bao nhưng nó sẽ thúc đẩy giáo viên phấn đấu dạy giỏi .
	6/-Một số biện pháp khác :
	Ngoài những việc làm trên, việc dự sinh hoạt tổ chuyên môn cũng góp phần nâng cao tay nghề cho giáo viên . Vì trong quá trình họp tổ chuyên môn là thời gian giáo viên cần tháo gỡ những thắc mắc, vấn đề khó dạy để cùng trao đổi, cùng thống nhất . Để những phần thắc mắc, khó giải quyết đi đến thống nhất trong từng vấn đề thì Ban giám hiệu phải thường xuyên tham gia sinh hoạt cùng các tổ chuyên môn . Ban giám hiệu chia ra mỗi đồng chí sẽ tham dự với các tổ từ 30 phút đến một giờ ( Ví dụ : trong mỗi buổi các tổ cùng họp thì 02 đồng chí trong Ban giám hiệu chia ra phụ trách theo dõi xem có những khó khăn nào cần giải quyết ) để nắm bắt kịp thời mà có hướng giải quyết, giúp đỡ và thống nhất chỉ đạo trong chuyên môn . Vì có tham gia sinh hoạt chuyên môn cùng các tổ thì hoạt động của mỗi tổ mới đi vào chiều sâu của phần trao đổi chuyên môn, còn đa phần thì các tổ chỉ họp để hoàn thành thủ tục hành chính tức là ghi cho đủ theo yêu cầu biên bản hoặc tổ trưởng giao thư ký ghi trước rồi đọc lại trong tổ nghe để thống nhất ký tên cho nên thiếu đi phần trao đổi ý kiến 
	-Thường xuyên kiểm tra về sự chuẩn bị cho một tiết dạy của giáo viên như bài soạn, đồ dùng dạy học,  Vì có soạn bài tốt và chuẩn bị đồ dùng dạy học đủ cho tiết dạy thì tiết dạy đó sẽ sinh động và thu hút học tập của học sinh. Từ đó, góp phần không nhỏ trong quá trình duy trì sĩ số học sinh .
	-Ngoài ra, Ban giám hiệu thường xuyên nhắc nhở giáo viên phải nghiên cứu chuyên san, tạp chí giáo dục, tài liệu có liên quan đến bài dạy, môn dạy,  để nâng cao sự hiểu biết và tầm nhận thức của mỗi giáo viên . Động viên anh em học tập nâng chuẩn về nghiệp vụ sư phạm dưới nhiều hình thức để đáp ứng nhu cầu phát triển hiện nay .
	-Kiểm tra việc học bồi dưỡng thường xuyên từng chu kì , xem qua việc nghiên cứu và học tập bồi dưỡng thường xuyên giáo viên vận dụng được vào thực tế giảng dạy như thế nào, phần nào cần giúp đỡ thêm để từ đó Ban giám hiệu có hướng giúp đỡ cho giáo viên .
	III/-KIỂM NGHIỆM LẠI KINH NGHIỆM VÀ KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC :
	Trong quá trình thực hiện những việc làm trên, bản thân kiểm tra lại từ năm học 1999 – 2000 cho đến nay thì tay nghề của giáo viên trong trường được nâng lên rõ rệt. Khi tổ chức dạy dự giờ giáo viên không ngán ngại, ít lúng túng khi có thanh tra viên ( kiêm nhiệm ) đến thanh tra toàn diện một giáo viên hoặc mạnh dạn đăng ký dự thi giáo viên dạy giỏi cấp trường , cấp huyện ,  tay nghề giáo viên ngày càng vững vàng hơn không còn dạng giáo viên yếu kém trong công tác giảng dạy và phong trào dự thi giáo viên giỏi hàng năm đều đạt .
	Trong tiết dạy giáo viên chuẩn bị chu đáo hơn cho tiết dạy của mình, ít dạy chay và sử dụng đồ dùng dạy học đều đặn hơn . Từ đó, góp phần không nhỏ trong quá trình xây dựng thư viện đạt chuẩn cũng như làm đồ dùng dạy học dự thi .
	Qua những năm xây dựng thì giáo viên đạt thành tích như sau :
	Qua các năm nêu trên, có năm 2000 – 2001 giáo viên dạy giỏi cấp huyện do năm lẻ nên Phòng Giáo dục không chấm chọn và năm 2002 – 2003 có một giáo viên dạy giỏi được nghỉ hưu trước tuổi theo chế độ nên số lượng giáo viên dạy giỏi có giảm so với các năm sau đó. Các năm còn lại phong trào giáo viên dạy giỏi các cấp có tiến bộ, rõ nét nhất là những năm sau này đạt giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh tăng dần .
	IV/-NGUYÊN NHÂN THÀNH CÔNG VÀ TỒN TẠI :
	1/-Thành công :
	-Có sự thống nhất cao trong Ban giám hiệu về quan điểm, chỉ đạo, xây dựng bồi dưỡng nâng cao tay nghề giáo viên trong từng học kì và năm học .
	-Hiệu phó chuyên môn nắm được yêu cầu của chuyên môn và theo sát các buổi sinh hoạt chuyên môn, tích cực tham gia dự giờ cùng các tổ để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc mà giáo viên còn vấp phải trong quá trình giảng dạy .
	-Sự đồng tình, lòng kiên trì và chịu khó của giáo viên để từng bước nâng cao tay nghề cũng như chất lượng giảng dạy .
	-Sự nhận thức của giáo viên xem danh hiệu giáo viên giỏi cơ sở , dạy giỏi cấp tỉnh là đích phấn đấu để đạt được của mỗi giáo viên trong quá trình công tác nhằm tạo lòng tin với phụ huynh, đồng nghiệp, với ngành và tất cả cũng vì học sinh thân yêu của chúng ta .
	2/-Tồn tại :
	-Một số ít giáo viên không chịu khó trong quá trình giảng dạy, chưa tiếp cận với việc đổi mới phương pháp nên chưa hòa nhập với xu thế phát triển hiện nay .
	-Còn một số anh em lớn tuổi nên còn gặp khó khăn trong việc học tập để nâng chuẩn .
	-Trong quá trình giảng dạy cũng có giáo viên chưa quan tâm đến danh hiệu giáo viên dạy giỏi, chỉ an phận, nên chưa nhiệt tình phấn đấu để vươn lên .
	V/-BÀI HỌC KINH NGHIỆM :
	Qua quá trình thực hiện “Một vài giải pháp để nâng cao tay nghề giáo viên”, bản thân rút ra được vài kinh nghiệm như sau :
	a. Đối với bản thân :
	-Là cán bộ quản lý thì phải không ngừng học tập, nâng cao năng lực chuyên môn để giúp đỡ và xây dựng tay nghề giáo viên cũng như tìm mọi biện pháp để nâng cao chất lượng giảng dạy . Nếu Ban giám hiệu ngán ngại, không thường xuyên nghiên cứu chuyên môn, học hỏi để nâng cao năng lực thì khó tiếp tay xây dựng tay nghề cho giáo viên đạt hiêu quả .
	-Thường xuyên dự giờ, thăm lớp để giúp đỡ giáo viên, tạo tinh thần vững vàng cho giáo viên khi đứng lớp. Trong góp ý xây dựng, cần đi sâu vào trọng tâm phần nào cần sửa hoặc bổ sung cho hoàn chỉnh, hạn chế góp ý gây khó chịu hoặc thiếu tế nhị để cùng nhau hoàn thành tốt nhiệm vụ giảng dạy .
	-Tạo niềm tin vững chắc cho giáo viên, làm tốt công tác tư tưởng đến giáo viên để từng giáo viên nhận thức tốt về trách nhiệm giảng dạy của mình mà phấn đấu vươn lên .
	-Việc ý thức, tự giác của mỗi giáo viên là một yếu tố quan trọng trong việc nâng cao tay nghề .
	-Sự hỗ trợ của tổ trưởng chuyên môn và giáo viên trong tổ cũng là một biện pháp đồng bộ giúp anh em tiến bộ như mở chuyên đề , thao giảng , ) .
	-Có sự phối hợp chặt chẽ giữa Ban giám hiệu, đoàn thể làm tốt công tác thi đua khen thưởng để làm đòn xeo thúc đẩy tinh thần phấn đấu của giáo viên .
	-Khi dự giờ, kiểm tra chất lượng của lớp phải làm thường xuyên liên tục để giúp cho giáo viên có sự chuẩn bị chu đáo trong giảng dạy .
	b. Đối với trường :
-Nề nếp giảng dạy của giáo viên ổn định, không còn dạy chay, chuẩn bị chu đáo ĐDDH cho tiết dạy, cách sử dụng thiết bị dạy học cho tiết dạy phù hợp và nội dung bài dạy sinh động hơn .
-Chất lượng dạy – học của thầy – trò từng bước được nâng lên .
-Phong trào dự thi giáo viên dạy giỏi, học sinh giỏi hàng năm đều đạt giải .
c.Đối với ngành: Để dễ dàng trong khâu quản lý và chấm chọn giáo viên dạy giỏi hàng năm, bộ phận chuyên môn của PGD&ĐT cần quan tâm chỉ đạo, thống nhất cách chấm chọn GVDG nhất quán từ trên xuống, đi vào quỹ đạo chung của ngành thì sẽ dễ dàng trong khâu kiểm tra, chỉ đạo cũng như nâng cao tay nghề GV, đồng thời nâng cao hiệu quả giáo dục, hạn chế được tình trạng học sinh yếu, chán học mà bỏ học và tiến tới phổ cập đúng độ tuổi.
	VI/-KẾT LUẬN :
	Trong quá trình quản lý nhà trường, trong đó nhiêm vụ chuyên môn được đặt lên hàng đầu, nếu Ban giám hiệu thường xuyên quan tâm tới tay nghề giáo viên, dự giờ, thăm lớp kiểm tra,  thì sẽ kích thích được sự hứng thú giảng dạy của giáo viên và học tập của học sinh. Khi giáo viên hưng phấn trong giảng dạy thì tay nghề anh em sẽ từng bước được nâng chất và phong trào giáo viên dạy giỏi của trường ngày càng đạt nhiều hơn. Từ đó, giáo viên sẽ phát huy được tính tích cực, tìm tòi, sáng tạo, hứng thú của học sinh, làm cho các em ham thích hơn trong học tập . Nếu học sinh có hứng thú trong học tập thì các em sẽ tích cực đến lớp, hạn chế được tình trạng lưu ban bỏ học và công tác chủ nhiệm của giáo viên đạt hiệu quả cao hơn, và sẽ tạo được niềm tin vững chắc nơi phụ huynh học sinh và đối với ngành .
	Trong xu thế phát triển hiện nay, mỗi cán bộ quản lý cần phải nổ lực nhiều hơn để tiếp cận với cái mới, cái hay của xã hội . Mong rằng, có sự đóng góp thêm của đồng nghiệp cùng nhau tạo cho giáo viên một chỗ dựa tinh thần để cho giáo viên của chúng ta đáp ứng được cuộc cách mạng khoa học của đất nước hiện nay .
	Hòa Lạc, ngày 25 tháng 10 năm 2010
	NGƯỜI VIẾT
	Trần Thanh Nhàn

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem.doc
Sáng Kiến Liên Quan