Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm chỉ đạo dạy đọc diễn cảm cho học sinh lớp 4,5 tại trường Tiểu học Lũng Cao II

Đọc đúng chính âm, trọng âm là yêu cầu cần thiết của việc đọc diễn cảm. Nhiều học sinh hay phát âm sai chính âm trọng âm và sai thanh hỏi thành thanh ngã, thanh ngã thành thanh hỏi. Vì vậy cần rèn luyện cho các em phát âm theo chính âm (Bắc Bộ)

 Ví dụ: Dạy học sinh phát âm đúng thanh hỏi, thanh ngã trong các tiếng: xã - xả, ngả - ngã. Giáo viên hướng dẫn cho học sinh đọc cao giọng ở tiếng có thanh ngã, đọc thấp, trầm giọng ở tiếng có thanh ngả và quan trọng là cách phát âm mẫu của thầy giáo để học sinh phát âm sau.

 Ngoài đọc đúng chính âm, học sinh cần phải đọc đúng trọng âm ( độ vang, độ mạnh, khi phát ra tiếng). Nhiều khi học sinh thường đọc các hư từ với trọng âm tạo ra những cách đọc sai nghĩa hoặc đọc nhấn vào từng tiếng đều đều như đọc chính tả, không diễn cảm được.

 Ví dụ: Học sinh đọc câu: Tàu đu đủ, chiếc lá sắn / héo lại mở năm cánh vàng tươi. ( Quang cảnh làng mạc ngày mùa ) Tạo ra cách hiểu sai là: Chiếc lá sắn bị héo lại. Vì học sinh đọc nhấn vào tiếng sắn mà không nhấn vào cả 2 tiếng sắn và héo. Vì thế học sinh xác định chỗ ngắt nghỉ trong câu văn chưa hợp lý dẫn đến chỗ học sinh đọc sai. Đối với những trường hợp trên, giáo viên cần phải hướng dẫn học sinh nhấn giọng vào cả 2 tiếng sắn héo và không ngắt giọng giữa 2 tiếng.

 

doc20 trang | Chia sẻ: phangia015 | Lượt xem: 1106 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm chỉ đạo dạy đọc diễn cảm cho học sinh lớp 4,5 tại trường Tiểu học Lũng Cao II", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
a các giờ học như vậy học sinh yếu có tiến bộ rõ rệt, các em tự tin ở bản thân mình hơn. Giờ học diễn ra sôi nổi, học sinh hứng thú học bài.
 2. Đối với bài tập đọc khác:
Giáo viên tổ chức trò chơi truyền điện, giáo viên gọi học sinh đọc bài, học sinh đó đọc được một đoạn văn, một khổ thơ hay một câu văn, câu thơ, đột nhiên học sinh đó dừng lại và gọi học sinh khác đọc tiếp bài của mình, cứ như vậy cho đến hết.
 Với cách học này, học sinh đều tập trung vào bài, số học sinh được luyện đọc nhiều, lớp giữ trật tự.
 Giáo viên chia lớp thành các tổ hoặc nhóm để thi đua đọc xem nhóm nào, tổ nào đọc diễn cảm nhất. Khi học sinh đọc bài giáo viên lắng nghe để kịp thời sửa chữa cho những học sinh đọc sai, khen ngợi kịp thời đối với học sinh đọc diễn cảm hay có sự tiến bộ hơn.
 Tổ chức thi đọc diễn cảm dẫn đến tiết học hấp dẫn và đạt hiệu quả.
 Biện pháp 8: Rèn tư thế, nét mặt khi đọc diễn cảm:
 Tư thế, nét mặt, ánh mắt là những biểu hiện bên ngoài của người đọc có tác dụng bổ sung cho ngữ điệu khi đọc diễn cảm.
 Tư thế có thể đứng hoặc ngồi, song giáo viên hướng dẫn học sinh sao cho tự nhiên, ung dung, đĩnh đạc tránh đi lại lăng xăng gò bó. Giáo viên hướng dẫn học sinh nét mặt luôn phải thể hiện được thái độ của người đọc đối với nội dung tác phẩm một cách tự nhiên. Đọc một câu chuyện vui nét mặt phải tươi sáng, đọc một câu chuyện buồn nét mặt lộ rõ u buồn. Người đọc tỏ thái độ gì sẽ hạn chế sự cảm nhận của người nghe tới nội dung bài học. Khi đọc không nên chú ý vào sách hoàn toàn mà cần có sự giao cảm qua ánh mắt với người nghe. Nếu hướng dẫn học sinh thực hiện tốt điều này thì thành công trong việc đọc diễn cảm sẽ rất cao. 
 Biện pháp 9: Tổ chức tốt phong trào thi đua “ Rèn kỹ năng đọc diễn cảm” cho học sinh và giáo viên:
 1. Đối với ở lớp:
 Trong gần cả năm học, các giáo viên phải duy trì tốt phong trào “ Rèn đọc diễn cảm” . Cứ hai tuần lại tổ chức cho học sinh cả lớp thi “Đọc diễn cảm” một lần, các em bắt thăm được bài nào thì đọc bài ấy.
 -Những học sinh nào đọc hay đọc tốt sẽ được thưởng hoa điểm tốt, điểm số của các em sẽ được ghi vào bảng theo dõi treo trên tường lớp. Những em được điểm cao và những em có sự tiến bộ các giáo viên phải kịp thời động viên, khen ngợi, sẽ được tuyên dương trước lớp và được giữ cờ thi đua của lớp để gây thêm sự hứng thú học tập cho các em, giúp các em có ý thức vươn lên trong học tập và luyện đọc ở mọi nơi, mọi lúc. Có như vậy, các em mới thực sự đạt được kỹ năng đọc diễn cảm đối với yêu cầu rèn đọc của học sinh lớp 4,5.
 Tường của lớp học, dành một phần để treo bảng “ Hoa điểm tốt”, bảng theo dõi “Kết quả thi đọc diễn cảm” của từng em.
 Qua phong trào thi đua “Đọc diễn cảm” của các lớp, tôi thấy rằng học sinh các lớp đều có ý thức học tập nói chung và việc rèn đọc diễn cảm nói riêng ngày một tiến bộ hơn. Đặc biệt các em có tinh thần thi đua rất tốt, cho nên chất lượng đọc của các em được nâng lên rõ rệt.
 2. Đối với giáo viên:
 Phong trào thi đua “ Đọc diễn cảm” được chuyên môn nhà trường thường xuyên tổ chức. Trong năm học này, nhà trường tổ chức rất nhiều lần thông qua “Giao lưu kiến thức trong khối”.Thi đọc diễn cảm của các giáo viên vào các lần sinh hoạt khối.
 Nhà trường kết hợp với Đoàn đội tổ chức thi qua buổi “Giao lưu Tiếng Việt”. Qua mỗi đợt thi, nhà trường đều tuyên dương, khen thưởng những giáo viên có phong trào học tập tốt. 
 Qua phong trào này, tôi thấy rằng đây cũng là một động lực không nhỏ thúc đẩy tinh thần học tập của các thầy cô giáo.
 3.“Câu lạc bộ bạn yêu thơ”:
 Giáo viên tổ chức cho cả lớp thi đua làm thơ hoặc sưu tầm các bài thơ theo các chủ đề: Mái trường, tình thầy trò, quê hương, đất nước, bạn bè
 Cứ hai tuần, giáo viên lại tổ chức cho học sinh thi đọc diễn cảm các bài thơ mà các em đã làm hoặc sưu tầm được vào tiết sinh hoạt thứ 6. Giáo viên cùng học sinh cả lớp lắng nghe để sửa sai cho bạn sau đó cho điểm và thưởng những bông hoa điểm tốt. Đặc biệt kịp thời khen ngợi, động viên những em làm thơ hay, sưu tầm được những bài thơ có ý nghĩa và đọc diễn cảm tốt, những em tích cực tham gia “Câu lạc bộ”, những em có sự tiến bộ trong học tập. Bài thơ nào hay, có ý nghĩa sẽ được treo lên góc sáng tạo để mỗi khi đến lớp các em có thể đọc.
 Mỗi lần sinh hoạt “Câu lạc bộ bạn yêu thơ” tôi thấy, tất cả các lớp đều rất thích thú tham gia, học sinh nào cũng xung phong đọc những bài thơ mình làm hoặc sưu tầm đến. Qua việc làm này đã rèn đọc diễn cảm cho học sinh rất nhiều và đạt hiệu quả.
 Biện pháp 10: Rèn đọc diễn cảm cho học sinh ở những giờ học khác:
 Ngoài việc đọc diễn cảm cho học sinh trong giờ Tập đọc, cần kết hợp rèn đọc diễn cảm cho học sinh trong các giờ học khác( Toán, Tập làm văn, Đạo đức, Khoa học,). Ví dụ: Trong giờ học Toán học sinh trả lời hay đọc yêu cầu bài toán, đề bài toán nếu các em phát âm chưa chuẩn còn đọc sai thì giáo viên cần phải sửa sai cho các em ngay vì các em nói, đọc đúng thì mới hiểu và nắm tốt được nội dung kiến thức của bài học và vận dụng kiến thức đó để làm bài tập. Việc rèn đọc này nó sẽ góp phần nào thành công khi đọc diễn cảm trong giờ Tập đọc. Cần đọc diễn cảm các bài: Tình quê hương, Bà cụ bán hàng nước chè,Trong các giờ Tập làm văn, Luyện từ & câu hay những câu chuyện trong giờ Đạo đứcBất kỳ một thể loại văn, thơ, truyện khi đọc diễn cảm chúng ta đã khai thác một khía cạnh nào về nghệ thuật của nội dung để làm rõ các nội dung được phản ánh trong tác phẩm. Và như vậy, việc rèn đọc diễn cảm cho học sinh không chỉ ở phân môn Tập đọc mà còn rèn đọc diễn cảm cho học sinh ở tất cả các phân môn và các môn học khác vào tất cả các thời điểm.
 Ví dụ: luôn nhắc nhở học sinh, yêu cầu học sinh nói, đọc đúng chuẩn khi trả lời các câu hỏi hoặc đọc một câu, một đoạn,mà giáo viên yêu cầu trong bất kỳ trường hợp nào.
 Rèn đọc diễn cảm cho học sinh là cả một quá trình lâu dài và liên tục. Do vậy ngoài tiết học chính khoá các giáo viên còn phải tổ chức rèn đọc diễn cảm, thi đọc diễn cảm cho các em vào 15 phút đầu giờ. Ngoài ra, còn rèn đọc và tổ chức cho các em thi đọc diễn cảm trong các buổi học thêm, các buổi giao lưu kiến thức trong khối và còn có thể rèn đọc cho các em trong các buổi lao động nữa (Bởi vì muốn đọc diễn cảm hay đầu tiên là phải đọc đúng, muốn đọc đúng được thì khi nói cũng phải nói đúng chuẩn.)
 Biện pháp 11: Kết hợp với gia đình học sinh:
 Để rèn đọc diễn cảm cho học sinh có hiệu quả tốt hơn cần phải có sự kết hợp giữa việc rèn luyện của giáo viên với sự quan tâm và giúp đỡ của gia đình học sinh. Vì vậy, các đồng chí giáo viên phải tăng cường tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho các bậc phụ huynh, bằng cách:
 Trao đổi để phụ huynh biết tác hại của việc đọc sai và cách hướng dẫn con em mình không chỉ rèn đọc diễn cảm mà còn cả trong lời nói giao tiếp hằng ngày cũng phải nói đúng chuẩn. Thông báo tình hình học tập nói chung và việc đọc nói riêng của các em cho phụ huynh biết để có kế hoạch dạy bảo con cái học tập. Cố gắng dành nhiều thời gian qua tâm để kèm cặp, kiểm tra việc học hành của con cái, thậm chí có thể trao đổi, tranh luận để nói đúng chuẩn cũng như đọc diễn cảm hay nhất. 
II. Chỉ đạo soạn giảng
Trên cơ sở 11 biện pháp về nội dung rèn đọc diễn cảm cho học sinh lớp 4,5 tôi đã cùng với các tổ trưởng chuyên môn chỉ đạo soạn giảng một số tiết ở hai khối lớp tại trường Tiểu học Lũng Cao II. Trong khuôn khổ của bản kinh nghiệm này, tôi không thể hiện được hết mọi tiết ở 2 khối mà tôi chỉ đưa ra mét tiÕt để chúng ta cùng tham khảo. Khi d¹y bµi ¤ng Tr¹ng th¶ diÒu TiÕng ViÖt 4 tËp 1 trang 104
Tập đọc	 ÔNG TRẠNG THẢ DIỀU
I. Mục đích yêu cầu:
1. Đọc trơn tru, lưu loát toàn bài. Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng kể chậm rãi, cảm hứng ca ngợi.
2. Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Ca ngợi chú bé Nguyễn Hiền thông minh, có ý chí vượt khó nên đã đỗ Trạng nguyên khi mới 13 tuổi. 
II. Đồ dùng dạy học : 
 Tranh về chủ điểm “ Có chí thì nên” tranh minh hoạ nội dung bài tập đọc.
III. Các hoạt động dạy học:
 A/ Giới thiệu chủ điểm:
*GV y/c HS quan sát tranh minh họa trên bảng lớp , giới thiệu chủ điểm.
Hỏi: Hãy nói những gì em thấy trong bức tranh ?
Gv chốt lại : Bức tranh vẽ một chú bé ngồi ngoài lớp học vừa chăn trâu vừa học bài, những em bé đội mưa gió đi học, những cậu bé chăm chỉ miệt mài học tập nghiên cứu, đã thành những người tài giỏi có ích cho xã hội.
 Chủ điểm có “chí thì nên” tuần này sẽ giới thiệu với các em những con người có nghị lực vươn lên trong cuộc sống.
 Hỏi: Vậy tuần này các em học sang một chủ đề mới có tên là gì ? 
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu bài: GV đưa bức tranh và nói thầy có bức tranh vẽ cảnh một cậu bé đang đứng ngoài cửa lớp nghe thầy giảng bài để biết được cậu bé học được những gì ? và có ý chí như thế nào trong học tập bài tập đọc “ Ông Trạng thả diều “ sẽ giúp các em biết được điều đó.
GV gọi học sinh nhắc lại đầu bài
GV ghi đầu bài lên bảng lớp
2. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài:
Y/c 1 HS đọc bài. 
GV cho cả lớp đọc thầm
Hỏi: Bài được chia làm mấy đoạn ?
HS luyện đọc nối tiếp 4 HS mỗi em đọc một đoạn.
Giáo viên sửa lỗi:
Qua 4 em đọc giáo viên ghi các từ ngữ mà học sinh đọc sai lên bảng ví dụ: “trong làng, trang sách, lưng trâu, vỏ trứng”
+ 4 HS đọc tiếp nối bài. Kết hợp giải nghĩa từ.
Học sinh đọc đến đoạn 2 giáo viên cho học sinh dừng lại hỏi: 
Hỏi: ở đoạn 2 có từ “kinh ngạc” vậy từ “kinh ngạc” được chú giải trong sách nghĩa là gì?
 Học sinh đọc đoạn cuối GV hỏi: ở đoạn cuối của bài có từ “ trạng” vậy từ trạng được chú giải trong sách giáo khoa là gì ?
- Y/C HS luyện đọc theo cặp
+ 4 HS đọc 4 đoạn của bài.
Hỏi: Qua 4 bại đọc các em có nhận xét gì?
GV: Nhìn chung cả 4 bạn đọc đã có nhiều tiến bộ nhưng các em còn phải cố gắng phát âm những từ mà địa phương ta còn hay phát âm sai ...
- GV đọc toàn bài giọng nhẹ nhàng, chậm rãi, thể hiện sự ca ngợi. 
b: Tìm hiểu bài :
GV gọi 2 học sinh đọc đoạn 1 và 2 
 Hỏi: Nguyễn Hiền sống ở đời vua nào? Hoàn cảnh gia đình câu ra sao?
 Hỏi: cậu bé ham thích trò chơi gì?
 + Tìm những chi tiết nói lên tư chất thông minh của Nguyễn Hiền?
 Hỏi: Đoạn 1,2 cho biết điều gì?
GV gọi 2 học sinh nhắc lại ý 1
- GV Đoạn 1 và 2 nói lên tư chất thông minh của Nguyễn Hiền. Để biết được chú bé Nguyễn Hiền có tiếp tục được theo học hay không và nếu không được theo học chú sẽ học bằng cách nào thầy mời cả lớp đọc thầm đoạn 3 và trao đổi theo cặp trả lời câu hỏi 2 của bài.
Hỏi: Nguyễn Hiền ham học và chịu khó học như thế nào?
 - GV dùng tranh giới thiệu bài để cho HS thấy cảnh Nguyễn Hiền đứng ngoài cửa lớp nghe giảng nhờ.
Hỏi: Qua phần chúng ta vừa tìm hiểu bạn nào cho lớp biết đoạn 3 nói lên điều gì?
GV: gọi 2 học sinh nhắc lại
GV: Thông minh và ham học Nguyễn Hiền đã thu được những kết quả gì trong học tập thầy mời 1 em đọc phần còn lại của bài.
 Hỏi: Vì sao chú bé Hiền được gọi là ông trạng thả diều?
Hỏi: Đoạn cuối của bài cho biết điều gì ?
Gọi 2 học sinh nhắc lại
 + GV nêu câu hỏi 4 SGK.
Gọi HS trả lời câu hỏi 4 ( điều mà câu chuyện khuyên ta)
 + GV gọi HS đọc lại toàn bài và nêu nội dung bài. 
c: Hướng dẫn HS luyện đọc diễn cảm:
Y/C HS đọc nối tiếp 4 đoạn,
- Hỏi: nêu cách đọc từng đoạn.
Khi đọc cần nhấn giọng ở những từ ngữ nào?
- GV tổ chức cho học sinh luyện đọc diễn cảm đọan 3 giáo viên treo bảng phụ đoạn cần luyện: cho học sinh đọc thầm
Hỏi: Đoạn này cần nhấn giọng và ngắt ở những từ ngữ nào?
- Y/C HS luyện đọc theo cặp.
*GV cho các tổ thi đọc diễn cảm
- GV tuyên dương tổ có bạn đọc hay nhất
3/. Củng cố, dặn dò:
- GV gọi 1 hS đọc lại bài và nêu nội dung bài.
- Nhận xét, đánh giá giờ học.
*dặn dò:
- Theo dõi trªn b¶ng líp.
TL: Bøc tranh vÏ mét chó bÐ ngåi ngoµi líp häc, võa ch¨n tr©u võa häc bµi, nh÷ng cËu bÐ ch¨m chØ miÖt mµi häc tËp nghiªn cøu.
TL: “ Cã chÝ th× nªn”
- Häc sinh l¾ng nghe.
- 2 häc sinh nh¾c l¹i. “Ông Trạng thả diều”
- 1HS đọc cả bài líp chó ý l¾ng nghe.
TL: 4 ®o¹n
- §o¹n 1: Tõ ®Çu ®Õn “ lÊy diÒu ®Ó ch¬i”
- §o¹n 2: tiÕp “ Lªn s¸u tuæi ... th× giê ch¬i diÒu”
- §o¹n 3: tõ “ Sau v× nhµ nghÌo ... häc trß cña thÇy”
§o¹n 4: Cßn l¹i
- HS luyÖn ®äc c¸c tõ cßn ®äc sai: “trong lµng, trang s¸ch, l­ng tr©u, vá trøng”...
-TL c¶m thÊy rÊt l¹ tr­íc ®iÒu hoµn toµn kh«ng ngê.
- HSTL: tøc lµ tr¹ng nguyªn, ng­êi ®ç ®Çu k× thi cao nhÊt thêi x­a.
+ HS luyện đọc theo cặp
- HS theo dõi.
- HS tr¶ lêi
HS theo dõi.
- HS đọc thầm .
- TL: vua TrÇn Th¸i T«ng, gia ®×nh cËu rÊt nghÌo.
- TL: Th¶ diÒu
TL: Học đến đâu hiểu ngay đến đấy, trí nhớ lạ thường cã h«m chó thuéc 20 trang s¸ch mµ vÉn cã thêi gian ch¬i diÒu.
TL: ý 1: Nãi lªn t­ chÊt th«ng minh cña NguyÔn HiÒn
Häc sinh nh¾c l¹i ý 1
- HS ®äc thÇm ®o¹n 3 cña bµi trao ®æi theo cÆp tr¶ lêi c©u hái 2 cña bµi.
TL: Nhà nghèo Hiền phải bỏ học nhưng ban ngày đi chăn trâu, HiÒn ®øng ngoµi líp nghe gi¶ng nhê. Tèi ®Õn, ®îi b¹n häc thuéc bµi råi m­în vë cña b¹n. S¸ch cña HiÒn lµ l­ng tr©u, nÒn c¸t; bót lµ ngãn tay, m¶nh g¹ch vì, ®Ìn lµ vá trøng th¶ ®om ®ãm vµo trong. Mçi lÇn cã kú thi, HiÒn lµm bài vào lá chuối rồi nhờ bạn mang đến thầy chấm hộ.
TL: Nãi lªn ®øc tÝnh ham häc vµ chÞu khã häc cña NguyÔn HiÒn.(ý 2)
2HS nh¾c l¹i ý 2
1 HS ®äc ®o¹n 4
+ Vì Hiền đã đỗ trạng nguyên khi mới 13 tuổi, khi vẫn còn là chú bé ham thÝch chơi diều.
TL: NguyÔn HiÒn ®ç tr¹ng nguyªn ( ý 3)
2 häc sinh nh¾c l¹i ý 3
+HS thảo luận theo cặp rồi trả lời.
- TL cã chÝ th× nªn
C©u chuyÖn ca ngîi NguyÔn HiÒn th«ng minh cã ý trÝ v­ît khã nªn ®· ®ç trang nguyªn khi míi 13 tuæi.
- 4 HS đọc nối tiếp đoạn và nêu cách đọc từng đoạn.
TL: §o¹n 1,2,3 ®äc víi giäng kÓ chËm r·i, c¶m høng ca ngîi. §o¹n 4 ®äc víi giäng s¶ng kho¸i
-TL: NhÊn giäng ë nh÷ng tõ ng÷ nãi vÒ ®Æc ®iÓm tÝnh c¸ch, sù th«ng minh, tÝnh cÇn cï, ch¨m chØ, tinh thÇn v­ît khã cña NguyÔn HiÒn. Nh­: Ham th¶ diÒu, kinh ng¹c, l¹ th­êng, hai m­¬i, l­ng tr©u, ngãn tay, m¶nh g¹ch, vá trøng, bay cao, vi vu, v­ît xa, m­êi ba tuæi trÎ nhÊt.
- HS ®äc thÇm
TL: nhÊn gäng tõ kinh ng¹c, l¹ th­êng, hai m­¬i, l­ng tr©u, nÒn c¸t, ngãn tay, m¶nh g¹ch vë, ng¾t sau c¸c tiÕng ®ã, nh­ng, ®Ìn.
- HS luyện đọc và thi đọc diễn cảm đoạn văn, lớp theo dõi nhận xét. Mçi tæ 1 hs đọc .
- C¸c tæ nhËn xÐt 
Nội dung: C©u chuyÖn ca ngîi NguyÔn HiÒn th«ng minh cã ý trÝ v­ît khã nªn ®· ®ç trang nguyªn khi míi 13 tuæi.
*VÒ nhµ: Ôn bài
 Chuẩn bị bài sau. 
 III. Bồi dưỡng năng lực chuyên môn
 Tổ chức cho giáo viên thi đọc diễn cảm, học sinh thi đọc đúng, đọc diễn cảm kết hợp trong các lần giao lưu Tiếng Việt, hội thi giáo viên gỏi cấp trường. Có trao giải để khuyến khích giáo viên và học sinh rèn đọc diễn cảm hiệu quả cao. Làm tốt các buổi sinh hoạt khối về chủ đề này. Trong các buổi sinh hoạt chuyên môn đưa những vấn đề mà giáo viên còn vướng mắc về phần rèn đọc diễn cảm để cùng nhau trao đổi và giả quyết. Ngoài việc rèn đọc diễn cảm ở tiết tập đọc giáo viên còn phải rèn kĩ năng đọc diễn cảm ở các tiết học khác. Có thể nói quá trình rèn đọc được xuyên suốt trong giờ dạy nhưng mức độ từng thời điểm dần được nâng lên, kết quả là: Học xong
bài tập đọc, học sinh có khả năng đọc hay, đọc thể hiện nội dung của bài. Có như vậy học sinh mới đọc diễn cảm bài văn và hiểu được nội dung của bài. Từ đó các em hứng thú say mê học phân môn tập đọc, kết quả giờ dạy mới đạt được mục tiêu yêu cầu đề ra. Cùng với các bộ môn khác, việc chỉ đạo hình thành kĩ năng tự học cho giáo viên về phương pháp dạy học, nhất là phần rèn kỹ năng đọc diễn cảm người tổ chức và hướng dẫn học sinh đồng thời cung cấp cho học sinh phương pháp, cách thức, để học sinh tiếp cận được kiến thức, từ đó có kỹ năng đọc tốt.
 1. Kiểm tra, đánh giá kết quả giảng dạy: Tôi trực tiếp xem xét một số giờ dạy tập đọc của giáo viên trên lớp, xem xét bài soạn của giáo viên và khảo sát trắc nghiệm chất lượng của học sinh. Cùng với giáo viên chủ nhiệm nhận định và phân tích tổng hợp về kết quả đọc của học sinh, kết quả cho thấy 70% số học sinh đạt yêu cầu.
 Trong các buổi sinh hoạt chuyên môn của các tổ, tôi trực tiếp tham dự và tham gia đóng góp ý kiến xây dựng từng tiết dạy. Yêu cầu giáo viên xác định rõ mục đích, kiến thức trọng tâm cần đạt trong mỗi bài học, đồng thời bổ sung về đổi mới phương pháp, để nâng cao hiệu quả bài dạy. Từ đó có được các tiết học đạt kết quả ngày một khả quan hơn.
2. Đúc rút kinh nghiệm thực tiễn.
 - Nội dung các bài học ở một số bộ môn có thể rèn kỹ năng đọc cho học sinh. Khi dạy cần tập trung vào yêu cầu chính của bài trong phân môn đó. Từ đó hướng cho học sinh biết cách đọc hay, đọc diễn cảm. Bởi vậy giáo viên không chỉ dựa vào nội dung sách giáo khoa mà còn rất cần đến các tư liệu tham khảo như : sách giáo viên, thiết kế bài dạy, đồ dùng dạy học để mở rộng hiểu biết, nội dung, phương pháp, vốn kiến thức của mình. 
 3. Đẩy mạnh hoạt động tổ chuyên môn: Trao đổi, hội thảo, dạy thùc nghiệm để rút ra kinh nghiệm cho việc soạn giảng của mình, tự kiểm tra đánh giá phần rèn đọc diễn cảm trong tổ chuyên môn.
- Chú trọng khâu thiết kế, soạn giáo án. Đây là khâu quyết định thành công cho tiết dạy.
 Thường xuyên dự giờ, thăm lớp, trao đổi góp ý cụ thể cho từng giáo viên trong khối thấy rõ ưu, khuyết điểm của họ để nâng cao chất lượng giảng dạy.
Tăng cường bồi dưỡng nhân lực, cơ sở vật chất, xây dựng lực lượng nòng cốt, tạo điều kiện cho giáo viên có trình độ tay nghề vững vàng để có thể làm tốt công việc được giao.
- Khuyến khích sử dụng hợp lý các đồ dùng dạy, đồ dùng học tập sẵn có và tự làm, tăng dần việc sử dông các nhóm thi đọc trong lớp trong khối để nâng cao chất l­îng dạy học phần rèn đọc diễn cảm.
Kết quả:
Qua một thời gian ngắn chỉ đạo việc soạn và dạy rèn đọc diễn cảm cho học sinh lớp 4,5 ở tiểu học Lũng Cao II , 100% giáo viên trong trường nắm vững phương pháp giảng dạy. Đội ngũ giáo viên thực sự vững vàng về chuyên môn nghiệp vụ, có điều kiện bồi dưỡng tay nghề và sẵn sàng dạy thực nghiệm đạt kết quả cao. Chất lượng học tập của học sinh về kỹ năng đọc diễn cảm cao hơn.
Đa số học sinh đã mạnh dạn, hứng thú tự nhiên và yêu thích cảm nhận được nội dung, kiến thức của bài: Khảo sát về kỹ năng đọc diễn cảm, 100% số học sinh đọc đúng, đọc thạo, đọc bộc lộ được cảm xúc tự nhiên. 
 C. KẾT THÚC VẤN ĐỀ
Với những kết quả đạt được nêu trên, bản thân tôi rút ra bài học kinh nghiệm sau: Ban giám hiệu phải đi sâu, đi sát trong chỉ đạo chuyên môn, nắm vững những mặt mạnh, mặt yếu và những hạn chế của từng giáo viên, thông qua việc đảm bảo kế hoạch dự giờ, thăm lớp. Trong khi dự giờ, kịp thời phát hiện uốn nắn những nhược điểm trong giảng dạy của giáo viên, đồng thời động viên khuyến khích kịp thời, đúng mức những thành tích mà giáo viên đã đạt được. Trên cơ sở đó phát huy tính tự giác, tự chủ, phấn đấu vươn lên trong chuyên môn của giáo viên.
 - Xây dựng kế hoạch chỉ đạo chuyên môn sát với thực trạng dạy và học, điều kiện cơ sở vật chất của nhà trường, đề ra những biện pháp thích hợp nhằm đổi mới và nâng cao chất lượng hoạt động của tổ chuyên môn.
 - Qua sự tiến bộ vươn lên của học sinh mà khẳng định những đóng góp, phấn đấu của giáo viên để có chế độ khen thưởng, động viên kịp thời cá nhân đó. Dạy đọc diễn cảm ở Tiểu học là công việc gặp không ít khó khăn, giờ dạy giáo viên phải chú ý đến rèn đọc. Qua rèn đọc giúp học sinh cảm nhận được cái hay, cái đẹp của văn chương. Từ đó các em biết đọc hay đọc diễn cảm, đọc thể hiện được nội tâm của nhân vật, ham thích học phân môn tập đọc.
Trong giờ học giáo viên phải biết kết hợp nhuần nhuyễn giữa phương pháp rèn đọc và tìm hiểu nội dung bài. Thông qua đọc mà học sinh cảm thụ được nội dung nghệ thuật của bài. Các em thực sự tích cực tự giác tham gia hoạt động học tập, giờ dạy nhẹ nhàng hiệu quả. Nếu có các giải pháp khắc phục khó khăn đó nhất định các tiết dạy sẽ đạt kết quả cao hơn.
 Trên đây là một số giải pháp tôi đã áp dụng để chỉ đạo dạy đọc diễn cảm cho học sinh khối 4,5 ở trường Tiểu học Lũng Cao II Bá Thước Thanh Hoá nhằm góp phần nâng cao chất lượng toàn diện. Chắc chắn sáng kiến kinh nghiệm của tôi còn nhiều hạn chế. Tôi rất mong các cấp quản lý, các bạn đồng nghiệp đóng góp ý kiến, bổ sung giúp đỡ để tôi có nhiều kinh nghiệm, chỉ đạo hiệu quả hơn nữa góp phần nâng cao chất lượng dạy và học ở trường của tôi.
 Xin chân thành cảm ơn!
 Lũng Cao, ngày 23 tháng 3 năm 2012
 Người thực hiện 
 Trương Văn Long

File đính kèm:

  • docSANG KIEN KINH NGHIEM MOT SO KINH NGHIEM CHI DAO REN DOC DIEN CAM CHO HOC SINH LOP 45_12761888.doc
Sáng Kiến Liên Quan