Sáng kiến kinh nghiệm Một số thay đổi động tác ở bài thể dục phát triển chung Lớp 5 phổ thông

Trong xã hội hiện nay giáo dục được coi là quốc sách hàng đầu trong đó thể dục cũng được coi là một môn quan trọng, cơ bản của công tác giáo dục thể chất cho học sinh. Thể dục không những chỉ có tác dụng bảo vệ, củng cố tăng cờng sức khoẻ cho học sinh mà còn nâng cao năng lực làm việc, phát triển trí óc và thể lực, giáo dục đạo đức thẩm mỹ giúp các em góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục của Đảng ở nhà trường phổ thông.

 Môn thể dục bậc tiểu học có nhiệm vụ trang bị cho học sinh một số tri thức kỹ năng đơn giản cần thiết, nhằm rèn luyện tư thế cơ bản, làm giầu vốn kỹ năng vận động, để các em học tập sinh hoạt có hiệu quả. Trên cơ sở đó góp phần bảo vệ và tăng cường sức khỏe học sinh, phát triển các tố chất thể lực, tạo điều kiện cho cơ thể các em phát triển bình thường theo quy luật tâm lý, lứa tuổi, giới tính. Ngoài ra còn góp phần rèn luyện cho học sinh nếp sống lành mạnh, vui tươi, có ý thức tổ chức kỷ luật và một số phẩm chất đạo đức khác, tạo tiền đề cho quá trình hình thành nhân cách đúng cho các em.

 

doc21 trang | Chia sẻ: sangkien | Lượt xem: 7075 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số thay đổi động tác ở bài thể dục phát triển chung Lớp 5 phổ thông", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
phòng giáo dục đào tạo huyỆN THANH OAI
Trường tiểu học THANH VĂN
----------- š› ------------
Sáng kiến kinh nghiệm
một số THAY ĐổI động tác ở
 bài thể dục phát triển chung 
lớp 5 phổ thông
Người thực hiện: 
NGUYễN THị HòA
Giáo viên thể dục 
Trường tiểu học THANH VĂN
.Cộng hoà xã hội chủ nghĩa việt nam
độc lập - tự do - hạnh phúc
đề tài sáng kiến kinh nghiệm
I. sơ yếu lí lịch :
Họ và tên :nguyễn Thị Hoà 
Ngày tháng năm sinh : 6/07/1982
Năm vào ngành : 1/5/2005
Chức vụ :giáo viên giảng dạy Thể dục lớp 3- 4- 5
đơn vị công tác : Trường tiểu học thanh văn
Trình độ chuyên môn : Cao đẳng sư phạm Thể dục 
Hệ đào tạo : Chính quy
Khen thưởng : Nhiều năm đạt Giáo viên giỏi trường.
Năm học 2011 - 2012
A - Đặt vấn đề
I. Lí do chọn đề tài
1/ Cơ sở lý luận
 Trong xã hội hiện nay giáo dục được coi là quốc sách hàng đầu trong đó thể dục cũng được coi là một môn quan trọng, cơ bản của công tác giáo dục thể chất cho học sinh. Thể dục không những chỉ có tác dụng bảo vệ, củng cố tăng cờng sức khoẻ cho học sinh mà còn nâng cao năng lực làm việc, phát triển trí óc và thể lực, giáo dục đạo đức thẩm mỹ giúp các em góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục của Đảng ở nhà trường phổ thông.
 Môn thể dục bậc tiểu học có nhiệm vụ trang bị cho học sinh một số tri thức kỹ năng đơn giản cần thiết, nhằm rèn luyện tư thế cơ bản, làm giầu vốn kỹ năng vận động, để các em học tập sinh hoạt có hiệu quả. Trên cơ sở đó góp phần bảo vệ và tăng cường sức khỏe học sinh, phát triển các tố chất thể lực, tạo điều kiện cho cơ thể các em phát triển bình thường theo quy luật tâm lý, lứa tuổi, giới tính. Ngoài ra còn góp phần rèn luyện cho học sinh nếp sống lành mạnh, vui tươi, có ý thức tổ chức kỷ luật và một số phẩm chất đạo đức khác, tạo tiền đề cho quá trình hình thành nhân cách đúng cho các em.
	Như Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã từng có lời tâm huyết đối với sự nghiệp giáo dục của chúng, ta đó là :"Thể dục là một mục tiêu không thể thiếu được trong quan điểm giáo dục của chúng ta, nó là cơ sở để tiếp thu tốt đức dục, trí dục và mỹ dục".
 2/ Cơ sở thực tiễn.
Muốn học tốt môn thể dục thể chất nói chung và bài thể dục phát triển tay không nói riêng. Để giúp các em phát triển đều đặn những nhóm cơ chủ yếu tạo điều kiện hình thành tư thế đứng đắn, điều chỉnh linh hoạt sự vận động của cơ thể trong quá trình học tập và luyện tập.
	Bởi vậy, chúng ta cần có nhận thức sâu sắc mục đích nhiệm vụ yêu cầu của giáo dục thể dục ở trường tiểu học để có những bài tập khoa học, phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi cũng như khả năng nhận thức của học sinh. 
Từ đó có thể đưa giáo dục thể dục cùng với các mặt giáo dục khác, hoàn thành tốt mục tiêu giáo dục thể chất trong nhà trường phổ thông.
	Đặc thù của môn thể dục ở trường phổ thông là biến những kiến thức mà học sinh nắm được, hiểu được thành kỹ năng hoạt động vận động, trên cơ sở đó phát triển thể lực và tăng cường sức khỏe của các em.
	Nội dung cơ bản của kiến thức và kỹ năng môn thể dục ở tiểu học bao gồm : Đội hình đội ngũ; bài thể dục phát triển chung; các bài tập rèn luyện tư thế và kỹ năng vận động cơ bản; các trò chơi vận động. 
Những nội dung này xuyên suốt trong chương trình, được bố trí xen kẽ theo dạng "xoáy chôn ốc", có tác dụng hỗ trợ lẫn nhau, giúp cho việc rèn luyện thể lực hình thành các tư thế cơ bản đúng và trang bị cho các em những kỹ năng vận động cơ bản nhất, chuẩn bị tốt cho các hoạt động sau này.
	Trong phạm vi đề tài này, chúng tôi chỉ bàn về phần biên soạn bài thể dục tay không ở tiểu học; cụ thể là bài thể dục phat triển chung lớp 5.
II/ Phạm vi đề tài và đối tợng nghiên cứu
 Vậy làm thế nào để thầy dạy tốt, trò học tốt bài thể dục phát triển tay không. Đây là điều trăn trở đối với người thầy dạy môn thể dục nói chung và đối với tôi nói riêng. Từ suy nghĩ làm thế nào để học sinh yêu thích môn của mình, môn thường được các em xem nhẹ không như các môn văn hoá khác.
Đây là một điều kiện khó khăn vì vậy trong những năm qua tôi đã áp dụng nhiều biện pháp song một trong những biện pháp mà tôi thấy có hiệu quả hơn cả đó là lí do tôi chọn đề tài :
“Một số thay đổi động tác của bài thể dục lớp 5” cho học sinh tiểu học.
B - giải quyết vấn đề
I/ Nội dung và biện pháp thực hiện
Tôi đã vận dụng những biện pháp sau : Ngay từ giờ dạy đầu tiên của bộ môn nhất thiết phải gây hứng thú cho học sinh với bộ môn bằng nhiều phương pháp khác nhau, nói chuyện ngoại khoá, kể chuyện về các môn thể dục, thể chất.Cho học sinh khởi động bằng những bài hát từ đó làm cho các em thích học và muốn tập luyện.
Cho các em thấy được tác dụng của nó : nhằm rèn luyện sự khéo léo, mềm rẻo. Để gây được hứng thú bộ môn tôi phải bỏ khá nhiều công sức về vấn đề này trong nhiều giờ sau đó (xen kẽ trong các giờ học) vừa học kiến thức cơ bản vừa dẫn dắt tìm hiểu thực tế ở một số trường qua các buổi đồng diễn thể dục. Bên cạnh đó người thầy phải làm thế nào để học sinh tiếp thu kiến thức trong bài giảng nhanh nhất dễ nhớ và nhớ lâu. Muốn thực hiện được điều cơ bản này ngoài nghiên cứu kỹ nội dung kiến thức của bài soạn chu đáo mà còn phải xác định rõ phương pháp dạy ở từng bài (từng buổi tập) từng phần. Chọn ra học sinh có tố chất khéo léo, nhanh nhẹn, thể lực tốt.
 1/ Ví dụ : 
	Bài thể dục phát triển chung in trong tài liệu giảng dạy thể dục lớp 5 nhà xuất bản giáo dục xuất bản năm 2006 do tác giả Trần Đồng Lâm chủ biên; gồm 8 động tác : 
	1- Động tác :	Vươn thở
	2- Động tác : 	Tay 
	3- Động tác : 	Chân 
	4- Động tác :	Vặn mình	
	5- Động tác :	Toàn thân 
	6- Động tác : Thăng bằng 
	7- Động tác : 	Nhảy 
	8- Động tác : 	Điều hoà.
* Nhận xét : 
	a. Ưu điểm :
	Bài thể dục lớp 5 đãđược "mềm hoá" có thể cầm cờ và hoa, đây là một đạo cụ đơn giản phù hợp với lứa tuổi các em, một yếu tố gây hứng thú cho các em khi học bài thể dục.
	b. Mặt hạn chế : 
	- Thứ tự động tác không theo trình tự, theo nguyên tắc từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp và không phù hợp với tính chất vận động của các nhóm cơ của các em ở lứa tuổi phổ thông này.
II. PHƯƠNG PHáP GIảI QUYếT:
	Xuất phát từ những ưu điểm và hạn chế trên; theo quan điểm của chúng tôi sẽ thay đổi bổ sung và sắp xếp lại thứ tự một số động tác cho phù hợp, cụ thể là : 
	+ Bỏ tên động tác Toàn thân : Bởi vì động tác này khi thực hiện chỉ có tác dụng mạnh khớp lưng - bụng có tác dụng ít đến nhóm cơ vai, lườn, ngực cánh tay v.v.., nó không đặc trưng cho việc tác động chủ yếu đến các nhóm cơ cụ thể nào.
	+ Bỏ đi động tác Điều hoà : Vì khi thực hiện động tác này tính chất giống động tác thả lỏng phần chi trên; mang tính hồi tĩnh trích cực nhóm cơ cổ tay, cánh tay, cơ vai, chứ không mang tính hồi tĩnh thả lỏng toàn thân, như ý nghĩa tên gọi của động tác
	+ Bổ xung tên động tác "Phối hợp" thay cho tên "Toàn thân" : Vì động tác Toàn thân khi tập có tác dụng nhóm cơ Lưng và Bụng nhiều hơn; kết hợp khi gập thân kéo theo nhóm cơ đùi ,cơ tay vai cơ ngực tham gia; tác dụng giúp cho cơ lưng, ngực cơ bụng và cơ đùi phát triển linh hoạt dẻo dai, khắc phục một số nhược điểm như lệch vai, gù lưng v.v...
	+ Bổ xung động tác Điều hoà của lớp 4 : Vì động tác Điều hoà của lớp 4, khi thực hiện động tác, mang tính tác động đến nhiều bộ phân trên cơ thẻ, dễ phối hợp khi hít thở phối hợp với các tư thế thực hiện động tác.
	Sau đây, chúng tôi sắp xếp lại thứ tự, thay tên động tác của bài thể dục như sau : 
	- Động tác thứ nhất :	Vươn thở 
	- Động tác thứ hai :	Tay 
	- Động tác thứ ba : 	Vặn mình 
 - Động tác thứ Tư: Chân
	- Động tác thứ năm : 	Phối hợp (đổi lại tên từ động tác Toàn thân) 
 - Động tác thứ Sáu: Thăng bằng
	- Động tác: Nhảy
	- Động tác thứ tám : 	Điều hòa (đổi từ động tác Điều hoà của lớp 4) 
Và thay vào 1 động tác mới (như đã nêu ở trên) để các em dễ tiếp thu bài và tác dụng toàn diện hơn đến sự phát triển cơ thể của các em.
1. Phần biên soạn động tác bổ xung : 
	1.a - Động tác Điều hoà (động tác Điều hoà của bài TD lớp 4).
- Nhịp 1: 	Từ tư thế chuẩn bị, đưa chân trái chếch sang trái (thả lỏng chân và mũi bàn chân ruỗi thẳng không chạm đất), đồng thời 2 tay dang ngang, bàn tay sấp, thả lỏng cổ tay( từ từ hít sâu theo chu trình thực hiện động tác). 	
- Nhịp 2: 	Hạ bàn chân trái xuống thành tư thế đứng 2 chân rộng bằng vai, đồng thời gập thân sâu và thả lỏng (từ từ thở ra theo chu trình động tác)
- Nhịp 3:	2 tay và chân đưa về tư thế nhịp 1 
- Nhịp 4: 	Chân trái thu về sát chân phải, đồng thời 2 tay hạ xuống như tư thế chuẩn bị.
- Nhịp 5,6,7,8 : Giống nhịp 1, 2, 3, 4 nhưng đổi chân.
2- Phần minh họa 2 bài thể dục : 
2.a - Bài thể dục số 1 : Trong sách dạy thể dục lớp 5 của nhà xuất bản giáo dục năm 2006.
1.Động tác Vươn thở:
2. Động tác Tay:
3. Động tác Chân:
4. Động tác Vặn Mình:
5. Động tác Toàn thân:
6. Động tác Thăng Bằng:
7. Động tác Nhảy:
8. Động tác Điều Hoà:
 2.b - Bài thể dục số 2 : Đã được biên soạn lại:
1.Động tác Vươn Thở:
2. Động tác Tay:
3. Động tác Vặn Mình:
4. Động tác Chân:
5. Động tác Phối hợp:
6. Động tác Thăng Bằng:
7.Động tác Nhảy:
8. Động tác Điều Hoà:
 So sánh giữa các bài thể dục in trong tài liệu giảng dạy TD lớp 5 của nhà xuất bản GD xuất bản năm 2006 và bài TD sau thay đổi bổ xung : 
TT
Bài thể dục số 1
TT
Bài thể dục số 2
1
Động tác : Vươn thở
1
Động tác : Vươn thở
2
Động tác : Tay
2
Động tác : Tay 
3
Động tác : Chân 
3
Động tác : Vặn mình
4
Động tác : Vặn mình
4
Động tác : Chân 
5
Động tác : Toàn thân 
5
Động tác : Phối hợp 
6
Động tác : Thăng bằng 
6
Động tác : Thăng bằng 
7
Động tác : Nhảy 
7
Động tác : Nhảy 
8
Động tác : Điều hoà
8
Động tác : Điều hòa 
 * Nhận xét : 
	Qua so sánh hai bài thể dục trên, chúng ta thấy sau khi sửa đổi, bổ xung và sắp xếp lại thứ tự động tác, chúng ta thấy bài số 2 phù hợp hơn; bài TD sắp xếp theo nguyên tắc từ dễ đến khó từ đơn giản đến phức tạp, tên động tác dễ nhớ và vẫn mang đúng và đầy đủ tính chất động tác.
 3. Biện pháp tiến hành : 
	Thực hiện ở 2 lớp học sinh khối 5 trường tiểu học Thanh Văn.
3.a - Cho học sinh cả 2 lớp trên thực hiện tập luyện bài thể dục số 2 ở giai đoạn 1 (Học kỳ I), bài thể dục số 1 ở giai đoạn 2 (ở học kỳ II) của năm học.
3.b - Điều tra bằng phát vấn học sinh cả 2 lớp, với nội dung câu hỏi và qua việc đánh giá kết quả kiểm tra bằng tích ô. thì phần lớn các em thực hiện hoàn thành tôt.
	Tổng kết quá trình học tập môn thể dục trong năm học vừa qua; lần lượt các câu hỏi phát vấn đã được đặt ra để điều tra.
	- Câu 1 : Em thích tập với bài thể dục nào ? 
Lớp 
Bài TD số 1
Bài TD số 2
5A
5
23
5B
7
20
	- Câu 2 : Vì sao em thích bài số 2 ?
Lớp
Bài TD số 1
Bài TD số 2
5A
25
3
5B
26
1
- Khả năng nhớ chính xác tên và thứ tự động tác 
Lớp 
Bài TD số 1
Bài TD số 2
5A
23
5
5b
20
7
 - Kết quả kiểm tra đánh giá:
Lớp 
Bài TD số 1
Bài TD số 2
Hoàn thành tốt
Hoàn thành
Chưa h. thành
Hoàn thành tốt
Hoàn thành
Chưa h. thành
5A
10
18
0
20
8
0
5B
7
20
0
20
7
0
III. Kết QUả thực hịên:
 Qua việc điều tra bằng phát vấn học sinh và kết quả kiểm tra hai bài TD trên ở 2 giai đoạn; bài TD số 2 dạy trước, ở thời điểm xa hơn, bài TD số 1 mới dạy.
	Song phần lớn các em nhớ bài số 2 hơn, nhớ thứ tự và tên động tác chính xác, học sinh tỏ ra hứng thú với việc luyện tập bài TD này trong giờ chính khóa và đồng diễn. Nhất là việc vận dụng vào thể dục vệ sinh buổi sáng; nhiều em đã phát biểu cảm tưởng :"em rất thích thú, bởi vì trình tự động tác hợp lý, tên động tác dễ nhớ, phù hợp với tính chất động tác êm dịu mềm mại nó không thô nhám khó nhớ như bài thể dục số 1, mặc dù mới học ở kỳ II của năm học".
	Đặc biệt, trong giai đoạn ôn luyện chuẩn bị thi kết thúc môn thể dục; tôi đã tiến hành cho ôn thi đồng thời 2 bài thể dục trên, thì phần lớn các em thích bài số 2. Qua kiểm tra thử cả 2 bài thể dục thì phần lớn các em giành nhiều thành tích cao ở bài thể dục số 2, và nhớ chính xác tên và thứ tự động tác của bài số 2 hơn bài số 1; các em đã kiến nghị xin được thi học kỳ bằng bài TD số 2.
	Sau khi kiểm tra bài TD số 2, kết quả được đánh giá như sau : 
Lớp 
Hoàn thành tốt
Đạt % 
5A
22/28 em
79 %
5B
23/27 em 
 85 %
 IV. Kết luận chung :
Trên đây là một số kinh nghiệm về thay đổi một số động tác của bài thể dục phát triển chung của học sinh lớp 5, những biện pháp có hiệu quả để nâng cao chất lượng giảng dạy bộ môn thể dục ở trường TH mà tôi đã áp dụng. Song ngoài ra theo tôi người thầy phải có lòng say mê với nghề nghiệp, yêu thích bộ môn mình dạy, có tinh thần trách nhiệm cao, chịu khó học hỏi, giám nghĩ giám làm.
 Giờ học TD ở học sinh phổ thông cũng như giờ học của những môn học khác, mục tiêu và nhiệm vụ trang bị kiến thức cho học sinh là vô cùng cần thiết. 
 Nhưng với môn TD ở trường tiểu học, nó còn có đặc thù riêng; mục tiêu kiến thức không phải là mục tiêu quan trọng nhất, mà mục tiêu sức khỏe học sinh mới là đích để chúng ta cần đến. So với những môn học khác, chỉ cần trang bị cho các em những kiến thức và kỹ năng, để các em biến cái đó thành những cái của bản thân, để sử dụng trong học tập và đời sống.
 Đặc biệt là có kiến thức cùng với phương pháp giảng dạy bộ môn vững vàng, môn dạy mới được nâng cao. Trên đây là một số suy nghĩ và việc làm cụ thể tôi đã áp dụng, đã rút ra được những bài học cho bản thân trong qua trình giảng dạy để nâng cao chất lượng bộ môn mình dạy.
Tôi cũng nhận thấy rằng từ suy nghĩ đến việc làm thực tế là một chặng đường khó khăn, vất vả, mong rằng : Những người thầy phải thực sự là người thầy có tâm huyết với nghề nghiệp. Hết lòng thương yêu học sinh. “Trò học tốt cần có thầy dạy tốt”. Có như vậy mới thực sự có chất lượng giáo dục toàn diện để học sinh sau khi học hết cấp có đủ sức khoẻ và kiến thức vào cuộc sống.
 Còn môn TD ở trường phổ thông là biến những kiến thức mà học sinh nắm được, hiểu được, thành kỹ năng hoạt động vận động trên cơ sở đó phát triển thể lực và tăng cường sức khỏe của các em, mới thực hiện và hoàn thành tốt nhiệm vụ yêu cầu của các môn học khác.
Đó phải chăng chúng ta đã thực hiện được cái gọi là giáo dục kỹ thuật tổng hợp của “người thầy” đào tạo ra những con người toàn diện có ích cho xã hội.
Trên đây là một số kinh nghiệm nhỏ mà tôi đã áp dụng trong giảng dạy và hướng dẫn thay đổi một số động tác đối với học sinh TH, rất mong được sự đóng góp để công việc giảng dạy đạt hiệu quả cao hơn!
	 Kiến nghị : 
 . Đối với nghành giáo dục :
Việc thực hiện dạy bộ môn thể dục trong trường tiểu học hiện nay còn gặp rất nhiều khó khăn về công tác giảng dạy cũng như học tập của học sinh do còn thiếu một số thiết bị phục vụ cho việc dạy và học. Vì vậy, tôi kiến nghị với các cấp lãnh đạo đặc biệt là Phòng Giáo dục & Đào tạo quan tâm, trang bị và tạo điều kiện về cơ sở vật chất, đồ dùng dạy học để đảm bảo cho việc dạy và học môn thể dục được tốt hơn.
- Thường xuyên tổ chức các chuyên đề để giáo viên được học hỏi và rút ra kinh nghiệm cho bản thân.
 . Đối với phụ huynh:
	- Cần quan tâm đến con em mình nhiều hơn nữa để các em học tập được tốt hơn và từ đó tìm ra những vận động viên cho đất nước.
 . Tác dụng của đề tài:
	- Qua quá trình thực hiện tôi thấy đề tài có tác dụng rất lớn, thúc đẩy được phong trào học tập ở các em, các em tham gia các hoạt động trong nhà trường được sôi nổi hơn, mạnh rạn hơn.
	-Trong quá trình thực hiện đề tài tôi không thể tránh khỏi những khiếm khuyết. Kính mong hội đồng khoa học các cấp đóng góp ý kiến giúp đỡ cho tôi hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn! 
	 Thanh Văn , ngày 5 tháng 05 năm 2012
Người viết
Nguyễn Thị Hòa
 VI. ý kiến nhận xét đánh giá và xếp loại của hội đồng khoa học cơ sở: 
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
 Chủ tịch hội đồng
( ký tên, đóng dấu)
ý kiến nhận xét đánh giá và xếp loại của hội đồng khoa học cấp trên:
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
 Chủ tịch hội đồng
( ký tên, đóng dấu)
 . . . . . . . . 
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_TD.doc
Sáng Kiến Liên Quan