Sáng kiến kinh nghiệm Một vài biện pháp giúp học sinh Lớp 4 viết văn miêu tả đạt kết quả cao

Tiếng Việt của người Việt là một kho báu.Con người dần tìm hiểu,nghiên cứu chiếm lĩnh kho báu ấy qua từng giai đoạn, từng thời kỳ và qua từng lứa tuổi.Đối với học sinh tiểu học, tìm hiểu, nghiên cứu Tiếng Việt dành cho các em, bước đầu có phần nhẹ nhàng, đơn giản, nhưng điều đơn giản đây không phải là “ bình thường” hay “ không quan trọng” mà là một bàn đạp, một nền tản để các em thâm nhập vào toàn bộ Tiếng Việt nắm hiểu và sử dụng Tiếng Việt như sử dụng kho báu để đạt hiệu quả cao.Dạy Tiếng Việt ở bậc tiếu học nói chung và lớp 4 nói riêng, ta cần phải nắm rõ nhiệm vụ của từng phân môn. Trong bộ môn Tiếng Việt có rất nhiều phân môn: Tập đọc; Luyện từ và câu; Kể chuyện; Tập làm văn.Trong số các phân môn đó thì tập làm văn có vị trí rất lớn trong chương trình Tiếng Viêt, góp phần hệ thống lại kiến thức tiếng mẹ đẻ cho học sinh, làm phong phú tâm hồn các em, góp phần tích lũy được vốn sống bằng những hiểu biết và cảm xúc của bản thân thông qua hoạt động quan sát hằng ngày trong cuộc sống.Cần quan sát thường xuyên và quan sát bằng nhiều giác quan, đó là yêu cầu quan trọng để có vốn sống phong phú, có cái nhìn về thế giới xung quanh tinh tế hơn, nhạy cảm hơn, phù hợp với tâm lí lứa tuổi ngây thơ,hồn nhiên giàu cảm xúc.Ở lớp 4 chương trình Tập làm văn có rất nhiều thể loại. Đối với thể loại văn miêu tả là một thể loại gắn liền nhiều nhất với hoạt động quan sát, qua miêu tả về vật, về phong cảnh và nhất là tả người, sẽ thể hiện tình cảm chân thật, bộc lộ cá tính năng lực, ngôn ngữ và khả năng cảm thụ sáng tạo cho mỗi học sinh.Để giúp các em đạt được điều này, tôi xin giới thiệu đề tài : “ MỘT VÀI BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH LỚP 4 VIẾT VĂN MIÊU TẢ ĐẠT KẾT QUẢ CAO.”

doc15 trang | Chia sẻ: sangkien | Lượt xem: 9441 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một vài biện pháp giúp học sinh Lớp 4 viết văn miêu tả đạt kết quả cao", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 pháp dạy học đổi mới hiện nay.
 	Từ các môn học trong chương trình như: khoa học, địa lí; lịch sử, đạo đức, mĩ thuật...đã hổ trợ đắc lực cho phân môn tập làm văn. Qua môn học, học sinh được khám phá thế giới xung quanh về động, thực vật.Các em thực hành chăm sóc động thực vật và quan sát sự phát triển của chúng.Kiến thức thu được qua lí thuyết và thực hành làm giàu vốn sống, vốn hiểu biết cho các em.Chính vì vậy khi làm bài văn thuộc thể loại văn miêu tả ( cây cối, con vật), các em sẽ tả cặn kẽ, sinh động và thể hiện được tình cảm một cách chân thực hơn.
 Ví dụ: Trong môn địa lí, học sinh nắm được tầm quan trọng và cách chăm sóc cây lúa, nên khi tả cánh đồng lúa chín các em sẽ vận dụng kiến thức học bên môn địa lí, để tả được ích lợi của cây lúa và cách chăm sóc, giữ gìn.
Trong môn khoa học: Thông qua các bài học trong chương Động vật - thực vật, học sinh nắm được đặc điểm, ích lợi, cũng như cách chăm sóc con vật, cây cối, từ đó học sinh vận dụng vào làm văn miêu tả.
 	Em Huyền lớp tôi đã viết đoạn văn tả ích lợi của cây chuối như sau:
 	 ...Chuối xanh để nấu bún ốc, Chuối tiêu chín ngọt lừ, thơm lựng, ăn vào vừa ngon, vừa bổ dưỡng.Chuối chẳng bỏ thứ gì cả, thân chuối là thức ăn cho lợn,củ chuối, lá chuối khô, lá chuối xanh dùng được rất nhiều việc.Chuối có ích như thế nên bà em thường xuyên chăm bón cho chuối luôn tươi tốt.
- * Thông qua tiết luyện từ và câu, giáo viên cho học sinh nắm vững cấu trúc câu như câu kể, câu cảm, câu ghép...Đặc biệt là biết sử dụng câu mở đoạn trong thực hành viết văn miêu tả.
 	- Đối với đối tượng học sinh:trung bình, yếu: Tôi chỉ rèn các em viết được câu đơn giản, đúng.
 - Đối với đối tượng khá, giỏi:Khuyến khích các em áp dụng các câu đúng, hay,tránh viết câu văn rườm rà, lủng củng. Trong văn miêu tả thường hay sử dụng nhiều nhất các dạng câu: Câu kể Ai làm gì?, Ai thế nào?, ngoài ra thỉnh thoảng có sử dụng câu kể Ai là gì? Phần thể hiện cảm xúc thường hay sử dụng dạng câu cảm, câu hỏi thể hiện sự khen chê...
 Ví dụ1: Bây giờ tôi còn là một chú bé lên mười. Mỗi lần đi cắt cỏ, bao giờ tôi cũng bức một nắm cây mía đất, Khoan khoái nằm xuống cạnh sọt cỏ đã đầy và nhấm nháp từng cây một. Buổi chiều ở làng quê ven sông thật yên tĩnh.
 Ví dụ 2:Ôi, càng ngắm nhìn chú gấu bông tôi càng thấy thích thật! Sao mà dễ thương, mà đáng yêu đến thế? Chú gấu là niềm vui, niềm kiêu hãnh của tôi đấy!
 	*Trong phân môn tập đọc: Những bài tập đọc mang phong cách nghệ thuật chiếm tỷ lệ cao trong chương trình Tập đọc 4 như: Chú Đất Nung, Cánh diều tuổi thơ (miêu tả đồ vật); Sầu riêng, Hoa học trò (miêu tả cây cối); Con Sẻ, Con chuồn chuồn nước, Con chim chiền chiện (miêu tả con vật). Qua những bài Tập đọc này, giáo viên cần hướng dẫn để học sinh hiểu về cấu tạo của một bài văn miêu tả, cách quan sát các sự vật, cách dùng từ ngữ, câu và cách sử dụng nghệ thuật trong khi viết văn miêu tả. 
* Như vậy chúng ta thấy việc tích hợp các môn học vào môn tập làm văn nói chung, thể loại văn miêu tả nói riêng là rất quan trọng, nên giáo viên khi dạy trên lớp cần dạy tốt tất cả các môn học để giúp học sinh học tốt môn văn cũng như các môn học khác.
4*Thông qua tiết trả bài, chú ý sửa lỗi cho học sinh và dạy các em nắm rõ các biện pháp tu từ trong một số đoạn văn bài thơ mẫu:
 Với biện pháp này, tôi tổ chức cho lớp: Mỗi em làm một quyển sổ tay, gọi là “ sổ tay văn học” để học sinh ghi lại những khái niệm của mỗi biện pháp tu từ cần sư dụng ở lớp 4. Ngoài ra các em còn ghi những ý, từ, câu văn có hình ảnh gợi tả, có sử dụng các biện pháp tu từ...mà các em tìm được ở mọi lúc, mọi nơi. Khi nào các em quan sát, nhìn thấy, phát hiện, nghĩ ra là các em ghi vào sổ tay ngay.
 Đến giờ trả bài, học sinh sử dụng những câu, từ ghi được ở sổ tay của mình để thi, trình bày trong nhóm, trong lớp. Thông qua thảo luận, sửa bài của cô, của bạn...các em học tập những câu văn hay và ghi vào sổ tay của mình. Cứ như thế, tích lũy dần dần, vốn từ các em sẽ khá lên và từ đó các em sẽ viết văn đạt kết quả cao.
 	* Nói về các biện pháp tu từ thì có rất nhiều nhưng ở lớp 4 các em chỉ cần nắm và vận dụng được các biện pháp tu từ nhân hóa, so sánh, điệp từ ngữ, đảo ngữ.
 1.Đối với biện pháp tu từ so sánh: 
 Thực chất của so sánh tu từ là việc làm trực tiếp đối chiếu hai đối tượng có thuộc tính chung nào đó (thuộc tính giống nhau) nhằm biểu hiện một cách hình tượng, phẩm chất bên trong của đối tượng.Quy tắc so sánh thiên về chức năng nhận thức hơn là biểu cảm.Nó được vận dụng nhiều phong cách ngôn ngữ.
 Về cấu tạo hình thức , quy tắc so sánh luôn luôn tồn tại hai vế (vế so sánh và vế được so sánh) trên lời nói. Trên thực tế có một số hình thức so sánh.
 - A: Vế được so sánh, B là vế so sánh
 A: ( như, tựa như, dường như, giống, giống như, như là...) B
 Ví dụ: Trong bài : TRĂNG ƠI ... TỪ ĐÂU ĐẾN? Có viết:
 Trăng hồng như quả chín
 Lững lơ lên trước nhà
 ( A như B)
 Hoặc có những trường hợp không có từ so sánh nhưng là so sánh ngầm (ẩn dụ)
 VD: Bài: NHỮNG CHÚ GÀ XÓM TÔI (Võ Quãng)
 ..... mỏ búp chuối, mào cờ hai cánh như hai vỏ trai úp...
 Hình ảnh so sánh ngầm là:mỏ búp chuối, mào cờ ( mỏ như búp chuối, mào đỏ như màu cờ) Cách so sánh ngầm như vậy làm cho câu văn hay và sinh động hơn.
 * Hình thức so sánh làm cho lời văn gãy gọn, rắn rỏi, cụ thể sinh động, đem đến cho người đọc ấn tượng mới mẻ và sâu sắc về đối tượng được miêu tả.
2/Đối với biện pháp điệp từ ngữ :
 	 Điệp ngữ là quy tắc diễn đạt mà trong một câu, một đoạn văn hoặc cả bài văn, bài thơ người ta lặp lại một cách có ý thức hai hay nhiều lần những từ ngữ như nhau, những câu văn hay đoạn văn như nhau nhằm mục đích nhấn mạnh nội dung biểu đạt.
 Ví dụ : Bài 15 (sách Tiếng Việt 4 tập I) có viết :
 Nếu chúng mình có phép lạ
 ...........................................
 Tha hồ hái chén ngọt lành
 Nếu chúng mình có phép lạ
 ...........................................
 Đứa thì ngồi lái máy bay
 Nếu chúng mình có phép lạ
 ...........................................
 Mãi mãi không còn mùa đông.
 Câu nếu chúng mình có phép lạ Được lặp lại 6 lần trong bài nhằm nói lên ước muốn của các bạn nhỏ rất thân thiết, đó là những ước mơ cao đẹp: ước mơ cuộc sống no đủ, ước mơ được làm việc, ước mơ thế giới luôn hòa bình.
 Cái quan trọng ở đây là học sinh biết được « điệp từ ngữ » là hình thức lặp lại từ ngữ (hoặc câu) ở đầu câu, giữa câu, cuối câu, (hoặc cả đoạn văn có tác dụng nhấn mạnh,làm nổi bật và phát triển ý mình muốn trình bày, tình cảm biểu lộ... Đồng thời giúp cho lời văn mạnh mẽ, mạch văn thông suốt âm điệu hài hòa.
 3/Đối với biện pháp nhân hóa :
 Hình ảnh nhân hóa này các em đã được làm quen từ hồi học lớp ba, sang lớp bốn,giáo viên cần nhấn mạnh cho học sinh hiểu biện pháp tu từ nhân hóa là dùng những từ ngữ chỉ thuộc tính, hoạt động của người để biểu thị những tính chất hoạt động không phải con người.Hoặc coi các đối tượng không phải người như con người và tâm tình trò chuyện với chúng.
 Ví dụ : Bài thơ : « CHỢ TẾT » của Đoàn Văn Cừ (Tiếng Việt 4 tập 2), có những câu dùng biện pháp nhân hóa như sau :
 «... Sương hồng lam ôm ấp nóc nhà gianh
 ... Núi uốn mình trong chiếc áo the xanh
 Đồi thoa son nằm dưới ánh bình minh.”
 Gíup học sinh hiểu những trạng thái, cử chỉ: ôm ấp, uốn mình, thoa son là của con người, nhưng tác giả dùng cho núi, đồi, sương. Đây là biện pháp nhân hóa mà Đoàn Văn Cừ đã dùng để nói lên vẻ đẹp sinh động của thiên nhiên trên đường đi chợ Tết.
 Ngoài ra hình ảnh nhân hóa được sử dụng rất nhiều trong các bài văn, thơ, đoạn văn mẫu trong môn tập đọc cũng như môn tập làm văn, luyện từ và câu...
 Một đoạn văn trong bài tập làm văn có viết: Đêm huyền diệu đã rủ hoa cà chua lặn theo vòng thời gian chuyển vần. Hoa biến đi để cây tạo ra những chùm nõn chung màu với lá.
4.Đối với biện pháp tu từ đảo ngữ:
 Học sinh cần nắm biện pháp tu từ đảo ngữ là nhằm nhấn mạnh về một vấn đề nào đó, một đặc điểm nào đó của đối tượng cần nói đến. Có nghĩa là thay đổi cấu trúc ngữ pháp của câu để biểu thị những sắc thái, ý nghĩa cảm xúc đặc biệt.Điều này được thể hiện qua bài tập đọc: “ BÀI CA VỀ TRÁI ĐẤT” ( Định Hải)
 ....
 “Vàng, trắng, đen...dù da khác màu ”
 Tác giả đã đảo ngữ “da khác màu”ra sau để nhấn mạnh trẻ em trên thế giới dù không cùng màu da cũng thương yêu nhau, đoàn kết nhau.
 Trong bài “ HÀNH TRÌNH CỦA BẦY ONG” ( Nguyễn Đức Mậu) học sinh tìm thấy ngay được câu tác giả dùng biện pháp đảo ngữ: 
 “ Chắt trong vị ngọt mùi hương
 Lặng thầm thay/ những con đường ong bay”
 VN CN
Học sinh tìm hiểu phát hiện ra cái đẹp, cái hay trong câu thơ này là với cách đảo vị ngữ lên trước đã góp phần nhấn mạnh được ý nghĩa đẹp đẽ của sự lao động thầm lặng không mệt mỏi của bầy ong thật đáng khâm phục.
 *Sau khi học sinh hiểu được cái hay của việc sử dụng các các biện pháp tu từ trong các đoạn văn, thơ,...Thì giáo viên tổ chức cho học sinh tự tìm những câu văn có sử dụng các biện pháp tu từ (với nhiều hình thức học tập khác nhau).
 Ví dụ1: Các nhóm thi tìm những hình ảnh so sánh và đặt câu với những hình ảnh vừa tìm được:  - Học sinh tìm: (chỉ lấy ví dụ tiêu biểu trong rất nhiều ví dụ học sinh tìm được).
 - Thân bút tròn nhỏ, thon thon như ngón tay út của mẹ.
 - Hoa chuối thon nhọn như búp măng màu tím hồng.
 - Mặt biển sáng trong như tấm thảm khổng lồ bằng ngọc thạch.
 - Dòng sông tựa một tấm gương tráng thủy ngân xanh soi rõ trời cao và những cánh cò trắng muốt bay qua.
 - Dải mây mỏng như dải lụa trắng dài vô tận.
 - Ánh mắt dịu hiền của mẹ là ngọn lửa sưởi ấm cả đời con.
 - Cây phượng vĩ ở cổng trường đã nở hoa đỏ giống như một bó đuốc khổng lồ.
 ....
Ví dụ 2: Giáo viên tổ chức trò chơi : “Ai nhanh trí hơn sẽ thắng?”, Nội dung chơi: Tìm những từ ngữ chỉ hoạt động của sự vật, của thiên nhiên nhằm chỉ thuộc tính hoạt động của con người.
 Nhóm 1: tìm được:
 + Gió khóc, gió rền rĩ, trăng chiếu mơ màng, trăng vui cười với sao,sóng thì thào cùng sông, vầng trăng hiền hòa, mặt trời chạy trốn,sân trường khoác chiếc áo màu xanh.
 Nhóm 2: Sông thì thầm , mưa rầu rĩ, rừng cau mày, bông hoa tươi cười.
 Nhóm 3: Mẹ con chị vàng ăn riêng một chỗ, chị gió nhón chân đi nhè nhẹ, mặt trời thức dậy.
 * Kết quả: nhóm 1 thắng.
Ví dụ3: GV cho những câu :
 - Một thế giới ban trắng trời trắng núi.
 - Dòng sông quê tôi đáng yêu biết bao.
 - Những cánh cò trắng muốt tung tăng trên đồng lúa chín.
 - Những chuyến xe qua tấp nập trên đường.
 HS đảo lại:
 - Trắng trời, trắng núi, một thế giới ban.
 - Đáng yêu biết bao, dòng sông quê tôi.
 - Tung tăng trên đồng lúa chín, những cánh cò trắng muốt.
 - Tấp nập trên đường những chuyến xe qua.
Khi đảo ngữ như vậy nhằm nhấn mạnh ý miêu tả của từng câu văn.
 *Từ việc học sinh tìm từ đặt câu có sử dụng các hình ảnh nhân hóa, so sánh, điệp từ ngữ, đảo ngữ như trên, giáo viên cho học sinh luyện viết đọan văn, bài văn( theo thể loại đang học) có sử dụng các câu văn tìm được như trên( có thể học sinh làm tại lớp hoặc giao bài về nhà), sau đó giáo viên chấm và sửa lỗi.
 Ví dụ: 
Em Ly Na lớp tôi làm văn tả cây bút,có đoạn viết :  «  Cây bút dài gần bằng một gang tay của em. Thân bút tròn nhỏ, thon thon như ngón tay út của mẹ. Mũi bút nhọn có hạt bi tròn như hạt cát. Nhờ hạt bi ấy mà chữ em đều và đẹp như in. Em rất thích cây bút này. Em sẽ gữi gìn cẩn thận để dùng được lâu hơn. »
 	 Hay trong bài tập làm văn tả cây chuối của em Lan , viết : « Hoa chuối cong cong mềm mại,thuôn dài như búp măng màu tím hồng.Rồi theo dòng thời gian, chiếc hoa chuối ấy nở thành những nải chuối con, những quả chuối trên mỗi nải to tròn, màu ngọc thạch xếp thành hai hàng uốn cong cong chỉ lên trời. Quả nào cũng có một mẫu núm đen như đội chiếc mũ bảo hiểm tí hon. Dưới nắng xuân, buồng chuối sáng ngời lên, trông rất ngon lành và đẹp mắt.
 	Với hình thức so sánh mà các em đã sử dụng đã làm cho lời văn gãy gọn, rắn rỏi, cụ thể sinh động, đem đến cho người đọc ấn tượng mới mẻ và sâu sắc về đối tượng được miêu tả.
 	Còn đây là đoạn văn có sử dụng biện pháp tu từ điệp từ, ngữ của học sinh Đỗ Thanh Trúc lớp 4/1 viết :  « Cứ cuối năm, gần đến dịp nghỉ hè em lại trông ngày, trông đêm, trông cho thời gian trôi thật nhanh...để được về quê ngoại ăn quả chín trong vườn của bà. » (bài văn tả cây ăn quả).
 	 Em Dương Ngọc Trãi , viết đoạn văn nói về tình cảm bạn bè :  « Cái ngày ấy bây giờ đã lùi xa, nhưng em vẫn nhớ, nhớ lắm, nhớ da diết, nhớ không nguôi hình ảnh cô bạn nhỏ nhắn, sáng nào cũng cùng em cắp sách tung tăng tới trường. »
 Hay những đoạn văn mà các em đã sử dụng biện pháp tu từ nhân hóa như sau:
 -“...những buổi chiều, con đường làng em đang chìm vào giấc ngủ.Hàng cây đứng yên canh gữi cho con đường yên giấc...” (bài viết của em Nguyễn Thị Thúy-lớp 4/1).
 -“...Chú chó nhà em rất đáng yêu. Nó đỏng đảnh lắm, cái đuôi cong cong vẻ làm duyên.Khi ăn cơm phải gọi nhẹ nhàng nó mới ăn.Nó ăn từ tốn và rất khoảnh ăn. Ăn xong nằm lăn ra ngủ ngon trông hiền lành lắm...” (Ngọc Trâm lớp 4/1).
 -“ ...Bông thì lồ lộ phô trương sự đằm thắm , xòe rộng bộ váy của mình, khoe cả nhị vàng thơm ngát. Bông thì mỉm cười, duyên dáng, e lệ dưới tán lá. Những bông trẻ hơn, khỏe hơn thì tua tủa, gọn gàng đứng ngay ngắn bên hoa mẹ...” ( Kim Vy-lớp 4/1).
......
5* Phối kết hợp các hoạt động ngoài giờ lên lớp để tích lũy vốn hiểu biết và bồi dưỡng tâm hồn giàu cảm xúc cho các em.
 	Mỗi văn bản tập làm văn mà học sinh sản sinh được (ở hình thức nói hay viết) đều thể hiện rất rõ vốn thực tế của học sinh. Do đó giáo viên phải tổ chức tốt các tiết  hoạt động ngoại khoá, các tiết học dành cho địa phương ở các môn Đạo đức, TN&XH ... , sinh hoạt Đội thiếu niên, sao nhi đồng, các hoạt động văn hoá, TDTT, các phương tiện thông tin như chương trình phát thanh học đường, đọcsách báo ở thư viện, truyền thanh, truyền hình, các tiết chào cờ hàng tuần,... cho tất cả học sinh đợc tham gia để các em có cơ hội tích luỹ  kinh nghiệm sống và vận dụng khi làm văn.
 	Để đáp ứng yêu cầu trên, chúng tôi đã phối kết hợp chặt chẽ với giáo viên Tổng phụ trách, nhân viên phụ trách thư viện, giáo viên dạy Hát nhạc,... để tổ chức tốt các tiết: Chào cờ, Thể dục, Hát nhạc, tổ chức tốt các buổi nói chuyện truyền thông vào những ngày lễ lớn 20/11, 22/12, 19/5 .... , tổ chức đọc sách báo ở thư viện có hiệu quả. Tổ chức các Hội thi văn nghệ, TDTT, câu lạc bộ văn thơ, với nội dung như: Kể chuyện, đọc thơ, hát, diễn kịch, tiểu phẩm, sáng tác thơ văn, ...
Việc tổ chức tốt các hoạt động ngoài giờ lên lớp có tác động tốt tới dạy học Tập làm văn (nói chung)và thể loại văn miêu tả (nói riêng) trong nhà trường, bởi nó cung cấp cho học sinh những hiểu biết sinh động từ thế giới hiện thực và các em 
được cảm nhận thật bằng các giác quan. Qua đó học sinh có thể dùng từ ngữ chuẩn, sản sinh câu văn hay,  đoạn văn hay vào bài văn đặc sắc lôi cuốn người nghe, người đọc.
 Ví dụ:Các em đã từng tham gia dự sinh hoạt kỉ niệm 22/12 , nên khi làm văn tả lại buổi lễ sinh hoạt kỉ niệm 22 tháng12 do Liên đội trường tổ chức. 
 Vì đã tận mắt chứng kiến nên học sinh sẽ thuận lợi trong việc làm bài tập này.
V.KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU:
 Qua đợt kiểm tra thường xuyên và kiểm tra định kỳ, đối chiếu với năm qua tôi thấy khả năng viết văn của các em khá lên rất nhiều (nhất là đối với thể loại văn miêu tả), chất lượng môn tập làm văn tăng lên cao. Đối với những em học sinh khá, giỏi khả năng viết văn của các em vượt hẳn so với đầu năm.
 Sau đây là bảng chất lượng môn tập làm văn của lớp tôi đầu năm và giữa kìII :
* Đầu năm học 2009 - 2010: 
Lớp
TSHS
Giỏi
Khá
TB
Yếu
Dưới TB
4/1
30
2/ 6,7
7/ 23,3
14/ 46,7
7/23,3
7/ 23,3
* Cuối kì I của năm học 2009-2010: Với đề văn :Tả lại quyển sách toán 4 mà em đang dùng. 
 Chất lượng đạt được như sau:
Lớp
TSHS
Giỏi
Khá
TB
Yếu
Dưới TB
4/1
30
9/ 30%
10/ 33,3%
9/ 30%
2/6,7%
2/ 6,7%
 Giữa kì 2: Đề bài: tả lại một cây có bóng mát mà em thích.
 Chất lượng đạt được như sau:
Lớp
TSHS
Giỏi
Khá
TB
Yếu
Dưới TB
4/1
30
12/ 40%
14/ 46,7%
4/ 13,3%
/
/
VII.KẾT LUẬN:
Người ta nói rằng “ kiến tha lâu cũng đầy tổ”, tôi tin tưởng rằng cách mà tôi áp dụng sẽ làm cho các em càng thêm thích thú và “thấm dần” qua từng bài viết.Đồng thời phát huy tính nhạy bén tư duy tìm tòi nghệ thuật hay lạ.Tuy chưa sử dụng hết tất cả các biện pháp tu từ nhưng nó là bàn đạp vững chắc để các em tiến xa hơn trong nhận thức.
 	Với đề tài này, tuy chưa áp dụng hầu hết ở các tiết dạy nhưng nó cũng góp phần không nhỏ trong sự thành công về mặt chuyên môn của tôi và vốn Tiếng Việt cho học sinh lớp tôi. Qua thực hiện, tôi đã rút ra được một số kinh nghiệm rằng:
 - Tổ chức quan sát tốt đối tượng miêu tả (bằng nhiều hình thức dạy học khác nhau), để từ đó các em xây dựng được dàn bài chi tiết trước khi làm hoàn chỉnh một bài văn. Không nhất thiết đến giờ học mới quan sát, mà có thể hình thành thói quen cho học sinh quan sát ở mọi lúc, mọi nơi khi các em cảm thấy thích.
 - Luôn luôn khuyến khích các em học sinh đặt câu văn có biện pháp tu từ trong các giờ học Tiếng Việt.
 	- Tổ chức dạy tốt tiết trả bài văn viết, chú ý sửa chữa câu, từ,không được bỏ qua bất kì một lỗi nhỏ trong bài viết của học sinh.Trong tiết trả bài, sau khi sửa chữa lỗi xong, bằng nhiều hình thức dạy học,giáo viên nên phân tích khai thác những biện pháp tu từ mà học sinh khá,giỏi sử dụng, cũng như ở trong một số đoạn văn, bài thơ mẫu, để học sinh cả lớp nắm và vận dụng.
 	 - Trong quá trình soạn giảng,chịu khó khai thác hết ý đồ của người viết sách.
 - Linh hoạt tổ chức cho học sinh vui mà học, thay đổi nhiều hình thức học tập.Khuyến khích các em đọc và sưu tầm những bài viết hay của nhiều tác giả có ở sách học, sách tham khảo, báo chí,...
 - Tích hợp các môn và các phân môn học khác vào dạy tập làm văn (nói chung), dạy văn miêu tả (nói riêng).
 	- Bản thân giáo viên luôn nghiên cứu, học hỏi, đọc thêm nhiều sách báo, nhiều tài liệu chuyên môn.
 - Từ thực tế học sinh của lớp mình, giáo viên cần nắm rõ các đối tượng nào, thường hay mắc lỗi gì,hổng chỗ nào,để dạy cho các em nắm bắt kiến thức kịp thời.
 	- Khen ngợi, tuyên dương những em viết văn hay, có sử dụng nhiều biện pháp tu từ trong khi làm văn.
 Trên đây là nội dung đã thể hiện, tôi đã viết lại những gì mình đã làm được ở lớp nhằm mục đích để học sinh lớp 4 viết văn hay.Trong khi thực hiện đề tài này chắc không tránh khỏi những thiếu sót, rất mong ý kiến đóng góp của Hội đồng khoa học các cấp và các bạn đồng nghiệp, để sáng kiến kinh nghiệm của tôi được hoàn chỉnh hơn. Tôi xin thành thật cảm ơn.
VIII. ĐỀ NGHỊ: 
Muốn viết văn tôt là điều không dễ đối với học sinh bậc tiểu học, ngoài sáng kiến đóng góp nhỏ bé trên, tôi có thêm một số đề nghị như sau:
 - Nhà trường nên mở những lớp ngoại khóa để tạo điều kiện cho giáo viên học tập những sáng kiến kinh nghiệm hay và thiết thực về phân môn tập làm văn nói riêng và môn Tiếng Việt nói chung, qua đó giáo viên áp dụng trong quá trình dạy học của mình, nhằm nâng cao chất lượng môn Tiếng Việt cho học sinh.
 	Cần bỏ bớt những tiết tập làm văn quá tải và ít thiết thực ( luyện tập tóm tắc tin tức; điền vào giấy tờ in sẵn...), thay vào đó những tiết thực hành viết câu, đoạn thuộc chủ đề bài viết sắp đến.
 	Vì tranh ảnh phục vụ cho việc dạy tập làm văn miêu tả rất ít,nên đề nghị nhà trường tổ chức cho các tổ 4& tổ 5 thi làm đồ dùng dạy học phục vụ cho việc dạy văn miêu tả, trong năm học đến.
 I X. TÀI LIỆU THAM KHẢO
TT
Tên tác giả
Tên tài liệu tham khảo
Nhà xuất bản
Năm x/bản
1
2
3
4
NguyễnMinhThuyết
 ( chủ biên)
Lê Thị Mỹ Trinh &
NgThị Hương Trầm
Trần Mạnh Hương
Đình Trọng Lạc
Sách Tiếng Việt lớp 4 tập một; tập hai
171 Bài văn hay
Luyện tập về cảm thụ
 văn học
Phương tiện và biện pháp tu từ Tiếng Việt
Giaó dục
Tổng hợp thành phố HCM
Giao dục
Giaos dục
2007
2002
1994
 X.MỤC LỤC:
PHẦN I: TÊN ĐỀ TÀI: Giúp học sinh lớp 4 viết văn tốt qua nhận biết biện pháp tu từ trong một số bài thơ, đoạn văn mẫu trong chương trình.
PHẦN II. ĐẶT VẤN ĐỀ
PHÂN III. CƠ SỞ LÍ LUẬN
PHẦN IV. CƠ SỞ THỰC TIỄN
PHẦN VI. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
 Biện pháp thực hiện: -Biện pháp chung
 -Biện pháp cụ thể
PHẦN VII. KẾT QUẢ
PHẦN VIII. KẾT LUẬN
PHẦN I X. ĐỀ NGHỊ
PHẪNX. PHỤ LỤC
PHẦN XI. MỤC LỤC

File đính kèm:

  • docSKKNgiaiBcaptinh0910.doc