Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm rèn kĩ năng viết đoạn văn nghị luận xã hội cho học sinh lớp 12 ở trường THPT Vĩnh Linh
T.A.Ê-đi-xơn – một trong những nhà phát minh giàu ý tưởng nhất trong lịch sử nhân loại đã từng nói: Giá trị của một ý tưởng nằm ở cách sử dụng nó. D.Ca-ne-giơ cũng từng khẳng định: Tri thức chưa có sức mạnh chừng nào còn chưa được áp dụng. Điều đó thực sự đúng đắn đối với bộ môn Ngữ văn. Với đặc thù riêng của môn học, Ngữ văn không chỉ đòi hỏi người học tích lũy kiến thức mà quan trọng hơn, phải biết chuyển tải kiến thức vào những bài văn mang tính thực hành. Nghĩa là, người học phải biết vận dụng kiến thức và đặc biệt, phải nắm vững kĩ năng làm văn.
Môn Ngữ văn bao gồm ba phân môn cụ thể: Đọc văn, Tiếng Việt và Làm văn. Mỗi phân môn vừa có vai trò riêng vừa có mối quan hệ chặt chẽ mang yếu tố tích hợp cả theo chiều dọc lẫn chiều ngang. Trong đó, phân môn Làm văn có ý nghĩa rất quan trọng trong việc rèn luyện kĩ năng thực hành, sáng tạo cho học sinh.
Ở bậc học THPT, học sinh chủ yếu được học tập, rèn luyện kiểu bài nghị luận. Trong đó, dạng bài nghị luận xã hội nhằm mục đích tăng cường sự gắn bó của học sinh với đời sống xã hội; hình thành, bồi dưỡng kĩ năng sống cho học sinh; đặc biệt tạo cho học sinh năng lực chủ động đề xuất, phát biểu những suy nghĩ của mình trước nhiều vấn đề trong cuộc sống
Năm học 2016 – 2017, Bộ Giáo dục – đào tạo tiếp tục đổi mới thi cử theo lộ trình đã đề ra. Đối với bộ môn Ngữ văn, sự thay đổi về thời gian làm bài thi (từ 180 phút xuống 120 phút) đã đưa đến sự thay đổi về cấu trúc, dung lượng đề thi THPT Quốc gia. Cụ thể, việc đổi mới rõ nhất chính là ở phần Làm văn, câu nghị luận xã hội: từ yêu cầu viết một bài văn nghị luận xã hội khoảng 600 chữ ở những năm học trước (3,0 điểm) chuyển sang yêu cầu viết một đoạn văn nghị luận xã hội khoảng 200 chữ (2,0 điểm).
Sự thay đổi đó tạo nên một áp lực không nhỏ đối với cả học sinh lẫn giáo viên trong quá trình ôn tập, chuẩn bị cho kì thi THPT Quốc gia. Vậy làm thế nào để giúp các em học sinh có được kĩ năng viết đoạn văn nghị luận xã hội đúng chuẩn? Làm thế nào để các em học sinh có thể chuyển tải những tri thức về cuộc sống trong những bài viết, bài thi của mình?. Xuất phát từ những trăn trở và yêu cầu thực tế của việc dạy Văn, với mong muốn góp phần nâng cao hiệu quả dạy học phần nghị luận xã hội nói riêng và môn Ngữ văn nói chung; tôi lựa chọn đề tài: Một số kinh nghiệm rèn kĩ năng viết đoạn văn nghị luận xã hội cho học sinh lớp 12 ở trường THPT Vĩnh Linh.
6 44,4% 50,0% 5,6% 0% 12B4 39 20,5% 48,7% 25,7% 5,1% Năm học 2018-2019 Lớp Sĩ số Giỏi Khá Trung bình Yếu 12A3 40 30,0% 52,5% 17,5% 0% 12B1 36 19,4% 52,8% 22,2% 5,6% Từ bảng so sánh kết quả trước và sau khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm ở các lớp tôi giảng dạy qua hai năm học 2017-2018, 2018-2019, tôi thấy học sinh đã biết cách viết đoạn văn nghị luận xã hội đáp ứng được yêu cầu kiến thức, kĩ năng theo đổi mới đề thi của Bộ GD- ĐT. PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ I. KẾT LUẬN Dạy Văn là một công việc không chỉ đòi hỏi quá trình tích lũy tri thức mà còn cần rất nhiều tình yêu, niềm say mê, tâm huyết của người giáo viên. Dạy một giờ học thành công, đọc được những bài văn hay, chứng kiến sự thành đạt của học sinh,...đều là những niềm hạnh phúc lớn lao của người thầy, người cô đứng trên bục giảng. Đạt được niềm hạnh phúc ấy không dễ. Đó là thành quả của sự tích lũy kiến thức, của nghệ thuật giảng dạy mà bản thân mỗi người thầy tự trau dồi cho mình trong những tháng năm cầm phấn. Đó còn tùy thuộc vào năng lực, sở thích của học sinh và những phương tiện vật chất kĩ thuật hỗ trợ cho quá trình giảng dạy. Vì thế, không ai có thể khẳng định kinh nghiệm của ai hiệu quả hơn, hoặc kinh nghiệm nào là tốt nhất. Mỗi người đều tìm cho mình một giải pháp riêng để hoàn thành sứ mệnh của một nhà giáo. Do đó, những giải pháp nêu trên chỉ đơn thuần là những kinh nghiệm chúng tôi vận dụng riêng cho giờ dạy của mình và cũng đã thu được một số kết quả khả quan trong quá trình rèn kĩ năng làm văn nghị luận xã hội cho các em học sinh. Bài viết chắc chắn còn nhiều hạn chế thiếu sót. Tôi rất mong được sự đóng góp ý kiến chân thành của các đồng nghiệp. II. KIẾN NGHỊ - Thời gian thực hiện chuyên đề này cần tối thiểu 10 tiết ở trường THPT. GV có thể thực hiện trong các tiết học tự chọn đối với học sinh lớp 10, 11, và các tiết luyện thi đối với học sinh lớp 12. - Giáo viên phải chuẩn bị tốt khâu giao nhiệm vụ học tập cho HS như lựa chọn chủ đề thảo luận, lập dàn ý và việc viết đoạn văn yêu cầu từng HS phải hoàn thành trong thời gian hạn định trên lớp hoặc ở nhà. - Giáo viên chấm chữa kĩ các đoạn văn của HS một cách cụ thể, hiệu quả. TÀI LIỆU THAM KHẢO Ngữ văn 7, tập 2, NXB Giáo dục Việt Nam, 2016 Ngữ văn 8, tập 1, NXB Giáo dục Việt Nam, 2016 Ngữ văn 9, tập 2, NXB Giáo dục Việt Nam, 2016 Ngữ văn 10, tập 2, NXB Giáo dục Việt Nam, 2016 Ngữ văn 12, tập 1, NXB Giáo dục Việt Nam, 2008 Phạm Thị Ngọc Trâm (chủ biên), Nâng cao và phát triển Ngữ văn 12, NXB Giáo dục Viêt Nam, 2011 Phạm Thị Trâm (chủ biên), Chuyên đề chuyên sâu Bồi dưỡng Ngữ văn 12, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 2015 PHỤ LỤC Sau đây là một số đề bài tôi đã hướng dẫn học sinh luyện tập trong thời gian ôn thi THPT Quốc gia qua từng năm học (Có kèm theo bài viết của học sinh ) Một số bài viết của học sinh lớp 12 năm học 2017-2018: 1. Đề bài 1 Hãy viết 01 đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về vai trò của gia đình. a. Giáo viên hướng dẫn học sinh xác định các yêu cầu của đề - Vấn đề trọng tâm: vai trò của gia đình. - Thao tác lập luận cần sử dụng: giải thích, phân tích, bình luận,... b. Giáo viên hướng dẫn học sinh lập dàn ý cho đoạn văn * Mở đoạn * Thân đoạn - Khái niệm gia đình - Phân tích vai trò của gia đình đối với mỗi người + Nơi nuôi dưỡng, chở che... + Nơi giáo dục nhân cách làm người... - Bàn luận, mở rộng + Có một số gia đình chưa thực sự trở thành tổ ấm... + Có một số người chưa xem trọng gia đình.. - Bài học nhận thức, hành động và liên hệ bản thân + Câu nói định hướng thái độ đúng đắn trong cuộc sống để sống và tận hưởng, khám phá trọn vẹn. + Liên hệ bản thân. * Kết đoạn: c. Hình thành đoạn văn hoàn chỉnh “Ba là cây nến vàng, mẹ là cây nến xanh, con là cây nến hồng...Ba ngọn nến lung linh, thắp sáng một gia đình...”. Đúng vậy, gia đình là nơi ấm áp, chứa chan tình cảm thiêng liêng nhất; là nơi thắp sáng niềm vui, tiếng cười cho mỗi người. Từ thưở lọt lòng, gia đình luôn là tổ ấm bình yên nhất nuôi dưỡng, bảo vệ ta khỏi những bão giông của cuộc đời. Ta lớn lên từ bầu sữa nóng của mẹ, từ những câu hát ru à ơi bên nôi thưở bé, từ tình yêu thương, bảo bọc của mẹ cha. Gia đình là ngôi trường đầu tiên nuôi dưỡng tâm hồn ta, giáo dục những phẩm chất đạo đức tốt đẹp cho bản thân ta; là nơi chuẩn bị hành trang vững chắc cho ta sải cánh bay vào đời. Gia đình còn là chốn bình yên nhất, luôn giang rộng vòng tay để ta có thể trở về những lúc yếu lòng, những lúc mệt mỏi buồn đau trước cuộc đời. Gia đình quan trọng như vậy nhưng đâu đó vẫn có một số kẻ đang lãng quên tình thương và trách nhiệm với gia đình; bất hiếu, bất kính ngay cả với những bậc sinh thành... Với riêng tôi, gia đình vô cùng gần gũi, thân thương. Lúc tôi mỏi mệt, yếu lòng hay lúc tôi hạnh phúc, thành công; gia đình chính là nơi đầu tiên tôi tìm về. Để thấy yêu thương và được yêu thương. (Bài làm của học sinh Trần Trung Doanh ) 2. Đề bài 2 Hãy viết 01 đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý kiến được nêu trong đoạn trích ở phần Đọc hiểu: “Leo lên đỉnh cao là để các em có thể nhìn ngắm thế giới chứ không phải để thế giới nhận ra các em.” (Đề thi minh họa lần 1 năm 2017 của Bộ giáo dục và đào tạo) a. Giáo viên hướng dẫn học sinh xác định các yêu cầu của đề: - Vấn đề trọng tâm: thái độ của con người khi vươn tới những đỉnh cao trong cuộc sống. - Thao tác lập luận cần sử dụng: giải thích, phân tích, bình luận,... b. Giáo viên hướng dẫn học sinh lập dàn ý cho đoạn văn * Mở đoạn * Thân đoạn: - Giải thích: + Giải thích những cụm từ quan trọng Leo lên đỉnh cao: chinh phục những thử thách, chiếm lĩnh những tầm cao. Các em nhìn ngắm thế giới: quan sát, ngắm nhìn, phát hiện sự lớn lao cũng như tận hưởng những vẻ đẹp của thế giới, của cuộc sống xung quanh. Thế giới nhận ra các em: được mọi người ghi nhận. + Nêu nội dung khái quát của ý kiến: Câu nói xác lập thái độ của con người khi vươn tới tầm cao, khi đạt được mục đích: không phải để ghi danh tên tuổi mà là để cảm nhận, ngắm nhìn thế giới ở tầm cao hơn, rộng hơn, khái quát hơn. Từ đó, có những thu hoạch thấm thía, ý nghĩa hơn. - Phân tích + Leo lên đỉnh cao là để các em có thể nhìn ngắm thế giới: Khi chiếm lĩnh được những đỉnh cao trong cuộc sống (đỉnh cao địa lí, đỉnh cao tri thức, tâm hồn, trí tuệ...), con ngườisẽ được mở mang thêm kiến thức. Ở tầm cao, nhìn ngắm thế giới sẽ rộng hơn, khái quát và chính xác cao hơn. Khi chiếm lĩnh được những đỉnh cao trong cuộc sống, con người sẽ nhìn lại được khả năng của chính mình, có thêm nhiều kinh nghiệm mới. Nhìn ngắm thế giới là công việc phải làm hàng ngày nếu muốn tiến bộ, muốn phát triển bởi cuộc sống không ngừng vận động. Vì vậy, cần coi đó là cái đích của việc chinh phục những đỉnh cao trong cuộc đời. + Leo lên đỉnh cao không phải để thế giới nhận ra các em vì: Nếu coi việc được ghi nhận là cái đích tối cao, con người dễ bằng lòng, thỏa mãn với những gì mình có mà không còn ý thức vươn lên nữa. - Bàn luận, mở rộng + Ý kiến trên vô cùng đúng đắn, là lời khuyên dành cho mỗi người trong cuộc sống. + Để leo tới đỉnh núi, con người cần:Trang bị cả về sức khỏe, kiến thức, kĩ năng; tôi rèn ý chí, nghị lực, lòng kiên trì, quyết tâm cao độ; khiêm tốn, không ngừng hoàn thiện bản thân. - Bài học nhận thức, hành động và liên hệ bản thân + Câu nói định hướng thái độ đúng đắn trong cuộc sống để sống và tận hưởng, khám phá trọn vẹn. + Liên hệ bản thân. * Kết đoạn c. Hình thành đoạn văn hoàn chỉnh Trong cuộc sống, mỗi chúng ta luôn nỗ lực để đạt tới đích thành công của cuộc đời. Tuy vậy, không phải ai cũng có thái độ đúng đắn với thành công. Trong bài phát biểu tại buổi lễ tốt nghiệp trường trung học Wellesley, thầy Hiệu trưởng David McCullough đã nhắn nhủ: “Leo lên đỉnh cao là để các em có thể nhìn ngắm thế giới chứ không phải để thế giới nhận ra các em”. Trước hết, phải hiểu rằng, “leo lên đỉnh cao” nghĩa là chinh phục những thử thách, chiếm lĩnh những tầm cao. Còn “nhìn ngắm thế giới” là quan sát, ngắm nhìn, phát hiện sự lớn lao cũng như tận hưởng những vẻ đẹp của thế giới, của cuộc sống xung quanh.Và “thế giới nhận ra các em” tức là được mọi người ghi nhận. Hiểu một cách khái quát, câu nói xác lập thái độ của con người khi vươn tới tầm cao, khi đạt được mục đích: không phải để ghi danh tên tuổi mà là để cảm nhận, ngắm nhìn thế giới ở tầm cao hơn, rộng hơn, khái quát hơn. Từ đó, có những thu hoạch thấm thía, ý nghĩa hơn. Có thể khẳng định, để lên đến đỉnh núi vinh quang của thành công, mỗi người luôn phải nỗ lực hết mình, luôn cố gắng để đạt được mục tiêu đề ra. Trên con đường đó, ta gặp không ít khó khăn thử thách nhưng cũng chính nhờ đó mà bản thân thu nhận lại bao bài học kinh nghiệm. Đó cũng là mục đích cao cả mà những người thành công thực sự muốn hướng tới. Thế giới rộng lớn bao la, con người chỉ là một con sóng nhỏ giữa đại dương tri thức bao la. Để có thể có hiểu biết toàn diện, có thể thành công hoàn mĩ nhất không có cách nào khác là phải tự bước ra chính cái thế giới nhỏ bé của mình để khám phá thế giới, mở mang hiểu biết. Nếu coi việc được ghi nhận là cái đích tối cao, con người dễ bằng lòng, thỏa mãn với những gì mình có mà không còn ý thức vươn lên nữa. Suy ngẫm kĩ, ta thấy ý kiến trên vô cùng đúng đắn, là lời khuyên dành cho mỗi người trong cuộc sống. Tuy nhiên, để leo tới đỉnh núi, con người cần trang bị cả về sức khỏe, kiến thức, kĩ năng; tôi rèn ý chí, nghị lực, lòng kiên trì, quyết tâm cao độ; khiêm tốn, không ngừng hoàn thiện bản thân. Là những người trẻ ở thế kỉ XXI – những chủ nhân tương lai của đất nước, mỗi chúng ta hãy không ngừng học tập, rèn luyện, trau dồi kĩ năng sống để làm cho cuộc sống của bản thân, xã hội tốt đẹp hơn. Hãy “nhìn ngắm thế giới” để học hỏi, tiếp thu những cái mới, cái tiến bộ của xã hội. Đừng bao giờ tự mãn với thành công của chúng ta hôm nay. (Bài làm của học sinh Lê Thị Hương) 3. Đề bài 3 Hãy viết 01 đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về việc lãng phí thời gian của một bộ phận giới trẻ hiện nay. (Đề lấy từ sách Hướng dẫn ôn tập kì thi THPT Quốc gia năm học 2016 -2017) a. Giáo viên hướng dẫn học sinh xác định các yêu cầu của đề - Vấn đề trọng tâm: việc lãng phí thời gian của giới trẻ hiện nay. - Thao tác lập luận cần sử dụng: giải thích, phân tích, bình luận,... b. Giáo viên hướng dẫn học sinh lập dàn ý cho đoạn văn * Mở đoạn * Thân đoạn: - Nêu hiện tượng: Lãng phí thời gian đang là căn bệnh trầm kha của nhiều bạn trẻ trong thời hiện đại (biểu hiện cụ thể)... - Tác hại (hậu quả) của việc lãng phí thời gian: + Ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất + Không chuẩn bị được hành trang cần thiết (về kiến thức, về kĩ năng làm việc) để hướng tới tương lai. + Tước đi nhiều cơ hội... - Nguyên nhân: + Khách quan: xã hội, gia đình,... + Chủ quan: bản thân mỗi người trẻ... - Giải pháp: + Tìm một việc làm phù hợp để cuộc sống trở nên có ý nghĩa hơn. + Chủ động lập kế hoạch và sử dụng thời gian hợp lí. - Bài học nhận thức và hành động của bản thân. * Kết đoạn: Lời kêu gọi... c. Hình thành đoạn văn hoàn chỉnh Có ai đó đã từng nói: “Nếu thời gian là thứ đáng giá nhất thì lãng phí thời gian hẳn phải là sự lãng phí ngông cuồng nhất”. Quả vậy, thời gian thực sự rất quan trọng, là tài sản, là báu vật của con người; thời gian qua đi sẽ không bao giờ lấy lại được và con người sẽ không có cơ hội để thực hiện bất cứ điều gì. Lãng phí thời gian là việc sử dụng thời gian một cách không hợp lí. Đáng nói đến ở đây là thế hệ thanh niên, học sinh ngày nay đang lãng phí thời gian vào những việc vô bổ, không mang lại lợi ích cho bản thân: không chịu học hành, lao động, không vun đắp cho tương lai mà chơi bời lêu lổng, sa vào các tệ nạn xã hội. Thay vì chăm chỉ học hành thì một số bạn trẻ sẵn sàng bỏ học để dấn thân vào những trò chơi điện tử hoặc thậm chí có thể ăn ngủ cùng facebook, chìm đắm trong thế giới ảo và không có lối ra. Nhiều bạn không ý thức được hậu quả của việc lãng phí thời gian cho đến khi gặp những thất bại trong cuộc sống. Cuộc sống hiện tại là cái giá phải trả cho chuỗi ngày lãng phí ở trong quá khứ. Phí phạm thời gian của tuổi trẻ thì đến ngày chồn chân mỏi gối nhìn lại bản thân, nuối tiếc và hối hận, lúc ấy có than trách thì cũng đã muộn màng. Vậy nên, chúng ta phải biết quý trọng thời gian mình đang có, biết dùng thời gian vào những việc cần thiết và có ích cho chính mình, cho người thân, cho xã hội. Một ai đó lẽ ra dành hai tiếng trong một ngày để chơi game thì giờ đây chỉ dùng một nửa trong số đó; nửa khác dùng cho các hoạt động bổ ích hơn như nghỉ ngơi, học tập, rèn luyện thân thể, giúp đỡ người thân...Đó là cách tốt nhất để đạt kết quả như mong đợi mà không cảm thấy nuối tiếc thời gian đã trôi qua một cách vô bổ. Đối với tôi, là học sinh lớp 12, đang trên đường tiến đến gần kì thi THPT Quốc gia; tôi nhận thấy bản thân cần phải phấn đấu, rèn luyện, có sự phân bố thời gian hợp lí, tránh những thói hư tật xấu trong thế giới ảo hay ngoài xã hội để sau này nhìn lại, tôi không phải nuối tiếc những tháng ngày thanh xuân đã qua. (Bài làm của học sinh Nguyễn Thị Thanh Nhàn) Một số bài viết của học sinh lớp 12 năm học 2018-2019: 1. Đề bài 1 Hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) bày tỏ suy nghĩ của anh (chị) về ý kiến: Chế giễu công khai là môn thể thao đổ máu cần phải dừng lại. a. Giáo viên hướng dẫn học sinh xác định các yêu cầu của đề - Vấn đề trọng tâm: Bàn về hiện tượng Chế giễu công khai là môn thể thao đổ máu cần phải dừng lại - Thao tác lập luận cần sử dụng: giải thích, phân tích, bình luận,... b. Giáo viên hướng dẫn học sinh lập dàn ý cho đoạn văn * Mở đoạn * Thân đoạn: - Giải thích hiện tượng: Chế giễu công khai là một môn thể thao đổ máu: hiện tượng hùa theo số đông sỉ nhục người khác, ngay cả khi thông tin chưa được kiểm chứng và bất chấp hậu quả nặng nề mà đối tượng chế giễu phải gánh chịu. - Hiện tượng đó cần phải dừng lại vì: + Nó trái với mọi nguyên tắc đạo đức và vi phạm nghiêm trọng quyền riêng tư, quyền sống của người khác. + Nó gieo rắc sự sỉ nhục và xấu hổ đối với người khác dẫn đến sự sợ hãi dư luận xã hội, thậm chí tìm đến cái chết để giải thoát (dẫn chứng) + Người tham gia bình luận chế giễu dễ đánh mất nhân cách, - Bài học nhận thức và hành động: + Chế giễu công khai là một hiện tượng tiêu cực cần phải lên án + Mỗi người, đặc biệt là giới trẻ, cần có hành động thiết thực để góp phần loại bỏ “môn thể thao đỏ máu” này khỏi cuộc sống của chúng ta, cả ở thế giới ảo và thế giới thực. (Nêu rõ những hành động cụ thể, thiết thực) * Kết đoạn: Lời kêu gọi c. Hình thành đoạn văn hoàn chỉnh Hiện nay, cuộc sống của chúng ta đang gắn liền với sự phát triển của công nghệ mà nhất là sự phát triển mạnh mẽ của mạng xã hội. Mạng xã hội đem đến những hoạt động giải trí nhưng đồng thời cũng xuất hiện nhiều tiêu cực như văn hóa sỉ nhục - là chế giễu công khai, đây môn thể thao đổ máu cần dừng lại. Chế giễu công khai là hiện tượng hùa theo số đông sỉ nhục người khác ngay cả khi thông tin chưa được kiểm chứng, chưa rõ sự thật đúng hay sai, chưa nhìn nhận sự việc, con người một cách đa diện nhiều chiều, bất chấp hậu quả mà đối tượng phải gánh chịu. Đây là một hiện tượng tiêu cực đáng lên án bởi nó gieo rắc sự sỉ nhục,xấu hổ, đẩy con người tới bước đường cùng, thậm chí tìm đến cái chết. Trong thời gian gần đây, không ít những cái chết thương tâm đã xảy ra. Nguyên nhân là do không chịu được sức ép từ cộng đồng mạng xã hội, tiêu biểu trong đó là vụ việc những học sinh sinh viên phải tự tử, tìm đến cái chết vì bị tung những “clip” nhạy cảm, các ngôi sao trong giới giải trí cũng đã có ý định hay đã tìm đến sự giải thoát vì sự chỉ trích, soi mói, đả kích gay gắt từ cộng đồng mạng xã hội. Còn về phía người tham gia chế giễu công khai theo đám đông thì họ đã không làm chủ được bản thân, dễ đánh mất nhân cách, nhìn nhận sự việc một cách hời hợt, thiếu suy nghĩ, thiếu lòng vị tha, khoan dung. Đã đến lúc phải dừng lại, lên án môn thể thao đổ máu đỏ máu này bởi nó trái với nguyên tắc đạo đức , vi phạm nghiêm trọng đến quyền riêng tư, quyền sống của người khác. Đối với mỗi người chúng ta, đặc biệt đối giới trẻ cần phải có hành động thiết thực để loại bỏ môn thể thao đổ máu này ra khỏi cuộc sống thực hay thế giới ảo. Mỗi người phải tự xây dựng lối sống lành mạnh, rèn luyện cho mình một thói quen khi nhìn nhận sự việc phải đa diện, nhiều chiều, thông cảm cho những sai lầm của người khác, không “thích”, “bình luận” vào những “clip” lá cải, không hùa theo số đông để sỉ nhục người khác. Cẩn trọng khi đưa tin và tiếp nhận thông tin ở thế giới ảo. Phải có trách nhiệm với lời lẽ, thái độ của mình khi tham gia bình luận ngay cả khi ẩn danh. Hãy bình luận một cách tích cực và bao dung vì sự tiến bộ của xã hội. (Bài làm của học sinh Nguyễn Thị Hồng Hà) 2. Đề bài 2 Hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) bày tỏ suy nghĩ của anh (chị) về ý kiến: Ý nghĩa của sự trưởng thành. a. Giáo viên hướng dẫn học sinh xác định các yêu cầu của đề - Vấn đề trọng tâm: Ý nghĩa của sự trưởng thành đối với con người - Thao tác lập luận cần sử dụng: giải thích, phân tích, bình luận,... b. Giáo viên hướng dẫn học sinh lập dàn ý cho đoạn văn * Mở đoạn * Thân đoạn: - Giải thích: Trưởng thành là sự lớn lên về thể xác và tâm hồn. - Ý nghĩa của sự trưởng thành: + Là bước ngoặt quan trọng trong cuộc đời mỗi người + Giúp con người tích lũy vốn hiểu biết, trau dồi kinh nghiệm sống chuẩn bị hành trang vững chắc cho tương lai + Giúp con người chín chắn, bản lĩnh trước sóng gió cuộc đời + Giúp con người trở thành chỗ dựa cho người khác và cho chính bản thân - Bài học nhận thức và hành động + Sự trưởng thành làm cho cuộc sống của con người có ý nghĩa hơn + Cần rèn luyện ý thức tự lập, bản lĩnh, ý chí trước cuộc sống; nâng cao nhận thức, tri thức, rèn luyện kĩ năng sống, bồi dưỡng nhân cách * Kết đoạn: Lời kêu gọi c. Hình thành đoạn văn hoàn chỉnh: “Sứ mệnh của con người là sống chứ không phải là tồn tại”. Dể có thể hoàn thành sứ mệnh của mình điều kiện tiên quyết mà họ cần chính là trưởng thành. “Trưởng thành” là sự lớn lên về thể xác và hoàn thiện, chín chắn trong nhận thức của bản thân mỗi người. Trưởng thành là dấu mốc quan trọng trong cuộc đời của mỗi người, đó chính là lúc mà mỗi người tự đứng lên trên chính đôi chân của mình, thoát khỏi vỏ bọc che chở của cha mẹ, tung bay đôi cánh ước mơ trên bầu trời chinh phục thử thách. Kể từ giây phút ấy, con người ta sẽ được sống thoải mái với thế giới, tự do kiến tạo cuộc đời của riêng mình. Sự trưởng thành còn đem lại cho con người cách nhìn, cách cảm mới về cuộc sống. Cuộc sống trong mắt họ từ ấy sẽ không còn là một thế giới vui tươi, rực rỡ đơn thuần mà sẽ là một thế giới xen lẫn nhiều gam màu sáng tối, những âm thanh trầm bổng trong bản nhạc cuộc đời xô bồ. Nhờ vậy, con người có thể rèn luyện được những phẩm chất, kĩ năng sống cần thiết để chinh phục những mục tiêu của cuộc đời mình. Không chỉ vậy, sự trưởng thành còn đem lại những bài học đắt giá về cuộc sống. Đó chính là sự vấp ngã, sự trải nghiệm, sự tự tin – những hành trang để giúp con người trưởng thành. Với nhà thơ Tố Hữu, từ khi tìm thấy ánh sáng lý tưởng Đảng- lẽ sống của cuộc đời mình, tâm hồn người chiến sĩ trẻ đã hóa thành “ vườn hoa lá” rộn tiếng chim ca, tình nguyện mở rộng tấm long để hòa cùng cuộc sống của “vạn nhà”, “vạn kiếp phôi pha”, “vạn đầu em nhỏ”. Đó chính là sự trưởng thành trong nhận thức và tình cảm của người thanh niên Tố Hữu. Trưởng thành chính là lúc bạn phải tự bước đi, tự phấn đấu dựa trên năng lực và nghị lực của bản thân mình. Vì thế, chớ thấy khó khăn mà gục ngã, chớ thấy thất bại mà chùn bước.Cuộc sống là một bức tranh kì diệu, nó chỉ đẹp với người tụ tin, bền bỉ, kiên trì, biết vươn lên để trưởng thành. Hãy can đảm bước đi bằng sự nỗ lực của bản thân! Hãy là chỗ dựa vững chắc cho người khác và cho chính mình để thấy cuộc đời này ý nghĩa hơn, tươi đẹp hơn! (Bài làm của học sinh Hoàng Thị Ánh Tuyết) XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ Nguyễn Hữu Thái Quảng Trị, ngày 17 tháng 5 năm 2019 Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết, không sao chép nội dung của người khác. NGƯỜI VIẾT Nguyễn Thị Thanh
File đính kèm:
- Van_Thanh_THPTVinhLinh_e7f521e805.doc