Sáng kiến kinh nghiệm Một số phương pháp đặt câu hỏi trong giảng dạy ngữ văn THCS

PHẦN 1: MỞ ĐẦU

I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI.

1.Cơ sở lí luận.

Trong hoạt động dạy học nói chung và giờ dạy văn nói riêng, để phát huy tính tích cực của học sinh trong hoạt động học tập thì người giáo viên có nhiệm vụ tổ chức chỉ đạo hoạt động của trò. Lý luận dạy học đã có nhiều công trình nghiên cứu được áp dụng trong quá trình giảng dạy văn học đem lại hiệu quả cao. Trong các công trình đó các nhà nghiên cứu cũng đều chú trọng đến phương pháp gợi mở mà trong đó câu hỏi được sử dụng như một liệu pháp chính để phát huy tư duy, rèn luyện kĩ năng cho học sinh. Nhưng việc xây dựng và sử dụng câu hỏi như thế nào trong giờ dạy văn để đem lại hiệu quả cao đó là điều mà giáo viên dạy văn trăn trở và suy nghĩ.

 

doc21 trang | Chia sẻ: binhthang88 | Lượt xem: 10730 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số phương pháp đặt câu hỏi trong giảng dạy ngữ văn THCS", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 xây dựng hệ thống câu hỏi đòi hỏi chúng ta cũng phải hết sức khéo léo.
3. Câu hỏi nêu vấn đề
Đây là dạng câu hỏi nhằm phát huy tính tích cực và hoạt động tư duy, tính năng động trí tuệ cho học sinh qua giờ dạy. Khi GV đặt câu hỏi HS phải dùng óc suy nghĩ, phán đoán để trả lời câu hỏi. Dạng câu hỏi này đa số HS khá giỏi mới trả lời được.
Trong giờ dạy GV phải biết xây dựng tình huống có vấn đề bằng việc thông qua xây dựng hệ thống câu hỏi có vấn đề. Loại câu hỏi này chứa đựng một dung lượng kiến thức lớn và mang tính chất tổng hợp gồm nhiều mối liên hệ giữa các yếu tố, các kiến thức, nhằm làm sáng tỏ quan điểm của tác giả trong tác phẩm. Loại câu hỏi này có tính chất phức tạp về nội dung vì nó thường gợi lên những mâu thuẫn giữa cái biết và chưa biết, từ đó rèn luyện năng lực độc lập, suy nghĩ sáng tạo, nó còn mang tính chất hệ thống, liên tục nhằm lôi cuốn học sinh hứng thú tìm hiểu tác phẩm.
Loại câu hỏi này có dạng :
+ Theo em, nếu sự việc, hiện tượng ấy xảy ra (. . ) hoặc không xảy ra ()Thì chuyện gì sẽ đến ? Hoặc :
+ Theo em tại sao lại thế này mà không thế khác ?
Ví dụ khi dạy bài Luợm (Ngữ văn 6 ) Có thể nêu vấn đề bằng câu hỏi sau :
+ Theo em bài bài thơ có thể dừng laị ở câu thơ “ Hồn bay giữa đồng “ được không ? Vì Sao ? Việc lặp lại khổ thơ đầu ở cuối bài thơ có ý nghĩa gì ?
Hoặc :
+Vì sao miêu tả cái chết có đổ máu, tác giả lại miêu tả như một giấc ngủ bình yên của trẻ thơ giữa đồng quê thơm hương lúa ?
Bằng thực tế tôi tiến hành lấy một số ví dụ trên một số văn bản như sau:
- Ví dụ: khi dạy văn bản “Lão Hạc” (Ngữ văn 8 tập 1) ở tiết 2 khi bắt đầu tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến cái chết của lão Hạc, giáo viên có thể đặt câu hỏi ngay:
? Nguyên nhân sâu xa nào dẫn đến cái chết của lão Hạc? 
Khi tôi đặt câu hỏi này thì phải đến em học sinh thứ năm mới trả lời trọn vẹn được.
+ Học sinh thứ nhất: lão Hạc chết vì uống bả chó.
Giáo viên hỏi tại sao lão phải uống bả chó để rồi phải chết một cái chết đau đớn dữ dội như vậy, tìm tiếp nguyên nhân?
+ Học sinh thứ hai: Lão Hạc chết vì lão không còn tiền.
Giáo viên lại hỏi “ có thật lão đã hết tiền không, lão vẫn còn tiền và ba sào vườn cơ mà”?
+ Học sinh thứ ba: Lão chết vì lão sợ rằng lão sống lão ăn hết tiền của con lão.
Giáo viên hỏi vậy lão Hạc chết là do nguyên nhân nào?
+ Học sinh thứ tư: Lão chết vì lão thương con.
Giáo viên giảng kết hợp hỏi: một con người có phẩm chất tốt đẹp như lão Hạc đáng ra con người đó phải được hưởng cuộc sống yên lành, hạnh phúc. Vậy tại sao lão Hạc phải đau khổ, phải tìm đến cái chết.
+ Học sinh thứ năm: Lão chết, mặc dù là cái chết tình nguyện nhưng nguyên nhân là do chế độ xã hội phong kiến bất công
Đó là những câu hỏi giáo viên luôn luôn tạo ra tình huống có vấn đề để học học suy nghĩ trả lời. Tuy nhiên khi dùng câu hỏi nêu vấn đề này học sinh sẽ khó trả lời và giáo viên lại phải sử dụng câu hỏi gợi mở, có khi dùng tới câu hỏi phát hiện. Và như vậy kiến thức bài học sẽ được khai thác một cách triệt để.
- Ví dụ: khi dạy văn bản: Những ngôi sao xa xôi (Ngữ văn 9 – tập 2) GV có thể đưa một số câu hỏi nêu vấn đề như sau:
? Trong văn bản em yêu mến nhân vật nào nhất? Vì sao?
Với ý thứ nhất HS có thể trả lời ngay được là yêu thích nhân vật nào, nhưng yêu cầu thứ hai HS phải giải thích được là vì sao mình yêu thích nhân vật đó. Lúc này HS phải tư duy, lý giải tình huống có vấn đề và như vậy là HS đã nắm và hiểu được đặc điểm của nhân vật
Hoặc: Qua văn bản em hiểu được gì về thế hệ thanh niên Việt Nam trong thời kỳ kháng chiến chống giặc ngoại xâm? Câu hỏi này đòi hỏi HS phải suy luận, mở rộng vấn đề, liên hệ với các tác phẩm văn học khác.
Hoặc: Nêu suy nghĩ về trách nhiệm của mình đối với cuộc sống hiện tại? 
Với những câu hỏi như trên HS phải tư duy, suy luận, phân tích và khái quát vấn đề. Chính vì vậy dạng câu hỏi này có tác dụng giúp HS khắc sâu kiến thức bài học hơn, học sinh trình bày vấn đề mang tính chất sáng tạo hơn và như vậy giáo viên cũng nắm được qua bài dạy học sinh nắm được kiến thức ở mức độ nào. Bên cạnh những tác dụng của việc sử dụng loại câu hỏi này thì còn có một số vấn đề mà giáo viên cần lưu ý, đặc biệt là đối tượng học sinh và kiến thức bài học rộng hay hẹp
4. Câu hỏi so sánh
Đây là một trong những loại câu hỏi có hiệu quả cao trong quá trình tìm hiểu văn bản. So sánh nhằm mục đích tìm ra điểm giống nhau và khác nhau để làm sáng tỏ vấn đề, khắc sâu kiến thức. Vận dụng loại câu hỏi này sẽ giúp việc phân tích văn bản sâu hơn, phong phú sinh động, liên hệ được các kiến thức cùng đề tài. Có những câu hỏi so sánh ngay kiến thức trong văn bản, có khi so sánh kiến thức giữa hai văn bản khác nhau hay rộng hơn là kiến thức trong cùng một nội dung, một đề tài.
- Ví dụ khi tìm hiểu các đoạn trích của “Truyện Kiều” (Ngữ văn 9 tập 1) để làm nổi bật lên số phận của Kiều: Một người con gái tài sắc vẹn toàn, có đầy đủ những phẩm chất tốt đẹp nhưng lại phải chịu cảnh “Thanh lâu hai lượt thanh y hai lần”, phải mười năm năm lưu lạc giáo viên sử dụng câu hỏi so sánh:
? Em hãy so sánh số phận của Thúy Kiều với số phận của Vũ Nương? 
Qua câu hỏi so sánh như vậy học sinh dễ tìm ra được điểm giống nhau về số phận của người phụ nữ dưới chế độ xã hội xưa, và cũng thấy được nét khác biệt trong tính cách của mỗi nhân vật. 
- Ví dụ: khi dạy văn bản “Chuyện người con gái Nam Xương” (Ngữ văn 9 tập 1) tìm hiểu về cái chết của Vũ Nương giáo viên dùng câu hỏi so sánh để mở rộng vấn đề giúp học sinh khắc sâu kiến thức.
? Nhân vật Vũ Nương có điểm nào giống và khác với nhân vật Thị Kính mà các em đã được học ở lớp 7? Hoặc giáo viên cho học sinh so sánh số phận của Vũ Nương với thân phận của người phụ trong các bài ca dao than thân. Từ đó giáo viên cho học sinh nêu suy nghĩ của mình về thân phận người phụ nữ dưới chế độ xưa như thế nào.
Đó là những câu hỏi so sánh xuyên suốt kiến thức trong cấp học, giúp học sinh có kiến thức phổ rộng hơn. Cũng có những câu hỏi so sánh giáo viên cho giữa các khổ thơ hoặc các đoạn văn với nhau để tìm sự phát triển mạch cảm xúc hay sự thay đổi diễn biến tâm trạng của nhân vật. So sánh thường là tìm ra điểm giống và khác nhau nhằm nâng cao và nhấn mạnh vấn đề đang đề cập.
- Ví dụ: khi dạy văn bản “Qua Đèo Ngang” (Ngữ văn 7 tập 1) để khắc sâu kiến 
thức cho học sinh về tâm trạng buồn bã, cô đơn trước thực tại của Bà Huyện Thanh Quan giáo viên dùng câu hỏi so sánh:
? Em hãy so sánh cụm từ “ta với ta” trong bài thơ này với cụm từ “ta với ta” trong bài thơ “Bạn đến chơi nhà” của Nguyễn Khuyến?
5. Câu hỏi tưởng tượng 
Là loaị câu hỏi từ những dữ kiện vốn có, tương đồng hoặc lấy sự tương đồng để học sinh hình thành ra cái mới. Loại câu hỏi này có thể chia làm 2 loại nhỏ :
- Tưởng tượng tái tạo (Tả lại bằng cảm nhận)
- Tưởng tượng sáng tạo (Tả lại theo lối hình dung riêng). 
Câu hỏi này thường có dạng như sau :
+ Qua các chi tiết, hình ảnh hoặc cử chỉ hãy hình dung cảnh và người trong hoàn cảnh đó như thế nào ?
Ví dụ : Khi dạy bài : “Bài ca nhà tranh bị gió thu phá” của Đỗ Phủ ( Ngữ văn 7 ) có thể đặt câu hỏi như sau :
+ Hãy hình dung và tả lại bằng cảm nhận của em về hình ảnh và tâm trạng nhà thơ trong đoạn thơ thứ 2 ?
Nói như vậy không nhất thiết là khi giáo viên đặt câu hỏi phải rạch ròi ra đâu là câu hỏi gợi mở, đâu là câu hỏi nêu vấn đề mà trong một tiết dạy phải khéo léo sử dụng các loại câu hỏi này tùy theo đối tượng học sinh, tùy theo nội dung của từng bài cũng như kiến thức của từng phần. Có khi tìm hiểu một ý giáo viên đã sử dụng nhiều loại câu hỏi.
6. Câu hỏi cảm xúc: 
Là loại câu hỏi xuật phát từ trực cảm của học sinh có tác dụng khơi gợi những dung động của các em về một hiện tượng nào đó trong tác phẩm còn gọi là rung động thẩm mỹ đối với người tiếp nhận tác phẩm. 
Dạng thức phổ biến của câu hỏi này là:
+ Chi tiết, hình ảnh gợi cho em cảm xúc, suy nghĩ gì?
Ví dụ: Khi dạy bài “ Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê” (Ngữ Văn 7), để gợi cảm xúc cho học sinh, giáo viên có thể đặt câu hỏi:
+ Hình ảnh một người xa quê khi trở về làng sau hơn 50 năm trời được đón tiếp như một khách lạ đã gợi cho em cảm xúc gì?
7. Câu hỏi quan điểm: 
Là loại câu hỏi có tính chất bình giá cá nhân để khẳng định rõ nhận thức của học sinh, vì thế nó giúp học sinh đánh giá vấn đề và đề xuất những cách đánh giá vấn đề hoặc lý giải vấn đề theo cách riêng, là cơ hội để kích thích sáng tạo cho các em. 
Loại câu hỏi này thường có dạng:
+ Ý kiến của em về vấn đề này như thế nào? Vì sao em lại cho rằng như thế?
Ví dụ: khi dạy bài” Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ(Ngữ Văn 9) có thể nêu câu hỏi:
+ Có nhiều ý kiến cho rằng việc Vũ Nương tìm đến cái chết là một việc làm dại dột, vì đó không phải là cách giải quyết tốt nhất. Quan điểm của em về vấn đề này như thế nào?
+ Ngoài việc nắm vững mục đích, dạng thức của từng loại câu hỏi, giáo viên cung cần phải biết linh hoạt khi sử dụng các hình thức hỏi. Nếu gặp những vấn đề quá khó với nhận thức chung của học sinh hoặc học sinh hiểu nhưng khó diễn đạt, giáo viên có thể sử dụng câu hỏi trắc nghiệm khách quan để giúp học sinh hứng thú hơn với nội dung phần học, tránh được tình trạng căng thẳng nặng nề, đảm bảo thời gian cho phép. Và điều đặc biệt quan trọng trong việc xây dựng hệ thống câu hỏi cho giờ dạy đọc- hiểu văn bản là giáo viên phải căn cứ vào trình độ chung của lớp học và mục tiêu chung của bài học để thiết kế các câu hỏi sao cho vừa đảm bảo sự phân hoá dễ - khó lại vừa đảm bảo được tính tích hợp của chương trình, bài học. 
Nhìn chung còn rất nhiều dạng câu hỏi được sử dụng trong việc khai thác văn bản nhằm đạt hiệu quả cao trong giờ dạy văn, mà cơ bản là các loại câu hỏi như tôi đã trình bày ở trên. Có khi tìm hiểu một đơn vị kiến thức giáo viên đã kết hợp hầu hết các loại câu hỏi.
Sau đây là một số ví dụ về việc thiết kế hệ thống câu hỏi cho giờ dạy của tôi, trong bài soạn tôi đã thể hiện các dạng câu hỏi được đan xen với nhau trong mỗi phần, hệ thống câu hỏi này phù hợp với nội dung kiến thức, với đối tượng học sinh tôi đứng lớp. Bài dạy ( Bài 22-Tiết 89, 90) Môn Ngữ Văn 6 tôi đã đưa vào dạy cho toàn tổ dự giờ và góp ý rút kinh nghiệm. Tất cả các đồng nghiệp của tôi đều tán thành và nhận ra vai trò quan trọng của việc xây dựng hệ thống câu hỏi phong phú đa dạng nhưng phù hợp cho một tiết dạy.
Sau các năm dạy học áp dụng phương pháp này thì chất lượng học sinh các lớp tôi phụ trách không ngừng được nâng cao trong các năm. Tổng hợp trung bình chất lượng của riêng cá nhân tôi trước khi chưa sử dụng phương pháp này với sau khi đã vận dụng có sự tiến bộ rõ rệt như sau:
 Năm học
Xếp loại
Khi chưa vận dụng
Khi đã vận dụng
2009-2010
2010-2011
2011-2012
2012-2013
2013-2014
2014-2015
Giỏi
3%
3,6%
4.0%
6.0%
8.0%
10.9%
Khá
10%
10,5%
15.0%
17.0%
18.0%
21.8%
TB
51%
61.0%
58.0%
63.0%
60.0%
54.3%
Yếu
26%
16.0%
20.0%
14.0%
14.0%
13.0%
Kém
10%
8,9%
3.0%
0 %
0%
0%
Tất cả các vấn đề mà tôi trình bày ở trên đã được đưa ra thảo luận, áp dụng không những bản thân tôi mà còn cả các thành viên trong tổ tôi để được hoàn thiện hơn nữa về cở lý tuận và phương pháp dạy học này. Tôi tin rằng phương pháp xây dựng hệ thống câu hỏi cho tiết dạy không chỉ có tác dụng với phân môn văn học mà còn có tác dụng cho nhiều các môn học khác.
*
 * * *
PHẦN BA: KẾT LUẬN
I. Về nội dung, ý nghĩa, hiệu quả của Sáng kiến 
Áp dụng đề tài “Một số phương pháp đặt câu hỏi trong giảng dạy Ngữ văn” trong dạy học môn văn ở trường Trung học cơ sở Vĩnh Phước1 là một việc làm cần thiết để nhằm nâng cao chất lượng học tập của học sinh. Giúp các em phát huy được năng lực tư duy, sáng tạo trong các câu trả lời.
Việc áp dụng “Một số phương pháp đặt câu hỏi trong giảng dạy Ngữ văn” vào trong dạy học bộ môn Ngữ văn có mang ý nghĩa rất lớn trong việc hình thành thói quen sử chuẩn bị nội dung và đa dạng các phương án trả lời, rèn luyện kỹ năng diễn đạt, phát huy sáng tạo của học sinh.
Khi nghiên cứu đề tài “Một số phương pháp đặt câu hỏi trong giảng dạy ngữ văn” và đã áp dụng vào thực tế giảng dạy của mình trong những năm qua, với những kết quả bước đầu đã đạt được ở trên, tôi rút ra được một số kết luận sau: 
Trước tiên, để nâng cao kết quả môn học, người giáo viên phải tạo được niềm hứng thú và say mê học tập của học sinh. Người thầy phải có cái “Tâm” thực sự với nghề nghiệp vì nói như đại thi hào Nguyễn Du “Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài”. Tuy nhiên chỉ vậy thôi thì chưa đủ, người thầy còn phải thường xuyên tự học để trau dồi chuyên môn của mình, luôn bồi đắp thêm những nguồn tri thức mới để bắt nhịp cùng với những yêu cầu ngày càng cao của thời đại. Hơn nữa, người thầy cần hướng dẫn cụ thể phương pháp để học tập bộ môn có hiệu quả ngay từ bước đầu cho học sinh.
Dưới sự dẫn dắt, tổ chức của giáo viên, học sinh phải học tập tích cực. Các em phải tự khám phá những miền tri thức mới, từ đó kiến thức sẽ được các em nhớ lâu hơn, kĩ năng cảm thụ văn chương sẽ tốt hơn. Có như vậy, khi đứng trước một tác phẩm bất kì, các em mới biết cách cảm nhận, đánh giá, nêu lên những nhận xét, suy nghĩ của riêng mình.
Phương pháp dạy học là một vấn đề không mới đối với các nhà sư phạm. Song phương pháp dạy một loại thể mà đặc biệt là phương pháp đặt câu hỏi là một vấn đề đáng quan tâm, bởi nó thiết thực đối với những giáo viên đang trực tiếp giảng dạy môn Ngữ văn Trung học cơ sở. 
Qua thực tế đứng lớp, tôi không chỉ sử dụng hệ thống câu hỏi này cho phần văn bảnhần tiếng Việt và Tập làm văn. Tôi thấy các em yêu thích môn Ngữ văn hơn trước, kỹ năng viết bài Tập làm văn trôi chảy hơn, sáng tạo hơn, các kiến thức được vận dụng trong bài viết linh hoạt hơn, chính xác hơn. Trong giờ học không khí học tập sôi nổi. Bởi vì tất cả các em đều được tạo điều kiện suy nghĩ, tiếp xúc với văn bản, đều có cơ hội được trả lời các câu hỏi mà giáo viên đưa ra.
II. Kiến nghị:
Đối với các cơ quan chức năng: 
- Có sự quan tâm nhiều hơn nữa đến bộ môn Ngữ văn. Đề ra các giải pháp cụ thể, thiết thực nhằm nâng cao chất lượng cho môn học. Tiếp tục thực hiện có hiệu quả việc bồi dưỡng thường xuyên và tổ chức các chuyên đề có tính thiết thực cho giáo viên .
- Trang bị cơ sở vật chất và cung cấp thêm các thiết bị dạy học, các tài liệu phục vụ chuyên môn để hỗ trợ cho giáo viên giảng dạy tốt hơn.
- Phối hợp tuyên truyền trong cộng đồng và các phụ huynh học sinh để môn Ngữ văn được coi trọng hơn vì “Văn học là nhân học”, học văn để làm người, để lưu giữ được những giá trị truyền thống đạo đức tốt đẹp của cha ông và của nhân loại. Từ đó, con người biết sống cao thượng, sống có ý nghĩa hơn .
Đối với giáo viên :
- Phải thực sự tâm huyết với nghề nghiệp, yêu nghề, mến trẻ, thực hiện đúng theo yêu cầu “Kỉ cương, tình thương, trách nhiệm”. Giảng dạy với chất lượng thực, không chạy theo thành tích mà phải coi trọng hiệu quả của dạy học .
- Thực hiện nghiêm túc các quy chế chuyên môn: Soạn bài chu đáo, nghiên cứu kĩ lưỡng từng tiết học sao cho phát huy được tính tích cực, sáng tạo của học sinh; chấm - chữa, trả bài kịp thời, chính xác, thường xuyên theo dõi việc học tập bộ môn của từng học sinh để phối kết hợp kịp thời với nhà trường, với các giáo viên và phụ huynh để giúp các em học tập tiến bộ
- Thường xuyên học hỏi để nâng cao trình độ chuyên môn, biết áp dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy, thực hiện đổi mới phương pháp dạy học để đạt kết quả cao trong dạy học
Đối với phụ huynh học sinh:
- Cần coi trọng việc học tập bộ môn Ngữ văn, thường xuyên động viên, quan tâm đến việc học hành của con em mình. Hợp tác tích cực với nhà trường và các 
thầy cô giáo để các em học tập tốt hơn. Tạo mọi điều kiện về vật chất và tinh thần để các em có tâm thế học tập.
Trên đây là phương pháp thiết kế hệ thống câu hỏi trong dạy văn học mà tôi đã tìm hiểu, nghiên cứu trong các năm vừa qua.
Trong quá trình tìm hiểu nghiên cứu và áp dụng tôi đã được sự góp ý tán thành của đồng nghiệp, tất cả đều nhất trí và thấy được mặt tích cực, tác dụng của việc xây dựng hệ thống câu hỏi trong dạy học văn bản. Tuy nhiên trong quá trình nghiên cứu và thực hiện phương pháp này còn có một số hạn chế nhất định. Nó đòi giáo viên phải đầu tư ngay từ khâu soạn giáo án xây dựng hệ thống câu hỏi và dự kiến học sinh trả lời như thế nào để có câu hỏi phù hợp hợp hơn. . 
Vĩnh Châu, ngày 20 tháng 8 năm 2017
NGƯỜI THỰC HIỆN
Trần Văn Minh
NHẬN XÉT CỦA TỔ CHUYÊN MÔN
.......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
 Vĩnh Châu, ngày tháng năm 20
	 TỔ TRƯỞNG
	 .
NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG XÉT DUYỆT SÁNG KIẾN CẢI TIẾN KỸ THUẬT TRƯỜNG THCS VĨNH PHƯỚC 1.
.......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
 Vĩnh Châu, ngày tháng năm 20
 CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG

File đính kèm:

  • docSKKN_Mot_so_phuong_phap_dat_cau_hoi_trong_gio_day_Ngu_van.doc
Sáng Kiến Liên Quan