Sáng kiến kinh nghiệm Một số phương pháp giúp học sinh giải bài toán định lượng môn Vật lý Lớp 6
Như chúng ta đã biết, môn vật lý chiếm giữ một vị trí quan trọng đối với việc phát triển năng lực, tư duy sáng tạo, hình thành kỹ năng kỹ xảo cho học sinh. Nó là một môn khoa học thực nghiệm có liên hệ mật thiết đến các hiện tượng trong tự nhiên và được ứng dụng rất nhiều trong cuộc sống. Qua việc học môn này, học sinh biết vận dụng kiến thức để liên hệ thực tế và cải tạo tự nhiên.
Với việc thay sách giáo khoa THCS mà trước hết là ở lớp 6. Đối với môn vật lý, học sinh không còn tiếp thu kiến thức mang tính hàn lâm cao như trước nữa mà tăng cường thực hành, tự tìm hiểu để rút ra vấn đề cần lĩnh hội. Với cách học mới này, việc vận dụng công thức vào giải các bài tập định lượng đối với học sinh lớp 6 là rất khó khăn. Các em chưa có kỹ năng áp dụng công thức vào giải toán.
Đặc biệt đối với học sinh lớp 6 lần đầu tiên làm quen với cách học mới với phương pháp học mới, lại tiếp cận với môn vật lý nhưng thời gian dành cho tiết chữa bài tập trên lớp hầu như không có mà phần lớn bài tập được giao về nhà.
Phần I : LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI I) Cơ sở khoa học: Như chúng ta đã biết, môn vật lý chiếm giữ một vị trí quan trọng đối với việc phát triển năng lực, tư duy sáng tạo, hình thành kỹ năng kỹ xảo cho học sinh. Nó là một môn khoa học thực nghiệm có liên hệ mật thiết đến các hiện tượng trong tự nhiên và được ứng dụng rất nhiều trong cuộc sống. Qua việc học môn này, học sinh biết vận dụng kiến thức để liên hệ thực tế và cải tạo tự nhiên. Với việc thay sách giáo khoa THCS mà trước hết là ở lớp 6. Đối với môn vật lý, học sinh không còn tiếp thu kiến thức mang tính hàn lâm cao như trước nữa mà tăng cường thực hành, tự tìm hiểu để rút ra vấn đề cần lĩnh hội. Với cách học mới này, việc vận dụng công thức vào giải các bài tập định lượng đối với học sinh lớp 6 là rất khó khăn. Các em chưa có kỹ năng áp dụng công thức vào giải toán. Đặc biệt đối với học sinh lớp 6 lần đầu tiên làm quen với cách học mới với phương pháp học mới, lại tiếp cận với môn vật lý nhưng thời gian dành cho tiết chữa bài tập trên lớp hầu như không có mà phần lớn bài tập được giao về nhà. II) Cơ sở thực tiễn. Phần lớn ở học sinh việc nhận thức phát huy năng lực còn rất hạn chế. Để đảm bảo cho các em đều có sự sáng tạo của bản thân, người giáo viên không những là người hướng dẫn mà còn phải điều khiển cho tất cả các học sinh phát huy sự sáng tạo và tích cực. III) Những vấn đề lí luận phân tích tích cực thông qua việc học tập môn vật lí. 1. Tích cực học tập: Trong mọi hoạt động của con người tính tích cực biểu hiện trong những hoạt động khác nhau như, học tập, vui chơi, giải trítrong đó hoạt động học tập là chủ đạo ở lứa tuổi đi học. Tích cực học tập thực chất là tính tích cực nhận thức, nhận thức của học sinh đặc trưng ở khát vọng học tập, gắng trí tuệ cố gắng nằm bắt các kiến thức. 2. Dấu hiệu biểu hiện tính tích cực: Dấu hiệu biểu hiện của những hoạt động tích cực về trí tuệ với các biểu hiện học sinh khao khát tự nguyện trả lời các câu hỏi của giáo viên. Học sinh thường nêu những thắc mắc. Học sinh phải vận dụng những kiến thức, kỹ năng để nhận thức vấn đề mới. Học sinh muốn đóng góp với thầy cô và bạn bè. 3 . Những cấp độ khác nhau tính tích cực của học sinh. * Bắt chước: Học sinh tích cực bắt chước các hoạt động của giáo viên và bạn bè đây là cấp độ khá phổ biến đòi hỏi giáo viên phải làm các động tác mẫu trong dạy học. Cách phát biểu, giải bài tập , làm thí nghiệm .. * Tìm tòi: Học sinh tìm cách độc lập giải quyết các bài tập nêu ra. Mò mẫm để tìm ra lời giải hợp lí nhất. Nó biểu hiện học sinh tự lực cao, thể hiện ý chí. * Sáng tạo: học sinh suy nghĩ ra cách giải độc đáo sáng tạo, hoặc sáng tạo ra các bài tập mới, lắp đặt thí nghiệm để chứng minh bài học. Mặt khác tính sáng tạo còn thể hiện học sinh biết cách phân loại bài tập. Để phát huy tính sáng tạo của học sinh phải áp dụng kiểu học tích cực ngoài ra giáo viên biết hướng dẫn tổ chức cho học sinh khám phá kiến thức mới, dạy cho học sinh không chỉ kiến thức mà cả phương pháp học, cốt lõi là phương pháp tự học của học sinh. PHẦN II: NỘI DUNG I/ THỰC TRẠNG VỀ PHÂN TÍCH ĐẶC ĐIỂM TÂM LÝ HỌC SINH: 1)Phân tích đặc điểm tâm lý lứa tuổi học sinh THCS. a.Động cơ học tập: Hoạt động học tập được các em coi là quá trình thoả mãn nhu cầu nhận thức. Để các em có được động cơ đúng đắn thì tài liệu học phải phong phú, các câu hỏi gắn với đời sống thực tiễn giáo viên phải gợi cho học sinh tìm hiểu và có phương pháp đúng đắn. b. Về chú ý: Đối với các bài thí nghiệm yêu cầu cần phải làm các động tác mẫu, yêu cầu học sinh chú ý có chủ định, bền vững hình thành dần mặt khác chú ý dễ phân tán không bền vững. Biện pháp tốt nhất để thu hút sự chú ý của các em là phải tổ chức hoạt động học tập cho hợp lí, không có thời gian nhàn rỗi. Vì vậy cần lưu ý phải tạo sự say mê, câu hỏi phải dễ hiểu, giáo viên phải có biện pháp tăng cường hoạt động thôi thúc các em tìm tòi tìm ra những kiến thức mới. c. Về ghi nhớ: Học sinh thường ghi nhớ một cách máy móc cần tạo cho các em có ghi nhớ một cách chủ động dựa trên sự so sánh, hệ thống hoá các kiến thức. Giáo viên cần dạy cho học sinh kĩ năng ghi nhớ lôgic, biết cách tìm ra điểm tựa để ghi nhớ biết cách hệ thống hoá và thói quen trình bày lời nói của mình. d.Tư duy: Các kiến thức mà học sinh đã quan sát để phân tích và phát triển tư duy cho học sinh, các câu hỏi đưa ra cho học sinh tìm tòi tìm ra những kiến thức mới, kiến thức trọng tâm bài giảng. e. Quan hệ giao tiếp: Trong lứa tuổi trung học cơ sở nhu cầu giao tiếp là rất lớn giáo viên cần tạo cho học sinh quan hệ giao tiếp, thảo luận nhóm, hợp tác tập thể uốn nắn tìm ra những kiến thức trong bài. II) Một số giải pháp giúp học sinh lớp 6 giải các bài toán vật lí định lượng: Đối với chương trình vật lý lớp 6 bài tập chủ yếu thiên về định tính tuy nhiên, bài tập định lượng là một vấn đề cũng quan trọng. Để dạy tôi chỉ đi sâu về chương trình cơ học. Trước tiên muốn giải được bài toán cơ học ta phải cần nắm vững các công thức cơ bản của nó. Vì vậy cần phải giúp học sinh hệ thống các kiến thức phần này 1) Hệ thống các công thức cơ bản của chương cơ học: Công thức về độ biến dạng: rl = l - lo Trong đó: rl: Độ biến dạng lo: Chiều dài tự nhiên l: Chiều dài lúc biến dạng - Hệ thức liên hệ giữa trọng lượng và khối lượng của cùng một vật: P = 10m Trong đó: P: Là trọng lượng (N) m: Là khối lượng (kg) - Tính khối lượng của một vật theo khối lượng riêng m = D x V Trong đó: m: Khối lượng(kg) D: Khối lượng riêng(kg/m3) V: Thể tích(m3) - Tính trọng lượng riêng theo khối lượng riêng: d = 10D Trong đó: d: Trọng lượng riêng (N/m3) D: Khối lượng riêng (kg/m3) 2) Kỹ năng vận dụng riêng lẻ từng công thức. Bước đầu ta phải hình thành cho học sinh giải những bài tập chỉ cần vận dụng một công thức riêng lẻ, mà không cần phải biến đổi. Ví Dụ: Chiều dài ban đầu của lò xo là 20 cm sau khi tác dụng lên lò xo một lực thì chiều dài của nó là 24 cm. Hãy tính độ biến dạng của lò xo? Đối với bài tập định lượng trước khi giải ta cần phải tóm tắt đề. Tóm tắt: Cho biết: lo = 20 cm l = 24 cm Tính : rl = ? Sau khi ta tóm tắt xong ta áp dụng công thức liên quan độ biến dạng: rl = l - lo Vậy ta giải bài này như sau: Độ biến dạng của lò xo là: rl = l - lo = 24 - 20 = 4 (cm) * Hoặc như bài toán tính khối lượng của một vật dựa vào khối lượng riêng. Ta cần phải nhớ đến công thức: m = D x V Ví dụ: Cho biết khối lượng riêng của chì là 11300 kg/m3. Hãy tính khối lượng của 7dm3 chì. - Đối với bài này khi tóm tắt ta phải thống nhất đơn vị đo (nghĩa là đổi dm3 sang m3) Tóm tắt: Cho biết: D = 11300 (kg/m3 ) V = 7 dm3= 0,0007 (m3) Tính : m = ? (kg) Áp dụng công thức tính khối lượng dựa vào khối lượng riêng: m = D x V Vậy ta giải bài này như sau : Giải: Khối lượng của 7 dm3 chì là: m = DxV = 11300 x 0.007 = 79,1 (kg) Đối với dạng bài tập này đơn thuần chỉ hình thành cho học sinh kỹ năng vận dụng trực tiếp các công thức vào giải bài tập mà chưa yêu cầu học sinh phải biến đổi vì bước ban đầu cần giúp học sinh vận dụng công thức vào giải bài tập. 3) Kỹ năng vận dụng và biến đổi công thức vào giải bài tập Đây là dạng bài tập đòi hỏi học sinh phải tư duy sáng tạo hơn trong việc vận dụng công thức. Từ công thức ban đầu phải vận dụng và biến đổi để tìm các đại lượng cần biết Ví dụ: Một vật a có khối lượng m = 3 kg. Tính khối lượng của vật b biết trọng lượng của nó bằng 2/3 trọng lượng của vật a ? Tóm tắt: ma = 3 (kg) Pb = 2/3 Pa Tính mb = ? Ta dựa vào điều kiện đề bài tập cho biết vận dụng công thức: P = 10m để tìm khối lượng của vật b Giải Ta có: P = 10m Trọng lượng của các vật a và b lần lượt là: Pa = 10ma (1) Pb = 10mb (2) Theo đề ta có: Pb = 2/3Pa (3) Từ (1), (2), (3) ta được: 10mb= 2/3 x 10ma Vậy: mb = 2/3 ma Mà: ma = 3 (kg) Vậy khối lượng của vật b là: mb = 2/3x3 = 2 (kg) 4) Kỹ năng vận dụng nhiều công thức vào giải một bài tập: Đối với kỹ năng này đòi hỏi học sinh phải có kiến thức tổng quát. Phải thông hiểu và vận dụng chính xác các công thức Phải biết xác định đầy đủ các yêu cầu của đề bài phải nhớ các công thức liên quan đến các đại lượng cần tìm.Kỹ năng này học sinh hình thành được, sẽ giúp cho học sinh khắc sâu vào ghi nhớ các kiến thức đã học một cách vững vàng. Tuy nhiên đòi hỏi học sinh tư duy cao vì vậy cần phải xác định đối tượng học sinh áp dụng. Ví dụ: Cho biết khối lượng riêng của sắt là 7800 kg/m3 của nước là 1000 kg/m3. Hãy tính trọng lượng riêng của 5 dm3 sắt, của 70 lít nước. Cũng như các bài tập khác ta phải tóm tắt và thống nhất đơn vị trước khi giải. Tóm tắt: Cho biết: Dsắt = 7800 kg/m3 Dnước = 1000 kg/m3 Vsắt = 5 dm3 = 0,005 m3 Vnước = 70 lít = 0,07 m3 Tính: Psắt = ? , Pnước = ? Trước khi giải bài tập này ta thấy đề yêu cầu tính trọng lượng nhưng chỉ cho biết KLR vậy ta phải tìm khối lượng và cần phải áp dụng công thức: m = DxV sau khi có khối lượng ta áp dụng công thức: P = 10m ta sẽ tìm được trọng lượng của các vật. Giải Khối lượng của 5dm3 sắt và 70 lít nước là: m = DxV Suy ra: msắt = 7800 x 0,005 = 39 (kg) mnước = 7000 x 0,07 = 70 (kg) Vậy trọng lượng của 5dm3 và 70 lít nước lần lượt là: Ta có : P = 10m Psắt = 10x39 = 390 (N) Pnước = 10x70 = 700 (N) PHẦN III: KẾT LUẬN Để hình thành cho học sinh kỹ năng phân dạng và giải bài tập định lượng, đối với môn vật lý 6 chúng ta cần phải rèn luyện từ dễ đến khó, từ vận dụng riêng lẻ đến vận dụng tổng hợp và biến đổi các công thức. Với mức độ thời gian phân bố tiết bài tập hầu như không có, vì vậy giáo viên khi giảng dạy đối với những phần có công thức liên quan cần chú ý hướng dẫn, yêu cầu học sinh về nhà giải sau đó giáo viên kiểm tra bổ sung và và chỉ ra những chỗ sai cho học sinh. Tuy nhiên với mức độ của từng đối tượng học sinh, mà chúng ta có thể hình thành cho học sinh với những mức độ kỹ năng khác nhau, sao cho phù hợp không làm cho học sinh chán nản, mà ngược lại góp phần kích thích lòng say mê học vật lý của học sinh. MỤC LỤC Phần I: Lý do chọn đề tài Trang 1 Phần II: Nội dung nghiên cứu đề tài ... Trang 4 Phần III: Kết luận Trang 12
File đính kèm:
- SKKN Ly 6.doc