Sáng kiến kinh nghiệm Một vài biện pháp giáo dục kĩ năng sống cho học sinh Lớp 2 thông qua hoạt động nhóm
Những nội dung lý luận có liên quan trực tiếp đến vấn đề nghiên cứu
Từ năm học 2008–2009, Bộ GDĐT ban hành chỉ thị 40/2008/CT-BGDĐT phát động phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” trong đó nội dung thứ 3 trong 5 nội dung chính là “Rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh”;
Việc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh trong nhà trường phổ thông được thực hiện thông qua dạy học các môn học và tổ chức các hoạt động giáo dục nhưng không phải là tích hợp thêm kĩ năng sống vào nội dung các môn học và hoạt động giáo dục; mà theo một cách tiếp cận mới, đó là sử dụng các phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực để tạo điều kiện, cơ hội cho học sinh được thực hành, trải nghiệm kĩ năng sống trong quá trình học tập. Như nhà giáo dục vĩ đại J.A.Comenxki (1592-1670) đã nói: “Dạy học là một nghệ thuật”;
Trong chỉ thị 3399/CT-BGDĐT có nhấn mạnh “Tăng cường giáo dục đạo đức, lý tưởng, rèn luyện kĩ năng sống, ứng xử cho học sinh để chuẩn bị cho việc học tập, lao động ở giai đoạn tiếp theo”;
Giáo dục phổ thông đã và đang từng bước đổi mới theo hướng từ chủ yếu là trang bị kiến thức sang trang bị những năng lực cần thiết cho các em học sinh, phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của người học phù hợp với từng lớp học. Tăng cường khả năng làm việc theo nhóm, vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh. Khả năng giáo dục kĩ năng sống thông qua hoạt động nhóm thể hiện qua phương pháp dạy học của mỗi giáo viên. Vấn đề là ở chỗ vận dụng và chuyển hoá các phương pháp kĩ thuật dạy học của mỗi giáo viên. Không có phương pháp, hình thức dạy học nào là độc tôn, mà điều cần thiết là tính sáng tạo của mỗi người thầy. Do đó, giáo viên phải tìm tòi, sáng tạo, vận dụng linh hoạt các phương pháp kết hợp với biện pháp, thủ thuật, vào thực tế. Qua mỗi bài học, giáo viên phải biết được cần giáo dục cho học sinh kĩ năng sống gì. Từ đó, học sinh có được cơ hội rèn luyện, thực hành nhiều kĩ năng sống cần thiết ấy.
Thực ra việc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh ở nước ta nói chung và huyện nhà nói riêng còn đang ở giai đoạn khởi động, học sinh còn yếu về kĩ năng làm việc tập thể, làm việc theo nhóm. Việc đổi mới phương pháp dạy học tuy đã lấy học sinh làm trung tâm nhưng chưa đáp ứng được những vấn đề liên quan đến kĩ năng sống cho học sinh. Đa số giáo viên chỉ thiên về việc dạy chữ, dạy như thế nào để nhiều học sinh được điểm cao, không có học sinh ở lại lớp. Từ đó, phần lớn học sinh rụt rè, thiếu tự tin, vụng về trong giao tiếp, thiếu tính tự giác trong các hoạt động. Phải nhìn nhận khuyết điểm thực tế là đôi lúc cũng làm nhưng còn hình thức chứ chưa thật sự chú trọng đến kĩ năng cần thiết khi hoạt động nhóm;
Kĩ năng tự nhận thức, giao tiếp hiệu quả, hợp tác, đảm nhận trách nhiệm, ứng phó với căng thẳng, tìm kiếm và xử lí thông tin, chia sẻ. các em sẽ có được qua cách học tập theo nhóm. Hiện nay, tôi đã thực sự giúp học sinh tiếp cận giáo dục kĩ năng sống, giúp các em biết ứng xử có văn hóa, biết cách xử lí những tình huống xảy ra trong cuộc sống, nhất định các em sẽ được trang bị những kĩ năng cần thiết để các em bước vào đời một cách tự tin hơn.
niềm tin Đây là kĩ năng tránh đi sự mặc cảm nhất là đối tượng học sinh có khó khăn về học (học sinh khuyết tật). d) Kĩ năng giải quyết mâu thuẫn Đây là kĩ năng giúp học sinh tránh những từ ngữ dễ gây mâu thuẫn nhau. Vì thế, trong thảo luận cần tránh những từ ngữ như đúng, sai mà cần thay vào đó những cụm từ như: thế này sẽ tốt hơn, tìm một giải pháp hợp lí hơn e) Kĩ năng ra quyết định và giải quyết vấn đề Khả năng quan sát, tìm kiếm các thông tin, phân tích và đánh giá các lựa chọn, từ đó phán đoán các nguy cơ, tư duy sáng tạo để ứng xử thích hợp trong một số tình huống có liên quan đến sức khoẻ của bản thân, gia đình và môi trường xung quanh. Bên cạnh những kĩ năng cần thiết có được qua hoạt động nhóm, học sinh cũng được phát triển các kĩ năng cần thiết khác như - Kĩ năng nhận thức Khả năng tự nhận thức về bản thân, xác định được các điểm mạnh, điểm yếu của bản thân; nhận thức được vai trò, vị trí của bản thân trong gia đình, nhà trường và xã hội; tự trọng; suy nghĩ tích cực, tự tin, làm chủ bản thân để có quyết định, hành vi thích nghi, phù hợp ứng phó trước tình huống khó khăn trong cuộc sống. - Kĩ năng tư duy bình luận Phản ánh và trình bày, bày tỏ ý kiến của bản thân về các tác nhân của tự nhiên, xã hội có hại với sức khoẻ; vận dụng những kiến thức khoa học về con người, về tự nhiên để so sánh, phân tích, nhận diện những dấu hiệu chung và riêng của một số sự vật, hiện tượng đơn giản trong tự nhiên; phân tích và phán đoán những tình huống có nguy cơ với bản thân, tự nhiên. - Kĩ năng làm chủ bản thân Khả năng tự phục vụ; đặt mục tiêu; lập kế hoạch cho bản thân; đảm nhận trách nhiệm, tự giác thực hiện các quy tắc vệ sinh, an toàn cho bản thân, gia đình và cộng đồng, tích cực bảo vệ môi trường xung quanh, kiểm soát cảm xúc, ứng phó phù hợp; tự bảo vệ bản thân trước các tác nhân từ môi trường tự nhiên. 2.3.2 Biện pháp 2. Sử dụng phương pháp hoạt động nhóm để giáo dục kĩ năng sống cho học sinh một cách có hiệu quả 2.3.2.1 Phương pháp thảo luận nhóm Thảo luận nhóm là việc các em trong nhóm cùng hợp tác, hỗ trợ giúp đỡ, bổ sung ý kiến cho nhau, mỗi nhóm tự lực hoàn thành các nhiệm vụ được giao. Kĩ năng này các em còn hạn chế; thường thì chủ yếu các em khá, giỏi thảo luận, các em còn lại trong nhóm ít tập trung hợp tác cùng bạn. Do vậy tôi cho các em nổi trội hơn trong nhóm hỏi bạn, những em rụt rè, nhút nhát có cơ hội được nói nhiều hơn. Kết quả làm việc của nhóm sau đó được trình bày và đánh giá trước toàn lớp (tạo được kĩ năng tự tin, mạnh dạn cho các em); Các yêu cầu cần thiết khi thảo luận nhóm - Thứ nhất là các em phải biết lắng nghe Đây là một trong những kĩ năng quan trọng nhất. Các em trong nhóm phải biết lắng nghe ý kiến của nhau. Kĩ năng này phản ánh sự tôn trọng (hay xây dựng) ý kiến giữa các thành viên. - Thứ hai là phải biết chất vấn lẫn nhau Qua cách thức mỗi người đặt câu hỏi, chúng ta có thể nhận biết mức độ tác động lẫn nhau, khả năng thảo luận, đưa ra vấn đề cho các bạn khác. - Thứ ba là phải có kĩ năng thuyết phục mọi người về thông tin mình đưa ra Các em phải trao đổi, suy xét những ý tưởng đã đưa ra. Đồng thời mỗi em cần biết tự bảo vệ và thuyết phục bạn đồng tình với ý kiến của mình. - Thứ tư là phải biết tôn trọng ý kiến của người khác Mỗi em trong nhóm phải tôn trọng ý kiến của những bạn khác thể hiện qua việc động viên, hỗ trợ nhau, nỗ lực biến chúng thành hiện thực. - Thứ năm là phải biết trợ giúp lẫn nhau Các em phải biết giúp đỡ nhau. - Thứ sáu là phải biết sẻ chia Các em trong nhóm đưa ra ý kiến và tường thuật cách mình nghĩ ra nó cho nhau. - Thứ bảy là phải biết cùng chung sức Mỗi em phải đóng góp trí lực cùng nhau thực hiện yêu cầu đã đề ra. Từ 7 yêu cầu trên, tôi hướng dẫn cho các em nhớ được trình tự từng công đoạn và áp dụng khi thực hiện hoạt động nhóm để giải quyết vấn đề đặt ra như sau + Thứ nhất là mỗi em trong nhóm sẽ đưa ra hướng giải quyết vấn đề mà tôi đã đặt ra. + Các em trong nhóm chăm chú lắng nghe đồng thời đưa ra câu hỏi để chất vấn. + Các em được chất vấn sẽ thuyết phục mọi người về thông tin mình đưa ra bằng khả năng lí luận của mình. + Các em trong nhóm trợ giúp nhau để kết luận một phương án hoàn hảo nhất cho việc giải quyết vấn đề tôi đã đặt ra. 2.3.2.2. Lập kế hoạch bài học Trong khi lên báo giảng trước hai tuần, tôi đã nghiên cứu chương trình, bài nào cần giáo dục kĩ năng sống gì phải định hình trước. Khi lập kế hoạch bài học, tôi phải chọn những bài, những câu hỏi trong bài học có độ khó tương đối, có hướng mở, đòi hỏi có nhiều thời gian và nhiều người tham gia thảo luận, tranh cãi mới giải quyết được vấn đề, tránh hoạt động nhóm qua loa, hình thức. Chú ý thông qua phương pháp dạy học giúp các em trải nghiệm, thực hành các kĩ năng chứ không lồng ghép kiến thức kĩ năng sống một cách nặng nề. 2.3.2.3. Việc chia nhóm và cách tổ chức hoạt động trong nhóm Theo tôi đây là việc làm mà người giáo viên phải và đã làm khi chọn phương pháp dạy học nhóm nhưng không có nghĩa là cũ. Bởi đôi lúc chỉ hoạt động nhóm một cách quen làm, nhanh gọn mà không nghĩ đến sự nhàm chán đối với học sinh; chưa chú ý sự hưng phấn, chưa thực sự giúp học sinh tiếp nhận các kĩ năng sống mà các em có thể nhận được hoặc được trải nghiệm thông qua hoạt động nhóm. Vì thế, để giáo dục kĩ năng sống và thực hành các kĩ năng cho các em thì việc lập nhóm và tổ chức hoạt động cũng là vấn đề hết sức quan trọng; Tôi đã sử dụng nhiều cách chia nhóm. Tùy theo bài học hoặc tùy theo đặc điểm của lớp, tôi có thể chia nhóm theo các cách sau đây: nhóm gọi số, nhóm cùng trình độ, nhóm theo biểu tượng, nhóm đa trình độ, nhóm chọn bạn, nhóm cố định. Lưu ý đối với học sinh khi thảo luận thì chắc chắn sẽ có tranh luận. Vì vậy cần phải thể hiện thái độ tôn trọng, lịch sự khi học tập theo nhóm. 2.3.3. Biện pháp 3. Nội dung và địa chỉ giáo dục các kĩ năng sống đã nghiên cứu vào các bài học cụ thể, điển hình của môn Tiếng Việt, Tự nhiên và xa hội, Đạo đức lớp 2 thông qua hoạt nhóm Như tôi đã nói ở trên, tiết học thành công đạt hiệu quả hay không phụ thuộc vào sự nghiên cứu bài của giáo viên. Việc lập kế hoạch bài học là rất quan trọng vì có sự chuẩn bị trước, nắm bắt trước bao giờ cũng thuận lợi hơn. Khi lập kế hoạch tôi đã xác định các phương pháp, hình thức tổ chức dạy học để trải nghiệm kĩ năng sống cho phù hợp. Qua nghiên cứu, tôi nhận thấy chương trình và nội dung dạy học môn Khoa học và Tiếng Việt ở Tiểu học chứa đựng nhiều nội dung liên quan đến kĩ năng sống, có khả năng tích hợp. Kĩ năng sống đặc thù và chiếm ưu thế nhất là kĩ năng tự nhận thức, kĩ năng giao tiếp và hợp tác, kĩ năng tư duy và bình luận, kĩ năng ra quyết định và giải quyết vấn đề, kĩ năng làm chủ bản thân. Tuỳ theo từng bài học, tôi xác định kĩ năng gì cần giáo dục. Tuy nhiên, tiết học nào cũng có thể rèn kĩ năng sống cho học sinh. a) Môn Tự nhiên và xã hội Tôi lập 1 bảng để có cái nhìn bao quát. Ví dụ. Chủ đề: Con người và sức khỏe Tên bài học Các kĩ năng cơ bản được giáo dục Các PP, kĩ thuật dạy học 2. Bộ xương - Kĩ năng tự nhận thức được cần đi, đứng, ngồi đúng tư thế và không mang, xách vật nặng để cột sống không bị cong vẹo - Làm việc theo nhóm 6. Tiêu hoá thức ăn - Kĩ năng tự nhận thức - Kĩ năng vận dụng vào cuộc sống - Thảo luận 7. Ăn uống đầy đủ - Kĩ năng tự nhận thức - Kĩ năng phân tích tìm kiếm xử lí thông tin - Kĩ năng tự bảo vệ và đảm bảo sức khoẻ - Thảo luận nhóm 8. Ăn uống sạch sẽ - Kĩ năng giao tiếp và hợp tác - Kĩ năng phân tích tìm kiếm xử lí thông tin - Kĩ năng tổng hợp tư duy hệ thống thông tin. Thảo luận theo nhóm nhỏ - Trình bày ý kiến 9. Đề phòng bệnh giun - Kĩ năng xử lí và tổng hợp thông tin về nguyên nhân và cách phòng bệnh giun - Kĩ năng giao tiếp và hợp tác - Kĩ năng tự bảo vệ và đảm nhận trách nhiệm giữ vệ sinh môi trường xung quanh nhà ở - Tảo luận nhóm - Trình bày ý kiến ........................ ....................................................... ................................... b) Môn Tiếng Việt Ví dụ Tên bài học Các kĩ năng cơ bản được giáo dục Các phương pháp, kĩ thuật dạy học Tập làm văn Mời, nhờ, yêu cầu, đề nghị. Kể ngắn theo câu hỏi - Biết trả lời câu hỏi về thầy cô lớp 1 - Thuyết trình kết quả tự tin - Biết nói lời mời, nhờ, yêu cầu, đề nghị phù hợp với tình huống - Rèn luyện theo mẫu - Trao đổi trong tổ - Trình bày Tập đọc Bông hoa niềm vui - Tuân thủ những nội quy chung - Thể hiện sự hiếu thảo. - Kĩ năng giao tiếp và trình bỳ. - Hỏi đáp - Đóng vai xử lí tình huống Kể chuyện Con chó nhà hàng xóm - Tự tin trong giao tiếp - Thể hiện tình bạn đẹp - Theo dõi bạn kể và biết đánh giá, nhận xét lời kể của bạn. - Kể chuyện sáng tạo - Trao đổi về ý nghĩa câu chuyện - Tự bộc lộ . .. . b) Môn Tiếng Việt Ví dụ Tên bài học Các kĩ năng cơ bản được giáo dục Các phương pháp, kĩ thuật dạy học 1. Học tập sinh hoạt đúng giờ - Kĩ năng quản lí thời gian. - Kĩ năng phê phán, đánh giá hành vi sinh hoạt, hoạt động đúng giờ và chưa đúng giờ -Dạy học theo nhóm - Đóng vai xử lí tình huống 6. Biết quan tâm giúp đỡ bạn - Kĩ năng giao tiếp và ứng xử - Biết quan tâm, giúp đỡ, sẻ chia với bạn -Đóng vai xử lí tình huống - Trình bày 8. Giữ gìn trật tự vệ sinh nơi công cộng - Kĩ năng hợp tác. - Kĩ năng đảm nhận trách nhiệm. - Kĩ năng phê phán - Dạy học theo nhóm -Giải quyết vấn đề . .. 2.3.4. Biện pháp 4. Giúp học sinh trải nghiệm, thực hành kĩ năng sống thông qua các bài học và một số hoạt động ngoài giờ lên lớp a) Đối với môn Tiếng Việt Ví dụ 1. Tuần 1 – Tập làm văn: Tự giới thiệu. Câu và bài Mỗi em sẽ nhận một phiếu bài tập Tôi là ai? Họ và tên:................................................................................................................. Học sinh lớp: Trường: Ngày sinh: Nơi sinh: Quê quán: Sở thích: Với học sinh lớp 2 chỉ biết họ và tên, lớp, trường còn ngày sinh, nơi sinh, quê quán thì nhiều em còn lúng túng. Vì vậy tôi tổ chức cho các em chơi trò chơi “kết bạn” * Cách chơi: Mỗi em sau khi nhận phiếu bài tập rồi tự điền thông tin cá nhân của mình sau đó đem dán trên các bảng nhóm trong lớp để mọi người có thể đọc được. Sau đó các em đọc phiếu của các bạn xem ai có thể trùng sở thích, ngày sinh, quê quán.... thì mình tới chỗ bạn nói: “chúng ta cùng kết bạn”. Ví dụ 3. Tuần 5 – Kể chuyện: Chiếc bút mực Yêu cầu các em kể chuyện theo các hình thức như: Kể từng đoạn câu chuyện theo tranh; kể bằng cách đóng vai; Kể theo ý nghĩa câu chuyện. Khi các em kể trước lớp tôi luôn yêu cầu các em nhận xét về sự sáng tạo (trong nội dung, điệu bộ, cử chỉ, giọng kể...). Tự đó giúp các em thấy được sự phê phán, hài hước,... Ví dụ 4. Tuần 16 - Tập đọc: Thời gian biểu. Từ thời gian biểu của bạn Ngô Phương Thảo các em tự lập thời gian biểu buổi tối của mình. Giúp các em tự quản lý thời gian, giúp các em tập trung giải quyết công việc trong một thời gian nhất định. Biết xếp giờ ăn, ngủ, chơi hợp lí. Quản lý thời gian là kỹ năng quan trọng để làm chủ bản thân. b) Đối với môn Đạo đức Ví dụ 1. Tuần 1 - Bài: Học tập, sinh hoạt đúng giờ Giáo viên tổ chức trò chơi “ai nhanh? ai đúng?”. Yêu cầu phân loại ích lợi và tác hại của học tập sinh hoạt đúng giờ. Giáo viên chia lớp thành hai đội lựa chọn các câu ghi trên băng giấy và xếp vào cột phù hợp, trong thời gian 2 phút . Đội nào gắn nhanh, gắn đúng sẽ là đội thắng cuộc. Nội dung gợi ý trên băng giấy (1 câu/ 1 băng giấy) như sau: - Tiếp thu bài trên lớp tốt hơn. - Không bị mệt mỏi. - Đảm bảo đủ thời gian tự học. - Tinh thần sảng khoái. - Cở thể khỏe mạnh. - Kết quả học tập tiến bộ. - Đầu óc căng thẳng, mệt mỏi. - Không đủ thời gian ôn bài. - Ảnh hưởng đến công việc chung. - Tiết kiệm được thời gian. - Có hại cho sức khỏe. Sau khi hết thời gian làm bài giáo viên cùng học sinh kiểm tra lại kết quả của 2 đội và chốt lại cách sắp xếp đúng như sau: Lợi ích của học tập, sinh hoạt đúng giờ Tác hại của học tập, sinh hoạt không đúng giờ. Tiếp thu bài trên lớp tốt hơn Đầu óc căng thẳng, miệt mỏi Đảm bảo đủ thời gian tự học Không đủ thời gian ôn bài Kết quả học tập tiến bộ Ảnh hưởng đến công việc chung Không bị mệt mỏi Có hại cho sức khỏe. Đầu óc sảng khoái Cơ thể khỏe mạnh Tiết kiệm được thời gian Giáo viên sẽ yêu cầu cả lớp tuyên dương đội thắng cuộc. Để hoàn thành được yêu cầu mà đề bài đưa ra thì các bạn trong đội phải có tính đoàn kết, tích cực hợp tác thì mới hoàn thành được bài làm. Kĩ năng thích tò mò, ham học hỏi, khả năng thấu hiểu: Đây là một trong những kỹ năng quan trọng nhất cần có ở các em vào giai đoạn này là sự khát khao được học. Giáo viên cần sử dụng nhiều tư liệu và ý tưởng và phương pháp khác nhau để khơi gợi tính tò mò tự nhiên của các em. Kĩ năng giao tiếp: là khả năng có thể trình bày, diễn đạt suy nghĩ, quan điểm, nhu cầu, mong muốn, cảm xúc của bản thân dưới hình thức nói, viết hoặc sử dụng ngôn ngữ cơ thể một cách phù hợp với đối tượng giao tiếp, hoàn cảnh giao tiếp và văn hóa; đồng thời biết lắng nghe và tôn trọng ý kiến của người khác ngay cả khi bất đồng quan điểm. Ví dụ 2. Tuần 21 Bài:Lịch sự khi đến nhà người khác” Hoạt động 4. Đóng vai thể hiện cách ứng xử trong tình huống. Giáo viên chia lớp thành 4 nhóm giao cho mỗi nhóm đóng vai một trong các tình huống. Tình huống 1. Em sang nhà bạn chơi và thấy bạn có một bộ đồ chơi điện tử mà em rất thích. Tình huống 2. Em sang nhà bạn chơi mới biết bà của bạn đang ốm mệt. Tình huống 3. Em sang nhà bạn chơi thấy nhà bạn đang có khách. Tình huống 4. Em đang chơi với bạn thì đến giờ nhà bạn ăn cơm. Giáo viên yêu cầu học sinh thảo luận, đóng vai và nhận xét sau mỗi tình huống đóng vai. Theo gợi ý. - Vì sao em lại ứng xử như vậy trong tình huống đó? - Em có nhận xét gì về cách ứng xử của bạn trong tình huống đó? - Bạn nào có nhận xét thể bổ sung cho bạn không? - Cả lớp cùng tuyên dương bạn? Sau đó giáo viên chốt lại cách ứng xử cần thiết trong mỗi tình huống như sau: Tình huống 1: Em cần hỏi mượn, nếu chủ nhà đồng ý mới được lấy ra chơi và phải giữ gìn cẩn thận, chơi xong phải cất gọn gàng. Tình huống 2: Em cần giữ trật tự để bà nghỉ ngơi hoặc đi về chờ lúc khác sang chơi. Tình huống 3: Nếu bạn có phòng riêng, em có thể vào chơi cùng bạn nhưng không đùa nghịch làm ồn ào. Hoặc em nên về để lúc khác sang chơi. Tình huống 4: Đến giờ nhà bạn ăn cơm, em nên xin phép đi về, lúc khác sang chơi. Qua đây giáo viên rèn cho học sinh kĩ năng giao tiếp, ứng xử lịch sự khi đến nhà người khác; kĩ năng thể hiện sự tự tin, tự trọng khi đến chơi nhà người khác . Ngoài ra giáo viên cần dạy cho học sinh nghi thức văn hóa trong ăn uống qua đó dạy các em kĩ năng lao động tự phục vụ, rèn tính rự lập như: biết tự rửa tay sạch sẽ trước khi ăn, không nên ăn quà vặt, chỉ ăn uống tại bàn ăn biết cách sử dụng những đồ dùng, vật dụng trong ăn uống một cách đúng đắn, ăn uống gọn gàng, không rơi vãi, nhai nhỏ nhẹ không gây tiếng ồn, biết mời mọi người trước khi ăn, biết tự phục vụ trước và sau khi ăn, không làm ảnh hưởng đến người xung quanh. c. Đối với môn Tự nhiên và xã hội Ví dụ 1: Tuần 7 Bài: Ăn uống đầy đủ Thảo luận nhóm với phiếu học tập theo thực đơn các bữa ăn trong ngày Bữa ăn trong ngày Tên các loại thức ăn, nước uống Buổi:.................. Buổi:.................. Buổi:.................. Buổi:.................. Trao đổi chéo trong nhóm kiểm tra kết quả xem một bữa ăn có đầy đủ chất, nước uống. Trong hoạt động này tôi tập trung rèn các kĩ năng + Kĩ năng hợp tác. + Kĩ năng làm việc nhóm Qua đó giúp các em hiểu rằng ăn uống đủ chất và hợp lí giúp chúng ta khoả mạnh, phòng tránh các bệnh lây qua đường tiêu hoá, biết những việc nên làm, có ý thức tự giác làm vệ sinh cá nhân hàng ngày, tự giác thực hiện nếp sống vệ sinh, khắc phục những hành vi có hại cho sức khoẻ. Từ đó rằng cho các em kĩ năng tự chăm sóc bản thân. * Các hoạt động khác Ngoài việc đưa giáo dục kĩ năng sống vào các môn học để dạy cho học sinh thông qua nhiều hình thức như hoạt động ngoài giờ lên lớp cũng hình thành cho các em những kĩ năng này; - Ví dụ hoạt động ngoại khóa như "Đố vui để học", ở đây tôi cũng rèn kĩ năng hợp tác, đoàn kết, tôn trọng ý kiến, trình bày và lắng nghe. Sau đó là sự tranh luận lịch sự tôn trọng ý kiến nhau; - Ngoài ra còn nhiều hoạt động khác cũng giúp các em thực hành, trải nghiệm các kĩ năng đã học như múa hát tập thể, trò chơi dân gian, kéo co, lao động vệ sinh,... Như vậy bằng nhiều hình thức khác nhau, tôi luôn cố gắng rèn cho học sinh những kĩ năng cơ bản có hiệu quả, thể hiện rõ nét ở sự tiến bộ của học sinh trong nhận thức, trong cư xử, đối xử tốt với bạn bè, người lớn và linh hoạt xử lí trong mọi trường hợp. Một điều không thể thiếu để tạo sự hưng phấn, vui vẻ, phấn khởi, giúp các em có ý thức cao trong việc rèn luyện các kĩ năng sống là tôi luôn chú ý động viên khen ngợi các em. 2.4 Kết quả thực hiện: Qua một kì thực nghiệm đề tài, tôi đã thấy giáo dục kĩ năng sống cho học sinh thông qua hoạt động nhóm ở các môn học và các hoạt động đã đem lại hiệu quả thiết thực; 1. Đối với học sinh - Học sinh có kĩ năng giao tiếp, kĩ năng hợp tác, thảo luận nhóm sôi nổi, biết xử lí tình huống tốt, thuyết trình tự tin, mạnh dạn không còn tình trạng rụt rè, nhút nhát, co ro, khúm núm thu hẹp một chỗ, ít nói. - Nói năng hoạt bát hơn trong giao tiếp. Xưng hô thân thiện bạn, tớ, mình, xưng tên... Biết cảm thông với hoàn cảnh khó khăn của bạn. Có kĩ năng chia sẻ giúp đỡ bạn, khi bạn gặp hoàn cảnh khó khăn như ủng hộ - Đa số các em đọc lưu loát, diễn cảm trong phân môn Tập đọc; - Hình thành cho các em những hành vi, thói quen lành mạnh, tích cực; loại bỏ những hành vi, thói quen tiêu cực; - Các em có khả năng ứng phó phù hợp và linh hoạt trong các tình huống của cuộc sống hằng ngày, vận dụng tốt kiến thức đã học, làm tăng tính thực hành. - Chất lượng môn Tiếng Việt và Tự nhiên và xã hội, Đạo đức có sự tiến bộ vượt bậc; Môn Giai đoạn Tổng số học sinh HTT HT SL TL SL TL Tiếng Việt Cuối kì I 32 19 59% 13 41% TNXH Cuối kì I 32 19 59% 13 41% Đạo đức Cuối kì I 32 16 50% 16 50% 2. Đối với giáo viên Với các biện pháp trên tôi phải đầu tư công tác nghiên cứu, thiết kế bài dạy hơn. Trình độ tay nghề của bản thân cũng được nâng lên rõ rệt. Cách sử dụng phương pháp và kĩ thuật dạy học của tôi có sự tiến bộ đáng kể. Qua phiếu dự giờ của đồng nghiệp được xếp loại tốt. III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 3.1 Kết luận Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh không phải là công việc “một sớm một chiều” mà đòi hỏi phải có quá trình, kiên nhẫn, bằng cả tâm huyết của mình để giáo dục cho các em tiếp cận và trải nghiệm nó một cách có hiệu quả; Với tầm quan trọng của giáo dục kĩ năng sống cho học sinh; theo tôi để làm tốt việc này mỗi thầy cô giáo cần phải: - Xác định rõ tầm quan trọng của việc rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh; - Nắm vững những đặc trưng về phương pháp và hình thức tổ chức dạy các kĩ năng giao tiếp, ứng xử vào các môn học và các hoạt động khác; - Tập trung vào việc đầu tư soạn giảng, lồng ghép kĩ năng sống vào các môn học và các hoạt động nhẹ nhàng, thường xuyên; - Luôn tạo mọi điều kiện để các em có thể bày tỏ, thể hiện mình, tham gia tốt các buổi hoạt động ngoại khóa của trường, lớp; - Điều quan trọng là mỗi thầy cô giáo phải rèn cho mình tác phong sinh hoạt chuẩn mực, phải hết lòng thương yêu, gần gũi với học sinh. Việc chăm sóc và giáo dục trẻ em, bồi dưỡng trẻ em trở thành công dân tốt của đất nước là một công việc vô cùng quan trọng mà mỗi giáo viên chúng ta phải cùng có trách nhiệm. 3.2 Các đề xuất kiến nghị 1. Về phía nhà trường Cần có thêm nhiều tài liệu về lĩnh vực kĩ năng sống cho giáo viên nghiên cứu để lập kế hoạch bài học. 2. Về phía giáo viên - Cần nghiên cứu tài liệu giáo dục kĩ năng sống để lập kế hoạch bài học tích hợp dạy kĩ năng sống theo đúng địa chỉ của mỗi bài học; - Cần phải kiên trì để thực hiện mục tiêu của giáo dục Tiểu học hiện nay: “Tiểu học là cấp học của các kĩ năng”. Trong đó “kĩ năng sống” là tổng hợp các “kĩ năng cơ bản”, cần thiết nhất ở Tiểu học”. Hoài Nhơn, ngày.. tháng .. năm 2020 Ký và ghi rõ họ tên
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_mot_vai_bien_phap_giao_duc_ki_nang_son.docx
- DONYEUCAUSK.doc
- TÓM TẮT NỘI DUNG VÀ LỢI ÍCH KINH TẾ.doc