Sáng kiến kinh nghiệm Một vài biện pháp nhằm tích hợp giáo dục hải đảo vào môn Lịch sử - Địa lí cho học sinh lớp 5A- Trường Tiểu học Thới Thuận

Năm học 2014 - 2015 này là năm học thứ ba mà ngành Giáo dục của chúng ta đã thực hiện tích hợp giáo dục Tài nguyên, Môi trường, Hải đảo cho học sinh cấp Tiểu học nói chung trong đó có học sinh lớp 5 nói riêng. Như chúng ta đã biết trẻ em là mầm non tương lai của đất nước. Đất nước có giàu mạnh, . được hay không là nhờ vào những mầm non mà chúng ta đang giáo dục hằng ngày. Trung Quốc đã chiếm đảo Hoàng Sa của chúng ta từ năm 1974 đến nay lại ngang nhiên đưa Dàn khoan Hải Dương 981 vào sâu trong thềm lục địa của Việt Nam thân yêu của chúng ta một cách ngang ngược làm cho Đảng, nhà nước, ta phải tốn nhiều thời gian, công sức, tiền của nhằm kêu gọi, đàm phán và yêu cầu Trung Quốc phải rút dàn kgoan Hải Dương 981 ra khỏi vùng biển thuộc chủ quyền và quyền tài phán của chúng ta một cách khó khăn. Sự ngang ngược đó của Trung Quốc đã làm cho dân dân Việt Nam những con người ghét chiến tranh và yêu chuộng hòa bình nhất thế giới phải phẫn nộ, đặc biệt là giai cấp công nhân. Vì phẫn nộ họ đã xuống đường biểu tình yêu cầu Trung Quốc rút dàn khoan Hải Dương 981 ra khỏi vùng biển và thềm lục địa của Việt Nam, hành động đó là một trong những biểu hiện tốt của lòng yêu nước của nhân dân Việt Nam.

doc10 trang | Chia sẻ: sangkien | Lượt xem: 4718 | Lượt tải: 5Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một vài biện pháp nhằm tích hợp giáo dục hải đảo vào môn Lịch sử - Địa lí cho học sinh lớp 5A- Trường Tiểu học Thới Thuận", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
lực thù địch xúi giục đã đập phá một số công ty của người nước ngoài đang đầu tư ở các tỉnh Bình Dương, Nghệ An,trong khi đó một số phần tử xấu đã lợi dụng thời cơ cướp của làm cho các công ty đó bị thiệt hại nặng nề. Họ đã làm mất đi hình ảnh đẹp của cuộc biể tình đòi chủ quyền của đất nước ta nói chung và hình ảnh con người Việt Nam hiền hòa mà dũng cảm, yêu nước, thân thiện thân thiện và hơn thế nữa là những con người luôn tôn trọng hòa bình, yêu chuộng hòa bình - tự do của các nước trên thế giới. Trong khi đó các bạn thấy đấy học sinh thân yêu của chúng ta chính là những mầm non tương lai, là trụ cột, là sự phát triển của nước nhà,  Các em có thật sự là chủ nhân tương lai của đất nước được hay không thì ngay từ lúc này chúng ta phải tích cự vẽ vào tâm trí học sinh những gì tốt đẹp về quê hương về đất nước và về Hải đảo của nước nhà. Sau này, những chủ nhân tương lai có thật sự phát triển đất nước để sánh vai với các cường quốc năm châu hay không? Có bảo vệ được toàn vẹn lãnh thổ, đặc biệt là vùng Hải đảo mà ông cha đã gầy dựng được hay không thì trước hết các em phải có hiểu biết để suy nghĩ đúng, hành vi đúng, hành động đúng,không bị kẻ xấu hay những thế lực thù địch xúi giục các em bước đầu phải có kiến thức, hiểu biết về luật biển, mà ngay từ lúc này các em đã có những hiểu biết đầu tiên qua những bài học được liên hệ giáo dục hằng ngày, hằng tuần; mà còn phải phải nhờ vào công học tập của các em và một phần không nhỏ do sự giáo dục của đội ngũ nhà giáo chúng ta. Chính vì lí do trên ngay từ khi được đi tập huấn đến khi áp dụng tích hợp giáo dục Biển đảo cho học sinh lớp 5A - Trường Tiểu học Thới Thuận tôi đã ý thức được mình phải cố gắng dạy kết hợp tích hợp giáo dục Hải đảo cho học sinh của tôi một cách tích cự, hiệu quả, bằng những từ ngữ dản dị, dễ hiểu - dễ nhớ; bằng những câu chuyện gần gũi, sinh đông qua hình ảnh về hải đảo để giúp các em hiểu, nhớ tên đảo, bước đầu các em biết một vài quy định về luật biển năm 1982 như: các quốc gia ven Biển Đông có lãnh hải không quá 12 hải lí kể từ đường cơ sở của mình. . Bước đầu gieo vào tâm trí các em sự tò mò về sự đa dạng của biển từ đó các em sẽ có hứng thú sưu tầm, đọc những gì có liên quan đến biển đảo nước nhà.
II. Nội dung sáng kiến:
 1. Khó khăn:
 - Giáo dục Hải đảo không có bài dạy riêng mà chỉ là dạy kết hợp tích hợp giáo dục một cách toàn phần, bộ phận hoặc giáo dục bằng cách liên hệ ở một số bài học có lên quan ở các môn và phân môn, trong đó có môn Địa lý.
 - Dạy tích hợp nên thời gian dành cho tích hợp giáo dục là rất hạn chế nếu không khéo sẽ không đảm bảo thời gian dạy của tiết học đó.
 - Giáo viên Tiểu học phải dạy rất nhiều môn nên việc có kiến thức chuyên sâu về Hải đảo còn chưa phong phú, mất rất nhiều thời gian sưu tầm và nghiên cưu.
 - Phương tiện dạy học như máy chiếu để phục vụ cho giáo viên không đủ vì trường
 tôi có tới ba điểm trường, một điểm trung tâm và hai điểm vệ tinh mà cả trường chỉ có một máy chiếu phục vụ cho tất cả mọi hoạt động chứ không chỉ dành cho công tác giảng day.
- Do đặc điểm tâm sinh lí của các em còn ham chơi, điều gì, bài nào mà giáo viên hay kiểm tra, hay hỏi tới thì các em còn lo học chứ chỉ tích hợp giáo dục thêm thì các em ít quan tâm đến nên khi được giáo viên yêu cầu về nhà sưu tầm sách, báo, về Hải đảo các em cũng chỉ tìm qua loa để đối phó với giáo viên.
- Đa số học sinh không quan tâm đến giáo dục Hải đảo vì đó chỉ là tích hợp giáo dục chứ không có trong trương trình thi của học sinh Tiểu học nói chung và học sinh lớp 5 nói riêng.
 - Học sinh bây giờ các em phải học quá nhiều điều nên việc tích hợp để các em biết về hải đảo thì được chứ các em nhớ được tên một số đảo, quần đảo là không rất khó.
 2.Giải pháp - Biện pháp khắc phục khó khăn trên:
 * Biện pháp, giải pháp tích hợp và giáo dục học sinh:
- Bị hạn chế về mặt thời gian nên trong tất cả các giờ học có yêu cầu tích hợp đặc biệt là các tiết học của môn Địa lí tôi thường nêu câu hỏi tìm hiêu thêm vào cuối mỗi tiết học để học sinh về nhà tìm hiểu trước qua sách báo, truyền hình, mạng Internet, qua ông bà, cha mẹ, anh chị trong gia đình, họ hàng hoặc là hàng xóm,
 - Dạy tích hợp nên thời gian dành cho giáo dục là rất hạn chế chính vì vậy tôi sử dụng các soạn giảng trên nền PowrPoint để đảm bảo thời gian dạy, sử dụng được nhiều hình ảnh, băng hình, thật sự hấp dẫn về biển đảo trong tiết học đó.
 + Để học sinh biết thêm tên một số quần đảo của nước ta tôi cho học sinh xem lựơc đồ và hình ảnh về hai quần đảo lớn của Việt Nam đó là Hoàng Sa, Trường Sa Việt Nam như nêu vị trí quan trọng của các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thân yêu của chúng ta có ảnh hưởng lớn đối với kinh tế, giao thương,  trên toàn thế giới. Tôi cho học sinh xem thêm về sự chiến đóng của Trung Quốc đối với quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam vào năm 1974 từ tay chế độ Việt Nam Cộng Hòa. 
- Tôi thường xuyên theo dõi, cập nhật tin tức Về Hải đảo về những bằng chứng thể hiện đó là vùng biển chủ quyền và quyền tài phán của Việt nam, luật biển năm 1982 để cung cấp cho học sinh ở những bài có tích hợp giáo dục Hải đảo để những điều đó bước đầu thấm dần vào suy nghĩ của các em, sau này các em có kiến thức cũng như tinh thần xây dựng và bảo vệ chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc mình một cách thông minh chứ không bị động để những kẻ thù địch dụ dỗ - lôi kéo làm những việc có hại cho người khác và cho đất nước minh.
- Giáo viên lấy ví dụ từ cuộc biểu tình ở Bình Dương, Nghệ An, có một số kẻ bị dụ dỗ - lôi kéo cướp của, đã và đang bị khởi tố ra tòa án,.
- Năm học vừa qua khi bản tin thời sự lúc 17 giờ đưa hình ảnh và thông tin của người phát ngôn Bộ ngoại giao Việt Nam Lê Hải Bình đã thông báo và yêu cầu Trung Quốc rút dút gian khoan Hải Dương 981ra khỏi thềm lục địa Việt nam tôi cũng mang tích hợp vào các tiết dạy đặc biệt là môn Địa lí nhằm giúp các em hiểu thế nào là chủ quyền, quyền tài phán, của Việt Nam ta đồng thời cũng vận động học sinh thi đua học học tập, vì học tập là là yêu nước, yêu nước phải cố gắng học giỏi, học giỏi để sau này góp phần vào việc bảo vệ và phát triển đất nước giàu mạnh,
- Đối với học sinh lớp 5, dựa vào tâm sinh lí học sinh thì các em học không tập trung được lâu, học mau chan, các em không thích phải tập trung vào một điều gì quá lâu, các em không thích nghe giảng nhiều, nếu giáo viên giảng nhiều các em sẽ mất tập trung chính vì vậy qua mỗi tiết học có yêu cầu tích hợp của ngành giáo dục tôi lại tổ chức cho các em xem hình ảnh; nghe các chú các bác lãnh đạo, các nhà nghiên cứu lịch sử về biển đảo Việt Nam (có hình ảnh kèm theo lời nói) ở trong và ngoài nước nói về nguồn gốc, các minh chứng bằng những tờ bản đồ, những ghi chép lịch sử cho thấy quyền chủ quyền của Việt nam ta được ghi nhận từ nhiều thế kỉ qua (mỗi clip chỉ cô đọng trong vòng vài phút là cùng. Tôi tích hợp như trên vào các tiết tích hợp giáo dục toàn phần (giáo dục toàn phần mọi lúc trong bài, hoặc bộ phận (giáo dục bộ phận là chỉ tích hợp giáo dục vào một hoạt động có liên quan mật thiết nhất ở trong bài dạy) để các em hiểu phần nào về chủ quyền biển đảo của nước nhà, để những điều biết được ấy bước đầu sẽ thấm dần vào tâm trí học sinh, khi đã có hiểu biết những chủ nhân tương lai của nước nhà sẽ yêu nước một các thông minh và phát huy truyền thốngcủa dân tộc mình. Tôi thường xuyên dạy trên nền PowrPoint ở các tiết tích hợp để gây sự hứng thú học tập cho các em từ đó các em sẽ ham học, góp phần cho tiết học đạt hiệu quả cao.
- Năm học 2013 - 2014 vừa qua tôi khuyến khích học sinh xem thời sự lúc 17 giờ, đây là việc làm rất khó vì các em chỉ thích phim, ca nhạc  tôi khuyến khích các em bằng cách giành 3 đến 5 phút (vào 15 phút đầu giờ) cho học sinh nói lại ý chính về biển đảo Việt Nam được phát lúc 17 giờ tối qua , khen ngợi và động viên các em bằng những tràng pháo tay, bằng khen ngợi dưới cờ,để các em hứng thú tìm hiểu về biển đảo quê hương.
- Để giáo dục lòng yêu nước cho học sinh là lồng ghép các em xem các cuộc biểu tình, sự đập phá của một số công nhân ở Bình Dương, Đồng Nai,do thiếu hiểu biết nên bị các phần tử xấu, những kẻ thù đich xúi giục gây mất an ninh trật tự, thiệt hại nhiều tài sản của một số doanh nghiệp, làm xấu đi hình ảnh đẹp của con người việt Nam nói chung và giai cấp công nhân nói riêng trong mắt bạn bè Quốc tế. Giáo dục học sinh phải chăm học học, học giỏi để hiểu và yêu nước một cách thông minh. Tuổi các em còn nhỏ các em cần phấn đấu được là: “Con ngoan, trò giỏi, cháu ngoan Bác Hồ” là các em đã yêu nước,  mai sau lớn lên góp phần xây dựng, phát triển đất nước giàu mạnh, công bằng, văn minh, lịch sự,. và bảo vệ đất liền, biển đảo nước nhà,
- Đối với học sinh lớp 5, các em chưa đủ lớn để tự hiể hết những từ ngữ của các phát thanh viên, nhà nghiên cứu, giáo viên cần cùng xem và giải thích cho các em hiểu một các chính xác và trung thực nhất không để các em hiểu sai lệch dẫn đến hậu quả không hay sảy ra trong tư tưởng của các em sau này.
- Khó khăn về phương tiện như máy chiếu tôi thường xuyên xem trước bài những bài có tích hợp hải đảo tôi đăng kí mượn máy chiếu đúng ngày, giờ sử dụng từ người quản lí thiết bị từ năm đến bảy ngày để có thể mượn được đúng giờ dạy.
Ví dụ khi tôi dạy bài: Địa lí Việt Nam (bài này được tích hợp giáo dục bộ phận)
 Tôi tích hợp vào Hoạt động 1:
 + Để học sinh biết được về vị trí địa lí nước ta có biển bao bọc, vùng biển nước ta thông với đại dương, thuận lợi cho việc giao lưu. Ở trường hợp này tôi dùng lược đồ Việt Nam trong khu vực Đông Nam Á chiếu lên và cho học sinh quan sát và chỉ ra phần đất liền, những nước giáp phần đất liền của nước ta. (nếu học sinh nêu thiếu giáo viên bổ sung và chỉ nói thêm cho học sinh biết đó là Trung Quốc, Lào, Cam - pu - chia.
 Tôi hỏi thêm: Biển bao bọc phía nào phần đất đất liền của nước ta? - học sinh thảo luận nhóm.
 - Giáo viên chốt lại như: 
Tôi hỏi thêm: Vậy tên biển là gì? Học sinh trả lời, tôi nhận xét kết luận Biển Đông và động viên học sinh nếu các em nêu sai, khen ngợi nếu học sinh nêu đúng.
- Giáo viên dùng hình ảnh, thuyết minh để học sinh vừa được nghe vừa được nhìn thấy hình ảnh đa dạng thì các em dễ hiểu tại sao vùng biển đó lại gọi là Biển Đông. Biển Đông là biển như thấ nào? Biển Đông là biển nửa kín ở Thái Bình Dương, được bao bọc bởi 9 nước . Đời sống cư dân và sự tăng trưởng của các nước này dựa rất lớn vào việc khai thác các nguồn lợi của các vùng biển. Chính vì vậy mà năm 1974 Trung Quốc đã dùng vũ lực đánh chiếm quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam ta từ khi miền Nam của nước ta vẫn còn chiến tranh sâm lược của Đế quốc Mĩ, chưa thống nhất đất nước.
 - Theo em Việt nam có mấy quần đảo lớn? 
 - Hãy nêu tên đảo và quần đảo lớn của nước ta? 
 - Tôi cho học sinh kể những đảo và quần đảo mà các em đã sưu tâm được từ yêu cầu của tiết học trước.
 - Giáo viên chốt lại: đảo Cát Bà, Bạch Long Vĩ, đảo Lí Sơn, Song tử Đông, Song Tử Tây, đảo Sinh Tồn, Côn Đảo, Phú Quốc,. quần đảo: Trường Sa, Hoàng Sa.
 - Đố các em quần đảo nào của Việt Nam bị Trung Quốc dùng vũ lực đánh chiếm? Chúng chiếm mất vào năm nào? 
 - Chếm từ tay Cộng Sản hay từ tay chế độ Việt Nam Cộng Hòa?
 - Trung Quốc chiếm đoạt như vậy có đúng với luật biểm năm 1982 hay không? Vì sao? 
 - Giáo viên chốt lại, giáo dục
 - Qua nhữn điều vừa được biết các em cần làm gì để phát triển và bảo vệ đất nước mình? 
 - Bác Hồ căn dặn các em điều gì khi bác đến thăm Đền Hùng?
 - Vậy em hay kể lại tên một số đảo và quần đảo lớn của nước ta mà em vừ được nghe, nhì thấy? 
 - Tôi kết luận và cho các em xem một số hình ảnh qua băng đĩa về một số quần đảo và đảo lớn ở nước ta như: đảo Cát Bà, Bạch Long Vĩ, Côn Đảo, Phú Quốc,; quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa. 
 - Quần đảo: Trường Sa hiện nay đang bị nước nào lấn chiếm?
 - Sau này lớn lên em sẽ là gì để qóp phần bảo vệ tổ quốc Việt Nam mình?
 * Như các bạn đã biết học sinh bây giờ các em phải học quá nhiều điều nên việc tích hợp để các em biết về hải đảo thì được chứ các em nhớ được tên một số đảo, quần đảo là rất khó chính vì vậy khi tích hợp tôi thường dùng hình ảnh sinh động, cách dùng từ ngữ sao cho dí dỏm, hài ước để hấp dẫn các em. Chúng ta phải biết uyển chuyển, sáng tạo,.. trong giảng dạy không nên không cứng nhắc gây nhàm chán cho học sinh.
 - ví dụ như tích hợp vào bài: Vùng biển nước ta
 + Đặc điểm: nước biển ở vùng biển nước ta không bao giờ đóng băng, thuận lợi cho giáo thông và đánh bắt hải sản,
 + Vai trò: Biển là nguồn tài nguyên lớn, cho ta dầu mỏ, khí tụ nhiên, muối, các, tôm, Biển là đường giao thông quan trọng
Sự tăng trưởng của các nước này dựa rất lớn vào việc khai thác các nguồn lợi của các vùng biển,.
 + Hãy nêu tên hai quần đảo lớn nhất thuộc chủ quyền của nước Việt Nam ta?
 + Quần đảo nào của nước ta đã bị Trung Quốc chiếm ? 
 + Theo Công ước về Luật biển năm 1982 mà các em đã được biết ở tiết tích hợp trước thì việc dùng vũ lực đánh chiến vùng biển chủ quyền của nước khác có được công nhận là hợp pháp hay không? Vì sao?
 + Là học sinh lớp 5 các em sẽ làm gì để đòi lại chủ quyền biển đảo mà Trung Quốc đã dùng vũ lực chiếm đóng?
 + Nếu được nói một câu với kẻ chiếm đoạt quần đảo Hoàng Sa của chúng ta các em sẽ nói gì?
 III. Tính mới, tính hiệu quả và khả thi, phạm vi áp dụng:
 1. Tính mới:
.
 2. Tính hiệu quả và khả thi:
 a. Tính hiệu quả:
- Trong năm học 2013 - 2014 tôi đã áp dụng sáng kiến này và thu được kết quả khả quan.
 Em hãy nêu hai quần đảo lớn của Việt Nam?
 Em hãy kể tên một số đảo của nước ta (nêu ít nhất năm đảo) thì kết quả trả lời câu hỏi đó của lớp 5A đạt kết quả rất cao, 100% học sinh trả lời được ý a, 24/26 chiếm 92,3%; em đạt điểm tối đa ở ý b.
- Riêng học sinh lớp tôi đã bắt đầu thích xem thời sự thay vì chỉ thích xem phim.
 b. Tính khả thi:
 -Tôi cảm thấy rất vui, tôi vui trong niềm vui và hạnh phúc của các em vì chính điều đó làm tôi có thêm động lực, niềm tin tiếp tục cố gắng để giú đỡ các em hiểu biết thêm về chủ quyền biển đảo nước nhà, để được thấy niềm vui, hạnh phúc của học trò khi có sự hiểu biết sâu rộng của mình, của các bạn mình về biển đảo qua diễn đạt trong môn học, trước bài viết ở các tiết ngoài giờ hay dưới cờ,góp phần nâng cao kết quả môn học. Đúng như mong đợi của tôi, các học trò của tôi đã làm rất tốt, cuối năm học này lớp tôi đã đạt được kết quả rất cao ở môn Lịch sử- Địa lí, phần Địa lí đã góp phần vào việc nâng chất lượng của môn Lịch sử- Địa lí lớp tôi vượt chỉ tiêu đề ra rất nhiều. Theo thống kê kết quả thi định kì cuối năm học lớp tôi đem so sánh với kết quả của các lớp khác như 5B, 5C thì số học sinh đạt điểm tối đa ở môn học này là rất khả quan. 
 3. Phạm vi áp dụng:
 Năm học 2013 - 2014 trường tôi đã áp dụng áp dụng tai lớp 5A, đạt kết quả cao. Chính vì vậy mà năm học này, năm học 2014 - 2015 đã được 
 IV. Kết luận:
- Trong quá trình giảng dạy, giáo viên phải luôn theo sát, tích hợp giáo dục biển đảo một cách hợp lí, sáng tạo nhằm gây sự chú ý, tò mò tìm hiểu về biển đảo trong mỗi học sinh, ... Từ đó phát hiện ra những khó khăn, vướng mắc mà học sinh không hiểu,để giúp đơ, giáo dục kịp thời.
- Giáo viên cần căn cứ vào đặc điểm của lứa tuổi của các em mà giáo dục sao cho phù hợp về vùng biển và thực tế chủ quyền đã có từ bao đời nay của dân tộc Việt Nam ta. Giáo viên phải giáo dục sao cho mỗi học lớp mình phụ trách giảng dạy biết về chủ quyền biển đảo quê hương, công ước tính vùng biển chủ quyền của các nước vên biển theo luật biển năm 1982, các em hiểu đúng về chủ quyền. Từ đó biết yêu quý chủ quyền biển đảo, biết góp sức lực nhỏ bé của mình hưởng ứng các chiến dịch Góp đá xây Trường Sa, vì Biển đảo thân yêu bằng những việc làm cụ thể như vẽ tranh, nhắn tin, quyên góp tiền nhỏ bé từ việc quyên góp giấy vụn của mình để ủng xây dựng Trường sa thân yêu. Viết thư tham hỏi các chú bộ đội đang ngày đêm canh giữ biển đảo nước nhà, 
 - Giáo viên phải không ngừng học hỏi, tự tìm hiểu, nghiên cứu để nâng cao trình độ tay nghề. Có nắm chắc kiến thức về biển và luật biển thì giáo viên mới có thể giúp học sinh hiểu biết sâu và nhớ các quần đảo, của nước nhà.
- Nếu có thời gian giáo viên đầu tư nghiên cứu hoặc cùng đồng nghiệp nghiên cứu biên soạn thêm các câu hỏi lựa chọ cho học sinh là thêm ở nhà để các em nắm vững và nhớ lâu hơn các quần đảo, đảo ở Việt Nam ta.
Ý kiến xác nhận của thủ trưởng đơn vị.
......................................................................................
......................................................................................
......................................................................................
......................................................................................
......................................................................................
......................................................................................
......................................................................................
......................................................................................
.....................................................................................
 Ngày 16 tháng 9 năm 2014.
Người báo cáo
 Trương Thị Thắm
PHẦN ĐÁNH GIÁ CỦA BAN XÉT DUYỆT
.......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

File đính kèm:

  • docSKKN_tich_hop_bien_dao_cho_hoc_sinh_lop_5.doc
Sáng Kiến Liên Quan