Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm tổ chức giáo dục sức khỏe răng miệng trong trường mầm non
Cơ sở lý luận :
Sức khỏe tốt là một mục tiêu quan trọng của giáo dục toàn diện học sinh, sinh viên trong trường học các cấp. Chăm sóc, bảo vệ và giáo dục sức khỏe cho thế hệ trẻ ở các trường học là mối quan tâm lớn của Đảng, Nhà nước, của mọi gia đình và toàn xã hội. Ngôi trường tôi đang công tác là một trường có điều kiện kinh tế tương đối ổn định, có thành tích nổi trội trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ.
Trong những năm gần đây chương trình Nhà học đường do Bộ giáo dục – Đào tạo và Bộ y tế được triển khai trên phạm vi cả nước đã mang lại hiệu quả phòng ngừa bệnh sâu răng và viêm miếu (lợi) khá tốt cho học sinh ở các trường mẫu giáo và tiểu học. Với các nội dung giáo dục sức khỏe răng miệng, chương trình chải răng với kem có Fluor, khám và điều trị sớm các bệnh răng miệng cho học sinh
Công tác tổ chức giáo dục sức khỏe răng miệng trong trường mầm non giúp cho giáo viên và phụ huynh nắm được tầm quan trọng của hàm răng, có trách nhiệm chăm sóc bảo vệ răng, biết cách phòng ngừa bệnh sâu răng, bệnh viêm miếu, viêm nha chu bảo vệ sức khỏe răng miệng cho trẻ, răng trẻ tốt khỏe góp phần phát triển sức khỏe toàn diện cho trẻ.
a sâu răng - Đau răng : ăn không ngon, ngủ không yên, học và công tác không được tốt - Miệng hôi làm mất tự tin khi giao tiếp - Mất răng sẽ ảnh hưởng đến thẩm mỹ, mất vẻ tươi đẹp của nụ cười - Tốn kém tiền bạc để mua thuốc, để điều trị : trám răng, nhổ răng, làm răng giả. Ảnh hưởng đến kinh tế gia đình - Mất nhiều thì giờ để đi điều trị - Nếu không chữa trị kịp thời nhiễm trùng có thể lan xa đến mũi, họng, mắt, tiêu hóa, tim ( viêm màng trong tim ), khớp + Phòng ngừa bệnh sâu răng - Chải răng ngay sau khi ăn và tối trước khi đi ngủ - Hạn chế ăn thức ăn ngọt, dính - Ăn đầy đủ các chất bổ dưỡng cho răng và cơ thể - Nên ăn trái cây tươi có nước, chất xơ để làm sạch răng và có thêm sinh tố - Dùng các chất fluor giúp men răng cứng chắc hơn, tăng sức đề kháng của men răng, ức chế sự hoạt động của vi khuẩn: * Kem đánh răng có fluor để chải răng * súc miệng với dung dịch Na fluor 0,2% tại trường 1lần/ tuần - Nên đi khám răng sớm và định kỳ mỗi 6 tháng/ lần để được hướng dẫn vệ sinh răng miệng và điều trị kịp thời các bệnh răng miệng + Sâu răng do bú bình - Sâu răng do bú bình hường xảy ra ở những trẻ có thói quen bú bình, ăn hay ngậm trong miệng những chất lỏng có chứa nhiều đường như sữa có đường, nước trái cây, nước ngọt trong khi ngủ. Những trẻ có thói quen ngậm bình sữa hay các thức uống có đường trước khi ngủ sẽ làm chất đường lên mên thành axit, tấn công vào men răng làm hư hại men răng lâu ngày gây nên tình trạng đa sâu răng, nhất là các răng cửa sữa ở hàm trên và hàm dưới. - Vào ban đêm, trẻ thường ngủ kéo dài khoảng 8 – 10 giờ, thời gian này chỉ có một lượng nhỏ nước bọt được tiết ra, do đó dưới tác động của các chất đường từ trong sữa hay các chất ngọt lắng đọng lại trên răng sẽ làm phá hủy men răng dẫn đến sâu răng. - Vì trong môi trường miệng, luôn có sẵn các loại vi khẩn thường trú như Streptococus Mutans sẽ sử dụng các chất đường có trong thức ăn tồn đọng trong miệng, sau đó lên men thành axit phá hủy lớp men răng làm cho các răng bị sâu. + Cách phòng ngừa : Hiệp Hội Nha Khoa Trẻ Em - Hoa Kỳ đã đưa ra một số hướng dẫn phòng ngừa sâu răng do bú bình : Không nên để trẻ đi ngủ với bình sữa, nước trái cây hay nước ngọt ngậm trong miệng, nếu bé có thói quen bú bình mới ngủ được thì chỉ cho ngậm bình nước lọc và lấy bình ra khi bé đã ngủ Nên tập cho bé bú sữa mẹ hay bú bình, uống sữa vào các bữa ăn chính, không nên tập cho bé có thói quen cầm bình sữa chạy vồng vồng chơi hay ngậm bình sữa khi đi ngủ. Tập cho trẻ uống sữa bằng ly càng sớm càng tốt, khi bé 1 tuổi. Vì khi uống sữa bằng ly, bé sẽ không có thói quen ngậm sữa trong miệng vì thế các chất đường trong sữa sẽ không đọng lại lâu trên răng. Giữ vệ sinh răng miệng bé luôn sạch sẽ bằng cách chải răng hay dùng gạc lau sạch răng cho bé sau mỗi lần ăn hay uống sữa. Nếu bé cần ngậm núm vú mới ngủ được, nhất là vào ban đêm thì nên cho bé uống nước sạch, không nên sử dụng các thức uống có đường Tập cho bé có thói quen khám răng miệng định kỳ 6 tháng hay 1 năm/ lần để phát hiện những răng mới bị sâu và được hướng dẫn cách chăm sóc răng miệng đúng cách * BỆNH VIÊM NƯỚU VÀ NHA CHU VIÊM: +Nội dung: - Bệnh nha chu là quá trình bệnh lí tác động đến mô nâng đỡ của răng, quá trình này có thể tác động đến: Phần bề mặt của nô nha chu: gây răng bệnh viêm nướu. Phần sau của mô nha chu: gây viêm nha chu. Giai đoạn nặng của bệnh viêm nướu ( có khi túi nướu sâu > 3mm). + Hậu quả: - Răng bị lung lay và có thể mất nhiều răng cùng một lúc. - Nha chu nguy hiểm hơn sâu răng và rất khó điều trị. - Rất tốn kém, mất nhiều thời gian, giảm sức nhai, miệng hôi. - Mất thẩm mĩ, mất tự tin khi giao tiếp. - Sức khỏe giảm sút, có thể ảnh hưởng và làm trầm trọng thêm một số bệnh toàn thân. + Phòng ngừa: - Do tính chất nguy hại hơn sâu răng nên ta cần phải tích cực dự phòng bệnh viêm nướu và bệnh nha chu: Chải răng thật kĩ, đúng cách ngay sau khi ăn và tối trước khi đi ngủ. Ăn đầy đủ chất bổ dưỡng để răng, nướu được chắc khỏe. Nên ăn rau quả tươi có nhiều sinh tố và chất xơ giúp làm sạch răng như: cam, bưởi. Không nên dùng tăm xỉa răng, vì nếu dùng tăm quá lớn và không đúng cách dễ làm trây nướu và hở kẽ răng. Không dùng bàn chải cũ, lông đã mòn, toe, chải răng không sạch mà còn làm trầy nướu. Nên đi khám răng 6 tháng/ lần để: - Hướng dẫn vệ sinh răng miệng. - Khám và phát hiện bệnh ở giai đoạn sớm để kịp thời điều trị. * CÁC BIỆN PHÁP ĐỂ LÀM SẠCH RĂNG: Nội dung: Chải răng thật sạch ngay sau khi ăn và tối trước khi đi ngủ là biện pháp giữ gìn VSRM tốt nhất Các biện pháp để làm sạch răng khác chỉ là tạm thời và phải kết hợp với chải răng. - Súc miệng: Dùng nước súc miệng để làm sạch răng khi không có bàn chải, súc miệng là biện pháp tạm thời để lấy thức ăn bám trên răng. Có thể dùng nức chín, nước lã hay nước muối pha loãng( 2 muỗng café muối/ 1 lít nước). Súc miệng khi đi picnic, đi học ở trường,mà không mang theo bàn chải. Cho trẻ uống nước chín thật sạch sau mỗi lần bú sữa và tối trước khi đi ngủ. - Dùng vải sạch, gòn, gạc quấn quanh ngón tay để lau răng cho trẻ ngay từ khi trẻ mới mọc răng sữa. Nên tập thói quen lau răng cho trẻ ngay sau khi bú sữa và ăn bột. - Dần tập cho trẻ súc miệng và chải răng. Lúc đầu bà mẹ làm giúp trẻ, sau đó khuyến khích trẻ tự làm một mình. Đến khi trẻ đã tạo thành thói quen làm vệ sinh răng miệng, nên tập cho trẻ thành thạo kĩ năng chải răng và chải răng ngay sau khi ăn và tối trước khi đi ngủ. - Chỉ tơ nha khoa: Dùng bổ sung cho bàn chải để làm sạch thức ăn bám ở cổ răng, kẽ răng, dưới các mão răng, cầu răng giả cố định. Cẩn thận khi dùng chỉ tơ nha khoa để tránh làm tổn thương nướu, dây chằng nha chu. Dùng đoạn chỉ dài 35-45 cm quấn chặt 2 đầu sợi chỉ bằng 2 ngón tay trỏ, cuốn đoạn chỉ dư vào 2 ngón tay giữa khoảng 2-3 cm. Các ngón tay còn lại tỳ vào 2 bên mặt răng cho vững. Dùng 2 ngón tay trỏ và ngón cái hướng dẫn sợi chỉ nha khoa. Ấn nhẹ đoạn chỉ xuống kẽ răng sao cho đoạn chỉ len vào sát mặt bên của răng đến vùng cổ răng. - Bàn chải kẽ răng: Dùng để chải mặt bên của răng( kẽ răng): nơi bàn chải thông thường không thể chải sạch. Dùng trong trường hợp: Kẽ răng thưa. Răng mọc lệch. Có phục hình cố định( cầu răng). Có mang dụng cụ chỉnh nha, phục hình Bàn chải nhỏ đặc biệt hình chóp nón như đuôi chồn hay hình trụ với các sợi cước ngắn, đầu tròn, mềm vừa phải và mịn. Để bàn chải xuyên qua vùng kẽ răng, áp sát mặt bên của răng: Dùng động tác đẩy và kéo qua lại thật nhẹ nhàng để làm sạch mảng bám ở mặt bên của răng, cổ răng. Sau đó súc miệng lại thật sạch. - Tăm xỉa răng: Chỉ dùng để “khều” lấy thức ăn giắt ở kẽ răng. Nên dùng tăm có đầu nhỏ, gỗ mềm. Khi dùng tăm phải cẩn thận, tránh làm trầy nướu. Nếu dùng tăm xỉa răng không đúng có thể làm trầy nướu, hỡ kẽ răng, răng dễ bị mòn cổ răng, nướu răng dễ bị viêm. Vì thế nhiều nhà chuyên môn khuyên không nên dùng tăm xỉa răng. Nhưng ở VN mọi người thường dùng tăm xỉa răng, gần như thói quen → Ta khuyên mọi người nên cẩn thận khi dùng tăm. Đối với trẻ em khuyên không nên dùng tăm mà nên tập trẻ sử dụng bàn chải đánh răng cho thật sạch và sử dụng chỉ tơ nha khoa để làm sạch mặt bên của răng. + Ăn trái cây, rau quả tươi có nhiều chất xơ: Khi đi cắm trại, picnic hay khi ở trường học nên ăn trái cây tươi như: cam, mận, dưa hấu, cà rốt, củ sắn, táolà thức ăn tốt cho răng vì có nhiều nước, chất xơ giúp làm sạch răng. DINH DƯỠNG VÀ SỨC KHỎE RĂNG MIỆNG: *Nội dung: -Phân loại thức ăn: + Thức ăn tốt cho răng và nướu. +Thức ăn không tốt cho răng và nướu. *Các thức ăn không tốt cho răng: Các thức ăn không tốt cho răng là những thức ăn có chất bột, đường vì thức ăn này dễ bám dính vào răng và là thức ăn cho các loại vi khuẩn sinh sâu răng. Những thức ăn này nếu ta ăn nhiều lần dưới dạng quà vặt, ăn liên tục nhất là trẻ em ngậm khi ngủ mà không được làm sạch ngay thì đễ bị sâu răng. + Các loại thức ăn không tốt cho răng: Các loại kẹo mút, kẹo kéo, các loại kẹo khác. Bánh ngọt các loại. Kem, nước ngọt các loại. Những thức ăn này không tốt cho răng nhưng cung cấp nhiều năng lượng cho trẻ, ta không nên cấm các em không được ăn mà khuyên các em nên ăn vào lúc nào thì thích hợp và phải làm gì sau khi ăn. Các em không nên ăn liên tục, nhất là đêm lúc đi ngủ vì như vậy rất khó làm vệ sinh ngay sau khi ăn, các em nên ăn sau các bữa ăn chính để sau đó chải răng ngay. Nếu như các em ăn trong lúc đi chơi, ăn trong giờ răng chơi hay đi cắm trại, không có bàn chải để chải ngay thì các em nên uống nhiều nước sạch để làm sạch răng và chải răng ngay khi về nhà. + Các thức ăn tốt cho răng và nướu: Tất cả thức ăn( trừ chất bột. đường) đều tốt cho răng và nướu. Đặc biệt, các thức ăn tươi và có nhiều chất xơ như: rau, trái cây tươi là những thức ăn tốt cho răng vữa có chất bỗ dưỡng cần cho răng và các mô quanh răng mà còn giúp cho răng được sạch nhờ chải sạch răng, kích thích hệ thống tuần hoàn nơi niêm mạc miệng,nướu, kích thích tiết nứớc bọt. Do đó, nên dùng các loại thức ăn này để tráng miệng sau bữa ăn chính hoặc đi picnic. Thức ăn tươi còn cung cấp cho ta nhiều sinh tố( vitamine), không thể thiếu trong thực phẩm hằng ngày của con người. Thiếu sinh tố thường có dấu hiệu bệnh lí ảnh hưởng đến sức khỏe cơ thể và sức khỏe răng miệng. Vì vậy, một khẩu phần có đầy đủ sinh tố cần thiết cho co thể ( sinh tố A, C, D) có ảnh hưởng đến sự tăng trưởng của răng và mô quanh răng. NHỮNG THÓI QUEN XẤU ẢNH HƯỞNG ĐẾN RĂNG VÀ HÀM *Nội dung: + Thói quen xấu làm hô răng và hàm: ♦Lâu ngày nếu không ngăn chặn và phòng ngừa sẽ dẫn đến: hô răng và hô hàm Mút ngón tay. Mút núm vú => Tật đưa lưỡi ra trước. Thở bằng miệng. Cắn môi dưới. Đặc biệt, các thói quen này hình thành và tồn tại trong và sau khi mọc răng vĩnh viễn Mút ngón tay và mút núm vú: Thói quen này không những ảnh hưởng răng và hàm mà còn mất vệ sinh, dễ mắc bệnh giun sán. Trong nhiều trường hợp mút ngón tay và mút núm vú có thể làm hô răng và hô hàm trên (răng cửa hàm trên nhô răng), gây cắn. Tật đưa lưỡi ra trước: Có thể bị hô răng trên và khớp cắn hở. Thở bằng miệng: Tật đưa lưỡi ra trước Khi trẻ có thói quen thở bằng miệng khi ngủ, cha mẹ( cô giáo) nên cho trẻ khám bác sĩ, có thể trẻ bị một trở ngại về đường mũi khiến không thể thở bằng mũi mà phải thở bằng miệng. Thở bằng miệng sẽ làm khô niêm mạc miệng dễ gây sâu răng, dễ nhiễm trùng đường hô hấp, và lâu ngày cũng làm hô răng và hô hàm. Cô giáo và cha mẹ nên giám sát giúp trẻ không thở bằng miệng khi ngủ. Nếu cần can thiệp bằng các khí cụ chỉnh nha phòng ngừa và phải tập cho trẻ thở bằng mũi. + Những thói quen xấu làm món răng và hàm: Chống cằm răng phía trước. Mím môi trên. Thói quen chống cằm ra trước không gây xô lệch răng một cách đáng kể, cấp thời, nhưng nếu trẻ có thói quen này và thói quen mím môi trên lâu dài có thể gây hô hàm dưới( móm). + Những thói quen xấu khác: Thói quen nằm nghiêng một bên: lâu ngày sẽ dẫn đến lép một bên hàm. Thói quen cắn bút hoặc móng tay sẽ làm mòn răng, răng bị vênh răng và lâu ngày có thể làm chết tủy răng. Thói quen khui nút chai bằng răng: sẽ làm mẻ răng lâu ngày cũng làm chết tủy răng. Cắn móng tay, nghiếng răng, cắn các vật cứng, cắn bút, nước đá cục, dung răng khui nút chai: làm cho răng bị mòn, bị mẻ, bị rạn nứt và khớp thái dương bị mỏi( cắn móng tay còn dễ mắc bệnh giun sán) Dùng các vật nhọn xỉa răng thường xuyên như: móc tai, kim khâu, tăm quá to kẽ răng sẽ bị hở, nướu răng dễ bị trầy → tổn thương nướu. Không dùng các vật bén nhọn để xỉa răng. Chỉ nên xỉa răng khi thật cần thiết (thớ thịt bị mắc ỡ kẽ răng nhưng không chải răng được hoặc không có chỉ tơ nha khoa) với tăm xỉa răng có đầu nhỏ vừa kẽ răng và dùng với động tác khều thức ăn→ tránh gây tổn thương nướu răng. CHĂM SÓC RĂNG MIỆNG NƠI PHÒNG NHA KHOA: Trẻ con, đôi khi cả người lớn thường có ấn tượng rất sợ khi đến phòng Nha khoa. Họ chỉ đến phòng nha khoa khi đã bị bệnh về răng miệng hoặc sau khi đã tự uống thuốc mà không khỏi. Vì vây, chúng ta cần giới thiệu về phòng nha khoa học đường để giúp phu huynh và hoc sinh: Hiểu rõ vai trò, trách nhiệm của nhân viên phòng nha khoa. Khả năng của cán bộ nha học đường để tin tưởng và đồng ý cho con (em) họ điều trị. Học sinh làm quen với phòng nha khoa, không sợ hãi khi đi chữa răng. Phòng nha khoa nói chung và phòng Nha học đường nói riêng ngày nay không đáng sợ như nhiều người vẫn nghĩ. Phòng nha khoa được trang bị hiện đại hơn, đủ trang thiết bị hơn, nhân viên có trình độ, dịu dàng, dễ thương và rất đáng tin cậy. Ngoài việc chăm sóc sức khỏe răng miệng cho các bé, nhân viên nha khoa sẵng sàng giúp các bé tìm hiểu thêm về cách chăm sóc răng miệng tại nhà. Do đó các bậc phụ huynh yên tâm về phòng Nha học đường Nên đưa trẻ đi khám răng sớm để làm quen với phòng nha vag nhân viên nha khoa. Khi trẻ được 2- 2.5 tuổi( mọc đủ 20 răng sữa) nên cho trẻ đi khám răng và khám định kì: Trẻ con: 6 tháng/ lần. Người lớn: 1 năm/ lần. Khi trẻ quen với nhân viên và phòng nha khoa thì trẻ sẽ không sợ hãi khi đi khám răng. Tùy theo tình trạng răng miệng của từng cháu, cán bộ Nha khoa sẽ có lời khuyên về cách chăm sóc răng miệng và điều trị răng miệng: + Chữa răng mới chớm sâu. + Lấy cao răng, điều trị viêm nướu. + Nhổ răng cần nhổ. +Giáo dục các biện pháp phòng tránh bệnh răng miệng. + Gởi lên tuyến trên, khi cần điều trị chuyên khoa đặc biệt. Các bà mẹ cũng cần đến phòng nha khoa để chăm sóc răng miệng của mình từ khi mới mang thai, khi cho con bú, suốt thời gian nuôi trẻ lớn lên và khám răng định kì( mẹ 1 năm/lần, con 6 tháng/ lần Khi khám răng, nhân viên phòng Nha học đường: Tạo mối quan hệ thân thiện với trẻ, cha mẹ trẻ. Phát hiên sớm sâu răng và những bệnh răng miệng khác. Kiểm tra mảng bám( dùng viên disclosing tablet) và hướng dẫn cách chăm sóc răng miệng. Điều trị sâu răng ở giai đoạn sớm nhất. Phát hiện các răng sữa đến tuổi thay, cần nhổ để tránh các răng vĩnh viễn mọc lệch. NHỮNG ĐIỀU CẦN NHỚ VÀ CẦN LÀM: * Giữ vệ sinh hằng ngày: - Chải răng đúng cách, thật sạch ngay sau khi ăn và tối trước khi đi ngủ. - Dùng các dạng fluor để ngừa sâu răng: kem đánh răng có fluor, nước súc miệng. - Nên dùng trái cây tươi có nhiều nước và chất xơ giúp làm sạch răng như: cam, bưởi, táo, đu đủ, củ sắn - Hạn chế ăn quà vặt ngọt như: bánh, kẹo, kemNên ăn trong các bữa chính để chải răng ngay. - Áp dụng các biện pháp VSRM khác như: Dùng chỉ tơ nha khoa làm sạch mảng bám ở mặt bên của răng. * Nên ăn thức ăn bổ dưỡng, tốt cho răng tùy theo điều kiện kinh tế gia đình. Chú ý các rau quả tươi giúp trải rữa răng tự nhiên, các cơ nhai vận động tốt cho có nhiều sinh tố * Tránh các thói quen có hại cho răng như: - Không dùng răng cắn vật cứng: nước đá cục, khui nút chai, cắn bút - Không ăn quá nóng và quá lạnh: như ăn phở uống nước lạnh liền làm dễ vỡ men răng. - Không cho trẻ mút ngón tay, mút núm vú cao su, nghiếng răng, cắn móng tay, ngồi chống cằm khi học. - Không chơi các trò chơi nguy hiểm có thể ngã gãy răng. - Ăn quá nhiều bánh kẹo mà không chải răng ngay. - Bú bình đêm dễ bị siết răng. * Tham gia chương trình Nha học đường: Học sinh được chăm sóc răng miệng tại trường - Giáo dục sức khỏe răng miệng - Súc miệng với dung dịch NaF 0,2% hàng tuần và chải răng với kem đánh răng có chứa Fluor ở trường để ngừa sâu răng. - Khám răng và điều trị sớm. * Nên đến phòng nha khoa khám răng định kì và điều trị răng miệng sớm: - 6 tháng/ lần. - Không nên để răng đau mới đi khám, như vậy sẽ khó bảo tồn răng và gây ấn tượng không tốt cho trẻ đối với phòng nha khoa. - Chúng ta cố gắng chăm sóc răng miệng thật tốt và giúp cho trẻ tự chăm sóc răng miệng để có hàm răng sạch đẹp, miệng thơm. Chúng ta sẽ sống tự tin hơn và dễ thành công trong học tập, công tác. 2.3.3) Điều kiện thực hiện giải pháp – biện pháp : Điều kiện thực hiên giải pháp, biện pháp để việc giáo dục sức khỏe răng miệng cho trẻ được hiệu quả, nhà trường phải có kế hoạch chỉ đạo tổ chức thực hiện thường xuyên liên tục thông qua các độ tuổi từ các nhóm lớp mẫu giáo bé, nhỏ, lớn. Cần chuẩn bị đầy đủ về nội dung giáo dục, cơ sở vật chất cho trẻ thực hành hiệu quả. 2.3.4) Mối quan hệ giữa giải pháp và biện pháp: Chăm sóc giáo dục sức khỏe răng miệng cho trẻ trong trường mầm non là việc làm phục vụ lợi ích trực tiếp cho bản thân trẻ, vì vậy khi đưa ra giải pháp hướng dẫn giáo dục trẻ qua câu chuyện kể bằng lời song song với việc, cô giáo cần tiến hành cho trẻ thực hành, từ đó giúp trẻ có kỹ năng chăm sóc sức khỏe răng miệng hiệu quả hơn. 2.3.5) Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu : Nội dung Khảo sát tháng 10/2011 Đánh giá tháng 4/2012 Tỷ lệ Số lượng % Số lượng % Tăng Giảm Sâu răng 170/290 58,62% 130/290 44.82% 13,8 Siết ăn răng 65/290 22,41% 40/290 13,79% 8,62 Viêm nướu 11/290 3,79% 1/290 0,34% 3,45 Trẻ chải răng Đúng cách 230/290 79,31% 275/290 94,82% 15,51 3/ PHẦN KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ : 3.1/ Kết luận : Với những biện pháp và giải pháp khảo sát nêu trên chúng tôi tự rút ra kết luận như sau : Công tác giáo dục chăm sóc sức khỏe răng miệng trong trường phải có sự liên kết chặt chẽ giữa nhà trường – gia đình – xã hội, đặc biệt là sự tổ chức hướng dẫn của cô giáo tạo cho trẻ tâm lý tự tin thoải mái để hợp tác tham gia vào bài tập thực hành. Đối với nhà trường, phải xây dựng được kế hoạch chỉ đạo giáo viên lồng ghép vào chủ đề phù hợp tổ chức tiết dạy giáo dục trẻ kỹ năng thói quen vệ sinh răng miệng. Tổ chức các bữa ăn cho trẻ đủ dinh dưỡng tốt cho răng, thường xuyên tuyên truyền cho cán bộ, giáo viên và phụ huynh phối hợp thực hiện. Đối với phụ huynh phối hợp cùng cô giáo trực tiếp chăm sóc vệ sinh răng miệng cho trẻ ở gia đình để phòng bệnh, đưa trẻ đến cơ sở y tế khám răng định kỳ để phát hiện sớm và điều trị các bệnh về răng miệng ngay khi còn răng sữa, gạt bỏ quan niệm sai lầm khi cho rằng răng sữa bị sâu, bị siết khi thay răng không có ảnh hưởng xấu đến răng vĩnh viễn. Đối với xã hội, nhất là ngành y tế cần quan tâm nhiều hơn đến trẻ dưới 6 tuổi, có trách nhiệm khám sức khỏe răng miệng định kỳ cho trẻ, đồng thời tư vấn cho giáo viên – phụ huynh những kiến thức về chăm sóc sức khỏe răng miệng Nếu như chúng ta phối kết hợp làm tốt công tác đã nêu trên thì sẽ phòng tránh được các bệnh sâu răng, siết ăn răng, viêm niếu ngay ở độ tuổi mầm non, khi lớn lên trẻ sẽ có hàm răng chắc khỏe góp phần phát triển toàn diện, là điều kiện tốt cho tương lai của trẻ mai sau. 3.2 Kiến nghị Các cấp lãnh đạo ngành giáo dục quan tâm đưaa các chương trình nha học đường vào các trường mầm non. Trung tâm y tế dự phòng huyện cùng các cấp, ngành chuyên môn tập huấn cho cán bộ, giáo viên, nhân viên kiến thức giáo dục phòng tránh các bệnh về răng miệng; dự phòng sâu răng bằng Fluor ,cấp cho trẻ trường mầm non kem có Fluor để tổ chức giáo dục sức khỏe răng miệng đạt hiệu quả cao hơn. Trên đây là một số kinh nghiệm giáo dục chăm sóc sức khỏe răng miệng cho trẻ. Rất mong được sự đánh giá những ưu khuyết điểm của đề tài để chúng tôi rút sa bài học kinh nghiệm tổ chức thực hiện tốt hơn./. TÀI LIỆU THAM KHẢO -Tài liệu giáo dục sức khỏe răng miệng cho học sinh mẫu giáo. - Thông tư liên tịch số 03/2000/TTLT- BGD –ĐT ngày 01/03/2000, Thông tư liên tịch hướng dẫn thực hiện công tác y tế trường học. MỤC LỤC : 1/ PHẦN MỞ ĐẦU - Trang 1 1.1/ Lý do chọn đề tài . - Trang 1 1.2/ Mục tiêu nhiệm vụ của đề tài. - Trang 1 1.3/ Đối tượng phạm vi nghiên cứu. - Trang 1 2/ PHẦN NỘI DUNG : - Trang 1 2.1/ Cơ sở lý luận. - Trang 1 2.2/ Thực trạng . - Trang 2 2.2.1/ Thuận lợi – khó khăn - Trang 2 2.2.2/ Thành công – hạn chế - Trang 2 2.2.3/ Mặt mạnh mặt yếu - Trang 3 2.3/ Giải pháp và biện pháp - Trang 3 2.3.1/ Mục tiêu của giải pháp – biện pháp - Trang 3 2.3.2/ Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp – biện pháp - Trang 3 2.3.3/ Điều kiện thực hiện giải pháp – biện pháp- Trang 16 2.3.4/ Mối quan hệ giữa giải pháp và biện pháp - Trang 16 2.3.5/ Kết quả khảo nghiệm - Trang 16 3./ KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ - Trang 17 3.1/. Kết luận. - Trang 17 3.2/ Kiến nghị - Trang 17 Tài liệu tham khảo - Trang 18
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_kinh_nghiem_to_chuc_giao_duc_su.doc