Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm dạy môn Chính tả Lớp 5

- Về cơ bản chính tả, tiếng việt chính tả ngữ âm, nghĩa là mỗi âm vị được ghi

bằng 1 con chữ. Nói cách khác, giữa cách đọc và cách viết thống nhất với nhau.

Đọc như thế nào viết như thế đấy. Trong giờ chính tả, học sinh sẽ xác định được

cách viết đúng (đúng chính tả) bằng việc tiếp nhận chính xác âm thanh lời nói. Ví

dụ: về hình thức nghe - viết.

- Giáo viên cần phát âm chuẩn, rõ ràng để học sinh viết đúng. Có nghĩa là

xác lập mối quan hệ giữa âm thanh và chữ viết .

- Giữa đọc và viết, giữa tập đọc và viết chính tả (nghe –viết) có mối quan hệ

mật thiết với nhau, nhưng có quy trình trái ngược nhau.

- Nếu tập đọc là sự chuyển hóa văn bản viết thành âm thanh, thì chính tả lại

là sự chuyển hóa văn bản dưới dạng âm thanh thành văn bản viết.

- Chính tả tiếng việt là chính tả ngữ âm học, giữa cách đọc và cách viết thống

nhất với nhau là một nguyên tắc chung. Còn trong thực tế, sự biểu hiện mối quan

hệ giữa đọc và viết khá phong phú, đa dạng, nên tùy theo từng vùng miền mà

không thể thực hiện phương châm "nghe như thế nào viết như thế đấy”. Ví dụ: Nội

dung bài tập chính tả âm vần dành cho phương ngữ Bắc bộ: l/n .Nam bộ: an /ang;

ươn /ương,

- Để viết đúng chính tả,việc nắm nghĩa của từ rất quan trọng, hiểu nghĩa của

từ là một trong những cơ sở giúp người đọc viết đúng chính tả.

- Vì vậy, có thể hiểu rằng chính tả tiếng việt còn là loại chính tả âm.

pdf5 trang | Chia sẻ: lacduong21 | Lượt xem: 1314 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm dạy môn Chính tả Lớp 5", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Sáng kiến kinh nghiệm –Một số kinh nghiệm dạy môn chính tả lớp 5
 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 
I/ ĐẶT VẤN ĐỀ:
1/ Cơ sở khoa học: 
- Về cơ bản chính tả, tiếng việt chính tả ngữ âm, nghĩa là mỗi âm vị được ghi 
bằng 1 con chữ. Nói cách khác, giữa cách đọc và cách viết thống nhất với nhau. 
Đọc như thế nào viết như thế đấy. Trong giờ chính tả, học sinh sẽ xác định được 
cách viết đúng (đúng chính tả) bằng việc tiếp nhận chính xác âm thanh lời nói. Ví 
dụ: về hình thức nghe - viết.
- Giáo viên cần phát âm chuẩn, rõ ràng để học sinh viết đúng. Có nghĩa là 
xác lập mối quan hệ giữa âm thanh và chữ viết .
- Giữa đọc và viết, giữa tập đọc và viết chính tả (nghe –viết) có mối quan hệ 
mật thiết với nhau, nhưng có quy trình trái ngược nhau.
- Nếu tập đọc là sự chuyển hóa văn bản viết thành âm thanh, thì chính tả lại 
là sự chuyển hóa văn bản dưới dạng âm thanh thành văn bản viết.
- Chính tả tiếng việt là chính tả ngữ âm học, giữa cách đọc và cách viết thống 
nhất với nhau là một nguyên tắc chung. Còn trong thực tế, sự biểu hiện mối quan 
hệ giữa đọc và viết khá phong phú, đa dạng, nên tùy theo từng vùng miền mà 
không thể thực hiện phương châm "nghe như thế nào viết như thế đấy”. Ví dụ: Nội 
dung bài tập chính tả âm vần dành cho phương ngữ Bắc bộ: l/n.Nam bộ: an /ang; 
ươn /ương,
- Để viết đúng chính tả,việc nắm nghĩa của từ rất quan trọng, hiểu nghĩa của 
từ là một trong những cơ sở giúp người đọc viết đúng chính tả.
- Vì vậy, có thể hiểu rằng chính tả tiếng việt còn là loại chính tả âm.
 2/Cơ sở thực tiển:
- Ở lớp 5, khi học chính tả, học sinh được rèn một số kỹ năng như: kỹ năng 
nghe, kỹ năng viết đúng chính tả, chữ viết rõ ràng, học sinh cần viết đúng mẫu, viết 
Nguyễn Thị Tuyết Ánh – GVCN lớp 5A1 – NH: 2012-2013 1
 Sáng kiến kinh nghiệm –Một số kinh nghiệm dạy môn chính tả lớp 5
hoa đúng quy định có khả năng tự phát hiện và sửa lỗi chính tả, và biết lập sổ tay 
chính tả.
- Đối với phân môn chính tả, không mắc quá 5 lỗi / bài, đạt tốc độ viết trung 
bình 100 chữ / 15 phút.
- Qua bài tập chính tả có thể hiện tình yêu thiên nhiên, con người và yêu đất 
nước..
- Sách giáo viên tương đối đầy đủ.Tuy nhiên, để tiết dạy có hiệu quả cao, 
giáo viên cần tham khảo thêm một số tài liệu khác như: từ điển chính tả, mẹo luật 
chính tả..
- Các đồ dùng dạy tương đối đầy đủ. Nhưng bảng phụ còn hạn chế, chưa 
phục vụ cho các nhóm đủ.
II/THỰC TRẠNG :
- Hiện nay ở tiểu học, việc dạy chính tả đã được một số kết quả như sau: 
+ Học sinh đã có những kỹ năng nhất định: cẩn thận, chính xác, có óc thẩm 
mĩ, viết chữ mẫu đúng , viết đúng chính tả, có khả năng phát hiện và tự sửa lỗi 
chính tả
+ Học sinh được rèn cách phát âm, củng cố nghĩa của từ , trau dồi về ngữ 
pháp tiếng việt, như so sánh, liên tưởng, ghi nhớ,
+ Học sinh biết cách viết hoa tên người, tên địa lí nước ngoài, tên riêng tổ 
chức, danh hiệu, giải thưởng, huân chương, 
- Tuy nhiên, đối chiếu với mục tiêu môn học và nhiệm vụ của phân môn, thì 
việc dạy học chính tả vẫn chưa như mong muốn như: 
+ Viết số chữ chưa đúng tốc độ quy định. Ngoài ra, các em còn mắc lỗi do 
không nắm vững chính tả thường gặp như: 
* Về âm đầu: Học sinh viết lẫn lộn một số chữ cái ghi các âm đầu:l/n, c/ k, g/ 
gh/ ng, Ch/ tr, s/x, v / d.
* Về âm cuối: Học sinh viết lẫn lộn một số chữ cái ghi các âm cuối: an /ang, 
at / ac, ăt /ắc, ân / âng, ât , âc, ên / ênh, êt / êch.
Nguyễn Thị Tuyết Ánh – GVCN lớp 5A1 – NH: 2012-2013 2
 Sáng kiến kinh nghiệm –Một số kinh nghiệm dạy môn chính tả lớp 5
* Về thanh: Học sinh viết lẫn lộn thanh hỏi và thanh ngã.
+ Ngoài ra, còn một số học sinh gia đình có kinh tế khó khăn, phải phụ giúp 
gia đình chỉ đến lớp một buổi, ít có thời gian dành cho việc học, cha mẹ không có 
trình độ ( không biết chữ ) để hướng dẫn, kiểm tra, cho các em. Phụ huynh chưa 
phối họp chặt chẽ với giáo viên chủ nhiệm, để kịp thời phát hiện và uốn nắn cho 
các em.
- Với thực trạng dạy như vừa phân tích, cho thấy cần khai thác nội dung và 
lựa chọn hình thức dạy học thích hợp để nâng cao dạy học chính tả nói riêng và 
tiếng việt nói chung cho học sinh lớp 5 Trường tiểu học Hộ Phòng A. Tôi đề xuất 
một số biện pháp khắc phục khó khăn khi dạy chính tả cho học sinh lớp 5 như trên.
III/ BIỆN PHÁP: 
- Khi dạy học môn chính tả phù hợp đối tượng học sinh cần sử dụng một số 
biện pháp như: 
+ Giáo viên chú ý luyện phát âm cho học sinh để phân biệt các thanh, các 
âm đầu, âm chính, âm cuối vì chữ quốc ngữ là chữ ghi âm-âm thế nào, chữ thế ấy. 
Giáo viên phải cố gắng phát âm rõ ràng, tốc độ vừa phải mới có thể giúp học sinh 
viết đúng được .
+ Việc phát âm không chỉ được thực hiện trong tiết tập đọc mà phải thực 
hiện thường xuyên, liên tục, lâu dài trong tất cả các tiết học như: Chính tả, Luyện 
từ và câu, Tập làm văn,nhưng nó cũng là việc làm rất cần thiết trong tiết chính tả.
+ Tùy đối tượng học sinh, nếu gặp trường hợp học sinh viết sai chính tả 
nhiều thì phần hướng dẫn học sinh , viết chính tả có thể lướt qua một số câu hỏi 
tìm hiểu nội dung bài viết .
+ Cho học sinh luyện viết ngay những tiếng khó, từ khó, hoặc dễ lẫn tùy 
thuộc đặc điểm của từng lớp.
+ Phần đọc chính tả cho học sinh viết , cần căn cứ vào tốc độ viết cụ thể học 
sinh trong lớp để điều chỉnh tốc độ đọc của giáo viên, có thể đọc cụm từ và câu 
ngắn gọn hơn, đọc nhiều lần hơn nếu học sinh viết chưa kịp. 
Nguyễn Thị Tuyết Ánh – GVCN lớp 5A1 – NH: 2012-2013 3
 Sáng kiến kinh nghiệm –Một số kinh nghiệm dạy môn chính tả lớp 5
+ Đối với bài chính tả nhớ - viết, nếu học sinh chưa thuộc, có thể yêu cầu 
học sinh viết 1-2 khổ. 
+ Cá biệt với những trường hợp khó khăn hơn, giáo viên có theo dõi từng 
câu thơ cho học sinh viết. Tùy tốc độ viết của học sinh, giáo viên thể rút ngắn bài 
chính tả (Nhớ – viết ), tránh tình trạng học sinh ngồi chơi vì không thuộc.
+ Phần chấm bài cũng cần đầu tư nhiều thời gian sửa bài tỉ mĩ cho từng em , 
tránh gạch dưới chữ viết sai và nhận xét chung chung.Việc phát hiện lỗi chính tả, 
giáo viên phải thống kê, tìm nguyên nhân gây lỗi, từ đó đưa ra biện pháp khắc phục 
là cần thiết, không thể thiếu trong quá trình dạy- học.
+ Phần hướng dẫn bài tập chính tả, giáo viên cần tìm ra những lỗi chính tả 
của học sinh lớp mình, để lựa chọn bài tập phù hợp.
+ Cần động viên khen ngợi kịp thời những tiến bộ rất nhỏ của học sinh.
+ Đặc biệt là học sinh học yếu giáo viên thường xuyên gọi các em đọc bài 
trong tất cả các môn, để các em nhớ mặt chữ.
 IV/ KẾT QUẢ:
- Những biện pháp này đã dược chúng tôi sử dụng trong thực tiển dạy học 
bước đầu thu được kết quả đáng mừng.
- Sau khi kiểm tra chất lượng khảo sát học sinh, kết quả khảo sát cho thấy, 
chất lượng học sinh được tăng lên rõ rệt. Cụ thể trong bài viết của các em ( học sinh 
yếu ) không mắc quá 5 lỗi trong bài viết .
-Kết quả đã chứng minh được chuyên đề của chúng tôi đã có hiệu quả,đi 
đúng theo sự chỉ đạo của trường, cá ngành đề ra.Cho đến nay, chúng tôi vẫn tiếp 
tục thực hiện và phát huy những mặt đã đạt được, khắc phục những mặt đã tồn tại 
để nâng cao chất lượng dạy học hơn nữa.
 Trên đây là một số kinh nghiệm dạy môn chính tả đối với học sinh lớp 5A1 mà 
tôi trực tiếp giảng dạy đã dược áp dụng có hiệu quả. Tuy nhiên trong quá trình 
nghiên cứu và áp dụng còn nhiều hạn chế do có những khó khăn nhất định; song tôi 
Nguyễn Thị Tuyết Ánh – GVCN lớp 5A1 – NH: 2012-2013 4
 Sáng kiến kinh nghiệm –Một số kinh nghiệm dạy môn chính tả lớp 5
manh dạn đưa ra để các thầy cô cùng tham khảo và có ý kiến bổ sung. Rất mong 
nhận được sự trao đổi chân thành của quý đồng nghiệp gần xa.
 Xin chân thành cảm ơn !
 Hộ Phòng, ngày 08 tháng 4 năm 2013 
 Người viết
 Nguyễn Thị Tuyết Ánh 
Nguyễn Thị Tuyết Ánh – GVCN lớp 5A1 – NH: 2012-2013 5

File đính kèm:

  • pdfsáng kiến kinh nghiệm tuyết ánh- hộ phòng a.pdf
Sáng Kiến Liên Quan