Sáng kiến kinh nghiệm Một số trò chơi giúp các tiết dạy văn miêu tả trong phân môn Tập Làm Văn lớp 4 hiệu quả

 Sau khi cho học sinh quan sát tranh,hình ảnh tĩnh,động,vật thật để giúp học sinh tái hiện nội dung khi ta quan sát,nhận biết.Giáo viên có thể chuẩn bị hệ thống câu hỏi như sau

 Bài "Tả cái cặp sách" tiết 34

 - Em hãy kể các bộ phận của cái cặp.

 - Cặp làm bằng gì ?

 - Quai cặp thế nào?

 - Mặt cặp được trang trí thế nào?Từ nào tả vẻ đẹp của ổ khoá?

 - Em hãy tìm những từ ngữ chỉ màu sắc của cái cặp.

 - Em gìn giữ cặp ra sao?

 Bài “Tả cây có cây có bóng mát” tiết 46

- Em hãy nêu các bộ phân của cây.

- Thân cây thế nào?

- Gốc cây ra sao?

- Nêu đặc điểm của cành cây

- Tìm từ tả màu sắc và hình dáng của lá.

- Cây có hoa không? Hãy nêu hình dáng màu sắc của hoa.

- Hãy nêu ích lợi của cây.

- Những hoạt động có liên quan đến cây ?

 Bài : “Tả con gà trống”

Gà trống to chừng nào?

 Thân hình gà thế nào?

 Em hãy tìm từ tả màu lông của gà trống?

 Đầu gà,chân gà thế nào?

 Móng vuốt gà dùng để làm gì?

 Gà có những thói quen gì trong sinh hoạt?

 Tìm từ tả tiếng gáy của gà trống?

 Nuôi gà có ích lợi gì?

 

doc8 trang | Chia sẻ: phangia015 | Lượt xem: 1981 | Lượt tải: 4Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số trò chơi giúp các tiết dạy văn miêu tả trong phân môn Tập Làm Văn lớp 4 hiệu quả", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN CẨM MỸ
TRƯỜNG TIỂU HỌC SÔNG NHẠN
SÁNG KIẾN 
MỘT SỐ TRÒ CHƠI GIÚP CÁC TIẾT DẠY VĂN MIÊU TẢ TRONG PHÂN MÔN TẬP LÀM VĂN LỚP 4 HIỆU QUẢ
	 Người thực hiện : ĐINH QUỐC NGUYỄN
	Lĩnh vực nghiên cứu: 
	- Quản lý giáo dục 	 1 
	- Phương pháp giáo dục 1
	- Phương pháp dạy học bộ môn: ........................... 1
	- Lĩnh vực khác: ................................................... 1
 Năm học 2018 - 2019
THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN
Tên sáng kiến: MỘT SỐ TRÒ CHƠI GIÚP CÁC TIẾT DẠY VĂN MIÊU TẢ TRONG PHÂN MÔN TẬP LÀM VĂN LỚP 4 HIỆU QUẢ
Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Phương pháp dạy học bộ môn Tập làm văn lớp 5
Tác giả :
- Họ và tên : ĐINH QUỐC NGUYỄN	Nam (nữ): Nam
- Trình độ chuyên môn: Đại học sư phạm
- Chức vụ, đơn vị công tác: Giáo viên trường Tiểu học Sông Nhạn, huyện Cẩm Mỹ, tỉnh Đồng Nai.
- Quê quán: Xóm 4A, xã Nam Thanh, Nam Đàn, Nghệ An
- Điện thoại: 0792999177 E-mail: quocnguyen1525@yahoo.com.vn
- Tỉ lệ đóng góp tạo ra sáng kiến (%): 85%
4. Đồng tác giả (nếu có)
- Họ và tên : ..Nam (nữ):
- Trình độ chuyên môn: .
- Chức vụ, đơn vị công tác: 
- Điện thoại :.E-mail: ..............................................
- Tỉ lệ đóng góp tạo ra sáng kiến (%): ...................................................
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
 MỘT SỐ TRÒ CHƠI GIÚP CÁC TIẾT DẠY VĂN MIÊU TẢ TRONG PHÂN MÔN TẬP LÀM VĂN LỚP 4 HIỆU QUẢ
I.Đặt vấn đề:
Môn Tiếng Việt là môn học công cụ trong nhà trường phổ thông. Nó bao gồm nhiều phân môn,các phân môn này có quan hệ gắn bó chặt chẽ với nhau. Nó có vị trí đặc biệt quan trọng trong chương trình tiểu học. Trong đó môn Tập làm văn là phân môn có tính tổng hợp cao. Khi làm một bài văn, học sinh phải vận dụng một cách tổng hợp các kiến thức về cuộc sống, về ngôn ngữ và về văn học để trình bày vấn đề được đặt ra theo tình cảm ,tư tưởng cách nhìn, cách nghĩ của chính mình. Do đó, qua bài Tập làm văn, ta có thể thấy được tình cảm và thái độ của học sinh đối với các sự vật và hiện tượng. Đồng thời, ta cũng thấy được năng lực vận dụng ngôn ngữ của các em qua cách dùng từ, đặt câu. Chính vậy mà hiệu của các phân môn (Chính tả, Kể chuyện, Luyện từ và câu, Tập đọc) đều thể hiện đầy đủ và rõ ràng qua phân môn Tập làm văn. Để việc luyện tập thực hành trong tiết Tập làm văn đem lại kết quả, người GV cần phải có cách tổ chức tiết học để tạo cho HS sự thoải mái, niềm hứng thú thái độ tự giác tham gia vào hoạt động cùng bạn bè một cách tích cực .
 Một trong những biện pháp góp phần đổi mới phương pháp và hình thức dạy học, làm cho tiết học ngày càng diễn ra nhẹ nhàng và có hiệu quả đó là sử dụng các trò chơi củng cố kiến thức đã giúp tôi thành công trong khi dạy Tập làm văn.
II. Cơ sở lý luận:
 Học tốt phân môn này, HS sẽ có cơ sở tiếp thu và diễn đạt các môn học khác trong chương trình, các em sẽ có suy nghĩ mạch lạc, diễn đạt trong sáng và khoa học, có khả năng làm chủ được tiếng nói và chữ viết của dân tộc mình, cảm thụ được cái hay, cái đẹp của cuộc sống và tiếng mẹ đẻ, bồi dưỡng năng khiếu thẩm mỹ cho các em và giúp các em phát triển năng lực trí tuệ, rèn luyện các thao tác tư duy. Tư duy có phát triển thì ngôn ngữ mới phát triển. Và ngược lại, ngôn ngữ càng phát triển thì càng tạo cho tư duy phát triển nhanh hơn. Do vậy ngôn ngữ càng hoàn hảo, càng giúp cho việc diễn đạt tư tưởng tình cảm thêm chính xác, giúp khả năng nhận xét thêm sâu sắc, có khả năng trình bày được rõ ràng, chính xác những ý nghĩa và tình cảm của mình. Nhưng làm thế nào để đạt được kết quả trên khi HS chưa say mê, yêu thích môn học này, bởi nó là môn học đòi hỏi sự sáng tạo của HS, nên các em cần phải được hướng dẫn thực hành thường xuyên.
III. Cơ sở thực tiễn :
 Đối với HS lớp 4, phân môn TLV quả là khó khăn đối với các em. Bởi lẽ, đây là môn học đòi hỏi sự sáng tạo, cho nên người GV cần phát huy độc lập, suy nghĩ và trí sáng tạo của các em qua từng khâu: từ việc ra đề, hướng dẫn tìm hiểu đề, hướng dẫn làm bài cho đến khâu chấm bài,trà bài. Để làm được việc này, người giáo viên vô cùng khó khăn vì trong thực tế học sinh rất sợ học phân môn này. Ở lớp 2, 3 những bài tập làm văn hầu hết đều được mang tính chất ôn tập về những bài văn đã học, và chủ yếu vẫn còn ở dạng bài tập đặt câu. Đến cuối lớp 3, các em mới biết trả lời câu hỏi thành bài dựa vào nội dung bài tập đọc. Nói chung chưa có những bài dạng sáng tạo. Nhưng lên lớp 4, các em phải độc lập suy nghĩ, hoàn toàn sáng tạo nên các em không biết phải làm gì, viết gì nếu không được hướng dẫn cặn kẽ, chu đáo dẫn đến các em sợ sệt ,thiếu tự tin khi tham gia vào các họat động của tiết học . Một số GV còn vội trong việc truyền thụ kiến thức, xem nhẹ thực hành nên HS thiếu chủ động Và nếu GV chỉ thực hành bằng bài tập ở SGK sẽ gây cho HS sự nhàm chán, mệt mỏi dẫn đến các em không còn yêu thích phân môn TLV này.
 Một trong những biện pháp góp phần đổi mới phương pháp và hình thức dạy học, làm cho tiết học ngày càng diễn ra nhẹ nhàng và có hiệu quả. Vì vậy, trong đề tài này tôi chỉ trình bày một số biện pháp tổ chức : “Một số trò chơi giúp các tiết dạy văn miêu tả trong phân môn Tập làm văn lớp bốn đạt hiệu quả”.
IV. Nội dung nghiên cứu:
 Để tạo cho HS sự thoải mái, hứng thú và tự tin khi học TLV, sau mỗi tiết dạy, tôi thường dành 5 - 7 phút để tổ chức cho HS những trò chơi, những bài tập vui và nhẹ nhàng để HS có thể tự học, tự tham gia vào các trò chơi, bài tập vui, nhẹ nhàng để HS có thể tự học, tự tham gia vào các trò chơi cùng bạn bè theo tinh thần "Học vui, vui học"; "Học mà chơi, chơi mà học" một cách hứng thú và bổ ích. Những trò chơi này phải có tác dụng trong việc củng cố, khắc sâu kiến thức và rèn luyện kỹ năng cho HS .
Biện pháp 1: Trò chơi “Hộp thư chạy”
a. Mục đích:
-Cung cấp cho học sinh một số ý từ để các em có cơ sở hình thành bài văn đầy đủ ý cho những tiết tiếp theo và tạo cho các em tính nhanh nhẹn,mạnh dạn,tập trung.
-Rèn luyện khả năng quan sát ,chú ý và tư duy của học sinh.
b. Chuẩn bị:
-1 hộp thư
-Câu hỏi của bài đang học
c. Cách tổ chức:
Giáo viên nêu cách chơi và quy luật chơi.Hộp thư sẽ được chuyền từ bạn này sang bạn khác một cách khẩn trương, gọn gàng theo nhịp bài hát nào đó. Khi có hiệu lệnh của giáo viên, hộp thư dừng chạy. Học sinh nào đang cầm hộp trên tay phải mở hộp ra bốc câu hỏi trả lời. Nếu trả lời đúng được cả lớp tuyên dương, nếu không trả lời được sẽ phải thực hiện một hình phạt nhẹ nhàng do giáo viên quy định và học sinh khác sẽ xung phong trả lời thay bạn.Giaos viên nhận xét và cho trò chơi tiếp tục.
 Khi dạy về quan sát, tìm ý và lập dàn bài tôi thường tổ chức "Hộp thư chạy". Bằng một hệ thống câu hỏi chuẩn bị sẵn mang tính gợi mở đòi hỏi HS phải độc lập suy nghĩ, quan sát để tìm hiểu được vấn đề. Tuỳ dạng bài mà giáo viên chọn hệ thống câu hỏi phù hợp cho trò chơi.
 Sau khi cho học sinh quan sát tranh,hình ảnh tĩnh,động,vật thật để giúp học sinh tái hiện nội dung khi ta quan sát,nhận biết.Giáo viên có thể chuẩn bị hệ thống câu hỏi như sau
 Bài "Tả cái cặp sách" tiết 34
 - Em hãy kể các bộ phận của cái cặp.
 - Cặp làm bằng gì ?
 - Quai cặp thế nào?
 - Mặt cặp được trang trí thế nào?Từ nào tả vẻ đẹp của ổ khoá?
 - Em hãy tìm những từ ngữ chỉ màu sắc của cái cặp.
 - Em gìn giữ cặp ra sao?
 Bài “Tả cây có cây có bóng mát” tiết 46
- Em hãy nêu các bộ phân của cây.
- Thân cây thế nào?
- Gốc cây ra sao?
- Nêu đặc điểm của cành cây
- Tìm từ tả màu sắc và hình dáng của lá.
- Cây có hoa không? Hãy nêu hình dáng màu sắc của hoa.
- Hãy nêu ích lợi của cây.
- Những hoạt động có liên quan đến cây ?
 Bài : “Tả con gà trống” 
Gà trống to chừng nào?
 	Thân hình gà thế nào?
 	Em hãy tìm từ tả màu lông của gà trống?
 Đầu gà,chân gà thế nào?
 Móng vuốt gà dùng để làm gì?
 Gà có những thói quen gì trong sinh hoạt?
 Tìm từ tả tiếng gáy của gà trống?
 Nuôi gà có ích lợi gì?
Với số câu hỏi cụ thể cho từng bài này, tôi đã vận dụng để tổ chức trò chơi sau:
Biện pháp 2: Trò chơi “Thi tìm từ nhanh”
a. Mục đích: Trò chơi “Tìm từ nhanh” cũng đã giúp các em nhận biết nhanh các từ ngữ phục vụ cho bài học và làm giàu thêm vốn từ cho các em, luyện trí thông minh và tác phong nhanh nhẹn khi trình bày viết đoạn.
 b. Chuẩn bị : Làm một số bìa nhỏ có ghi các từ ngữ phục vụ nội dung bài học.
 c. Cách tổ chức chơi :
GV nêu cách chơi : chọn 2 đội, mỗi đội 2 em cùng tham gia trò chơi. Bắt trò chơi chơi GV gắn yêu cầu cần tìm lên bảng, 2 nhóm nhanh chóng tìm từ GV đã cho sẵn, gắn lên bảng khi có hiệu lệnh hết giờ, 2 nhóm dừng trò chơi, nhóm nào tìm được nhiều từ hơn, chính xác hơn là đội thắng cuộc.
Giáo viên có thể cho học sinh thi tìm từ theo một số câu cho sẵn.Sau khi học sinh được quan sát,trao đổi,học sinh tìm được các từ nêu về dặc điểm,lợi ích của cây,nêu các bộ phận của nó thông qua hệ thống câu hỏi,hình ảnh tĩnh,động,qua đoạn phim mà giáo viên đã sưu tầm được.
Ví dụ : Bài ”Tả cây hoa phượng” tiết 50
+ Từ chỉ màu xanh của lá, xanh đậm, xanh lam, xanh um, xanh tươi, xanh thẫm.
+ Từ chỉ màu đỏ của hoa : Đỏ thắm, đỏ tươi, đỏ tía, đỏ rực.
+ Từ chỉ cành lá : sum suê, um tùm
+ Từ chỉ thân cây : nham nhám, sần sùi 
+ Từ chỉ ích lợi : che mát, giúp HS vui chơi, cho vẻ đẹp, ăn quả 
+ Tìm một số từ tả các bộ phận của cây
Nội dung yêu cầu gồm các từ : lá cây, hoa phượng, thân cây, ích lợi.
Khi GV gắn từ nào lên bảng thì HS chọn từ để tả theo yêu cầu trên.
Trò chơi này có tác dụng rất cao, tạo được không khí thoải mái, vui vẻ và rèn được tính nhanh nhẹn, tập trung tinh thần thi đua sôi nổi và khắc sâu được một số từ cần thiết không thể thiếu trong bài làm của HS trong những tiết sau. Ngoài ra, còn tạo cho HS tính mạnh dạn, tự tin , thích tham gia vào hoạt động chung của lớp.
 3. Biện pháp 3:Trò chơi “Thi đố bạn”
 Đối với các tiết học hướng dẫn HS trình bày miệng,tôi thường tổ chức cho HS chơi trò chơi “Thi đố bạn”
 Mục đích : 
 Giúp HS hình thành bài văn có hệ thống. Tập tác phong nhanh nhẹn.
Chuẩn bị :
- 1 bảng phụ đã viết sẵn đoạn văn.
- 1 số băng giấy đã viết sẵn các câu văn trong đoạn văn trên.
 c. Cách tổ chức :
GV nêu cách chơi. luật chơi
Mỗi tổ chuẩn bị từ hai đến ba đoạn văn mẫu,trong đoạn văn đó có sử dụng biện pháp nghệ thuật.Tổ này đọc đoạn văn của tổ mình,yêu cầu tổ bạn nêu biện pháp nghệ thuật mà tổ đã sử dụng trong đoạn văn đó.Biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong đoạn văn là hình ảnh so sánh,nhân hóa,các so sánh,tác dụng của nó.Cứ như vậy đến tổ khác lên đọc đoạn văn rồi mời tổ bạn tìm và nhận xét.Đội nào nói đúng,nhanh là thắng cuộc.
VD : Bài tả cây hoa hồng 
Một vài đoá hồng khoe sắc một cách tự nhiên
Các cánh xoè ra mạnh mẽ như phô trương sắc đẹp của mình
Cánh hoa hồng màu đỏ thắm
Giữa bông hoa và các đốm nhuỵ vàng tươi toả hương thơm ngát
Chỉ một làn gió nhẹ là tất cả chao động
 4. Biện pháp 4: Trò chơi “Tuyển chọn biên tập viên”
 Đối với những tiết chữa bài, tôi thường tổ chức cho các em trò chơi “Tập phát hiện câu” hay “Tuyển chọn biên tập viên”
 a. Mục đích : 
- Luyện kĩ năng vận dụng những kiến thức ngữ pháp đã học để chữa câu sai thành câu đúng nhằm diễn đạt ý một cách chính xác.
- Rèn óc quan sát, nhận xét và phê phán các hiện tượng ngữ pháp sai qui tắc.
 b. Chuẩn bị : 
- Ghi lại một số câu sai ngữ pháp trong bài làm hoặc một số câu viết chưa có hình ảnh.
- Chép các câu sai vào một mảnh giấy nhỏ gấp lại bỏ vào hộp của tổ.
- Thi cá nhân hoặc chia nhóm có số người bằng nhau.
- Giấy + bút.
 c. Cách tiến hành : 
- Yêu cầu : Đọc kỹ câu sai, xác định rõ nguyên nhân sai và chữa lại cho đúng ngữ pháp (chỉ được thay đổi 2-3 từ, không viết lại thành câu có ý khác hẳn ý của câu cũ), chữa lại bằng nhiều cách thì càng tốt trong thời gian cho phép hoặc viết câu lại cho có hình ảnh.
 VD: Sóng biển vỗ 
 Thuyền đang lướt sóng
- Quản trò điều khiển cho thực hiện theo kiểu tiếp sức: tổ 1 đến tổ 2,tổ 3.
- GV và cả lớp nghe từng nhóm đọc kết quả để đánh giá cho điểm.
Tiếp tục tiến hành như trên đỗi với đề thi số 2.
Kết thúc cuộc thi GV cộng điểm đạt được của từng nhóm (cá nhân) và công bố kết quả người (nhóm) có điểm cao nhất được tuyển chọn làm “Biên tập viên”
V. Kết quả nghiên cứu :
	Sau vài năm tổ chức trò chơi cho HS ở cuối tiết học môn TLV, tôi thấy kết quả như sau :
Hầu hết HS của lớp tôi phụ trách đều làm được bài văn đầy đủ ý.
Bộ phần lớn trong lớp đã biết sử dụng các từ ngữ gợi tả.
Ít có HS viết câu sai về ngữ pháp.
HS tự giác và tự tin khi tham gia vào các hoạt động của lớp.
Tạo được không khí thoải mái, hứng thú học tập trong HS.
Tạo được nề nếp thi đua trong học tập một cách sôi nổi và hào hứng.
VI. Kết luận :
Từ những kết quả đạt được nêu trên tôi rút ra được những kinh nghiệm sau :
- Người GV phải hiểu được tầm quan trọng của môn Tập làm văn.
	- Phải chuẩn bị chu đáo khi đến lớp.
- Phải biết tổ chức các hoạt động của tiết học nhẹ nhàng, tạo không khí thoải mái cho HS.
- Coi trọng các hoạt động của HS.
- Tùy nội dung của mỗi bài để chuẩn bị nội dung cho phù hợp.
Tóm lại, tổ chức trò chơi sau tiết học Tập làm văn nhằm cung cấp cho các em một số ý, từ và khắc sâu những nội dung cần phải có trong bài để bài viết có đầy đủ ý vận dụng được một số từ có hình ảnh gợi cảm, gợi tả đồng thời tạo cho lớp học không khí thoải mái, hứng thú làm cho HS yêu thích môn học để chất lượng học tập ngày càng cao hơn. 
Tôi xin cam kết đây là sáng kiến của tôi, không sao chép hoặc vi phạm bản quyền của người khác./.
 	Sông Nhạn, ngày 18 tháng 11 năm 2018
 HỘI ĐỒNG CÔNG NHẬN SÁNG	 TÁC GIẢ SÁNG KIẾN	
 KIẾN TẠI CƠ QUAN, ĐƠN VỊ 
 NƠI TÁC GIẢ CÔNG TÁC 
	Đinh Quốc Nguyễn

File đính kèm:

  • docSANG KIEN LOP 4 HAY_12679265.doc
Sáng Kiến Liên Quan