Sáng kiến kinh nghiệm Một số phương pháp giúp học sinh Lớp 8 học tốt phân môn Tập đọc nhạc

1. Tóm lược giải quyết:

Từ thực tế giảng dạy, để hướng dẫn HS học tốt hơn phân môn TĐN, cần quan tâm tới những vấn đề sau:

 Đối với GV:

• GV phải đầu tư sáng tạo trong phương pháp tổ chức, phối hợp linh hoạt giữa các hình thức dạy học làm cho tiết học sôi nổi, tạo được hứng thú cho HS và phát huy được tính tích cực chủ động của các em.

• GV cần nắm vững đặc điểm tâm lí cũng như trình độ nhận thức của HS, từ đó lựa chọn phương pháp, biện pháp hướng dẫn cho phù hợp.

• Phải chuẩn bị đầy đủ các phương tiện, đồ dùng dạy học, các loại nhạc cụ cần thiết, bảng phụ và phân chia thời gian hợp lý trong các tiết học âm nhạc có nội dung TĐN.

• Phải tự học hỏi nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, phải có thái độ, hành vi phù hợp với chuẩn mực đạo đức, gương mẫu trước HS. Nhanh chóng nắm bắt và vận dụng sáng tạo những quan điểm đổi mới trong giáo dục THCS.

• Gần gũi, động viên, khuyến khích, tạo điều kiện cho HS tham gia học tập một cách tích cực, chủ động và sáng tạo.

• Phải say mê âm nhạc, có uy tín với HS. Tạo niềm vui, phấn khởi, thái độ tự tin trong học tập bằng cách tuyên dương, khen ngợi kịp thời.

• Định hướng cho HS thị hiếu âm nhạc lành mạnh.

• Tránh các lỗi khi dạy TĐN

 Đối với HS:

• Tự giác, chủ động chuẩn bị bài trước ở nhà.

• Có động cơ học tập đúng đắn. Chép bài, làm bài tập đầy đủ.

• Tập trung nghe GV hướng dẫn bài trên lớp.

• Mạnh dạn đặt câu hỏi thảo luận, phát biểu ý kiến xây dựng bài.

• Tự đánh giá, nhận xét ý kiến, phần trình bày của mình, của bạn.

• Tự tin thể hiện khả năng của bản thân.

Tóm lại, âm nhạc là nghệ thuật biểu hiện cảm xúc của con người bằng âm thanh. Giáo dục âm nhạc có ý nghĩa quan trọng trong việc hình thành và phát triển cả về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các kĩ năng âm nhạc cơ bản góp phần hoàn thiện nhân cách các em.

 

doc18 trang | Chia sẻ: thuphuong25 | Lượt xem: 1960 | Lượt tải: 2Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số phương pháp giúp học sinh Lớp 8 học tốt phân môn Tập đọc nhạc", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
khả năng nghe âm nhạc chuẩn xác, phát triển tai nghe góp phần vào việc giáo dục văn hóa âm nhạc cho các em HS. Phân môn Tập đọc nhạc(2) trong chương trình âm nhạc góp phần rất lớn trong mục tiêu giáo dục này.
Qua 6 năm công tác ở trường, được tiếp xúc cả 4 khối lớp và qua những lần tâm sự, học hỏi kinh nghiệm với những giáo viên(3) lớn tuổi ở trường, tôi nhận ra rằng ở lứa tuổi HS lớp 8 có một sự thay đổi một cách đặc biệt về tâm sinh lý. Điều đó, khiến cho việc dạy và học ở tất cả các môn học đều trở nên khó khăn. Riêng đối với môn âm nhạc thì phần TĐN, các em rất lơ là, không hứng thú trong việc giải mã những nốt nhạc, làm cho tiết học nhạc trở nên nhàm chán.
 Từ đó, tôi đưa ra “Một số phương pháp giúp học sinh lớp 8 học tốt phân môn TĐN” để giúp các em nắm bắt, tiếp thu nhanh nhất kiến thức bài học. Đây cũng là những kinh nghiệm mà tôi đã đúc kết được trong những năm giảng dạy tại trường.
Mục đích chọn đề tài:
 Tìm ra một số biện pháp giúp GV dạy tốt phân môn TĐN và HS học tốt phân môn này. 
 Từ sáng kiến này tôi vận dụng vào thực tiễn giảng dạy trong thời gian lâu dài để nâng cao năng lực chuyên môn của bản thân đồng thời trao đổi kinh nghiệm với những đồng nghiệp khác. 
Lịch sử đề tài:
Trước đây, hầu hết giáo viên dạy âm nhạc đều chịu ảnh hưởng sâu sắc về phương pháp dạy học theo cách truyền khẩu đối với phân môn TĐN mà không hướng dẫn giai điệu bài TĐN trên đàn. Từ đó làm cho HS dần mất đi tính chủ động, tích cực, sáng tạo, mất sự nhạy cảm với âm nhạc. Những tiết dạy như vậy thường không hiệu quả, không gây hứng thú cho HS. Cách dạy – học như thế chưa đáp ứng được mục đích của môn học.
Từ khi thay đổi về chương trình, nội dung SGK, phương pháp giảng dạy môn âm nhạc ở trường Trung học cơ sở(4), những nhà nghiên cứu giáo dục đã đề xuất cách dạy – học TĐN, nên cho HS đọc nhạc dựa trên tiếng đàn làm mẫu của GV. Những kĩ năng đọc nhạc như: đọc đúng cao độ, trường độ, thể hiện sắc thái tình cảm, biểu diễn hoàn chỉnh một bài TĐN được quan tâm và chú ý nhiều hơn, thể hiện qua những bài tập riêng cho mỗi tiết học.
Dựa trên phương pháp đổi mới về dạy – học TĐN, kết hợp với các tiết trên lớp truyền thụ cho HS những kiến thức cơ bản về nhạc lí, hướng dẫn các em vận dụng kiến thức đó vào từng bài TĐN. Từ những tình huống cụ thể xảy ra trên lớp trong các tiết dạy, giúp GV thấy được những sai sót chung của HS, từ đó đề ra những biện pháp cụ thể hơn, xác thực hơn để HS có thể học tốt hơn phân môn TĐN.
Phạm vi đề tài:
 Do hạn chế về thời gian và khả năng nghiên cứu, việc nghiên cứu chủ yếu tập trung vào: HS lớp 8 tại trường THCS Long Hoà vào năm học 2015 – 2016.
Khách thể nghiên cứu: Các tiết dạy học âm nhạc của chương trình âm nhạc lớp 8 có liên quan đến nội dung TĐN.
. 
Chú thích: Trong sáng kiến kinh nghiệm này:
(1) Học sinh được viết tắt là HS.
(2) Tập đọc nhạc được viết tắt là TĐN.
(3) Giáo viên được viết tắt là GV.
(4)Trung học cơ sở được viết tắt là THCS
II/ NỘI DUNG CÔNG VIỆC ĐÃ LÀM:
Thực trạng đề tài: 
Các em HS khối THCS nói chung, HS lớp 8 nói riêng có chung một hạn chế đó là khả năng nhận biết nốt nhạc và khả năng đọc nhạc còn rất yếu, nhiều em không nhớ được vị trí của 7 nốt nhạc trên khuông nhạc.
HS yêu thích môn âm nhạc, nhưng chủ yếu là thích phân môn hát còn các phân môn khác (nhất là TĐN) thì không quan tâm nhiều.
Việc tiếp thu các kiến thức âm nhạc và sự yêu thích học tập bộ môn chỉ rơi vào một số HS có năng khiếu. Còn lại các em khác chỉ học theo bản năng phải học nên ít có sự sáng tạo trong vận dụng kiến thức.
Ở những bài TĐN có lời ca, HS chỉ thích ghép lời ca vào giai điệu nhưng như thế là chưa đủ. Để thực hiện hoàn chỉnh phân môn TĐN đòi hỏi các em phải đọc đúng cao độ, trường độ, tính chất của bài, ghép lời ca diễn cảm Những yêu cầu này trong tập thể các em chưa thực hiện đồng đều. Bên cạnh đó, một số HS cá biệt khi đi học không mang tập, không chép bài, thường xuyên không thuộc bài nên không thực hiện được những yêu cầu của GV đưa ra.
Nội dung cần giải quyết:
Để đọc tốt một bài TĐN, cần giúp HS nắm được ý nghĩa của việc đọc nhạc, tìm ra phương pháp rèn luyện phù hợp để HS nắm vững các kĩ năng đọc nhạc cơ bản, từ đó vận dụng vào bài TĐN cụ thể.
Biện pháp giải quyết:
Giảng dạy âm nhạc thường có 2 loại cấu trúc giáo án :
Giáo án chuyên đề : Chỉ dạy riêng một nội dung trong một tiết học. Ví dụ : Dạy riêng hát hoặc dạy riêng TĐN. Ở bậc THCS, giáo án chuyên đề chỉ rơi vào phân môn hát chứ không có ở phân môn TĐN.
Giáo án kết hợp : Là gắn hai hoặc ba nội dung trong một tiết học. Ví dụ : Hát + TĐN hoặc Hát +TĐN+Âm nhạc thường thức. Các tiết dạy TĐN của chương trình âm nhạc 8 đều là những tiết kết hợp 2 hoặc 3 nội dung, thường là TĐN kết hợp cùng ôn tập bài hát. 
Như vậy, việc dạy TĐN ở lớp 8 đều gặp không ít khó khăn nhất là về việc phân phối thời gian và truyền tải nội dung sao cho phù hợp nhất. Một nội dung khó học, khó dạy nhưng lại bị hạn chế vô cùng về thời gian. Để khắc phục tình trạng này, cần phải tập trung vào những vấn đề sau đây:
 Những yêu cầu trong khi soạn kế hoạch bài học:
Phải nghiên cứu kỹ bài học trong sách giáo khoa.
Xác định thật gọn, rõ, đầy đủ mục tiêu cần đạt và trọng tâm của tiết học.
Chọn phương pháp dạy học âm nhạc thích hợp để vận dụng.
Cố gắng thuộc giáo án để khi lên lớp tránh lệ thuộc vào giáo án.
Dự kiến thời gian ở mỗi nội dung để không bị cháy giáo án.
 Cách phân chia thời gian trong tiết học:
Phân chia thời gian là một kỹ năng rất quan trọng đối với GV dạy âm nhạc ở trường THCS bởi vì xác định thời gian không đúng nghĩa là GV đã không xác định đúng trọng tâm của tiết học. Dưới đây là một số gợi ý về cách chia thời gian :
Tiết học có một nội dung là dạy hát thì đương nhiên GV dành cả tiết thực hiện nội dung này.
Tiết học có hai nội dung là ôn tập bài hát và TĐN nên dành thời gian ôn hát là 15 phút đọc nhạc là 30 phút.
Như vậy, khi soạn giảng các tiết học có TĐN, GV cần phải nghiên cứu thật kỹ, lựa chọn phương pháp thích hợp và đặc biệt phải phân chia thời gian cho nội dung TĐN một cách thích hợp nhất, đảm bảo đúng trọng tâm và truyền tải hết các nội dung của tiết học.
Đồng thời, phải tạo được sự yêu thích cho HS khi học TĐN ngay từ các tiết học đầu tiên có phân môn này. Đây là điều không dễ và cần phải có thời gian để thực hiện. Tuy nhiên, nếu thực hiện được, về sau, việc dạy phân môn TĐN cho HS sẽ trở nên thuận lợi hơn, nhẹ nhàng hơn, tích cực hơn.
 Biện pháp giúp HS thuộc tên nốt nhạc trên khuông
Thực tế dạy học cho thấy có nhiều HS không thuộc tên các nốt nhạc trên khuông, các em thường viết tên từng nốt nhạc ở dưới khuông nhạc. Để giúp HS thuộc tên nốt nhạc, GV có thể áp dụng một số biện pháp sau:
Sử dụng “Khuông nhạc bàn tay” đã được học ở chương trình âm nhạc lớp 3 (Cụ thể: tiết 16, tiết 20, tiết 24, tiết 29, tiết 31) để ghi nhớ tên nốt nhạc.
GV thường xuyên cho HS tập nói tên nốt nhạc hoặc cho các em tập chép nhạc.
Treo bài TĐN trong lớp để HS luôn luôn được tiếp xúc với bản nhạc, nốt nhạc.
Gợi ý HS sử dụng khuông nhạc có các nốt nhạc và tên nốt (để khi cần thiết, các em dễ dàng kiểm tra lại):
Giúp HS cảm thấy việc ghi nhớ tên nốt nhạc là đơn giản và dễ dàng.
GV sử dụng bản nhạc không ghi tên nốt khi kiểm tra TĐN, đó là thách thức để HS phải cố gắng thuộc tên nốt.
Thường xuyên củng cố tên nốt nhạc khi có điều kiện.
 Sử dụng các phương tiện dạy học TĐN hiệu quả:
Dạy Âm nhạc phải có những phương tiện cần thiết, nếu thiếu chúng, hiệu quả việc dạy học sẽ rất hạn chế. Bên cạnh việc dạy TĐN cho HS, GV cần tạo điều kiện để các em được nghe bài hát (đối với những bài TĐN là những đoạn trích của bài hát), xem tranh ảnh, video có liên quan (nếu có điều kiện). Những điều này sẽ gây được hứng thú học tập tích cực của HS, tránh được sự khô khan, nặng nề khi học TĐN, nhất là đối với những HS không có năng khiếu âm nhạc.
Sẽ hết sức phản khoa học và sai phương pháp hoàn toàn nếu dạy TĐN bằng phương pháp truyền khẩu. Nhạc cụ là loại phương tiện đặc trưng, cần thiết và hay được sử dụng nhất trong dạy học Âm nhạc. Thông thường, GV sử dụng một vài nhạc cụ trong số nhiều loại như: đàn phím điện tử, ghi-ta, sáo recorder, kèn pianika (melodion), và nhiều loại khác, có thể là nhạc cụ dân tộc hoặc những loại do GV tự chế tạo. Ngày nay, GV thường sử dụng nhất vẫn là đàn phím điện tử, vừa hiện đại, vừa hiệu quả lại thông dụng. Tuy nhiên, đôi khi lại trở nên khó khăn khi mất điện hoặc nhạc cụ bị hỏng hóc GV âm nhạc cần phải chủ động trong việc khắc phục tình trạng này. Ví dụ như: chuẩn bị đàn ghi-ta (nếu chưa biết chơi ghi-ta thì cố gắng học những kỹ thuật cơ bản nhất), hoặc đơn giản hơn là chuẩn bị sẵn kèn pianika (melodion) để sử dụng khi cần thiết. 
Về phía HS, các em thường sử dụng một vài nhạc cụ gõ đơn giản như thanh phách, song loan, trống cơm, trống con, trống lắc, mõ Cần phải luyện tập cho HS ý thức tự quản tốt khi sử dụng các nhạc cụ này trong giờ học âm nhạc nói chung, TĐN nói riêng. Nếu không, điều này sẽ ảnh hưởng không tốt đến tiết dạy: không chỉ mất trật tự, mất thời gian mà đôi khi còn gây hư hại cho nhạc cụ hay xảy ra các tai nạn đáng tiếc.
Bảng phụ nội dung bài TĐN cũng hết sức quan trọng trong tiết dạy TĐN. GV cần phải chuẩn bị tốt phần này. Ở lớp 8, thiết bị dạy học có một bộ tranh ảnh gồm 8 bài TĐN. GV nên liên hệ với nhân viên thiết bị của nhà trường để sử dụng bộ tranh này. Nếu không có, GV có thể tự trang bị cho mình bằng nhiều cách như: chép bài TĐN ra khổ giấy lớn, photocopy phóng to, sử dụng máy chiếu v.v
3.5 Phương pháp hướng dẫn, tự học, tự rèn luyện ở nhà
Để giúp các em có thể tự tin đọc được một bài TĐN mà không cần phải ghi chú dưới mỗi khuông nhạc, tôi thực hiện các bước như sau:
* Ở nhà: Cho học sinh tự viết bài TĐN vào vở trước khi đến lớp. Trong lúc viết bài ở nhà hãy ghi nhận lại một số điều như: về nhịp, về cao độ, trường độ, các ký hiệu âm nhạc có trong bài TĐN.
 * Trên lớp: Cho các em nhận xét và rút ra kết luận về bài TĐN đó. Hướng dẫn HS cách đọc tiết tấu từng câu nhạc, nhận xét xem có sự giống nhau và khác nhau gì giữa các câu nhạc đó.
6 8
Ví dụ: Ở 2 câu đầu của bài TĐN số 5- Lớp 8 (xem phía dưới), các em sẽ được gợi ý cách đọc tiết tấu như sau:
 Đen Đơn Đen Đơn | Đen Đơn Đơn Đơn Đơn |
 xx x xx x xx x x x x
 Đen Đơn Đơn Đơn Đơn | Đen chấm Đen lặng |
 xx x x x x xx x xx x
	Các em sẽ nhận xét và so sánh sự giống và khác nhau về tiết tấu của 2 câu đầu và 2 câu cuối. Sau đó tự thực hiện cách đọc tiết tấu như 2 câu đầu.
	Giáo viên dùng thanh phách gõ tiết tấu của từng câu nhạc để học sinh đọc tên nốt nhạc theo tiết tấu mà GV vừa vỗ( Chú ý: Gv gõ tiết tấu mỗi câu 3 lần, HS lắng nghe sau đó đọc tên nốt theo âm hình tiết tấu mà GV vừa vỗ). Điều này giúp cho HS ghi nhớ vị trí nốt nhạc và rèn tai nghe tiết tấu thật nhạy bén.
 Đồ mi son la son son đô si la
 Xxx xxxxx
 xx
 Đô rê mi rê đô rê đô son mi son đô
Đồ rê mi son
 Son la son fa mi son
 Một số phương pháp khác
Phương pháp tạo ấn tượng tích cực
 	Nếu bạn muốn tạo động lực cho HS thì phải chứng minh được rằng bạn là người đáng để HS lắng nghe. Các em có thể nghi ngờ bạn vào ngày đầu tiên, nhưng bạn có thể cố gắng cải thiện để chiếm được niềm tin cũng như sự tôn trọng của các em. Để làm được điều này, bạn phải trở nên nổi bật trong mắt HS. Bạn cần tạo ấn tượng tốt, vì vậy hãy đảm bảo rằng bạn trông thật đẹp khi bước vào lớp. Hãy cố gắng ăn mặc đẹp hơn hay khác hơn một chút so với người bình thường.
	Bạn cần phải nắm bắt được sự chú ý của HS và giữ lấy sự chú ý đó. Bày tỏ rõ quan điểm của mình. Đừng nói nhiều quá và cũng đừng khăng khăng giữ ý kiến của mình. Bạn cần tạo ấn tượng là một người hiểu biết, thông minh và là người không ngại nói ra chính kiến của mình chứ không phải một người kiêu ngạo và chỉ biết đến bản thân.
Phương pháp tạo niềm tin vững chắc
	Hãy say mê những gì bạn đang dạy. Đôi mắt mở to cùng nụ cười lớn và sự nhiệt tình chân thành của bạn chắc chắn sẽ tạo nên hiệu quả rất lớn đối với HS. Ngay cả khi các em không hứng thú với môn học của bạn thì chính cách cư xử của bạn cũng có thể làm các em thích thú. Bởi điều quan trọng nhất là vì bạn kiên trì thể hiện tình yêu của bạn đối với vấn đề nào đó, HS sẽ sớm nhận ra bạn là một con người chân thành và đầy nhiệt quyết. 
	Có khiếu hài hước. Khi có óc hài hước, bạn sẽ dễ dàng thu hút HS, làm cho những nốt nhạc trở nên sống động hơn và giúp HS kết nối với bạn tốt hơn. Vấn đề là, nếu bạn luôn luôn nghiêm túc thì HS sẽ thấy khó để quan tâm và thực sự kết nối với bạn. Bạn không cần phải làm một anh hề và lúc nào cũng đùa được nhưng nếu bạn tạo một môi trường học vui vẻ cho học sinh, các em sẽ có động lực và thấy hứng thú hơn khi học.
3.7 Những lỗi cần tránh khi dạy TĐN:
Dạy sai kiến thức: Không được dạy sai kiến thức, dạy sai kiến thức TĐN sẽ ảnh hưởng rất lớn đến việc học môn âm nhạc nói chung, phân môn TĐN nói riêng của HS ở các bậc học cao hơn.
GV phải đọc đúng cao độ, trường độ đồng thời phải sửa sai kịp thời cho HS. Xác định không đúng trọng tâm, luyện tập cao độ hoặc tiết tấu quá lâu. Chỉ thực hiện 4 bước (giới thiệu bài TĐN, tìm hiểu bài, luyện tập cao độ, luyện tập tiết tấu) trong khoảng 10 phút, nếu kéo dài hơn có thể không đủ thời gian để đọc từng câu đồng thời làm giảm hứng thú học của HS.
Xác định nhầm mục tiêu dạy TĐN là để hát đúng lời ca. Khi ôn TĐN chủ yếu là cho HS hát lời.
Không dạy TĐN bằng cách truyền khẩu, không đọc mẫu nhiều và biến TĐN thành hát tên nốt nhạc.
Dạy HS tập hát trước để các em nắm được giai điệu, rồi mới hướng dẫn đọc nhạc. Cách dạy này mắc phải 2 sai lầm, thứ nhất làm HS chú ý đến lời ca hơn là nốt nhạc, thứ hai làm các em không còn động lực khám phá giai điệu của bản nhạc.
Đàn giai điệu quá nhiều hoặc GV đọc mẫu bài TĐN trước khi HS tập đọc, làm giảm tính tích cực của HS, các em không có động lực để giải mã và khám phá giai điệu.
Bắt nhịp cho HS đọc nhạc ở một giọng (khi bắt nhịp không dùng đàn), sau đó đệm đàn ở một giọng khác.
Căn cứ vào lời ca để chia câu nhạc, căn cứ vào lời để gõ đệm (ví dụ yêu cầu HS gõ đệm theo tiết tấu lời ca).
Để HS ghi tên nốt vào bài TĐN (cần nhắc các em luôn chú ý đến nốt nhạc).
Yêu cầu HS học thuộc bài TĐN. Đây là điều tuyệt đối tránh vì TĐN là nhìn trực tiếp bản nhạc và thực hành đọc nhạc, ghép lời kết hợp cùng gõ đệm.
Kết quả chuyển biến của đối tượng:
Sau một năm thử nghiệm và vận dụng trong năm học 2015 – 2016, kết quả khảo sát cho thấy tỉ lệ HS đọc nhạc yếu đã được cải thiện rõ rệt:
* Kết quả khảo sát đầu năm học:
Lớp
Tổng số 
HS
Khả năng TĐN
Khá, giỏi
Trung bình
Yếu
8.1
45
15(33,3%) 
20 (44,4%)
10 (22,3%)
8.2
46
12 (26,1%)
20 (43,5%)
14 (30,4%)
8.3
46
13 (28,3%)
19 (41,3%)
14 (30,4%)
8.4
46
20(43,5%)
18(39,1)
8(17,4%)
8.5
47
16(34,1%)
17(36,1%)
14(29,8)
8.6
45
15(33,3%)
19(42,2%)
11(24,5%)
8.7
46
18(39,1%)
20(43,5%)
8(17,4%)
8.8
45
20(44,4%)
14(31,1%)
11(24,5%)
8.9
43
17(39,5%)
17(39,5%)
9(21%)
8.10
44
22(50%)
15(34,1%)
7(15,9%)
Khối 8 
453
168 (37,3%)
179 (39,4%)
 106(23,3%)
* Kết quả khảo sát cuối học kì I:
Lớp
Tổng số 
HS
Khả năng TĐN
Khá, giỏi
Trung bình
Yếu
8.1
45
18(40%) 
19 (42%)
8 (17,8%)
8.2
46
14 (30%)
19 (42%)
13 (28%)
8.3
46
15 (32,6%)
20 (43,5%)
11 (23,9%)
8.4
46
23(50%)
18(39,1%)
5(10,9%)
8.5
47
17(36,2%)
18(38,3%)
12(25,5%)
8.6
45
16(35,6%)
20(44,4%)
9(20%)
8.7
46
19(41,3%)
20(43,5%)
7(15,2%)
8.8
45
21(46,7%)
15(33,3%)
9(20%)
8.9
43
20(46,5%)
15(34,9%)
8(18,6%)
8.10
44
23(52,3%)
15(34,1%)
6(13,6%)
Khối 8  
453
186 (41,1%)
179 (39,5%)
 88(19,4%)
* Kết quả khảo sát cuối học kì II:
Lớp
Tổng số 
HS
Khả năng TĐN
Khá, giỏi
Trung bình
Yếu
8.1
43
23(53,5%) 
18 (41,9%)
2 (4,6%)
8.2
43
22(51,2%)
17 (39,5%)
4 (9,3%)
8.3
44
22 (50%)
19 (43,2%)
3 (6,8%)
8.4
43
24(55,8%)
16(37,2%)
3(7%)
8.5
43
23(53,5%)
15(34,9%)
5(11,6%)
8.6
45
22(48,9%)
19(42,2%)
4(8,9%)
8.7
46
23(50%)
20(43,5%)
3(6,5%)
8.8
45
27(60%)
14(31,1%)
4(8,9%)
8.9
41
24(58,5%)
14(34,1%)
3(7,4%)
8.10
42
27(64,3%)
13(31%)
2(4,7%)
Khối 8 
435
237(54,5%)
165 (37,9%)
 33(17,3%)
So với kết quả bảng khảo sát trước khi áp dụng Sáng kiến kinh nghiệm, chúng ta thấy khả năng TĐN của các em có sự chuyển biến tốt hơn. Số HS đạt khá, giỏi được nâng cao, số HS đạt trung bình, yếu đã giảm hẳn. Các em dần ham thích học phân môn TĐN hơn. Tình hình HS “mù nốt” đã giảm đi đáng kể. Các bài TĐN được các em viết và đọc chính xác hơn. 
III/ KẾT LUẬN:
Tóm lược giải quyết:
Từ thực tế giảng dạy, để hướng dẫn HS học tốt hơn phân môn TĐN, cần quan tâm tới những vấn đề sau:
Đối với GV:
GV phải đầu tư sáng tạo trong phương pháp tổ chức, phối hợp linh hoạt giữa các hình thức dạy học làm cho tiết học sôi nổi, tạo được hứng thú cho HS và phát huy được tính tích cực chủ động của các em.
GV cần nắm vững đặc điểm tâm lí cũng như trình độ nhận thức của HS, từ đó lựa chọn phương pháp, biện pháp hướng dẫn cho phù hợp.
Phải chuẩn bị đầy đủ các phương tiện, đồ dùng dạy học, các loại nhạc cụ cần thiết, bảng phụ và phân chia thời gian hợp lý trong các tiết học âm nhạc có nội dung TĐN.
Phải tự học hỏi nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, phải có thái độ, hành vi phù hợp với chuẩn mực đạo đức, gương mẫu trước HS. Nhanh chóng nắm bắt và vận dụng sáng tạo những quan điểm đổi mới trong giáo dục THCS.
Gần gũi, động viên, khuyến khích, tạo điều kiện cho HS tham gia học tập một cách tích cực, chủ động và sáng tạo.
Phải say mê âm nhạc, có uy tín với HS. Tạo niềm vui, phấn khởi, thái độ tự tin trong học tập bằng cách tuyên dương, khen ngợi kịp thời.
Định hướng cho HS thị hiếu âm nhạc lành mạnh.
Tránh các lỗi khi dạy TĐN
Đối với HS:
Tự giác, chủ động chuẩn bị bài trước ở nhà.
Có động cơ học tập đúng đắn. Chép bài, làm bài tập đầy đủ.
Tập trung nghe GV hướng dẫn bài trên lớp.
Mạnh dạn đặt câu hỏi thảo luận, phát biểu ý kiến xây dựng bài.
Tự đánh giá, nhận xét ý kiến, phần trình bày của mình, của bạn.
Tự tin thể hiện khả năng của bản thân.
Tóm lại, âm nhạc là nghệ thuật biểu hiện cảm xúc của con người bằng âm thanh. Giáo dục âm nhạc có ý nghĩa quan trọng trong việc hình thành và phát triển cả về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các kĩ năng âm nhạc cơ bản góp phần hoàn thiện nhân cách các em.
Phạm vi, đối tượng áp dụng:
Qua thực tế giảng dạy gần 6 năm học, tôi nhận thấy rằng có thể áp dụng sáng kiến này cho tất cả GV âm nhạc khối THCS và khối tiểu học, HS các khối lớp bậc THCS và tiểu học. Tôi tin rằng sáng kiến này có thể áp dụng thực hiện lâu dài tại trường THCS Long Hoà cũng như các trường THCS và Tiểu học khác trong toàn tỉnh.
Kiến nghị đề xuất:
Đối với nhà trường:
Cần tham mưu với các cấp lãnh đạo trang bị thêm phương tiện và đồ dùng dạy học phục vụ cho môn Âm nhạc.
Phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương để làm tốt hơn nữa công tác xã hội hóa giáo dục, thường xuyên liên lạc, trao đổi thông tin với phụ huynh HS nhằm giúp phụ huynh quan tâm nhiều hơn tới việc học tập của con em mình.
Đối với Phòng Giáo dục và Đào tạo:
Để những tiết học âm nhạc đạt hiệu quả cao không chỉ cần người GV có chuyên môn vững, có phương pháp dạy học hay mà còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác, trong đó trang thiết bị dạy học có vai trò quan trọng góp phần lớn vào hiệu quả của tiết dạy. 
Hiện nay nhà trường vẫn còn thiếu nhiều trang thiết bị giảng dạy nói chung và trang thiết bị phục vụ cho giảng dạy môn Âm nhạc nói riêng. Mong rằng các cấp lãnh đạo tiếp tục quan tâm nhiều hơn tới nhà trường, trang bị đầy đủ hơn các thiết bị giảng dạy để chúng tôi giảng dạy đạt hiệu quả cao hơn.
Vì thời gian có hạn, tài liệu nghiên cứu chưa đa dạng, kinh nghiệm bản thân còn hạn chế nên trong quá trình nghiên cứu sáng kiến không tránh khỏi những tồn tại, thiếu sót, kính mong nhận được sự giúp đỡ, đóng góp ý kiến quý báu của thầy cô giáo, bạn bè, đồng nghiệp để sáng kiến kinh nghiệm này được hoàn thiện hơn.
Trân trọng cảm ơn! 
 Người viết sáng kiến
 Võ Thị Ánh Tuyết

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_phuong_phap_giup_hoc_sinh_lop_8.doc