Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm phát triển vận động cho trẻ 24-36 tháng

Phát triển vận động cho trẻ là một trong những mục tiêu quan trọng trong chương trình chăm sóc giáo dục trẻ mầm non. Phát triển vận động cho trẻ chính là việc trẻ tham gia vào các hoạt động trong trường mầm non một cách tích cực nhằm phát triển nhũng kỹ năng vận động sử dụng những phần cơ bắp lớn của cơ thể để thực hiện những chuyển động mạnh của cơ thể như: đi, chạy, nhảy, tung, ném bóng và những kỹ năng sử dụng những phần cơ của bàn tay, ngón tay để thực hiện những chuyển động nhỏ, chính xác như: vẽ, nặn, xé dán, cài cúc áo Những kỹ năng vận động này kết hợp chặt chẽ với kỹ năng kết hợp thị giác và vận động, là khả năng sử dụng mắt, tay và ngón tay để thực hiện các động tác.

Vận động giúp trẻ nhỏ phát triển toàn diện, vận động không chỉ giúp các kỹ năng vận động thô cần thiết được phát triển và hoàn thiện mà còn thúc đẩy tình trạng cơ thể khỏe mạnh hơn. Đó cũng là yếu tố vô cùng quan trọng liên quan đến sự phát triển căn bệnh béo phì ở trẻ mầm non và các vấn đề khác của sức khỏe. Những hoạt động vận động phát triển phù hợp, mang tính xã hội và cảm xúc sẽ giúp trẻ học các kỹ năng hợp tác, học cách luân phiên, biết cách chờ dợi và chia sẻ không gian cho bạn khác. Một nghiên cứu gần đây cho thấy vận động vô cùng quan trọng cho sự phát triển của não bộ và nhận thức.

Các hoạt động vận động nhằm rèn luyện cơ thể rất hữu ích đối với sự phát triển cơ thể, việc luyện tập giúp củng cố sức khoẻ, phát triển thể lực và tâm lí tốt hơn. Việc rèn luyện thể lực một cách có hệ thống giúp cơ thể nâng cao sức đề kháng, chống lại những biến đổi bất lợi của môi trường và dịch bệnh, giúp duy trì sự cân bằng bền vững trong nội tạng cơ thể. Vận động làm cho xương phát triển và liên kết cơ với xương được bền chắc. Bên cạnh đó hoạt động vận động làm cho trẻ sảng khoái, tinh thần vui vẻ, trẻ trở nên hoạt bát, nhanh nhẹn và tự tin hơn.

 

doc30 trang | Chia sẻ: haitina33 | Lượt xem: 3046 | Lượt tải: 2Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm phát triển vận động cho trẻ 24-36 tháng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
không gian tổ chức các hoạt động học tập và vui chơi của trẻ. Với mỗi chủ đề tôi luôn có sự thay đổi phù hợp, hướng dẫn trẻ tạo các sản phẩm trong hoạt động góc để cùng cô trang trí lớp học.
Trang trí môi trường
 Đối với các góc chơi của trẻ, tôi đã thiết kế và bố trí linh hoạt đảm bảo các yêu cầu quy định như: Đặt tên cho các góc chơi gần gũi dễ hiểu với trẻ: góc gia đình: Bé chơi với búp bê; góc văn học: Cùng bé kể chuyện, góc hoạt động với đồ vât, góc vận động, góc tạo hình: bé chơi với hình và màu), góc chơi động xa góc chơi tĩnh.
 Các góc chơi của trẻ được tôi trang trí bằng các hình ảnh gần gũi trẻ rất dễ thương, sinh động và đẹp mắt. Các góc chơi và hình ảnh ở các góc chơi luôn chứa đựng những nội dung học tập cụ thể. Ở góc chơi vận động trẻ được phát triển vận động khi chơi với đồ dùng đồ chơi như bóng, vòng, đồ chơi bập bênh, thú nhún hay chơi các trò chơi dân gian mang tính chất phát triển vận động tôi trang trí  góc đó bằng các hình ảnh vận động như: bé chơi đá bóng, tung bóng, chui vòng, chơi bập bênh, chơi nu na nu nống; Góc hoạt động với đồ vật trẻ chơi xâu vòng, ghép hoa, xếp chồng, xếp cạnh các khối ghỗ  nhằm phát triển các nhóm cơ của bàn tay, ngón tay. Tôi đã trang trí hình bé xâu vòng, bé xếp nhàHay ở góc búp bê thì trang trí hình ảnh bé đang bế em, cho em ăn Góc bé chơi với hình và màu ngoài việc trang trí bằng hình ảnh do tôi làm như bé tô màu, bé dán hình tôi còn sử dụng các sản phẩm như vẽ, nặn, xé dán của trẻ để trang trí cho góc chơinhững hình ảnh trang trí đó rấ gần gũi với trẻ giúp trẻ hoạt động một cách tích cực và hiệu quả. Đồ chơi gắn liền với các góc chơi và góp phần không nhỏ trong việc tạo cho môi trường lớp học đẹp, sáng tạo. Ngoài ra lớp còn một số góc phụ khác như: Bé chăm ngoan, bé đến lớp, bé về nhà, cũng được bố trí hợp lý, trang trí nhẹ nhàng và đều là những góc mở để cho trẻ hoạt động. Các góc có khoảng rộng, cách nhau hợp lý, đảm bảo an toàn cho trẻ.
Góc vận động
 	Đồ chơi tại các góc là những đồ chơi phù hợp với khả năng chơi của trẻ, đồ chơi phải thu hút và gây hứng thú cho trẻ khi chơi. Ngoài đồ chơi có sẵn thì tôi cùng các giáo viên trong lớp đã tận dụng những nguyên vật liệu có sẵn như: vỏ hộp sữa chua, hộp đựng cháo, bìa cát tông, chai nhựađã làm ra rất nhiều đồ chơi sáng tạo cho các góc, thu hút đối với trẻ khi tham gia các hoạt động.
 	Môi trường ngoài lớp học các cô giáo trong trường cùng phối hợp bố trí thời gian để thay đổi tạo quang cảnh sự phạm mới mẻ hấp dẫn. Đồ chơi ngoài trời được bố trí sắp xếp tạo khoảng trống của sân trường cho trẻ chơi, tập thể dục sáng, trẻ có địa điểm để tham gia các hoạt động phát triển vận động. Bên cạnh đó là việc trồng cây, chăm sóc cây cũng được tổ chức cho trẻ tham gia hoạt động lao động ngoài trời đó trẻ hứng thú tham gia hoạt động này như chăm sóc cây, tưới cây, lau lá cây, nhặt lá cây Từ đó giúp trẻ phát triển và nắm được các kiến thức kĩ năng theo yêu cầu của chương trình.
 	Môi trường đa dạng, phong phú hấp dẫn sẽ gây hứng thú cho trẻ và tạo ra kết quả của hoạt động cao nhất. Khi tạo được môi trường thân thiện như vậy thì kết quả cho thấy các cháu rất thích đến lớp, đến lớp thích tham gia sôi nổi hơn với các hoạt động không còn tình trạng trẻ khóc hoặc không muốn tham gia hoạt động như những buổi đầu đến lớp.
3.5. Biện pháp 5 : Lồng ghép các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ trong ngày.
3.5.1.Thể dục sáng:
Như chúng ta đã biết, tác dụng của thể dục buổi sáng đối với trẻ em hàng ngày có ý nghĩa to lớn về giáo dục và sức khỏe cho trẻ em, đặc biệt là trẻ ở lứa tuổi mẫu giáo và mầm non. Buổi sáng ngay sau khi ngủ dậy tập thể dục đơn giản, trẻ tích lũy được sự sảng khoái cho cả ngày.
 	Tập luyện thường xuyên như vậy, cơ thể của trẻ nâng cao hoạt động của các cơ quan của cơ thể, thúc đẩy sự phát triển những kỹ năng vận động cần thiết, củng cố các nhóm cơ, hình thành tư thế đúng đắn.
 	Thể dục sáng hàng ngày cho trẻ vào một thời gian nhất định thời gian tập khoảng 10 phút. Cũng như các buổi tập khác, trẻ nên mặc quần áo thích hợp để dễ vận động, trang bị dụng cụ như gậy, nơ, vòng, hoa tua, cờ thể dục phù hợp với động tác để tạo hứng thú cho trẻ tập. Giáo viên nên quan sát cách đứng của trẻ, tư thế đầu, vai, mông và đặc biệt là cột sống của trẻ. Trẻ cần đứng thẳng, vai thả đều, không lên gân, tay cử động thoải mái, không cúi đầu. Giữ cho trẻ tư thế đứng ngay cả khi nghỉ, khi đi bộ, chạy và làm các cử động khác. Số lần lặp lại mỗi bài tập phụ thuộc vào tính chất mỗi động tác, cũng như trình độ thể lực của trẻ. Những bài tập khó, có khối lượng vận động lớn chỉ nên lặp lại 1-2 lần, còn động tác phát triển chung đối với tay, chân thì nên từ 2- 3 lần. Chọn động tác và sắp xếp bài tập cho trẻ cần theo một số quy định. Trước hết động tác phải phù hợp và hấp dẫn đối với trẻ em. Bài tập phải có tác động hoàn thiện kĩ năng đi, chạy, ném, thúc đẩy sự hình thành tư thế đúng, gây sự hoạt động tích cực của các cơ quan hô hấp, tuần hoàn, các nhóm cơ Sẽ rất tốt nếu tổ chức thể dục buổi sáng bằng các trò chơi vận động có chủ đề gồm 3 – 4 động tác thể dục. Không nên quên đi bộ, các bài tập củng cố cơ vai, cơ chân, tay lưng, bụng, chạy 10- 15giây và đi bộ kết thúc nhằm hồi tĩnh hô hấp, điều hòa hoạt động tim, chuyển dần cơ thể vào trạng thái yên tĩnh bình thường. Mỗi lần tập thể dục sáng cần thay đổi chủ đề trò chơi. Sự đa dạng đó phụ thuộc vào óc tưởng tượng của mỗi chúng ta. Có thể soạn các bài tập có động tác bướm bay, chim bay 
3.5.2.Hoạt động tạo hình:
 	Đối với trẻ 24 – 36 tháng tuổi, vận động tinh của trẻ phát triển ở mức độ thấp. Vì vậy, tôi tổ chức hoạt động tạo hình nhằm rèn luyện cho trẻ 1 số kỹ năng cơ bản sử dụng đất: lăn dọc, xoay tròn, ấn dẹtkỹ năng xé: Xé dải dài, xé vụn, xé theo vết chấm lỗkỹ năng dán: chấm hồ vào vết chấm tròn và đặt hình vào vết chấm hồ, đặt hình khít vào các nét chấm mờ; dán chồng, dán cạnh
Ví dụ: - Đề tài “Quả và lá theo màu”. Tôi dạy trẻ dùng ngón tay để chấm hồ và bôi hồ vào hình thật khéo để hồ không dây ra ngoài.
 	- Đề tài: “Xé và dán mành cửa sổ theo vệt chấm sẵn”. Tôi hướng dẫn trẻ cầm giấy màu bằng 2 đầu ngón tay, khi xé thì lần tay xé theo vệt chấm lỗ.
 	 - Để tài “Tô màu con cá”. Tôi hướng dấn trẻ cách cầm bút bằng tay phải, giữ vở bằng tay trái và di màu vào vở thì đưa tay nhẹ nhàng.
 	- Đề tài “Nặn viên phấn, cái bút”. hướng dẫn trẻ cách nhào đất, bóp đất, bằng các đầu ngón tay sau đó dùng lòng bàn tay để xoay tròn và lăn dọc viên đất để tạo ra viên phấn, cái bút.
Trẻ tô màu trong giờ hoạt động góc.
3.5.3.Hoạt động âm nhạc:
“Âm nhạc là món ăn tinh thần không thể thiếu đối vơi trẻ mầm non”, thông qua âm nhạc trẻ sẽ linh họat, mạnh dạn, thông minh qua việc tham gia các động tác minh họa kết hợp khi hát và rèn luyện cho trẻ, khi vận động theo nhạc sẽ thúc đấy sự vận động cơ thể, sự nhanh nhẹn khéo léo, bền bỉ và dẻo dai qua các động tác. Khi sử dụng các dụng cụ âm nhạc, trẻ được đánh trống, thổi kèn, gõ mõ, vỗ sắc xô làm thoả mãn nhu cầu vận động của trẻ phát triển các vận động tinh và vận động thô.
 3.5.4. Hoạt động ngoài trời
 Giờ chơi ngoài trời ở trường mầm non là khoảng thời gian yêu thích của trẻ nhỏ. Thay vì cứ bắt trẻ phải ngồi ngoan ở trong lớp thì tôi cho trẻ ra sân để hoạt động thường xuyên. Không gian ngoài trời có nhiều lợi thế cho việc phát triển vận động của trẻ. Mặt bằng rộng rãi là nơi trẻ thoả sức chạy nhảy, leo trèo thoả mãn nhu cầu vận động của trẻ mà phòng học không thể đáp ứng được. Tại đây trẻ được tiếp xúc với thiên nhiên, với nắng, với gióngoài trời trẻ được chơi với cát, với nước mà không sợ lỡ tay làm nước đổ.
3.5.5. Hoạt động góc
 Phần lớn các hoạt động trong các góc chơi có kèm theo vận động: Đi, chạy, nhảy những vận động này sẽ giúp đẩy mạnh quá trình trao đổi chất, tăng hô hấp, máu lưu thônggiúp cho các chức năng khác nhau của cơ thể phát triển và củng cố các vận động cơ bản. Đi, chạy nhảyphát triển các tố chất nhanh, mạnh, bền. Khi trẻ tham gia chơi bế em trong góc búp bê, xúc cho em ăn, rửa mặt cho em, chải tóc cho emphát triển kỹ năng vận động tinh cho trẻ. Hay trẻ tham gia góc “Hoạt động với đồ vât” khi xâu vòng, xếp các khối gỗ cần phải có sự khéo léo của đôi bàn tay ngón tay
3.5.6. Giờ ăn, ngủ:
 Để giúp cho cơ thế phát triển tốt, đảm bảo sự phát triển bình thường của các cơ quan và hệ chơ quan trong cơ thể. Nhà trường luôn thay đổi thực đơn, tính toán khẩu phần ăn hợp lý, cân đối giũa các chất. Đồng thời, quan tâm đến cách chế biến  phù hợp với khả năng tiêu hoa của trẻ. Tuy nhiên việc tổ chức bữa ăn cho trẻ ở trên lớp cũng không kém phần quan trong. Trên lớp, trước khi vào giờ ăn tôi cho trẻ đi rửa tay và tự lấy ghế vào bàn ăn. Hàng ngày trẻ tự đi lấy ghê, bê ghế bằng 2 tay giúp rèn luyện cho vận động đi của trẻ. Tập cho trẻ tự cầm thìa xúc trong giờ ăn, động viên trẻ viên trẻ tự xúc ăn hết xuất ăn của mình là việc làm vô ùng cần thiết. Nếu ăn ngày nào trẻ cũng tự xúc cơm ăn hết xuất ăn thì cơ thể trẻ sẽ phát triển tốt có đầy đủ năng lượng để tham gia các hoạt động. Mặt khác, khi trẻ tự cầm thìa xúc cơm ăn hay trẻ nhặt cơm rơi vào khay giúp cho trẻ phát triển cử động của bàn tay, ngón tay. Sau khi xong, tôi tập cho trẻ lau miệng, lau tay, uống nước và tập cho trẻ xếp bát, thìa vào khay. Chỉ những việc đơn giản như vậy thôi nhưng nó có ý nghĩa vô cùng quan trọng giúp phát triển các vận động của trẻ.
 Ngủ là nhu cầu sinh lý không thế thiếu của cơ thể, việc tổ chức giấc ngủ tốt cho trẻ là rất cần thiết và có ý nghĩa lớn đối với việc bảo vệ sức khoẻ của trẻ. Hiểu được điều đó tôi luôn quan tâm đến giấc ngủ của trẻ: Thơi gian ngủ của trẻ, tư thế của trẻ trong khi ngủ, nhiệt độ, ánh sáng trong phòng đảm bảo cho trẻ ngủ ngon giấc để sau khi ngủ dậy trẻ có sức khoẻ và hứng thú tham gia vào các hoạt động. Trẻ ngủ dậy tôi tập cho trẻ tự đi cất gối của mình.
3.5.7. Hoạt động chiều:
 	Tôi tổ chức hướng dẫn trò chơi mới như: trò chơi vận động, trò chơi dân gian cũng như ôn luyện các trò chơi tránh trường hợp để trẻ thụ động chờ phụ huynh đón.Sau khi áp dụng biện pháp này tôi nhận thấy rằng trẻ rất thích thú khi tham gia vào các hoạt động đặc biệt là hoạt động phát triển vận động. Trẻ được trải nghiệm nhiều qua thực tế. Trẻ biết thực hiện vận động một cách chủ động mà không sợ ngã hay cần đến sự giúp đỡ của người lớn. Tôi thấy khả năng vận động của trẻ được nâng lên rõ rệt.
3.6. Biện pháp 6: Phối kết hợp với phụ huynh để giúp trẻ phát triển vận động
 	Sinh thời Bác Hồ thường nhắc nhở các nhà giáo phải mật thiết liên hệ với gia đình học trò: Gia đình, nhà trường, xã hội là 3 yếu tố không thể thiếu và tách rời nhau. Bởi vì giáo dục nhà trường chỉ là một phần, còn cần có sự giáo dục của ngoài xã hội và trong gia đình để giúp cho việc giáo dục trong nhà trường được tốt hơn.
 	Trường mầm non là nơi cha mẹ trẻ tin tưởng và gửi gắm tất cả vào cô giáo, trẻ có chăm ngoan khỏe mạnh thì cha mẹ trẻ mới tin tưởng và yên tâm với
công việc. Hàng ngày trẻ tới trường cô chăm sóc cho từ bữa ăn giấc ngủ tới các hoạt động vui chơi. Với 2/3 quãng thời gian ở cùng với cô, việc trẻ được tập luyên phát triển vận động là vấn đề không thể thiếu trong hoạt động học tập của trẻ và cha mẹ cũng nhận thức thấy rõ tầm quan trọng của việc này.
 	Hiểu được mối quan tâm của phụ huynh học sinh trong việc chăm sóc giáo dục và phát triển toàn diện cơ thể cho trẻ, nhận thức rõ trách nhiệm của người giáo viên mầm non, tôi suy nghĩ và tìm cách vận dụng với thực tế tại lớp của mình.
Trong các buổi họp phụ huynh học sinh đầu năm học tôi tuyên truyền với các bậc phụ huynh về tầm quan trọng và sự cần thiết của việc phát triển vận động đối với trẻ.
 	Tuyên truyền phụ huynh tăng cường các hoạt động giao lưu, dạo chơi dã ngoại vào những ngày cuối tuần được nghỉ học, đưa trẻ đi tham quan theo kế hoạch để trẻ được tiếp xúc với thiên nhiên. Theo dõi thực đơn ăn hàng ngày trẻ ở trường để ở nhà chế biến món ăn và thay đổi thực phẩm để trẻ có khẩu phần ăn đầy đủ chất dinh dưỡng. Ở nhà bố mẹ không làm thay hết mọi việc cho trẻ mà tập cho trẻ làm những công việc đơn giản vừa sức với trẻ.
 	Giúp phụ huynh thấy được tầm quan trọng của việc phát triển thể lực cho trẻ. Ngoài chế độ dinh dưỡng hợp lý trẻ cần luyện tập phát triển thể lực ở lứa tuổi mầm non đặc biệt là đối với trẻ nhà trẻ.
 	Xây dựng nội dung, cách thức tuyên truyền với các bậc phụ huynh về triển khai thực hiện chuyên đề phù hợp, làm chuyển biến nhận thức của phụ huynh trong việc phát triển vận động cho trẻ ngay từ khi còn nhỏ. Thu hút được sự quan tâm của phụ huynh đối với nhà trường, hợp tác cùng với giáo viên trong việc phát triển vận động cho trẻ, đóng góp công sức, kinh phí đầu tư mua sắm thêm thiết bị, dụng cụ, đồ chơi cho trẻ vui chơi. Đổi mới phương pháp giảng dạy, sáng tạo trong việc tổ chức thực hiện chuyên đề.
4. Hiệu quả sáng kiến kinh nghiệm
 * Về phía trẻ:
 	- Trẻ rất hứng thú tham gia giờ học, các kỹ năng luyện tập đối với trẻ nhẹ nhàng thoải mái hơn, kiến thức, kỹ năng được nâng cao rõ rệt. Kết quả nhận thức trên trẻ đạt chất lượng hơn, 87% trẻ thực hiện thành thạo kỹ năng vận động ở từng lứa tuổi.
 	- Trẻ nhanh nhẹn, mạnh dạn, năng động tự tin, khéo léo.
 	- Trẻ có sức khỏe và sự dẻo dai khi tham gia hoạt động
 	- Trẻ tích cực, hứng thú tham gia vào các hoạt động.
 	- Trẻ có kỹ năng vận động, các kỹ năng vận động của trẻ được nâng cao và tiến bộ rõ rệt.
 	* Về phía phụ huynh:
 	- Phụ huynh thấy rõ con mình khỏe mạnh, nhanh nhẹn, mạnh dạn, tự tin, thích đi học, yêu trường, yêu lớp, yêu cô, yêu bạn bè. Đặc biệt thấy con có nhiều kỹ năng tốt rất cần thiết cho cuộc sống nên thấy rất tin tưởng và yên tâm khi cho con đi học. Chính vì vậy các bậc cha mẹ rất nhiệt tình ủng hộ lớp những nguyên vật liệu, đồ dùng đồ chơi để phục vụ cho việc học tập của các con.
 	- Phụ huynh có sự thay đổi suy nghĩ về vấn đề giáo dục của giáo viên đối với trẻ.
 	* Về phía giáo viên:
 	- 100% giáo viên đã nắm vững trình tự và phương pháp bộ môn dạy thể dục. Tập chính xác các động tác, hướng dẫn kỹ năng cho trẻ rõ ràng, biết chọn lựa cơ chủ đạo phù hợp với kỹ năng vận động, đặc biệt là biết khéo léo trong việc chọn lựa các hình thức tổ chức gây hấp dẫn trẻ tham gia tích cực vào giờ học tạo cho bộ môn thể dục không còn là một bộ môn cứng nhắc mà càng thích thú với môn học này.
 	- Giáo viên có thêm nguồn tư liệu, thêm các bài tập, các trò chơi trong các hoạt động .
III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1.Kết luận
a) Ý nghĩa của sáng kiến kinh nghiệm đối công việc giảng dạy, giáo dục
- Việc thực hiện chương trình chăm sóc giáo dục theo hướng đổi mới, sẽ giúp giáo viên linh hoạt và sáng tạo hơn trong việc xác định lựa chọn, tổ chức các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ, cũng như nghiên cứu lồng ghép các hình thức với nhau, tạo cho trẻ hứng thú tham gia vào các hoạt động tạo điều kiện cho trẻ phát triền một cách toàn diện.
 	- Trẻ được rèn luyện mình qua các trò chơi vận động, trẻ còn được kích thích sự hứng thú để có một sức khỏe tốt hơn. Các trò chơi đã thực sự lôi cuốn hấp dẫn trẻ, để ngày ngày trẻ mong đợi được đến lớp và sẵn sàng tham gia vào các hoạt động. Trẻ cảm thấy rằng mỗi ngày đến lớp là một ngày vui.
 b) Nhận định chung của người viết sáng kiến
 	- Trên đây là “Một số kinh nghiệm phát triển vận động cho trẻ 24-36 tháng tại trường nơi tôi công tác ” Những phương pháp và biện pháp, hình thức mà tôi thực hiện trên chắc chắn sẽ có những hạn chế, tôi mong được sự góp ý của Ban Giám Hiệu và đồng nghiệp để giúp tôi có thêm kinh nghiệm hoàn thành tốt công việc mà tôi đang thực hiện.
c) Những bài học kinh nghiệm
 	- Khi mới vào học và tiến hành tổ chức các hoạt động giáo dục cho trẻ, tôi thấy các cháu rất lười vận động, không hứng thú tham gia vận động. Nhưng qua một thời gian thực hiện và áp dụng các biện pháp phát triển vận động như trên, tôi thấy các cháu rất thích vận động và tham gia các vận động một cách tích cực, say mê và sôi nổi hơn, các cháu không còn rụt rè và nhút nhát như lúc đầu và tỷ lệ trẻ có cân nặng cao hơn so với tuổi
 	- Khi vận dụng linh hoạt và sáng tạo các biện pháp trong việc giáo dục phát triển vận động cho trẻ, giúp trẻ phát triển một cách rõ rệt về nhiều mặt, trẻ tham gia học tập một cách tích cực, hứng thú tự nguyện tham gia hoạt động giáo phát triển vận động, trẻ mạnh dạn tự tin hơn trong giao tiếp dẫn đến trẻ sẽ thành thục kỹ năng, kỹ xảo, kết quả cuối cùng là trẻ phát triển mạnh về mặt thể hình và sức khỏe và tạo sự cân bằng giữa sức khỏe và trí tuệ của trẻ.
 	 - Đối với phụ huynh thấy được tầm quan trọng của việc phát triển vận động cho trẻ, luôn quan tâm đến sự phát triển sau này của con em mình. Cùng cô  giáo phát huy tiến bộ ngày càng cao hơn.
 	- Đối với giáo viên tự tin khi thực hiện hoạt động giáo dục phát triển vận động cho trẻ, áp dụng được trong từng chủ đề khác nhau với nội dung phù hợp,    nâng cao được nghệ thuật khi lên lớp
 	- Phát triển vận động cho trẻ Mầm non nói chung và trẻ nhà trẻ 24- 36 tháng nói riêng có nhiệm vụ hết sức đặc trưng là hình thành những con người có thể chất hoàn thiện để tham gia vào các hoạt động học tập ở trường phổ thông. Trong quá trình phát triển vận động cho trẻ không chỉ góp phần nâng cao về thể chất mà còn góp phần phát triển về mặt tinh thần cho trẻ, từ đó trẻ có nhiều khả năng thực hiện những nhiệm vụ giáo dục về nhận thức, ngôn ngữ, và tình cảm xã hội., từ đó hình thành nhân cách cho trẻ.
 	- Mỗi giáo viên người làm công tác giáo dục, ai cũng mong muốn xây dựng những học sinh của mình trở thành người toàn diện. Vì vậy ngay từ bây giờ mỗi gia đình, mỗi nhà trường, mỗi người giáo viên và xã hội chúng ta phải quan tâm nhiều hơn, tích cực hơn, phải có những phương pháp phù hợp, biện pháp tích cực hơn nữa trong quá trình phát triển vận động cho trẻ.
 	- Qua năm học 2016-2017 giảng dạy và chăm sóc trẻ lớp nhà trẻ và qua công tác phát triển vận động cho trẻ, tôi đã rút ra một số kinh nghiệm cho bản thân:
 	- Người giáo viên cần nghiên cứu thực hiện đổi mới hình thức, nội dung phương pháp theo các chủ đề cho phù hợp. Ngoài trình độ chuyện môn vững vàng, cô giáo cần phải kiên trì không nóng vội. Với vốn kiến thức đã được học, kỹ năng sư phạm được trau dồi cô giáo luôn là người dẫn dắt trẻ đi từng bước bằng cả tấm lòng nhiệt tình và sự yêu nghề của mình.
 	- Trong quá trình giảng dạy cô phải quan tâm đến khả năng từng trẻ để có biện pháp bồi dưỡng phù hợp để đưa chất lượng đồng đều, tạo điều kiện cho trẻ hoạt động  mọi lúc mọi nơi, động viên khích lệ trẻ tích cực tham gia vào hoạt động và khen ngợi trẻ kịp thời, khi dạy học phải chú ý lấy trẻ làm trung tâm.
 	- Bản thân luôn phải trau dồi học hỏi, tự tu dưỡng bản thân, luôn tìm tòi sáng tạo cái mới để áp dụng vào công tác chăm sóc giáo dục trẻ, tạo môi trường lớp học phù hợp sáng tạo mang tính giáo dục cao. Tôi luôn linh hoạt sáng tạo trong mọi hoạt động, tâm huyết với nghề, yêu thương, gần gũi, quan tâm giúp đỡ trẻ. Phối hợp thường xuyên với gia đình trong việc chăm sóc giáo dục trẻ. Thường xuyên tiếp cận với các thông tin, nghiên cứu tài liệu, tập san, nghe đài, bài dạy, cung cấp truyền đạt đủ nội dung kiến thức phù hợp với khả năng nhận thức của trẻ.
2. Kiến nghị
 	- Tôi hy vọng đề tài này có thể ít nhiều góp phần cho các bạn đồng nghiệp cùng tham khảo và góp ý để từ đó giúp chúng ta rèn luyện kỹ năng vận động và phát triển vận động cho trẻ một cách dễ dàng, hiệu quả và tích cực nhất
 	- Kính mong Ban giám hiệu nhà trường tham mưu với các cấp, các ngành, lãnh đạo địa phương mua sắm trang thiết bị, đồ chơi ngoài trời cho trẻ. Xây dựng trường chuẩn để các cháu có điều kiện học tập và vui chơi tốt hơn. Xây dựng khuôn viên có vườn hoa cây cảnh, vườn cây ăn qủa và vườn cây của bé để giúp trẻ hoạt động đạt được kết quả tốt hơn.
 	- Kính mong các cấp, các ngành quan tâm hơn nữa đến cấp học mầm non nói chung và giáo viên mầm non nói riêng để chúng tôi những giáo viên mầm non thực sự yên tâm công tác và cống hiến nhiều hơn nữa cho sự nghiệp giáo dục của nước ta, xứng đáng với phương châm: “Giáo dục là quốc sách hàng đầu”.
- Phụ huynh và nhà trường làm “Xã hội hóa giáo dục ” để giúp con em mình có nhiều điều kiện để học tập, trải nghiệm. nhiều hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn !
Hà Nội, ngày 10 tháng 3 năm 2017

File đính kèm:

  • docgdntvu_thi_haimn_hoa_thuy_tien_196201714.doc
Sáng Kiến Liên Quan