Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm trong công tác duy trì số lớp chủ nhiệm

 Giáo viên chủ nhiệm là một trong những yếu tố góp phần vào sự nghiệp giáo dục toàn diện cho học sinh.

 Song song với việc “Dạy chữ” cho các em, chúng ta cần hết sức quan tâm đến việc: “Dạy người”. Vì đây sự nghiệp giáo dục là của toàn Đảng, toàn dân mà trong đó ngành sư phạm giữ vai trò then chốt, thực tế nếu học sinh không có nề nếp thì việc giáo dục và dạy học trên lớp sẽ không đạt hiệu quả cao. Vì ‘Tiên học lễ – hậu học văn” chân lí đó được tồn tại từ bao đời nay và không bao giờ phai nhạt. Nên vấn đề tu dưỡng đạo đức cho học sinh trong nhà trường là trách nhiệm của tất cả thầy cô, đặc biệt là người thầy, cô làm công tác chủ nhiệm trong việc hình thành “Nhân cách” của các em.

Do đó, chúng ta cần phải làm gì để quá trình giáo dục này tiến hành một cách chu đáo, có kế hoạch, phương pháp thích hợp nhằm xây dựng lớp học thành một tập thể đoàn kết, tích cực, chủ động trong mọi hoạt động, mang tính chất giáo dục toàn diện, phát huy khả năng tự quản, tự giác của học sinh dưới sự chỉ đạo thống nhất về công tác chủ nhiệm của nhà trường.

Trong nhà trường giáo viên chủ nhiệm là người chịu trách nhiệm thực hiện mọi quyết định quản lý của hiệu trưởng đối với lớp và các thành viên trong lớp. Vạch kế hoạch, tổ chức cho lớp mình thực hiện các chủ đề theo kế hoạch và theo dõi, đánh giá việc thực hiện của các học sinh,giáo viên chủ nhiệm là cố vấn cho học sinh xây dựng đi vào nề nếp, phát huy khả năng tự giác, tự quản của học sinh. Giáo viên chủ nhiệm lớp phải biết phối hợp với các giáo viên bộ môn để chỉ đạo quản lý học sinh trong lớp học tập, lao động, công tác. Giáo viên chủ nhiệm cũng phải biết phối hợp với các tổ chức, đoàn thể trong và ngoài trường như: Đoàn - Chi hội phụ huynh. Đặc biệt hơn giáo viên chủ nhiệm phải biết lựa chọn và đào tạo ban cán sự lớp nhiệt tình, năng động, sáng tạo để kết hợp giữa giáo viên chủ nhiệm với ban cán sự lớp để làm tốt công tác dạy- học- giáo dục học sinh trong lớp mình phụ trách.

 

doc19 trang | Chia sẻ: sangkien | Lượt xem: 5235 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm trong công tác duy trì số lớp chủ nhiệm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
h tình trạng xếp các em có cùng khuyết điểm (cá biệt) ngồi cạnh nhau. 
- Qua tìm hiểu sơ lược, giáo viên chủ nhiệm tiến hành sắp xếp chỗ ngồi cho học sinh (chú ý đến các học sinh có bệnh khuyết tật về mắt, tai). Sau đó chia thành 4 tổ. Lập sơ đồ chỗ ngồi thành 2 bản: tại lớp 1 bản, giáo viên lưu lại một bản để tiện lợi cho việc theo dõi học sinh. 
 - Căn cứ vào học lực của HS: HS yếu kém, chậm tiến ngồi trước; HS khá giỏi ngồi sau.
 - Căn cứ vào tình trạng sức khỏe của HS: HS thấp trước, cao sau; HS mắt yếu ngồi gần bảng.
 - Căn cứ vào nhiệm vụ của ban cán sự lớp: ngồi giữa và sau.
 b. Thành lập sơ đồ tổ chức lớp học của lớp 11CB2: 
GVCN
ĐOÀN
T N
HỘI
P H H S
LỚP TRƯỞNG
LỚP
 PHÓ HỌC TẬP
BT ĐOÀN LỚP
Tổ trưởng.
TỔ 1
............
............
.............
.............
............................
Tổ trưởng.
TỔ 2
.............
.............
.............
.............
............................
Tổ trưởng.
TỔ 3
.............
............................
...........................................
Tổ trưởng.
TỔ 4
..............................................................................................
BGH
GIÁO VIÊN CHỦ NHIỆM
 c: thành lập sơ đồ cơ cấu ban cán sự lớp.
BÍ THƯ
CHI ĐOÀN LỚP
LỚP TRƯỞNG
Tổ 4: Thảo
Tổ 1: Lâm
Tổ 2:
Bảo
Sao đỏ
LỚP PHÓ TRẬT TỰ
LỚP PHÓ LAO ĐỘNG
TỔ TRƯỞNG TỔ 1
TỔ TRƯỞNG TỔ 2
TỔ
TRƯỞNG TỔ 3
TỔ TRƯỞNG TỔ 4
THƯ KÝ LỚP
ỦY VIÊN BAN CHẤP HÀNH
PHÓ BÍ THƯ CHI ĐOÀN
GIỮ SỔ ĐẦU BÀI
THỦ QUỸ LỚP
LỚP PHÓ HỌC TẬP
LỚP PHÓ VĂN THỂ
 d. giao nhiệm vụ cụ thể: 
- Lớp trưởng: quản lý, điều hành toàn bộ các hoạt động của lớp dưới sự chỉ đạo của GVCN, chủ trì các cuộc họp lớp, sinh hoạt lớp cuối tuần, báo cáo mọi hoạt động trực tiếp GVCN.
- Lớp phó học tập: lên danh sách SH học tốt nhất cho từng bộ môn phân công phụ trách giúp đỡ bạn học yếu hơn, phải là HS học tốt, báo cáo việc học tập của HS trong lớp, duy trì truy bài 10 phút đầu giờ. 
- Lớp phó lao động: đôn đốc vệ sinh lao động của lớp , trực ban, phu phân cong đem ghế tiết chào cờ.
- HS phụ trách văn thể mĩ: phụ trách văn nghệ , giải trí của lớp, TDTT... 
- Thủ quỹ: thu các khoản tiền quỹ, thăm hỏi. 
- Thư ký: ghi chép các phiên họp lớp, biên bản sinh hoạt lớp. 
- HS giữ sổ đầu bài: quản lý, giữ gìn sổ đầu bài buổỉ sáng, buổi chiều, ghi các mục : ngày, HS vắng, bỏ tiết, đi trễ, không chuẩn bị bài, vi phạm khác.......
- Bốn tổ trưởng: theo dõi mọi hoạt động tổ mình và tổng kết lại cho lớp trưởng ngày thứ sáu.
- Bí thư chi đoàn: nắm bắt tiếp thu những thông báo, chỉ thị của đoàn trường kịp thời triển khai cho chi đoàn mình thực hiện đầy đủ. 
 10. Lập kế hoạch chủ nhiệm:
 a. Kế hoạch năm: 
 - Căn cứ kế hoạch, nhiệm vụ năm học của trường THPT DƯƠNG HÁO HỌC.
 - Căn cứ đặc điểm tình hình lớp ( thuận lợi , khó khăn). 
 - Căn cứ vào chủ đề các đợt thi đua của trường, đoàn thể. 
 - Căn cứ các nhiệm vụ công tác chủ nhiệm năm học.
 b. Kế hoạch hoạt động tuần, tháng: 
 - Nêu những công việc hoạt động trong tuần. 
 - Có đối tượng tham gia. 
 - Biện pháp thực hiện.
 - Kết quả đạt được. 
 - Nhận xét , rút kinh nghiệm.
 V. BIỆN PHÁP THỰC HIÊN NHẰM GIÁO DỤC HỌC SINH ĐẶT BIỆT. TRÁNH TÌNH TRẠNG HỌC SINH BỎ HỌC.
 1. Thực trạng:
Hầu như trường nào, lớp nào cũng đều có HS đặc biệt (là những HS chưa ngoan lắm hay bỏ tiết, nghỉ học không phép, vi phạm nội qui nhà trường hoặc có hoàn cảnh đặc biệt) .Tôi không muốn sử dụng từ HS cá biệt bởi ai cũng có những ưu khuyết điểm, biết cách loại bỏ nó thì tất yếu sẽ trở nên tốt hơn. 
Thực ra những học sinh chưa ngoan thường gây không ít khó khăn cho GVCN, ảnh hưởng lớn đến kết quả thi đua của lớp, nhiều khi khiến cho GVCN cảm thấy mệt mỏi thậm chí buông xuôi vì nói hoài mà các em không chuyển biến, càng phạt, càng lỳ, chống đối ngầm, cố tình quậy hơn. Vi phạm nhiều hơn......
 2. Tìm hiểu nguyên nhân:
Không phải tự nhiên bản chất sinh ra của các em có những hành vi, hành động thiếu đi tính văn hoá, thiếu đi cái chuẩn mực của đạo đức, hay có những hành động chưa đúng, lời nói chưa đẹp.
Là một GVCN tôi cố tìm ra những nguyên nhân. Bởi đôi khi sự cá biệt đó lại do cha mẹ các em tạo nên, (cha mẹ không hoà thuận, chia tay, cha mẹ không quan tâm, chỉ biết cung cấp tiền bạc cho con hàng tháng một lần, vì bố mẹ chỉ mãi lo kiếm tiền làm ăn xa...) Đó là kết quả của các vết thương tâm lí và sự vô tình của người lớn chúng ta đã gieo vào suy nghĩ lệch lạc dẫn đến các em mang theo nó đến trường, lớp. 
Khi GVCN mời phụ huynh đến để thông báo về tình trạng HS với mong muốn gia đình kết hợp cùng nhà trường để giáo dục HS cho các em tốt hơn, có phụ huynh thì tiếp thu, có phụ huynh bực tức la rầy, đánh con trước mặt giáo viên và đưa con về, điều đó cho thấy chính phụ huynh đã bất lực với con mình. Vì thế chính các em là nạn nhân của cách giáo dục gia đình. 
Có những trường hợp các em bị sa ngã khi không cưỡng lại được những ham muốn, cám dỗ của môi trường xã hội (mê chơi games, hát karaoke, uống rượu, bia, hút thuốc...)
Đôi khi các em có bạn khác giới nếu không được giáo dục đúng thì cũng dễ sa đà để lại hậu quả không tốt.
HS bỏ học, do em học kém, ham chơi cảm thấy chán, do hoàn cảnh gia đình khó khăn. Mặc cảm với bạn bè. 
 3. Giải pháp: 
Đối với HS chưa đạt yêu cầu, chưa ngoan tôi tìm hiểu nguyên nhân, đặt ra câu hỏi cho mình. Vì sao HS lại hành động như vậy? Gần gũi các em nhiều hơn. Phải biết lắng nghe, thấu hiểu điều các em nói bằng trái tim của mình, phải biết dang rộng cánh tay ôm tất cả những điều mà tôi không muốn vào lòng, rồi tìm cách tháo gỡ, gần gũi, thân thiện, bao dung, vị tha với các em hơn. 
Thuyết phục bằng lời nói rõ ràng, dứt khoát, có lý, bằng tình cảm và nguyên tắc tác động lên nhận thức và tình cảm của HS như . giành thời gian trò chuyện nói về học tập, về cuộc sống, nêu gương người tốt việc tốt cụ thể trong nhà trường, bằng các câu chuyện GD về đạo đức, (với bản thân tôi phải là tấm gương để các em noi theo như qui định về đồng phục, lời nói phải đi đôi với việc làm và phải đối xử thật công bằng với mọi HS), thậm chí tới tận nhà tìm hiểu nguyên nhân.
Đưa các em vào hoạt động tập thể trong và ngoài trường với những nhiệm vụ cụ thể. Khuyến khích khen chê đúng mục đích, đúng việc, đúng lúc, đúng chỗ, tế nhị và có hiệu quả.
Kiên trì quan tâm, tạo sự tin tưởng của HS, tạo niềm tin để các em thoải mái, nói những tâm sự, trăn trở của mình cho GVCN biết, từ đó tôi sẽ nhận định được vì sao em đó có những hành động như vậy, để có biện pháp giáo dục hợp lý.
 Mỗi HS đều có đặc điểm về tâm sinh lý, về mức độ nhận thức, về vốn sống, cung cách cư xử với mọi người xung quanh. Vì thế khi giáo dục những HS chưa chuẩn mực không nên quá máy móc, rập khuôn một cách hình thức làm vậy sẽ không bền vững trong giáo dục đạo đức và nhân cách của HS.
CÁC VÍ DỤ GIẢI PHÁP CỤ THỂ:
Ví dụ 1
Trong lớp tôi chủ nhiệm năm học 2014-2015 có một em học sinh học rất kém, lại thường xuyên đi học muộn, trong giờ học lại thường ngủ gật, không chú ý nghe giảng. Khi bạn đến gặp phụ huynh của em ấynhà ở Tân An chợ nhằm trao đổi về tình hình học tập của em và muốn phối hợp với gia đình để giúp đỡ em học tốt, thì mẹ của em lại xin cho con thôi học. Lý do là vì Cha em mất sớm, em lại có hai em nhỏ, mẹ em muốn xin cho em thôi học, ở nhà trông em để mẹ đi làm kiếm tiền nuôi các con. 
Trước tình đó, tôi phải làm gì để giúp đỡ cho học sinh của mình?
Giải pháp:
 Tôi trao đổi thêm với phụ huynh học sinh, động viên gia đình tạo điều kiện cho em học tiếp. Phối hợp với hội phụ huynh của lớp, trường và địa phương để giúp đỡ gia đình em vượt qua khó khăn.Vậy em đó hôm sau đi học đúng giờ và học ngày càng có tiến bộ.Tôi thường xuyên trao đổi, động viên em cố gắng vượt qua khó khăn học ra trường tìm công việc phụ giúp cho mẹ và các em.
Ví dụ 2
Trong lớp tôi chủ nhiệm năm học 2011-2012 có một em học sinh nữ học Khá, lại thường xuyên nghỉ học không phép, có tuần em nghỉ học không phép hai lần . Khi tôi đến nhà ở ấp An Định Giồng xã Tân Bình gặp phụ huynh của em ấy thực chất em ấy ở chung nhà Ông bà Ngoại nhằm trao đổi về tình hình nghỉ học KP của em để phối hợp với gia đình tìm ra nguyên nhân cho em đi học tốt hơn. Lý do là vì bố, mẹ em ly dị, thấy cha mẹ nó như vậy nên cháu buồn muốn nghỉ học. Tôi cũng có khuyên cháu đi học 
Trước tình hình như vậy tôi trao đồi với Ông (bà) của em như sau:
Giải pháp:
Trước hết tôi trao đổi thêm với Ông (Bà) của em học sinh đó, động viên gia đình tạo điều kiện cho em học tiếp.chỉ ra hậu quả sau này nếu mình không có trình độ, kiến thức , xã hội ngày càng phát triển, gia đình ông bà có đủ điều kiện cho em đi học tiếp lên Đại học vẫn được. Em cố gắng vượt qua nỗi buồn này. 
Giáo viên chủ nhiệm gặp riêng học sinh đó để tìm hiểu thêm nguyên nhân, sau đó động viên khích lệ em vượt qua nỗi buồn cố găng học tiếp, quên đi, nghĩ tương lai sau này của mình tươi sáng hơn và nhìn gương cha mẹ để có kinh nghiệm sống sau này. 
Ví dụ 3
Trong lớp tôi chủ nhiệm đầu năm học 2014-2015 có một học sinh học lực khá vì hoàn cảnh gia đình quá khó khăn, thuộc diện hộ nghèo, ở ấp Đại An xã Tân An, phụ huynh đến trình bày với tôi xin cho con nghỉ học. Vì gia đình quá khó khăn không có đủ tiền để tiếp tục cho con đi học tiếp, nghe qua tôi rất buồn cho en đó và rất tiết nên tôi có cách giải quyết như sau:
Giải pháp
	Phản ánh với gia đình, động viên gia đình, gvcn chi ra nguyên nhân, hậu quả, và tương lai của em nó sau này cho PHHS rõ, nhưng en đó thuộc diện hộ nghèo gia đình cứ an tâm cho em tiếp tục đi học: Em đó là một học sinh khá trong lớp đang có nhiều triển vọng, vì em còn chưa đến tuổi lao động nên nhà trường rất tiếc nếu em phải nghỉ học. Giáo viên chủ nhiệm cũng mong gia đình cho biết những khó khăn cụ thể để giáo viên chủ nhiệm sẽ bàn bạc với tập thể lớp, Hội phụ huynh học sinh, Hội khuyến học của địa phương có biện pháp giúp đỡ cụ thể. Kết quả em đó được nhà trường xét tặng học bổng hai lần với số tiền là: 2.500.000đ, với số tiền đó em đó hứa với tôi sẽ cho cha mẹ một ít còn lại chi vào học tập. Tôi cảm thấy rất vui.
CÁCH SỬ LÝ CÁC TÌNH HUỐNG VÍ DỤ GIẢ ĐỊNH
Ví dụ
Tình huống 1: Đến thăm một gia đình học sinh với mục đích phối hợp giáo dục em A một học sinh học kém, cha mẹ em đã ngỏ ý đành xin cho con thôi học. Bạn xử lý thế nào? 
Giải pháp:
	Trao đổi với gia đình và tìm hiểu nguyên nhân, về phía nhà trường giáo viên chủ nhiệm nhận sẽ cố gắng và quan tâm giúp đỡ em học tập tiến bộ hơn. Đề nghị với gia đình tạo điều kiện và động viên em chăm chỉ học hành. 
Tình huống 2: Là giáo viên chủ nhiệm, một lần đến thăm gia đình học sinh gặp đúng lúc bố mẹ em đang la mắng em đó. Nếu là giáo viên chủ Nhiệm đó, bạn sẽ xử sự thế nào?
Giải pháp
	 Gõ cửa chờ bố mẹ học sinh ra mở cửa mời vào. 
- Giáo viên chủ nhiệm đặt vấn đề một cách thẳng thắn, khéo léo. 
- "Hôm nay tôi đến thăm gia đình để trao đổi với các bác về những tiến bộ cũng như một vài điểm cần góp ý thêm với em. Đồng thời cũng mong hai bác cho nhận xét về tình hình em ở nhà ra sao?... " Sau khi để gia đình giãi bày tình hình, giáo viên chủ nhiệm tiếp tục góp ý và bàn biện pháp phối hợp giáo dục giữa nhà trường và gia đình. 
Tình huống 3: Một nữ sinh lớp bạn làm chủ nhiệm vừa tròn 17 tuổi đã bị cha mẹ bắt nghỉ học để lấy chồng. Nữ sinh đó đến nhờ bạn là giáo viên chủ nhiệm che chở. Nếu là giáo viên chủ nhiệm đó, bạn xử lý thế nào? 
Giải pháp
	Động viên em giữ vững tinh thần, tiếp tục học tập tốt Giáo viên chủ nhiệm hứa sẽ trao đổi với Hội phụ huynh học sinh, Đoàn thanh niên và chính quyền địa phương để cùng giải thích vận động gia đình thực hiện đúng luật hôn nhân. Giáo viên chủ nhiệm cũng khuyên em cần bày tỏ nguyện vọng với bố mẹ để được tiếp tục đi học đến nơi đến chốn vì em còn ham học tập vả lại tuổi 17 chưa muốn sớm có gia đình. 
Tình huống 4: Là giáo viên chủ nhiệm lớp, một hôm có anh công an đến trường gặp và thông báo rằng một học sinh của lớp đó đang có nghi vấn là đã tham gia vào một vụ trộm cắp. Đó là một học sinh thường được bạn đánh giá là một học sinh ngoan Trước tình huống đó bạn sẽ xử lý thế nào? 
Giải pháp
	Bình tĩnh nghe công an phản ánh những việc nghi vấn, nhận là để tìm hiểu vấn đề trên qua các em học sinh và sẽ phản ánh trở lại trong thời gian sớm nhất. Giáo viên chủ nhiệm cũng không quên trình bày nhận xét đánh giá của mình về học sinh đó với công an. 
Tình huống 5: Trong buổi lao động, giáo viên chủ nhiệm phát hiện thấy có hai học sinh đã tự ý bỏ về giữa giờ. Nếu là giáo viên chủ nhiệm đó, bạn sẽ xử lý thế nào? 
Giải pháp
	Cử lớp trưởng đi gọi hai bạn trở lại để gặp thầy giáo chủ nhiệm, khi các em trở lại, giáo viên nghiêm khắc nhắc nhở học sinh đó và yêu cầu các em phải tiếp tục tham gia lao động cùng các bạn, trong quá trình đó giáo viên luôn để ý quan sát thái độ lao động của các em trên. 
Cuối buổi lao động giáo viên chủ nhiệm họp lớp để kiểm điểm rút kinh nghiệm đánh giá kết quả buổi lao động. Giáo viên chủ nhiệm đưa ra hiện tượng hai học sinh định bỏ về đã kịp thời được góp ý và sau đó đã sửa chữa khuyết điểm cố gắng lao động
Tình huống 6: Do có sư xích mích, một số thanh niên ngoài trường đến chờ lúc tan học sẽ đến đánh một học sinh lớp bạn chủ nhiệm. Biết được sự việc trên, bạn sẽ xử 
lý thế nào? 
Giải pháp
	Yêu cầu học sinh lưu lại trường Cử lớp trưởng về ngay báo với gia đình đến đón con về Báo với bảo vệ trường giải tỏa thanh niên trên Nếu thấy có dấu hiệu còn có khả năng số người trên tìm cách đón đánh thì gọi điện cho công an địa phương báo cáo tình hình và mong có sự can thiệp cần thiết 
 4. Kết quả đạt được:
	Sau nhiều năm làm công tác chủ nhiệm tôi áp dụng cách làm trên. Từ năm học 2003 – 2004 đến hết học kì I năm 2014 – 2015, ở lớp tôi chủ nhiệm đạt kết quả như sau:
Bảng so sánh kết quả duy trì sĩ số qua các năm như sau: 
TT
Năm
Lớp
Tổng số HS
Đầu Năm
Cuối Năm
Ghi chú
SL
TL%
SL
TL%
2003-2004
11-2
39
39
100
39
100
2004-2005
11-2
34
34
100
34
100
2007-2008
11A2
36
36
100
36
100
2008-2009
10A7
36
36
100
36
100
2011-2012
11A2
29
29
100
29
100
2012-2013
11CB3
29
29
100
29
100
2013-2014
11CB2
33
33
100
33
100
2014-2015
11CB2
33
33
100Tháng 11
 Từ cách làm trên, tôi đã đem trình bày trong tổ, được các thành viên trong tổ đánh giá việc công tác chủ nhiệm và nhận thấy việc duy trì sĩ số của tôi có đạt đạt kết quả cao.
	Nhìn lại kết quả trên, bản thân tôi rất vui vì mình đã thực hiện đạt cam kết Duy trì sĩ số với Ban Giám Hiệu nhà trường và đã hoàn thành được nhiệm vụ của một giáo viên chủ nhiệm.
	+ Đối với học sinh: Đã tạo niềm tin nơi các em, em nào cũng ham thích học tập, gắn bó với trường lớp hơn.
	+ Đối với trường, ngành: Góp phần cùng cấp trên làm phong phú thêm kinh nghiệm công tác, phổ biến cho các khối áp dụng thì thiết nghĩ sẽ giảm thiểu tình trạng học sinh bỏ học.
C. PHẦN KẾT LUẬN
 I. KẾT LUẬN:
Công tác chủ nhiệm rất phức tạp, khó khăn, đòi hỏi người GVCN phải bỏ nhiều công sức và thời gian. Để làm tốt vai trò của mình GVCN cần biết đặt tình thương, trách nhiệm để giải quyết các tình huống của lớp phụ trách trên cơ sở nề nếp, kỷ cương của nhà trường, biết phối hợp chặt chẽ giữa ba môi trường: gia đình, nhà trường và xã hội 
Vì vậy, trong việc tổ chức giáo dục học sinh, hoạt động giáo viên chủ nhiệm rất đặc thù và đầy sáng tạo, phải phụ thuộc vào nhiều yếu tố như:
	 - Độ tuổi,thái độ, mức độ sở trường của HS.
	 - Hoạt động của ban cán sự lớp.
	 - Phong cách làm việc của các giáo viên bộ môn.
	 - Điều kiện cụ thể của trường, lớp, gia đình HS, và các tổ chức xã hội có liên quan.
 Do vậy, không thể có một khuôn mẫu nhất định cho hoạt động của GVCN. công tác chủ nhiệm là một bộ phận quan trọng trong nhà trường, đòi hỏi GVCN phải hết sức sáng tạo, có một tinh thần trách nhiệm cao, mới gánh vác được nhiệm vụ này có hiệu quả. 
 II. BÀI HỌC KINH NGHIỆM:
Nhìn chung nội dung và phương pháp công tác giáo viên chủ nhiệm nhằm xây dựng tập thể lớp vững mạnh là hết sức phong phú và phức tạp. Đòi hỏi ngoài những phẩm chất và năng lực của giáo viên bình thường thì, giáo viên chủ nhiệm lớp còn phải có lòng nhiệt tình, yêu nghề, yêu trẻ sâu sắc, chấp nhận gian khó và rèn luyện năng lực hoạt động xã hội, đoàn thể, chính trị,... để làm tốt công tác chủ nhiệm của mình.
Trong công tác này giáo viên chủ nhiệm không nên nóng vội, áp đặt, mà cần có lòng kiên nhẫn, có nghệ thuật giao tiếp với học sinh, luôn đặt quyền lợi của học sinh lên trên hết, đối xử và xếp loại công bằng, công khai, minh bạch, giành nhiều thời gian và tâm sức thì khi đó công tác chủ nhiệm sẽ không còn khó khăn phức tạp mà sẽ là niềm vui cho mỗi giáo viên khi đến trường.
Có được kết quả này là sự chỉ đạo của BGH kết hợp mối quan tâm đồng lòng hiệp sức của GVCN, GVBM, Đoàn thể, và cả sự nỗ lực phấn đấu tiến bộ của HS, sự quan tâm của cha mẹ HS.
 	Trong thời gian làm chủ nhiệm các lớp ở khối 11, tôi có những nỗi lo lắng, trăn trở, nhiều lúc cũng khó khăn, bế tắc. Nhưng đổi lại tôi nhận được rất nhiều tình cảm từ phía HS, sự tin yêu của phụ huynh, cho tới giờ có rất học sinh lớp tôi chủ nhiệm đã học xong 12, các em đã ra trường, đi học cao đẳng, đại học, hay trung cấp thường điện thoại thăm hỏi tôi. Mỗi lần khi về quê, hay trong dịp tết các em đến thăm tôi với bao niềm vui tràn đầy sự yêu mến, trò chuyện với tôi có em thường gọi tôi bằng (Tía). Như vậy các em đã coi tôi như người cha thứ 2 của chúng. Tôi thật sự xúc động và tự hào khi các em đã thật sự trưởng thành và vững bước trên con đường các em đã và đang đi tới.
Tôi nghĩ rằng mình cần phải tu dưỡng, rèn luyện nhiều hơn nữa, là tấm gương sáng, là chỗ dựa tinh thần để các em noi theo.
 III. KIẾN NGHỊ:
 	Để phát huy hơn nữa hiệu quả hoạt động của GVCN, nhà trường cần quan tâm nhiều hơn đến công tác chủ nhiệm lớp.
Sở GD – ĐT nên mở lớp bồi dưỡng thêm về nghiệp vụ công tác giáo viên chủ nhiệm lớp. 
Tổ chức cuộc thi GVCN giỏi cấp cơ sở và cấp sở. 
 Trên đây là một số biện pháp nhằm nâng cao duy trì sĩ số lớp chủ nhiệm xây dựng tập thể lớp vững mạnh trong công tác chủ nhiệm mà tôi đã vận dụng và có hiệu quả trong công tác chủ nhiệm khối 11 Tôi mạnh dạn viết lên ý kiến về đề tài của mình và đưa ra để đồng nghiệp cùng tham khảo. Dù đã cố gắng rất nhiều nhưng chắc chắn không thể tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp BGH nhà trường, quý đồng nghiệp, các bạn không phải là GVCN để tôi có dịp bổ sung, sửa chữa và tích luỹ thêm được nhiều kinh nghiệm hay. Trong phạm vi đề tài còn mang nhiều tính chủ quan và không tránh khỏi những thiếu sót, vì vậy tôi rất mong sự đóng góp chân thành của BGH nhà trường và quý đồng nghiệp. 
Tôi chân thành cảm ơn! 
 Tân An, ngày 10 tháng 9 năm 2014
 DUYỆT Người thực hiện
 Tổ trưởng
 PHẠM NGỌC CẦU NGUYỄN HOÀNG VŨ
PHẦN DUYỆT CỦA BAN GIÁM HIỆU
.................
.................
.................
..............................................................................................................................................................
.................
TÀI LIỆU THAM KHẢO
 1. Một số suy nghĩ về giáo dục đạo đức cho học sinh, sinh viên ở nước ta trong bối cảnh cơ chế thị trường định hướng XHCN. 
2. Tâm lí học đại cương - Hà Nội 1995 
 3. Giáo dục học đại cương - Hà Nội 1996 - GS. Đặng Vũ Hoạt.
 4.Thông tư 58/TT-BGDĐT, ngày 12/12/2011 về việc ban hành quy chế đánh giá, xếp loại học sinh THCS và THPT
 5. Kim chỉ nam nhân cách học trò- Phạm Khắc Chương
 6. Cẩm nang giáo dục kĩ năng sống cho học sinh- ThS Bùi Ngọc Diệp
 7. Sổ tay công tác GVCN- Nguyễn Thanh Minh
 8. Luật Giáo Dục sửa đổi năm 2005
 9. Nhiệm vụ GVCN trong điều lệ trường THPT theo quyết định số 07/2007/QĐ- Bộ GD - ĐT ngày 02/04/2007 của bộ trưởng bộ Giáo dục và đào tạo.
MỤC LỤC
Số TT
Mục
Nội dung
Trang
1
A
PHẦN MỞ ĐẦU
1
2
I
Lý do chọn đề tài
1
3
II
Mục đích nghiên cứu
2
4
III
Phạm vi nghiên cứu
2
5
B
PHẦN NỘI DUNG
2
6
I
Cơ sở lý luận
2 - 4
7
II
Thực trạng của công tác chủ nhiệm
4
8
III
Các giải pháp thực hiện
6
9
IV
Một số biện pháp duy trì sĩ số
6 - 11
10
V
Biện pháp thực hiện nhằm GDHS đặt biệt, tránh tình trạng HS bỏ học.
11 - 16
11
C
PHẦN KẾT LUẬN 
16 - 17
12
Tài liệu tham khảo
19

File đính kèm:

  • docSKKN_DUY_TRI_SI_SO_LOP_CHU_NHIEM.doc
Sáng Kiến Liên Quan