Sáng kiến kinh nghiệm Một số kĩ năng ứng dụng công nghệ thông tin trong soạn bài giảng

Điều đầu tiên ta nhận thấy việc ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy trong ngành mầm non hoàn toàn có ích và mang lại không ít những hiệu quả thiết thực trong việc phát triển tư duy, kỹ năng sống và nhiều mặt khác ở trẻ mầm non. Một giáo án tích hợp công nghệ thông tin (sử dụng máy chiếu, các chương trình hỗ trợ như power point.) có thể cho trẻ có cái nhìn trực quan, sinh động hơn về bài học. Nó không những giúp cho các hoạt động dạy học trở nên lôi cuốn hơn mà còn hạn chế việc giáo viên bị cháy giáo án vì thời gian đã được kiểm soát bằng máy. Nếu như trong các hoạt động thông thường giáo viên phải dành khá nhiều thời gian để treo tranh ảnh thì trong hoạt động có ứng dụng công nghệ thông tin chỉ cần một cái nhấp chuột thôi là được.

Để ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy một cách có hiệu quả thì đòi hỏi phải tuân thủ những quy tắc nhất định, những kiến thức kỹ năng cơ bản về tin học. Cách sắp xếp các slide, cách lập dàn ý cho bài giảng, lựa chọn đề tài sao cho phù hợp với nội dung bài học để thuận tiện trong việc sử dụng và trẻ lại hứng thú tham gia.

Tuy nhiên, trong thực tiễn tại trường cho thấy, mặc dù trường cũng đã chú ý quan tâm đến phong trào ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy nhưng nhiều giáo viên vẫn chưa phát huy hết vai trò của nó, kỹ năng soạn bài theo chương trình power point vẫn còn nhiều hạn chế.

 

doc14 trang | Chia sẻ: lacduong21 | Lượt xem: 1362 | Lượt tải: 3Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số kĩ năng ứng dụng công nghệ thông tin trong soạn bài giảng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
. Trách nhiệm nặng nề và cao cả ấy thuộc về cô giáo mầm non tạo nên nền tảng vững chắc, là chặng đường khôn lớn của trẻ. Chính vì vậy, sự nhảy cảm và có trách nhiệm cao là yêu cầu không thể thiếu trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ, cô giáo phải rất linh hoạt nhạy bén kịp thời, có năng lực và có tính chủ động sáng tạo.
B. Nội dung
CHƯƠNG i: Cơ sở khoa học
1.1 Cơ sở lý luận
Điều đầu tiên ta nhận thấy việc ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy trong ngành mầm non hoàn toàn có ích và mang lại không ít những hiệu quả thiết thực trong việc phát triển tư duy, kỹ năng sống và nhiều mặt khác ở trẻ mầm non. Một giáo án tích hợp công nghệ thông tin (sử dụng máy chiếu, các chương trình hỗ trợ như power point...) có thể cho trẻ có cái nhìn trực quan, sinh động hơn về bài học. Nó không những giúp cho các hoạt động dạy học trở nên lôi cuốn hơn mà còn hạn chế việc giáo viên bị cháy giáo án vì thời gian đã được kiểm soát bằng máy. Nếu như trong các hoạt động thông thường giáo viên phải dành khá nhiều thời gian để treo tranh ảnh thì trong hoạt động có ứng dụng công nghệ thông tin chỉ cần một cái nhấp chuột thôi là được.
Để ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy một cách có hiệu quả thì đòi hỏi phải tuân thủ những quy tắc nhất định, những kiến thức kỹ năng cơ bản về tin học. Cách sắp xếp các slide, cách lập dàn ý cho bài giảng, lựa chọn đề tài sao cho phù hợp với nội dung bài học để thuận tiện trong việc sử dụng và trẻ lại hứng thú tham gia.
Tuy nhiên, trong thực tiễn tại trường cho thấy, mặc dù trường cũng đã chú ý quan tâm đến phong trào ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy nhưng nhiều giáo viên vẫn chưa phát huy hết vai trò của nó, kỹ năng soạn bài theo chương trình power point vẫn còn nhiều hạn chế.
2.1. Cơ sở thực tiễn:
Hiện nay, hầu hết các trường mầm non nói chung và các trường mầm non Lệ Thủy nói riêng đều có điều kiện về trang thiết bị Tivi, đầu video, máy vi tính có nối mạng internet. Một số trường có máy chiếu đa năng tạo điều kiện cho giáo viên mầm non có thể ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy.
Riêng tại trường mầm non Kim Thủy, năm học 2010-2011 tôi được trường phân công dạy lớp mẫu giáo lớn với tổng số cháu là 14. Hầu hết các cháu chưa có ý thức ham học, không chịu đến lớp. Đa số trẻ không tích cực tham gia vào các hoạt động, khả năng chú ý của trẻ chưa cao. Những hình thức cho trẻ hoạt động như: quan sát tranh vẽ, các hình ảnh tĩnh, học qua thẻ chữ cái, cô hát cho trẻ nghe dường như quá quen thuộc đối với trẻ phần nào gây sự nhàm chán, sao nhãng. Trong lúc đó ở lớp tôi, được sự quan tâm của Ban giám hiệu Nhà trường, Phòng giáo dục, tổ chức Plan đã trang bị cho lớp tôi các thiết bị hỗ trợ dạy học (máy vi tính, bộ loa máy). Đặc biệt, bước sang học kỳ II được bổ sung thêm bộ máy chiếu đa năng.
Với tình hình thực tế như vậy và bản thân cũng có một số kiến thức, kỹ năng cơ bản về tin học nên đã mạnh dạn thực hiện một số biện pháp nâng cao kĩ năng ứng dụng công nghệ thông tin trong soạn bài giảng nhằm kích thích, gây hứng thú cho trẻ trong các hoạt động.
1. Thuận lợi:
- Bộ giáo dục và đào tạo đã triển khai cuộc vận động “ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy” từ năm học 2008 - 2009 đến nay.
- Sự quan tâm chỉ đạo sát sao của Ban giám hiệu Nhà trường, lãnh đạo Phòng giáo dục, Sở giáo dục và tổ chức Plan.
- Bản thân được học về tin học.
- Bản thân nhiều năm liền phụ trách lớp mẫu giáo lớn, là thành viên Hội đồng thanh tra, Hội đồng chuyên môn của Phòng giáo dục, tham gia tích cực vào các đợt sinh hoạt chuyên môn do Sở giáo dục, Phòng giáo dục, Cụm, Nhà trường tổ chức nên đúc rút được nhiều kinh nghiệm.
- Có tinh thần học hỏi, tìm tòi khám phá về tin học nhất là những gì liên quan đến trẻ mầm non.
- Gia đình có máy vi tính kết nối mạng nên thuận tiện trong việc tìm tòi về tư liệu dạy học.
- Lớp học có đầy đủ các thiêt bị hỗ trợ dạy học như máy tính, tivi, loa, đầu đĩa và bộ máy chiếu đa năng của trường.
2. Khó khăn
- Những trẻ dân tộc thiểu số bất đồng ngôn ngữ nên ít chú ý tham gia hoạt động. 
- Một số trẻ chưa qua lớp mẫu giáo nhỡ, mẫu giáo bé nên chưa có nề nếp.
- Bản có nhiều khe suối, mưa to nước lớn, lũ quét nên trẻ nghỉ học nhiều gây gián đoạn chương trình học.
- Trẻ dân tộc thiểu số nhà ở xa nên hay nghỉ nhiều.
- Phụ huynh trẻ chưa quan tâm đến việc học của con em mình.
- Cơ sở vật chất (đồ dùng đồ chơi) vẫn còn nhiều thiếu thốn.
- Diện tích lớp chưa đủ rộng để bố trí máy tính phù hợp.
- Một số tình huống bật lợi có thể xảy ra như mất điện, máy bị treo, viuts làm cho giáo viên bị động trong tiến trình bài giảng.
- Việc ứng dụng công nghệ thông tin để đổi mới phương pháp dạy học ở giáo dục mầm non còn đang ở giai đoạn đầu nên vẫn còn được nghiên cứu, đánh giá và rút kinh nghiệm vì vậy vẫn chưa phát huy được hiệu quả tối đa của nó.
- Việc đánh giá một tiết dạy có ứng dụng công nghệ thông tin còn lúng túng, chưa có sự phân biệt rõ ràng với các tiết dạy không ứng dụng công nghệ thông tin.
- Việc kết nối và sử dụng khai thác tiện ích của công nghệ mạng máy tính và mạng internet chưa được nhà trường thực hiện một cách triệt để và có chiều sâu.
3. Điều tra thực tiễn:
Vào đầu năm học, tôi chủ động khảo sát đánh giá trẻ về một số khả năng tập trung, chú ý, khả năng ghi nhớ, sự hứng thú tham gia tích cực trong các hoạt động. Nhìn chung đa số trẻ không hứng thú, ít tập trung chú ý do đồ dùng trực quan quá quen thuộc, không hấp dẫn, sinh động. 
Cụ thể: 
Nội dung
Tốt
Khá
Đạt yêu cầu
SL
%
SL
%
SL
%
Khả năng tập trung,chú ý
3
21,4
4
28,6
7
50,0
Khả năng ghi nhớ
2
14,3
3
21,4
9
64,3
Hứng thú, tích cực tham gia hoạt động
2
14,3
2
14,3
10
71,4
III. Một số biện pháp nâng cao kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy
1. Sử dụng một số thủ thuật trong soạn bài giảng (hiệu ứng, phông chữ, kiểu chữ, màu nền):
 Nói về công nghệ thông tin, rất nhiều người cho rằng, chỉ cần đưa một vài hình ảnh trong hoạt động môi trường xung quanh hay hình ảnh trong một câu chuyện nào đó lên màn hình máy tính cho trẻ xem là đã ứng dụng công nghệ thông tin vào trong giảng dạy. Hay một số khác lại cho rằng đưa thật nhiều hiệu ứng cho hình ảnh, những con số, những chữ cái bay lượn sẽ kích thích trẻ hứng thú tham gia hoạt động. Chính nhầm lẫn này khiến cho các cô soạn bài giảng một cách quá đơn giản hoặc quá cầu kỳ. không chú ý đến những thủ thuật hiệu ứng, phong chữ, kiểu chữ, màu nền. Nếu có chú ý thì sử dụng một cách thái quá và ngẫu nhiên bài soạn có chất lượng kém không phù hợp và hoạt động không mang lại hiệu quả. 
 Từ những kinh nghiệm của bản thân, tôi nghĩ rằng, khi soạn bài, phần hiệu ứng, phông chữ, cỡ chữ rất quan trọng. Làm sao để bài dạy không quá đơn giản và không bị rườm rà bởi các hiệu ứng gây rối mắt trẻ, phân tán sự tập trung của trẻ vào bài học. Nếu dùng không phù hợp sẽ gây phản tác dụng. Tôi thường lựa chọn một nhóm hiệu ứng nhất định gồm plus ( hình ảnh biến mất ngay giữa màn hình) wheel (hình ảnh xoay tròn), fly in (hình ảnh từ phía dưới đi vào màn hình), wedge (hình ảnh tách ra) để sử dụng trong một bài soạn.
Ví dụ: 
Trong các hoạt động làm quen với toán, các hình ảnh con vật, đồ vật thường có số lượng nhiều (từ 5 đến 10) lại càng phải sử dụng ít hiệu ứng để tránh rối mắt trẻ. Hay trong các hoạt động làm quen chữ cái có nhiều hình ảnh, từ, chữ cái cũng vậy, cần chọn một nhóm hiệu ứng nhất định, tránh trường hợp sử dụng quá nhiều hiệu ứng hay chọn hiệu ứng quá bay lượn làm phân tán sự chú ý của trẻ dẫn đến hiệu quả giờ học không cao.
Các phông nền cũng nên lựa chọn đơn giản phù hợp nội dung bài giảng, tránh dùng nhiều màu sắc hình ảnh lòe loẹt, không cần thiết. Thông thường phong nền hay sử dụng màu vàng nhạt để làm nổi bật hình ảnh, chữ cái, chữ số bằng những tông màu đỏ, xanh.
 Ngoài ra khi soạn thảo cũng cần lưu ý việc chọn size chữ, màu chữ cho phù hợp. Size chữ không nên to quá cũng không nên nhỏ quá và màu chữ nên nổi bật để trẻ dễ dàng nhận biết chữ cái chữ số. Tránh chọn nhiều màu chữ trong cùng một slide trình diễn. Như vậy trẻ sẽ không chú ý đến nội dung bài học mà chỉ chú ý đến những hình ảnh, màu sắc sặc sỡ của những con chữ, con số đang nhảy múa. Từ đó sẽ gây ra việc khó theo kịp nội dung cần tải và rối mắt đối với trẻ.
2. Lựa chọn đề tài ứng dụng công nghệ thông tin trong bài giảng:
Không phải bất kỳ một đề tài nào cũng có thể ứng dụng công nghệ thông tin vào trong bài giảng. Tùy theo mục tiêu đề ra để phát triển cho trẻ mà ta có thể lựa chọn những phương tiện truyền tải đến trẻ cho phù hợp.
Nắm bắt được điều đó, tôi cho rằng trước tiên ta phải làm rõ rằng, việc ứng dụng công nghệ thông tin vào trong bài giảng không đơn thuần chỉ là giáo án điện tử được thiết kế bởi chương trình Power Point mà đó còn bao gồm nhiều các phương tiện công nghệ thông tin khác như tivi, đầu đĩa, mạng internet
Vì thế, việc lựa chọn đề tài và phương tiện ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy cũng vô cùng phong phú đa dạng. Tuy nhiên, lựa chọn đề tài ứng dụng công nghệ thông tin vào trong bài giảng cũng phải theo một số những yêu cầu nhất định để tránh việc lựa chọn đề tài không phù hợp và hoạt động không mang lại hiệu quả. Những yêu cầu cụ thể như sau:
+ Chọn đề tài mang mục đích cho trẻ nhận ra sự thay đổi của sự vật hiện tượng, nhận biết các hiện tượng trong thiên nhiên.
+ Chọn đề tài mà hoạt động chủ yếu là các bài tập trò chơi nhằm kích thích hứng thú và ôn luyện kiến thức cho trẻ.
+ Chọn các đề tài cần có nhiều âm thanh đi kèm hình ảnh cho trẻ trực quan sinh động.
+ Chọn các đề tài mà yêu cầu cần cung cấp cho trẻ các hình ảnh thật, sống động.
+ Hạn chế các đề tài khó tìm tư liệu hình ảnh, phim nhạc.
+ Không chọn các hoạt động mang tính chất minh họa hình ảnh mà không mang tính tích hợp các hoạt động khác.
Ví dụ: 
Đối với đề tài “Trường mầm non” ta có thể trực tiếp chụp một số hình ảnh trong máy di động về các hoạt động của trẻ diễn ra ở trường, lớp. Sau đó chuyển lên slide trình diễn kết hợp lồng ghép những đoạn nhạc hay những bài hát về trường mầm non cho trẻ vừa xem vừa thưởng thức âm nhạc một cách nhẹ nhàng. Cách làm này hết sức đơn giản nhưng hiệu quả cho thấy trẻ rất hứng thú bởi những hình ảnh rất gần gủi với các hoạt động thực tế của trẻ tại trường, lớp. 
Hay cũng từ chủ đề “Trường mầm non” ta có thể quay những video clip về các hoạt động của trẻ diễn ra ở trường như tập thể dục buổi sáng, vệ sinh rửa tay, lau mặt, bữa ăn, giấc ngủ của trẻ. Trẻ được nhìn chính mình và các bạn trong lớp trên màn hình đang chơi, học như vậy sẽ thích thú vô cùng. Những hình ảnh ấn tượng đó sẽ rất khó quên đối với trẻ và tất nhiên những kiến thức trẻ nhận được sẽ khắc sâu hơn.
3. Lập dàn ý theo trình tự phương pháp bài dạy:
Khi làm một bài tập làm văn hay viết một câu chuyện theo đề tài nào đó, công đoạn đầu tiên không thể thiếu đó là lập dàn ý. Từ dàn ý đại cương ta mới có thể triển khai nội dung cụ thể để không bị sai lệch khỏi nội dung trọng tâm. Đối với một giáo án điện tử cũng vậy. Đây là giai đoạn quan trọng nhất. ở giai đoạn này có các nội dung chủ yếu mà người soạn nhất thiết phải hình dung ra rõ ràng và phải theo trình tự nội dung các bước theo phương pháp của bài dạy.
Ví dụ 1: 
Trong hoạt động làm quen chữ cái, cách soạn được tiến hành theo các bước sau: 
+ Đưa hình ảnh có từ chứa chữ cái đã học và chữ cái cần làm quen.
+ Bôi màu những chữ cái khi trẻ lên tìm chữ cái đã học.
+ Xuất hiện chữ cái cần cho trẻ làm quen giữa màn hình cho trẻ phát âm.
+ Bôi màu lần lượt các nét cấu tạo con chữ cho trẻ biết.
Cứ như vậy tiếp tục xuất hiện các chữ cái mới theo các bước trên.
Ví dụ 2: 
Trong hoạt động làm quen với toán: Tiết thêm bớt trong phạm vi 8 theo chủ đề Thế giới thực vật:
+ Đầu tiên xuất hiện các nhóm cây xanh được khoanh tròn có số lượng là 6, 7, 8 cho trẻ lên tìm nhằm củng cố lại số lượng 8.
+ Cho xuất hiện từng cây xanh có số lượng trong phạm vi 8.
+ Tiếp tục cho xuất hiện 7 cái xô tưới nước.
+ Sau khi hỏi trẻ , tiếp tục cho xuất hiện thêm một cái xô tưới nước.
+ Khi trẻ đếm kiểm tra tiếp tục cho xuất hiện chữ số 8 biểu thị số lượng hai nhóm.
+ Tiếp tục làm hiệu ứng cho 2 xô nước biến mất.
+ Chọn số biểu thị cho số lượng nhóm xô còn lại. ( số 6)
+ Khi trẻ kiểm tra số lượng hai nhóm xong, tiếp tục làm hiệu ứng xuất hiện 2 xô nước, cho mất số 6 và xuất hiện số 8 biểu thị hai nhóm. Cứ như vậy tiến trình soạn theo đúng phương pháp của bài dạy cho đến hết. 
Khi sắp xếp các slide theo trình tự phương pháp bài dạy cần sắp xếp đơn giản, hợp lý và luôn luôn lưu ý đến mối liên kết giữa chúng. Vì đôi khi chỉ cần một trục trặc nhỏ trong quá trình tiến hành bài giảng cũng có thể gây lúng túng khi giảng bài. Tốt nhát cứ mỗi một nội dung là một slide trình diễn liên kết bởi hiệu ứng của Hyperline. Với hệ thống này người sử dụng chỉ việc nhấp chuột vào bất cứ hoạt động nào hay hình ảnh nào là yêu cầu sẽ được thể hiện ra, không cần theo thứ tự. Thêm vào đó, các hình ảnh được nằm theo từng slide riêng biệt nên hình ảnh to, rõ. Cô có thể linh hoạt xử lý các tình huống xãy ra ở trẻ mà không cần phải thực hiện các thao tác quay lại ban đầu mà chỉ cần nhấp "chuột" vào biểu tượng để thể hiện hình ảnh cần quay lại.
Ví dụ: 
Trong chủ đề "Phương tiện và luật lệ an toàn giao thông. Cô cùng trẻ xem các hình ảnh của một số phương tiện giao thông. Khi trẻ xem xong, cô cho trẻ hình dung, nhớ lại mình đã xem những gì và kể lại cho cô, các bạn biết. Sau khi trẻ kể xong, nếu muốn cho trẻ được xem lại thì giáo viên chỉ cần nhấp "chuột" vào biểu tượng của file đó để cho trẻ xem luôn chứ không cần phải "back"(quay lại) từ đầu để tìm lại. Đây là một hình thức rất hay giúp cho giáo viên tránh được việc gây rất nhiều thời gian và tránh việc làm gây mất hứng thú của trẻ. 
4. Tìm tư liêu văn bản, tư liệu hình ảnh, âm thanh, bài hát phù hợp: 
Tư liệu có thể được tìm ở nhiều nguồn khác nhau: trong sách báo, tạp chí đặc biệt là mạng internet với nguồn tài nguyên giáo dục phong phú và đa dạng. Nhất là có nhiều trong các phần mềm violet, Flash. Các hình ảnh sống động như những con vật ngộ nghĩnh, những hàng chữ biết đi, những con số biết nhảy cùng những hiệu ứng âm thanh sẽ thu hút sự chú ý và kích thích sự hứng thú của trẻ.
Ví dụ: Đối với hoạt động môi trường xung quanh, đây là một hoạt động với nội dung rộng lớn. Do vậy, khi tìm tư liệu cần phải linh hoạt lựa chọn những hình ảnh phù hợp với nội dung. Hình ảnh phải rõ nét, màu sắc hài hòa. Hay chúng ta có thể sử dụng video clip cho trẻ được quan sát các sự vật hiện tượng đang chuyển động có âm thanh kèm theo, những hình ảnh thật thì trẻ sẽ rất thích thú, tập trung chú ý và ngẫu nhiên giờ học đạt kết quả cao.
Đối với hoạt động âm nhạc: Dường như tất cả trẻ đều hứng thú khi một bài hát cất lên có tiếng nhạc đi kèm. Trẻ sẽ sẵn sàng đung đưa theo nhịp điệu bài hát du dương hay nhún nhảy theo những giai điệu sôi động. Nắm bắt đặc điểm đó, tôi đã lồng ghép trong các tiết âm nhạc, các ngày lễ hội cho trẻ nghe băng đĩa các bài hát phù hợp nội dung chủ đề đang thực hiện để thay thế hình thức hát đơn điệu không có âm thanh, tiếng đàn. Nhìn chung đa số trẻ hưởng ứng tích cực. 
Bên cạnh đó, đối với một số tư liệu hình ảnh gần gũi với trẻ như các hoạt động của trẻ thì có thể chủ động quay phim, chụp ảnh qua máy ảnh, điện thoại di động để làm tư liệu cho bài giảng.
IV. Kết quả đạt được:
 Qua quá trình thực hiện, bản thân tôi rất phấn khởi khi kết quả đạt được khá cao. 
 * Đối với trẻ: Nhiều trẻ rất hứng thú tham gia, khả năng tập trung chú ý cao và tham gia các hoạt động rất tích cực.
Nội dung
Tốt
Khá
Đạt yêu cầu
SL
%
SL
%
SL
%
Khả năng tập trung,chú ý
11
78,6
03
21,4
0
0
Khả năng ghi nhớ
07
50
04
28,6
03
21,4
Hứng thú, tích cực tham gia hoạt động
10
71,4
04
28,6
0
0
Nhiều trẻ tỏ ra mạnh dạn tự tin trong giao tiếp, đa số trẻ thuộc tất cả các chữ cái và chữ số.
 * Đối với giáo viên:
 Giáo viên nắm chắc phương pháp, linh hoạt trong các tiết dạy, đúc rút được nhiều kinh nghiệm cho bản thân.
V. Bài học kinh nghiệm: 
Trong quá trình thực hiện, bản thân tôi đã học tập và đúc rút được nhiều kinh nghiệm:
1. Khi thiết kế bài giảng tuyệt đối không tham lam chọn quá nhiều hiệu ứng hoặc quá đơn giản chỉ vài hình ảnh mà chỉ nên chọn hợp lý, vừa phải để tạo hứng thú và bất ngờ cho trẻ để bài giảng mang lại kết quả hữu hiệu nhất.
2. Lựa chọn đề tài phải phù hợp với mục tiêu, nội dung của chương trình
3. Lập dàn ý theo trình tự phương pháp của bài dạy phù hợp.
4. Tích cực sưu tầm các hình ảnh, tư liệu chương trình phục vụ cho việc thiết kế các bài giảng.
Ngoài ra, bản thân luôn bồi dưỡng, không ngừng học tập kỹ năng thực hành vi tính để xử lý kỹ thuật tốt hơn.
- Không quá lạm dụng giáo án điện tử để luôn cho trẻ được hoạt động và phát triển trong nhiều hoạt động khác.
C. kết luận 
“Trẻ em hôm nay thế giới ngày mai”. Mỗi trẻ em hôm nay là chủ nhân tương lai của đất nước. Để trẻ có được một nền móng vững chắc thì giáo viên phải tích cực tìm tòi, học hỏi để có sự sáng tạo đổi mới trong nội dung, phương pháp, hình thức, cách thức tổ chức hoạt động. Từ đó tạo cơ hội cho trẻ được tham gia vào các hoạt động, trẻ tiếp thu kiến thức một cách chủ động, giúp trẻ được phát triển toàn diện về các mặt thể chất, nhận thức, ngôn ngữ, tình cảm và quan hệ xã hội, thẩm mỹ.
ứng dụng công nghệ thông tin vào trong giảng dạy là một phương pháp mới đa hình thức và đang được mọi người quan tâm. Thực hiện công việc này giúp tôi học hỏi được nhiều thứ từ các nguồn thông tin khác nhau trong quả trình tìm hiểu, nghiên cứu. Mặt khác, việc cho trẻ làm quen tiếp cận công nghệ thông tin sớm là một phương án tốt nhằm giúp hình thành thêm cho trẻ một kỹ năng sống cần thiết trong thời đại công nghệ mở rộng như ngày nay. Tuy nhiên, chúng ta cũng không nên lạm dụng nhiều việc ứng dụng công nghệ thông tin vì trẻ luôn là trung tâm và việc ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy cũng chỉ là phương tiện giúp cho việc đạt đến mục tiêu chính là phát triển toàn diện cho trẻ. 
Những kiến thức kỹ năng và cách ứng dụng công nghệ thông tin vào trong giảng dạy của bản thân vẫn chỉ ở mức cơ bản. Bản thân nhận thấy vẫn còn nhiều vấn đề tiếp tục học hỏi, tìm kiếm giải pháp, đúc rút kinh nghiệm của các đơn vị bạn để không ngừng nâng cao kỹ năng và cách sử dụng công nghệ thông tin trong hoạt động giáo dục trẻ. Rất mong nhận được sự góp ý, trao đổi ý kiến của hội đồng khoa học các cấp để bản sáng kiến cải tiến kỹ thuật của tôi hoàn thiện hơn, áp dụng rộng rãi hơn.
 Kim Thủy, ngày 25 tháng 05 năm 2011
 Hội đồng khoa học nhà trường Người viết
 	 Võ Thị Ngân
Mục lục
A. Mở đầu ..............................................................................................Trang 1
B. Nội dung.............................................................................................Trang 2
I. Cơ sở khoa học..........................................................................Trang 2
II. Cơ sở thực tiễn.........................................................................Trang 2
1. Thuận lợi........................................................................Trang 3
2. Khó khăn........................................................................Trang 4
3. Điều tra thực tiễn............................................................Trang 5
III. Một số biện pháp nâng cao kỹ năng ứng dụng 
 công nghệ thông tin trong giảng dạy........................................Trang 5
1. Sử dụng một số thủ thuật trong bài giảng 
(hiệu ứng, phông chữ, kiểu chữ, màu nền............................Trang 4
2. Lựa chọn đề tài ứng dụng công nghệ thông tin 
 trong bài giảng..................................................................Trang 7
3. Lập dàn ý trình bày...........................................................Trang 8
4. Tìm tư liệu văn bản, tư liệu hình ảnh, âm thanh.............Trang 10 
IV. Kết quả đạt được.....................................................................Trang 11
V. Bài học kinh nghiệm................................................................Trang 11
C. Kết luận...............................................................................................Trang 12

File đính kèm:

  • docSK_MOT_SO_KY_NANG_UDCNTT_TRONG_BAI_DAY.doc
Sáng Kiến Liên Quan