Sáng kiến kinh nghiệm Một số thủ thuật trong việc làm các bài đọc hiểu để đem lại kết quả cao nhất nhưng tiết kiệm thời gian nhất

Đọc là một kỹ năng cơ bản được chú trọng trong quá trình dạy và học ngoại ngữ. Đọc vừa là mục đích, vừa là phương tiện hữu hiệu và thiết yếu để học sinh có thể nắm vững, củng cố kiến thức ngôn ngữ mở rộng vốn từ vựng cũng như hiểu thêm văn phong, cách sử dụng ngôn ngữ mà mình đang học.Tuy nhiên việc khai thác các bài đọc hiểu nói chung cũng như việc ứng dụng để làm bài kiểm tra của học sinh thì thật đáng buồn chúng thường chép một đoạn dài trong đoạn văn vào câu trả lời hay chọn vu vơ một đáp án nào đó theo kiểu chọn may rủi . Chính vì điều này đã thôi thúc tôi suy nghĩ tìm tòi ra hướng giải quyết làm sao học sinh vừa nâng cao được các kĩ năng đọc hiểu lại vừa có thể đạt được hiệu quả cao nhất nhưng phải tiết kiệm thời gian nhất .

 

doc10 trang | Chia sẻ: sangkien | Lượt xem: 2401 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số thủ thuật trong việc làm các bài đọc hiểu để đem lại kết quả cao nhất nhưng tiết kiệm thời gian nhất", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề tài : Một số thủ thuật trong việc làm các bài đọc hiểu
để đem lại kết quả cao nhất nhưng tiết kiệm thời gian nhất.
A . đặt vấn đề :
Lý do chọn đề tài :
	Đọc là một kỹ năng cơ bản được chú trọng trong quá trình dạy và học ngoại ngữ. Đọc vừa là mục đích, vừa là phương tiện hữu hiệu và thiết yếu để học sinh có thể nắm vững, củng cố kiến thức ngôn ngữ mở rộng vốn từ vựng cũng như hiểu thêm văn phong, cách sử dụng ngôn ngữ mà mình đang học.Tuy nhiên việc khai thác các bài đọc hiểu nói chung cũng như việc ứng dụng để làm bài kiểm tra của học sinh thì thật đáng buồn chúng thường chép một đoạn dài trong đoạn văn vào câu trả lời hay chọn vu vơ một đáp án nào đó theo kiểu chọn may rủi . Chính vì điều này đã thôi thúc tôi suy nghĩ tìm tòi ra hướng giải quyết làm sao học sinh vừa nâng cao được các kĩ năng đọc hiểu lại vừa có thể đạt được hiệu quả cao nhất nhưng phải tiết kiệm thời gian nhất .
 II, Mục đích ,nhiệm vụ, đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài :
 1, Mục đích	:
 Đề tài này được nghiên cứu và áp dụng nhằm mục đích xây dựng ý kiến đóng góp vào công việc giảng dạy môn Tiếng Anh tại các trường làm sao đạt hiệu quả cao hơn góp phần thúc đẩy nền giáo dục huyện nhà ngày càng đi lên và nâng cao kết quả các bài thi cũng như các bài kiểm tra của học sinh ngày càng tốt hơn .
Thông qua đề tài nàytôi muốn giúp cho học sinh cách khai thác các bài đọc hiểu trong SGK cũng như trong bài kiểm tra một cách dễ dàng hơn, hiệu quả hơn và tiết kiệm thời gian nhất.
 2, Nhiệm vụ nghiên cứu :
 Nghiên cứu các kỹ thuật khai thác bài đọc hiểu và kĩ năng làm các dạng bài đọc hiểu trong SGK và bài thi .
 3, Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu :
 Các bài đọc hiểu trong SGK và bài thi .
B:giải quyết vấn đề:
 Như các thầy cô đã biết có rất nhiều dạng bài đọc hiểu như True or False , đọc tìm từ đồng nghĩa, trái nghĩa, đọc để tóm tắt nội dung của từng đoạn , trả lời câu hỏi. Vì vậy tuỳ theo từng kiểu bài mà giáo viên có thể đưa ra cách thức giải quyết cụ thể , phù hợp giúp học sinh hiểu bài tốt hơn.Sau đây tôi xin nêu ra một số cách đọc mà các thầy cô thường áp dụng trong quá trình giảng dạy . 
 Để học sinh phát triển kỹ năng đọc có kết quả, trước hết chúng ta cần phân biệt những loại đọc cơ bản vẫn được sử dụng phổ biến trong việc dạy ngoại ngữ.
 Nếu sắp xếp theo cách thức đọc
	Có hai loại đọc đó là đọc to (Reading aloud) và đọc thầm (silent reading). Khi muốn đọc để hiểu, để nhận biết thông tin chúng ta thường đọc thầm, tức là nhìn vào con chữ mà nhận biết thông tin trong óc, không nhất thiết phải đọc to thành lời. Khi đọc thành lời, mục đích lúc này thường để truyền đạt lại thông tin của một người khác như đọc thư, đọc truyện... cho nhiều người khác cùng nghe. Trong việc dạy ngoại ngữ nói chung, dạy Tiếng Anh nói riêng việc đọc to thành lời rất ít có tác dụng trong việc phát triển kỹ năng đọc hiểu của học sinh mà chủ yếu giúp học sinh phát âm, ngữ điệu và kỹ năng để thông báo.
 Còn nếu xếp theo mục đích của việc đọc thì có những loại đọc sau:
 * Đọc lấy thông tin (Scanning)
 * Đọc lấy ý chính ( Skimming)
 * Đọc phân tích để hiểu nội dung chi tiết (Reading comprehension)
 * Đọc phân tích để học tiếng (Language function)
	Ba loại đọc đầu mang tính tổng hợp hay còn gọi là đọc rộng (extensive reading), còn hai loại đọc sau mang tính phân tích hay đọc sâu (intersive reading). Các loại bài đọc trong chương trình Tiếng Anh hầu hết thuộc hai loại cuối. Hai loại này nhằm cung cấp ngữ liệu và thực hành dạy Tiếng Anh là chủ yếu.
 ở giai đoạn đầu của học ngoại ngữ , việc dạy đọc thường chỉ hạn chế trong phạm vi những kĩ năng cơ bản như:
 - Nhận biết mặt chữ và nghĩa của từ qua các loại bài đọc nói (speak)
 - Đọc và hiểu những câu và chuỗi lời nói (sentence pattern), các kỹ năng này chưa đủ đảm bảo cho học sinh có đủ kỹ năng đọc hiểu thông thạo. Khi đọc người đọc cần có những ký năng đọc khác như:
 - Đọc để tìm ra những thông tin cần thiết.
 - Đọc lướt tổng quát để lấy thông tin chính
 - Kỹ năng phán đoán trước khi đọc và trong quá trình đọc (preciding)
 - Kỹ năng đoán từ trong ngữ cảnh
 Nói tóm lại, mục tiêu cuối cùng của việc đọc là hiểu được văn bản, lấy được và xử lý được những thông tin cần thiết cho mục đích riêng của mình.
 Bài đọc trong chương trình Tiếng Anh THCS thuộc 2 loại cơ bản.
 - Bài đọc dùng để dạy tiếng
 - Bài đọc dùng để dạy kỹ năng đọc hiểu
 Các bài đọc này có mục đích dạy tiếng được soạn theo chủ ý của các nhà soạn sách giáo khoa, đưa các ngữ liệu vào trong các văn cảnh có nghĩa nhằm minh hoạ làm sáng tỏ ý nghĩa ngữ pháp và nghĩa của từ, những loại bài này đôi khi gò bó bởi mục đích dạy học thường là không tự nhiên. 
 Còn các bài đọc dạy kỹ năng đọc hiểu để lấy thông tin và nội dung cần thiết thường được soạn hoặc trích từ các bài đọc có thực hay mô phỏng gần với thực tế.Những bài đọc này thường có lối văn diễn đạt tự nhiên ,thật hoặc giống như thật gần gũi với cuộc sống.
 Vì các bài đọc trong chương trình hầu hết đều lồng ghép việc dạy Tiếng Anh và việc và dạy kỹ năng đọc hiểu nên phải kết hợp những cách khai thác bài đọc với cả hai mục đích này.
 A. Với mục đích bài đọc chú trọng vào việc dạy ngữ liệu thì công việc của giáo viên là tìm cách giúp học sinh hiểu được nội dung bài khoá qua các hoạt động cả người thầy như giới thiệu , gợi ý về nội dung cũng như ngôn ngữ của bài. Sau đó là các hoạt động luyện tập, kiểm tra thực hành các kiến thức ngôn ngữ vừa học, phối hợp các kỹ năng Nghe , Nói , Đọc , Viết. Với mục đích này ta tiến hành như sau :
 _ Giáo viên bắt đầu giới bài khoá, sử dụng các thủ thuật như vào bài, dẫn chuyện, giới thiệu chủ đề, ra câu hỏi gợi mở ...ôn lại bài cũ có liên quan đến bài mới.
 _Trình bày giới thiệu nội dung bài khoá có kèm theo tranh ảnh minh hoạ (nếu cần) đồng thời phối hợp giới thiệu cáu trúc , từ mới sử dụng các thủ thuật giới thiệu ngữ liệu mới (nếu bài dài có thể phân loại thành từng đoạn nhỏ để giải quyết từng phần)
 _ Luyện tập hỏi đáp về nội dung bài khoá, khai thác các ngữ liệu trong bài.
 _ Thực hành các ngữ liệu mới phối hợp với ngữ cảnh của bài khoá và nội dung bài khoá.
 _ Củng cố tóm tắt lại nội dung bài khoá bằng cách sử dụng một số bài tập sau:
 +Rearrange the text in the correct order .
 +Build up the text /the stories with the promps given.
 +Retell each part orally.
 +Sum up the main ideas of the text basing on the promps given (visual/written)
 + Read aloud , practise pronounciation, antonation (if necessary)
 +Extend the following up activities.
Với những bài đọc kiểu này có liên quan đến việc thực hành nói hơn là đọc hiểu. Bài đọc lúc này chỉ là phương tiện để giới thiệu ngữ cảnh, ngữ liệu phục vụ cho việc dạy tiếng nói chung.Trong chương trình Tiếng Anh 8,9 ta cũng có thể coi các bài đọc (Read) có mục đích rèn luyện và phát triển kỹ năng đọc hiểu. Như vậy đòi hỏi phải có những thủ thuật và hình thức tập luyện khác với tiến trình trên.
 B. Các bài đọc nhằm giúp học sinh phát triển kỹ năng đọc hiểu không chỉ đơn thuần giúp học sinh hiểu được ngữ liệu trong một đoạn văn nào đó mà còn phải tạo ra các hoạt động luyện tập giúp học sinh thực hành các kỹ năng đọc.Đó là những kỹ năng có thể giúp học sinh hiểu được những đoạn văn khác nhau cho nhiều mục đích khác nhau. (Ví dụ Trong các bài kiểm tra , thi lên lớp hay thi tốt nghiệp ...) 
ở một số bài giúp phát triển kỹ năng đọc hiểu giáo viên không cần giới thiệu nội dung mà học sinh phải tự đọc để hiểu nội dung hay nắm bắt các ý chính . Vai trò của người thầy chỉ là hỗ trợ, gợi ý , hướng dẫn ,ra đề và kiểm tra. Các hoạt động đọc của học sinh đều gắn với nhu cầu , mục đích thật của việc đọc trong cuộc sống hàng ngày. Các hoạt động để luyện tập phát triển kỹ năng đọc hiểu thường được tiến hành theo ba giai đoạn sau :
 _Các hoạt động trước khi đọc (Pre-reading activities )
 _Các hoạt động trong khi đọc (While –reading activities)
 _Các hoạt động sau khi đọc (Post-reading activities )
 *Pre-reading activities :
 -Gây hứng thú (arouse interest).
 -Thiết lập ngữ cảnh ( Set up context ).
 -Tạo nhu cầu lý do, lí do của việc đọc (Creat reasons for reading).
 - Dạy trước cấu trúc và từ mới cần thiết(Preteaching structures and new words ).
 -Giới thiệu tóm tắt nội dung (Introduce briefly the topic / content )
 -Gợi ý hướng sự chú ý vào điểm chính của bài (eliciting guiding questions )
 - Cho học sinh đoán trước nội dung (predict the content of reading)
 - Nêu những điều muốn biết qua bài đọc bài học (Give expectation)
While- reading activities :
 Các hoạt động trong khi đọc là những bài tập được thực hiện ngay trong khi học sinh đọc bài “Read or Listen and Read” .Các hình thức luyện tập ở giai đoạn này là tìm hiểu khai thác nội dung bài khoá. Tuỳ theo nội dung cụ thể của từng bài mà có các dạng câu hỏi và yêu cầu khai thác khác nhau,có thể vừa về nội dung , vừa về ngôn ngữ. Các bài tập phổ biến ở giai đoạn này là :
 -Find the words/ sentences that say.... 
 - Check/Stick the correct answers.
 -True/False.
 -Complete the tables.
 -Fill in the chart .
Post reading activities
 Sau khi học xong và làm bài tập theo các yêu cầu và câu hỏi đọc hiểu , giáo viên có thể tiến hành các loại hoạt động luyện tập đòi hỏi sự nắm bắt tổng quát của toàn bài,liên hệ thực tế,chuyển hoá vốn kiến thức , luyện tập củng cố các cấu trúc ngữ pháp chủ chốt.Các hình thức có thể là :
 -Arrange the events in order.
 -Find the senteence that summarizes the reading/paragraph.
 -Give the comment / opinions.
 -Reproduce the text.
Sau đây tôi xin nêu các ví dụ cụ thể 
Ví dụ 1 : Phần C4 Unit 7 sách Tiếng Anh lớp 6
 Để giải quyết bài này thông thường đối với học sinh lớp 6 sau khi đọc xong là các em hay trả lời luôn mà không chú ý đến sự khác biệt lớn trong việc sử dụng các ngôi thứ của động từ vì vậy các em hay mắc phải các lỗi như chép y nguyên như trong đoạn văn mà không hề hay biết mình đã làm sai kết quả bài làm chỉ có ba , bốn em làm đúng trên gần bốn chục học sinh mà thôi:
 Học sinh thường trả lời : 
 a, I get up at half past five hoặc Hoàng get up at half past five .
 b, I leave the house at half past six. Hoặc He leave the house at half past six.
 c, Học sinh để trông không làm vì không tìm thấy trong bài có các câu tương tự.
 d, So he walk .
 Thời gian đọc để làm bài này sẽ kéo dài vì một số thông tin trong bài khoá không giống như trong câu hỏi.
 Để khắc phục các nhược điểm này , tôi đã hướng dẫn cho học sinh cách tóm tắt câu trả trước khi cho học sinh nghe băng và đọc bài khoá .
 Trước hết các em phải chú ý đến các câu hỏi xem chúng thuộc loại câu hỏi nào trong số các loại câu hỏi đã học như loại câu hỏi Wh-Questions , Yes,No-Questions hay Or –questions . Sau đó hướng dẫn các em cách trả lời của từng dạng câu hỏi và cách đổi ngôi thứ trong khi trả lời câu hỏi .Như trong bài đọc chủ ngữ là I thế tại sao các câu hỏi lại được hỏi bằng “he” Tôi phân tích thật kỹ rồi hướng dẫn cho các em cách tóm tắt như thế nào để học sinh dễ nhớ đễ lấy thông tin trong bài mà không phải đọc đi đọc lại nhiều lần . Vì thế tôi đã tiến hành theo một số các bước sau :
 Bước 1: Khai thác từ câu hỏi mà chưa cần đọc bài khoá .
 a. He gets up ..
 b. He goes to school 
 c. , he does.
 d. , he does
 e. They start 
 f. They end .
 Sau khi làm xong bước 1 tôi lại tiến hành bước 2
 Bước 2 : Cho học sinh đọc lướt nhanh thông tin trong bài nhưng phải chú ý đến các thông tin mình cần lấy để viết ra giấy nháp sau đó điều chỉnh các câu trả lời cho phù hợp .
 Để trả lời câu hỏi 
 a, Tôi chỉ cần lấy thông tin “at half past five”
 b, Tôi chỉ cần lấy thông tin “at half past six”
 c, Tôi chỉ cần lấy thông tin “walk”
 d, Tôi chỉ cần lấy thông tin “walk”
 e, Tôi chỉ cần lấy thông tin “at seven”
 f, Tôi chỉ cần lấy thông tin “at half past eleven”
 Bước 3 : Hoàn tất các câu trả lời
 a, He gets up at half past five .
 b , He goes to school at half past six .
 c , No, he does not.
 d , Yes, he does .
 e , They start at seven .
 f , They end at half past eleven.
 Với cách làm này học sinh vừa dễ hiểu vừadễ tóm tắt kết quả bài làm đúng và chính xác hơn rất nhiều mà lại tiết kiệm được nhiều thời gian dành cho việc giúp học sinh đọc làm sao cho hay và diễn cảm .Qua đó giúp các em hăng say hơn trong học tập.
 Bảng so sánh kết quả:
stt
Thực hiện
Số lượng học sinh lớp 6B 
Số HS hiểu bài
Số HS không hiểu bài
1
Trước khi hướng dẫn cách làm
38
04
34
2
Sau khi hướng dẫn cách làm
38
32
04
 Ví dụ 2 : Phần A1 bài 6 sách Tiếng Anh lớp 7
Cách thức tiến hành tương tự . Sau đây tôi chỉ nêu kết quả của các bước và bảng so sánh kết quả :
 Bước 1 : Tóm tắt phần trả lời câu hỏi :
 a , She is 
 b, They are going to 
 c, He is .
 d, He is doing
 e, He usually
 f, She likes playing ..
 Bước 2 : Đọc để lấy thông tin :
 a, Tôi chỉ cần lấy thông tin “doing math homework”
 b, Tôi chỉ cần lấy thông tin “the cafeteria”
 c, Tôi chỉ cần lấy thông tin “in the music room”
 d, Tôi chỉ cần lấy thông tin “learning to play the guitar”
 e, Tôi chỉ cần lấy thông tin “ meet friends and do homework”
 f, Tôi chỉ cần lấy thông tin “volleyball”
 Bước 3 : Hoàn tất các câu trả lời
 a, She is doing her math homework .
 b , They are going to the cafeteria .
 c , He is in the music room .
 d , He is learning to play the guitar .
 e , He usually meets his friends and they do their homework together .
 f , She likes playing volleyball.
 Bảng so sánh kết quả:
stt
Thực hiện
Số lượng học sinh lớp 7B 
Số HS hiểu bài
Số HS không hiểu bài
1
Trước khi hướng dẫn cách làm
36
14
22
2
Sau khi hướng dẫn cách làm
36
30
06
 Tuy nhiên ở mỗi kiểu bài khác nhau ta có các cách thức giải quyết khác nhau :
Ví dụ 3 bài tập 1 phần Read bài 1 sách Tiếng Anh lớp 8:
 Choose the best answer :
a) Ba talks aboutof his friends.
A. three
B. all
C, four
D, none
b) Bao volunteer work .
A,helps him make friends
C, does not affect his school work .
B, causes problems at exam time
D, takes up a lot of time
c) Khai and Song 
A, like quiet places
B, don’t talk much in public
C, dislike school
D, enjoy sports
d) Ba’s friends sometimes ..his jokes .
A, answer
B, do not listen to
C, laugh at
D, get tired of
 Với bài tập kiểu này các em có thể chọn một cách dễ dàng , tuy nhiên nếu chỉ sơ suất một tí là có thể chọn sai ngay . Vậy ta phải làm gì chọn cho đúng , chính xác và nhanh nhất . Theo tôi chúng ta nên tiến hành các bước sau :
 Bước 1 : Chúng ta nên phân tích kỹ thể loại mà chỗ trống cần điền nếu có thể .
 Bước 2 : Làm phương pháp loại trừ ( có thể căn cứ vào thể loại , ngôi thứ của động từ, cấu trúc ).
 Bước 3 : Căn cứ vào tình huống ,văn cảnh để chọn nếu như thể loại ngôi thứ ngữ nghĩa  trùng nhau.
 Giả sử trong dạng bài chọn từ đồng nghĩa hay trái nghĩa mà có nhiều từ chúng ta không biết nghĩa thì cứ từ nào lạ nhất thì chúng ta chọn còn các từ quen quen thì không nên chọn . Đó cũng là cái mẹo của người ra đề để tránh có điểm số tối đa trừ các em giỏi xuất sắc.
 Căn cứ vào các bước trên ta cùng giải quyết bài tập trên .
 Câu a) Ta phải loại trừ đáp án B và D vì cả hai đều không đúng với thông tin của bài . Sau đó ta lai phải loại tiếp câu C vì Ba chỉ nói về 3 người bạn của mình. Vì vậy ta phải chọn đáp án A
Câu b) ta có thể suy diễn theo nội dung câu He spends his free time doing. Vì vậy ta phải chọn đáp án C,
Câu c) với cách suy luận tương tự chúng ta có đáp án câu c) là đáp án B còn câu d) là đáp án C
 Với việc thực hiện các bước và áp dụng đúng phương pháp dạy đọc cho nên bài dạy của tôi vừa gây được hứng thú cho học sinh vừa giúp họ hiểu bài một cách nhanh chóng mà lại tiết kiệm được thời gian.
kết quả
 Qua việc áp dụng phương pháp dạy học trên vào trong các tiết dạy học tôi thấy :
 - Tạo dựng bầu không khí sôi động , tích cực trong giờ dạy học . 
 -Học sinh biết vận dụng phương pháp đọc phù hợp với mục đích của bài đọc.
 - Giúp học sinh có điều kiện cùng một lúc vừa nói lại vừa nghe vừa suy nghĩ qua đó kịp thời nhận ra và tự sửa lỗi sai cho mình.
 - giúp học sinh phát âm chính xác hơn, hiểu bài nhanh hơn, kỹ hơn và có thể nhớ lâu hơn.
 _Giúp học sinh tự tin,bạo dạn say mê khi học môn ngoại ngữ.
 _Giúp giáo viên phấn khởi hơn , nhiệt tình hơn và có trách nhiệm hơn trong việc giảng dạy chuẩn bị và tìm tòi cái hay cái đẹp của nhân loại để giảng dạy cho các em.Từ đó cũng giúp cho việc củng cố và phát triển kiến thức và kỹ năng đọc và dạy đọc các ngoại ngữ.
 Tất cả các kết quả trên đã làm cho việc dạy và học ngoại ngữ đạt chất lượng cao hơn.
 Bài học kinh nghiệm rút ra
 _Bản thân mỗi thầy cô cần nắm vững các kỹ năng đọc và sử dụng đúng cách theo yêu cầu của đề từng bài.
 _Giáo viên cần hướng dẫn ,cho học sinh nghe đọc mẫu các bài khoá trong đĩa CD mà BGD đã cấp để giúp các em đọc được đúng và hay hơn đồng thời có thể phát triển kỹ năng nghe cho học sinh.
 _Thầy cô cần phần loại trình độ học sinh để giao phần đọc cho phù hợp trên cơ sở đó mà động viên khích lệ từng em để các em hăng say hơn trong việc xây dựng bài.
 _Tăng cường tham gia kiểm tra,đánh giá, nhận xét ,góp ý, uốn nắn ,khen thưởng kịp thời một cách trung thực, khách quan đối với việc đọc của học sinh để giúp các em tự tin hơn, sửa chữa kịp thời các lỗi yếu kém cả mình giúp cho các em ngày càng tiến bộ.
 _Tự sưu tầm và hướng dẫn cho các em tự sưu tầm các loại sách hay sách quí như các bài đọc các câu truyện bằng Tiếng Anh để các em phát triển vốn từ,mẫu câu và cách hành văn của cả người Việt lẫn người bản xứ đặc biệt là người Anh và người Mỹ.
 _Khuyến khích việc nghe băng ,truy cập Internet trong việc học ngoại ngữ thậm chí còn khuyên các em nên thâu băng để ghi lại giọng nói của mình để biết mình đọc như thế nào.
C , Kết luận
 Qua quá trình tìm hiểu , nghiên cứu và vận dụng phương pháp dạy đọc trong việc dạy và học ngoại ngữ, bản thân tôi nhận thấy nó mang lại kết quả khá cao và khả năng thực hiện tốt cho cả thầy , trò và cả những người học ngoại ngữ.Tuy nhiên trong quá trình dạy và học của thầy trò trường tôi còn có các mặt hạn chế mà chúng tôi chưa nhận ra .Tôi rất mong các đồng nghiệp cùng tham gia góp ý cho tôi một cách chân thành để việc dạy đọc nói riêng và việc dạy ngoại ngữ nói chung của chúng tôi cùng các bạn làm việc ngày càng khoa học hơn, đỡ vất vả hơn nhưng đạt được kết quả cao hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn. 
 Quỳnh Nguyên , ngày 16 tháng 4 năm 2009
Người viết : 
 Trần Quang Thảnh

File đính kèm:

  • docsang kien 2009.doc
Sáng Kiến Liên Quan