Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm giúp học sinh giải một số dạng toán điển hình có lời văn

1. Đa số học sinh là con em người dân tộc Khmer, đời sống phần nhiều gặp khó khăn, một số phụ huynh chưa quan tâm sâu sắc đối với con em của mình. Chính vì thế, cũng có phần ảnh hưởng trong việc học tập của các em.

 2. Lớp học có tỉ lệ học sinh người dân tộc Khmer gần 100%, khả năng tiếp thu tiếng Việt còn hạn chế, từ đó dẫn đến học sinh sẽ bị yếu kém về mọi mặt, càng ngày học sinh càng hỏng kiến thức nặng. Nhưng điều đáng nói là khi học sinh đã lên lớp 5, có em đọc còn yếu, không hiểu những điều mình đã đọc huống chi hiểu được sâu sắc đề toán. Từ đó làm cho học sinh ngày càng yếu, khả năng giải những bài toán có lời văn, đặc biệt là những dạng toán điển hình đã đi vào bế tắt.

 Mặt khác, học sinh bị hạn chế về độ nhớ, khả năng phân tích, so sánh cũng như các thao tác của tư duy. Từ đó học sinh dẫn đến bế tắt về vốn kiến thức do không nhớ cũng như khó nhớ những vấn đề cơ bản để từ vấn đề cơ bản suy luận biến thành cái riêng của mình và áp dụng vào thực tiễn cuộc sống, kĩ năng sống cũng như trình bày nhiều cách giải phong phú.

 

doc7 trang | Chia sẻ: sangkien | Lượt xem: 2519 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm giúp học sinh giải một số dạng toán điển hình có lời văn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
 HUYỆN TIỂU CẦN Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
TRƯỜNG TIỂU HỌC PHÚ CẦN B
 SÁNG KIẾN, KINH NGHIỆM
NĂM HỌC: 2012-2013
TÊN SÁNG KIẾN, KINH NGHIỆM:
MỘT SỐ KINH NGHIỆM GIÚP HỌC SINH GIẢI
MỘT SỐ DẠNG TOÁN ĐIỂN HÌNH CÓ LỜI VĂN
&&&&&&&
HỌ VÀ TÊN : LÂM HUỆ TRÍ
GIÁO VIÊN DẠY LỚP 5 – TRƯỜNG TIỂU HỌC PHÚ CẦN B
DANH HIỆU ĐĂNG KÍ: CHIẾN SĨ THI ĐUA CẤP CƠ SỞ
Phần I: Đặt vấn đề:
	1. Đa số học sinh là con em người dân tộc Khmer, đời sống phần nhiều gặp khó khăn, một số phụ huynh chưa quan tâm sâu sắc đối với con em của mình. Chính vì thế, cũng có phần ảnh hưởng trong việc học tập của các em. 
	2. Lớp học có tỉ lệ học sinh người dân tộc Khmer gần 100%, khả năng tiếp thu tiếng Việt còn hạn chế, từ đó dẫn đến học sinh sẽ bị yếu kém về mọi mặt, càng ngày học sinh càng hỏng kiến thức nặng. Nhưng điều đáng nói là khi học sinh đã lên lớp 5, có em đọc còn yếu, không hiểu những điều mình đã đọc huống chi hiểu được sâu sắc đề toán. Từ đó làm cho học sinh ngày càng yếu, khả năng giải những bài toán có lời văn, đặc biệt là những dạng toán điển hình đã đi vào bế tắt. 
	Mặt khác, học sinh bị hạn chế về độ nhớ, khả năng phân tích, so sánh cũng như các thao tác của tư duy. Từ đó học sinh dẫn đến bế tắt về vốn kiến thức do không nhớ cũng như khó nhớ những vấn đề cơ bản để từ vấn đề cơ bản suy luận biến thành cái riêng của mình và áp dụng vào thực tiễn cuộc sống, kĩ năng sống cũng như trình bày nhiều cách giải phong phú.
3. Trước tình hình đó nếu như không có giải pháp nào thì các em ngày càng hỏng kiến thức nặng và mọi kĩ năng giải toán càng bị lu mờ đi. Với lý do đó, bản thân có hướng sáng kiến kinh nghiệm, nhằm nâng dần từng bước chất lượng dạy – học cho học sinh, đồng thời phát triển tư duy và tự chiếm lĩnh một khối lượng kiến thức cho học sinh để từ đó học sinh có thể giải được một số dạng toán điển hình có lời văn thông qua sáng kiến, kinh nghiệm Một số kinh nghiệm giúp học sinh giải một số dạng toán điển hình có lời văn.
Phần II: : Thực trạng dạy và học để học sinh chiếm lĩnh tri thức :
- Thực tế ở năm học này, ta tiếp tục ứng dụng CCM trong việc dạy học, dạy học sinh hoà nhập và phù hợp với mọi đối tượng cùng với ứng dụng công nghệ thông tin vào việc dạy học và chương trình Seqap, nhưng GV chưa thật sự phát huy tính sáng tạo của mình, còn bám sát SGV và nội dung chương trình SGK, thực hiện cứng nhắc theo chỉ đạo của cấp trên, chưa mạnh dạn phát huy sáng tạo trong công tác giảng dạy, đó cũng là vấn đề hạn chế trong việc dạy - học để đáp ứng vấn đề trên.
	- Mặt khác, nhiều giáo viên chưa đi sâu nghiên cứu nét tâm lí đặc trưng và ngưỡng tiếp thu của học sinh trên địa bàn trường Tiểu học Phú Cần B, chưa xem việc dạy – học theo đối tượng để từ đó nâng dần khả năng tiếp thu của học sinh. Vì vậy, các giờ học toán như một áp lực đối với học sinh và học sinh phải cố gắng “ nhồi nhét” kiến thức vào đầu bằng yêu cầu bắt buộc của giáo viên như lặp đi lặp lại nhiều lần như muốn sao chép toàn bộ các kiến thức vào đầu như một cái máy nhưng than ôi cái máy đã “ hỏng bộ nhớ” nên không mang lại kết quả gì. Từ đó dẫn đến kết quả chung là học sinh đã yếu kém về mọi mặt nhưng trầm trọng nhất vẫn là giải toán có lời văn điển hình.
* Dựa vào nguyên tắc giáo dục và nội dung chương trình cùng với sách giáo khoa, tài liệu hướng dẫn giảng dạy cho thấy rằng: 
- Để giải được một bài toán thì điều trước tiên là phải hiểu đề toán.
- Nắm được đề toán thuộc dạng gì ?
- Biết được cách giải.
- Trình bày bài giải theo nhiều cách. 
* Cơ sở thực tiễn:
Theo thực tiễn cho thấy việc dạy học trong nhà trường khi áp dụng phương pháp dạy học tích cực mà thiếu đưa ra một số kinh nghiệm riêng của bản thân để giúp học sinh thì khó thành công. Do đó áp dụng phương pháp dạy học tích cực kết hợp sử dụng kinh nghiệm của bản thân để dạy học có nhiều ưu việt, đó là bởi vì: 
	- Đối với đặc điểm tâm sinh lí của học sinh tiểu học ở địa bàn của trường là thích những hình thức mới, dễ nhớ, phù hợp với khả năng, hóm hỉnh, vui tươi. Còn những hình thức cũ, theo nguyên tắc cứng nhắc hoặc quá chung chung không có điểm tựa thì học sinh thường hay nhàm chán, dễ quên và như một cực hình trong giờ học toán gây mất tính “ Thân thiện và tích cực” đối với học sinh. 
	- Ít tốn kém thời gian và học sinh dễ ghi nhớ và khó quên.
	- Phương pháp dạy học tích cực kết hợp với sử dụng kinh nghiệm của bản thân có thể là hoạt động nhóm, phiếu học tập... nhằm góp phần tạo điều kiện cho những học sinh còn hạn chế về khả năng tư duy và nhút nhát sẽ tiến bộ lên nhờ sự đóng góp hỗ trợ của các bạn trong nhóm, đồng thời tạo điều kiện cho các em được tham gia ý kiến từ đó các em sẽ mạnh dạn lên.
Ngược lại dạy học theo kiểu bình thường, không áp dụng phương pháp dạy học tích cực kết hợp với sử dụng kinh nghiệm của bản thân thì học sinh dễ nhàm chán, thụ động trong học tập, tốn rất nhiều thời gian, dễ quên, kết quả không cao, tiết học cảm thấy nặng nề, bài làm chất lượng kém. Cụ thể như sau:
- Dạy theo kiểu bình thường: Ở lớp chỉ vài em hoạt động và làm được bài, khi kiểm tra thử chất lượng thì hiệu quả rất kém:
(Bảng thống kê lấy ở NH: 2011-2012 )
TSHS
Điểm
1
Điểm 2
Điểm 3
Điểm 4
Điểm 5
Điểm 6
Điểm 7
Điểm 8
Điểm 9
Điểm 10
25
0
4
6
6
5
2
1
1
0
0
Với lý do đó, bản thân có hướng sáng kiến kinh nghiệm, nhằm nâng dần từng bước chất lượng dạy – học cho học sinh, đồng thời phát triển tư duy và tự chiếm lĩnh một khối lượng kiến thức cho học sinh và nâng chất lượng học sinh trong việc giải một số dạng toán điển hình có lời văn thông qua sáng kiến, kinh nghiệm Một số kinh nghiệm giúp học sinh giải một số dạng toán điển hình có lời văn.	
Phần III: Nhiệm vu,ï giải pháp và kết quả thực hiện:
Những công việc được tiến hành:
*Tổng hợp một số dạng toán :
- Tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó.
- Tìm hai số khi biết tổng và tỉ của hai số đó.
- Tìm hai số khi biết hiệu và tỉ của hai số đó.
.vv...
 * Nghiên cứu chuẩn kiến thức kĩ năng.
 * Sau đó nghiên cứu từng dạng bài tập và phán đoán khả năng của học sinh để lựa chọn cách thức hoạt động hoặc thiết kế biện pháp “ Cách giải” cho phù hợp.
Phương pháp và biện pháp đã thực hiện:
Trên cơ sở tổng hợp một số dạng toán, giáo viên xây dựng các bước giải cho học sinh để học sinh làm điểm tựa và giải được mọi bài toán:
Dạng Toán : Tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó.
* Cách nhận dạng :
- Nhận dạng “ Tổng” : Trong bài toán cho hai đại lượng cộng lại bằng bao nhiêu đó chính là tổng hoặc đề bài cho chu vi của hình chữ nhật ta phải tìm nửa chu vi và nửa chu vi đó chính là tổng.
- Nhận dạng “ Hiệu” : Trong bài toán có xuất hiện các từ “ nhiều hơn”, “ ít hơn”, “ hơn”, “ kém” một số đơn vị, số đơn vị đó chính là hiệu.
* Cách giải :
- Tìm số bé :
Số bé = (tổng – hiệu) : 2
- Tìm số lớn :
Số lớn = tổng – số bé
Hoặc :
- Tìm số lớn :
Số lớn = (tổng + hiệu) : 2
- Tìm số bé :
Số bé = tổng – số lớn
* Ví dụ : Một hình chữ nhật có chu vi bằng 24cm, biết rằng chiều dài hơn chiều rộng 2cm. Tính diện tích của hình chữ nhật đó.
Giải
Nửa chu vi của hình chữ nhật là :
24 : 2 = 12 (cm)
Chiều rộng của hình chữ nhật là :
(12 - 2) : 2 = 5 (cm)
Chiều dài của hình chữ nhật là :
12 – 5 = 7 (cm)
Diện tích của hình chữ nhật là :
7 5 = 35 (cm2)
Đáp số : 35 cm2
Dạng Toán : Tìm hai số khi biết tổng và tỉ của hai số đó.
* Cách nhận dạng :
- Nhận dạng “ Tổng” : Trong bài toán cho hai đại lượng cộng lại bằng bao nhiêu đó chính là tổng hoặc đề bài cho chu vi của hình chữ nhật ta phải tìm nửa chu vi và nửa chu vi đó chính là tổng.
- Nhận dạng “ Tỉ” : Trong đề xuất hiện các từ “ gấp” hoặc phân số đó chính là tỉ.
* Cách giải :
- Tìm tổng số phần bằng nhau.
- Tìm số bé :
Số bé = Tổng : tổng số phần bằng nhau số phần của số bé.
- Tìm số lớn :
Số lớn = tổng – số bé
Hoặc :
- Tìm tổng số phần bằng nhau.
- Tìm số lớn :
Số lớn = Tổng : tổng số phần bằng nhau số phần của số lớn.
- Tìm số bé :
Số bé = tổng – số lớn
* Ví dụ : Một lớp học có 35 học sinh, biết rằng số học sinh nam bằng số học sinh nữ. Hỏi lớp đó có bao nhiêu nam, bao nhiêu nữ ?
Giải
Số học sinh nam	35 học sinh
Số học sinh nữ
Tổng số phần bằng nhau là :
3 + 4 = 7 ( phần)
Số học sinh nam của lớp là :
35 : 7 3 = 15 ( học sinh)
Số học sinh nữ của lớp là :
35 – 15 = 20 ( học sinh)
Đáp số : 
	Nam : 15 học sinh
	Nữ : 20 học sinh
Dạng Toán : Tìm hai số khi biết hiệu và tỉ của hai số đó.
* Cách nhận dạng :
- Nhận dạng “ Hiệu” : Trong bài toán có xuất hiện các từ “ nhiều hơn”, “ ít hơn”, “ hơn”, “ kém” một số đơn vị, số đơn vị đó chính là hiệu.
- Nhận dạng “ Tỉ” : Trong đề xuất hiện các từ “ gấp” hoặc phân số đó chính là tỉ.
* Cách giải :
- Tìm hiệu số phần bằng nhau.
- Tìm số bé :
Số bé = Hiệu : hiệu số phần bằng nhau số phần của số bé.
- Tìm số lớn :
Số lớn = số bé + hiệu
Hoặc :
- Tìm hiệu số phần bằng nhau.
- Tìm số lớn :
Số lớn = Hiệu : hiệu số phần bằng nhau số phần của số lớn.
- Tìm số bé :
Số bé = số lớn - hiệu
* Ví dụ : Một lớp học có số học sinh nam ít hơn số học sinh nữ là 5 bạn, tính ra số học sinh nam bằng số học sinh nữ. Hỏi lớp đó có bao nhiêu nam, bao nhiêu nữ ?
Giải
	5 học sinh
Số học sinh nam	
Số học sinh nữ
Hiệu số phần bằng nhau là :
4 – 3 = 1 ( phần)
Số học sinh nam của lớp là :
5 : 1 3 = 15 ( học sinh)
Số học sinh nữ của lớp là :
15 + 5 = 20 ( học sinh)
Đáp số : 
	Nam : 15 học sinh
	Nữ : 20 học sinh
	Tuy nhiên cũng không được sử dụng quá lạm dụng cách dùng trên đây trong dạy học, làm cho tiết dạy quá khuôn mẫu, như áp đặt kiến thức đối với học sinh.
 3. Kết quả đạt được:
 -Qua quá trình áp dụng phương pháp dạy học trên đây, thấy rằng bước đầu mang lại hiệu quả cao, học sinh có phần tự tin trong hoạt động, hứng thú trong học tập, học sinh hoạt động sôi nổi, phát triển tư duy, khả năng phán đoán của học sinh và làm bài rất tốt.
-Trước đây dạy theo kiểu bình thường ( theo sự hướng dẫn ở SGK) thì học sinh không tự tin, không làm được bài. 
µ Điều đó thể hiện cụ thể như sau: 
- Dạy theo hướng sáng kiến kinh nghiệm : Kết quả khả quan hơn nhiều, HS nắm vững kiến thức, mang lại hiệu quả cao:
( Bảng thống kê lấy ở NH: 2012-2013 )
TSHS
Điểm
1
Điểm 2
Điểm 3
Điểm 4
Điểm 5
Điểm 6
Điểm 7
Điểm 8
Điểm 9
Điểm 10
32
0
0
0
0
4
5
5
7
6
5
Phần IV: Kết luận:
	Qua việc áp dụng phương pháp dạy học tích cực kết hợp với sử dụng một số kinh nghiệm trong giảng dạy có những ưu điểm sau:
Mang lại kết quả khả quan.
Sử dụng và kết hợp tốt các phương pháp dạy học, phát huy được tính tích cực của học sinh trong việc tiếp thu kiến thức, giúp cho học sinh nhạy bén trong việc vận dụng vào bài tập, áp dụng vào thực tiễn, vận dụng vào kĩ năng sống.
Phát huy vai trò tích cực hoạt động học tập và phát triển năng lực tư duy cho học sinh.
Rèn luyện được khả năng phán đoán của học sinh.
Giúp học sinh rèn luyện được cách học, cách ghi nhớ.
Học sinh tự tin hơn, nắm vững kiến thức hơn, không nhầm lẫn giữa kiến thức này với kiến thức khác, giữa dạng toán này với dạng toán khác.
Phần V: Khuyến nghị :
Sau khi triển khai thực hiện trong khối, có điều gì còn vướng mắc, mong quý thầy cô có ý kiến phản hồi và có những ý kiến đóng góp để bản sáng kiến, kinh nghiệm được hoàn chỉnh hơn.
Khi áp dụng thực hiện mong quý thầy cô đối chiếu với những nhiệm vụ của Phòng Giáo dục đề ra.
 Phú Cần, ngày . tháng .. năm 2012
 Người viết
	 Lâm Huệ Trí

File đính kèm:

  • docSang_kien_kinh_nghiem.doc
Sáng Kiến Liên Quan