Sáng kiến kinh nghiệm Một vài biện pháp rèn học sinh yếu toán Lớp 1

 1. Thuận lợi

 - Học sinh đa số là con em thuộc địa bàn của xã, dễ liên lạc và phối hợp cùng phụ huynh giáo dục con em.

 - Được học chương trình giáo dục phổ thông 2018, có tiết học tăng buổi chiều để phụ đạo thêm cho học sinh.

 - Sách giáo khoa toán có kênh hình rất đẹp, sinh động gần gũi với đời sống của trẻ.

 - Học sinh được trang bị mỗi em 01 bộ đồ dùng học Toán.

 2. Hạn chế

 - Do nội dung dạy Toán mang tính trừu tượng.

 - Do sự nhận thức của học sinh lớp Một không đồng đều

 - Một số em tiếp thu kiến thức, hình thành kĩ năng tính toán chậm; khả năng phân tích tổng hợp, tư duy còn hạn chế không có khả năng vận dụng kiến thức vào bài tập; thái độ thờ ơ đối với học tập, ham chơi, lười học ngại cố gắng, chưa tự giác, chưa có động cơ học tập còn ỷ lại trông chờ giáo viên.

 - Phương pháp giảng dạy giáo viên chưa phù hợp, chưa quan tâm hết các đối tượng trong lớp chỉ chú trọng vào các học sinh khá giỏi; chưa có kế hoạch phụ đạo hợp lí.

 - Một số phụ huynh chưa thật sự quan tâm, chăm lo và đôn đốc con em mình học tập, còn phó thác cho thầy cô.

 3. Các giải pháp

 Từ những hạn chế trên tôi đã đưa ra một số giải pháp để rèn học sinh yếu Toán lớp 1 để nhằm giúp đỡ các em học sinh yếu vươn lên trong học tập; nắm vững các kiến thức cơ bản về kiến thức và kỹ năng toán 1 để làm nền tảng vững chắc cho các lớp trên, hăng say trong giờ học toán, nâng cao chất lượng dạy, học; hạn chế tối thiểu tỉ lệ học sinh yếu. Đồng thời cũng để trang bị cho tôi kiến thức sau này áp dụng trong quá trình giảng dạy.

 Đứng trước thực trạng như vậy, tôi đã nghiên cứu, tham khảo tài liệu, ghi chép những kinh nghiệm theo từng tiết dạy, trao đổi thảo luận với đồng nghiệp trong tổ, trong nhà trường cộng với một số kinh nghiệm trong quá trình dạy lớp 1 nhiều năm, tôi mạnh dạn đưa ra một số biện pháp để giúp các em học sinh lớp Một đạt chuẩn kiến thức kĩ, kỹ năng của chương trình toán lớp 1 như sau:

 a) Lựa chọn phương pháp phù hợp dạy cho HS.

 Do là học sinh yếu nên việc hiểu và nhớ của các em còn chậm, mau quên. Vì thế trong giảng dạy giáo viên luôn tìm ra các phương pháp giảng dạy thích hợp, có trọng tâm, bằng phương pháp trực quan sinh động, giảng dạy vấn đáp, chơi trò chơi toán học, sử dụng máy chiếu phối hợp đang xen nhau tạo hứng thú cho các em.

 b. Ngoài ra tôi còn xây dựng phong trào đôi bạn cùng tiến. Phong trào đã tạo điều kiện để học sinh khá, giỏi gần gũi, giúp đỡ các bạn học yếu kém siêng năng học tập, làm bài ở nhà, xây dựng niềm tin vào bản thân. Nhờ có sự giao lưu học tập, các em có học lực yếu hơn sẽ học hỏi bạn mình những điều hay, tích cực hơn trong học tập. Phong trào này đã góp phần giảm tỷ lệ học sinh yếu kém của lớp rất nhiều.

 

docx5 trang | Chia sẻ: Mạc Dung | Ngày: 13/01/2025 | Lượt xem: 61 | Lượt tải: 0Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một vài biện pháp rèn học sinh yếu toán Lớp 1", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 MỘT VÀI BIỆN PHÁP RÈN HỌC SINH YẾU TOÁN LỚP 1 
 Học sinh lớp Một đầu năm trẻ mới đến trường, trẻ rất bỡ ngỡ từ việc chuyển 
hoạt động chủ đạo từ chơi sang hoạt động học tập. Các em còn ham chơi. Đặc 
biệt là lần đầu tiên các em tiếp xúc với các bài toán, các em chưa biết gì về toán. 
Do đó việc học toán đối với các em là rất khó khăn.
 Trong quá trình giảng dạy môn Toán lớp 1, qua thực tế dự giờ thăm lớp của 
đồng nghiệp về tiết toán, tôi nhận thấy việc hứng thú học môn Toán của HS còn 
hạn chế, một số em không thích học môn toán, coi việc học toán là một công việc 
nặng nhọc, căng thẳng Điều đó ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng học toán 
nói riêng và các môn học khác nói chung. Qua thực tế giảng dạy lớp Một, tôi tìm 
hiểu về đặc điểm tình hình lớp như sau:
 1. Thuận lợi
 - Học sinh đa số là con em thuộc địa bàn của xã, dễ liên lạc và phối hợp cùng 
phụ huynh giáo dục con em.
 - Được học chương trình giáo dục phổ thông 2018, có tiết học tăng buổi 
chiều để phụ đạo thêm cho học sinh.
 - Sách giáo khoa toán có kênh hình rất đẹp, sinh động gần gũi với đời sống 
của trẻ.
 - Học sinh được trang bị mỗi em 01 bộ đồ dùng học Toán.
 2. Hạn chế 
 - Do nội dung dạy Toán mang tính trừu tượng.
 - Do sự nhận thức của học sinh lớp Một không đồng đều
 - Một số em tiếp thu kiến thức, hình thành kĩ năng tính toán chậm; khả năng 
phân tích tổng hợp, tư duy còn hạn chế không có khả năng vận dụng kiến thức 
vào bài tập; thái độ thờ ơ đối với học tập, ham chơi, lười học ngại cố gắng, chưa 
tự giác, chưa có động cơ học tập còn ỷ lại trông chờ giáo viên.
 - Phương pháp giảng dạy giáo viên chưa phù hợp, chưa quan tâm hết các đối 
tượng trong lớp chỉ chú trọng vào các học sinh khá giỏi; chưa có kế hoạch phụ 
đạo hợp lí.
 - Một số phụ huynh chưa thật sự quan tâm, chăm lo và đôn đốc con em mình 
học tập, còn phó thác cho thầy cô.
 3. Các giải pháp 
 Từ những hạn chế trên tôi đã đưa ra một số giải pháp để rèn học sinh yếu 
Toán lớp 1 để nhằm giúp đỡ các em học sinh yếu vươn lên trong học tập; nắm 
vững các kiến thức cơ bản về kiến thức và kỹ năng toán 1 để làm nền tảng vững Phong trào “Đôi bạn cùng tiến”
 c. Khi dạy các bài toán hình thành kiến thức mới giáo viên cho học sinh được 
trực tiếp sử dụng đồ dùng trực quan sẽ dễ lĩnh hội được kiến thức hơn.
*Ví dụ: Khi dạy bài “Cộng trong phạm vi 6”. Phép tính 4+ 2
 Để các em hiểu phép tính, giáo viên cho các em là tự làm việc với que tính 
tiếp thu bài tốt hơn. Chẳng hạn như dạy phép tính 4+ 2 = 6, giáo viên không nên 
áp đặt kiến thức hay tự giáo viên thực hiện các thao tác mà phải dạy cho học sinh 
thực hiện thao tác. 
 Cách 1: Gộp lại
 Cho học sinh đếm và lấy 4 hình vuông (tức là vừa đếm vừa lấy từng hình 
vuông) : (1, 2, 3, 4) sau đó tiếp tục cho học sinh đếm và lấy 2 hình vuông. Rồi 
hướng dẫn học sinh gộp hai nhóm hình vuông này với nhau. Đếm số hình vuông 
của nhóm này: 1, 2, 3, 4, 5, 6 và viết phép tính vào bảng con (công việc này gọi 
là thao tác gộp, giúp học sinh hiểu khái niệm phép cộng một cách chính xác nhất)
 Cách 2: Thêm vào
 Đã có 4 hình vuông thêm vào 2 hình vuông, có tất cả 6 hình vuông. Vậy 4 + 
2 = 6 
 Cách 3: Cộng bằng cách đếm tiếp
 Đã biết có 4 hình vuông nên khi lấy thêm 2 hình vuông thì chỉ cần bắt đầu 
từ 4 đếm tiếp 5, 6 sẽ biết có 6 tất cả 6 hình vuông và viết vào bảng con. 
 *Ví dụ: Khi dạy bài “Trừ trong phạm vi 8”. 
 Dạy phép tính 8 – 2 = 6 giáo viên cũng hướng dẫn học sinh làm theo hai cách 
 Cách 1: Bớt đi 
 Giáo viên cũng phải cho học sinh thực hiện các công việc sau: Đếm lấy 8 
hình vuông. Từ số 8 hình vuông này đếm lấy bớt 2 hình vuông sau đó đếm số 
hình vuông còn lại: 1, 2, 3, 4, 5, 6. Vậy 8 – 6 bằng 2
 Cách 2: Trừ bằng cách đếm lùi
 * Ví dụ: Dạy bài số 6 phần nhận biết thứ tự của số 6 Khi dạy học sinh làm tính cộng: 2 + 3 = 5. Bằng kinh nghiệm sống của trẻ, 
các em có thể trả lời ngay được kết quả là 5, song nếu chỉ nghĩ rằng học sinh chỉ 
học thuộc các phép tính làm đúng kết quả thôi thì chưa đủ mà người giáo viên 
cần làm cho học sinh hiểu cặn kẽ bản chất, ý nghĩa của phép cộng bằng các hình 
ảnh trực quan, động tác hoạt động của học sinh để từ đó rút ra “động tác gộp các 
nhóm đồ vật vào nhau chính là cơ sở của phép cộng hay nói cách khác đó chính 
là ý nghĩa của phép cộng.”
 – Giáo viên lấy các ví dụ trong thực tế, gần gũi với học sinh để giúp học sinh 
hứng thú học tập
 Kết luận: Sau khi thực hiện biện pháp trên với những học sinh yếu môn 
Toán, tôi thấy kết quả học tập của các em được nâng lên từng bước rõ rệt, mà 
không khí học tập của học sinh trong lớp trở nên sôi động hơn. Kĩ năng toán thành 
thạo hơn, các bài tập thực hành được các em trình bày một cách rõ ràng và cẩn 
thận, sạch sẽ.

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_mot_vai_bien_phap_ren_hoc_sinh_yeu_toa.docx
Sáng Kiến Liên Quan