Sáng kiến kinh nghiệm Một số hướng khai thác biện pháp nghệ thuật trong tác phẩm truyện hiện đại Việt Nam Lớp 9

Cơ sở lí luận

 Đến với văn chương, con người cảm nhận và ý thức được cái đẹp, sự hài hoà, sự sống, tiếp cận và tự nâng mình lên với những tư tưởng và tình cảm cao đẹp, sâu sắc và tinh tế, được bồi dưỡng về ngôn ngữ, thứ ngôn ngữ phong phú, sinh động, giàu sức biểu cảm nhất của dân tộc. Đối với cộng đồng cư dân văn hoá nào cũng vậy, văn chương có một ý nghĩa cực kì to lớn là vì thế. Đối với nước ta "một nước thơ" như Ngô Thì Nhậm từng khẳng định thì chân lý đó càng hiển nhiên.

 Rõ ràng, văn chương, mà trước hết là các nhà văn, là phần có giá trị bậc nhất trong di sản tinh thần của dân tộc ta. Người Việt không chỉ hôm qua và cả ngày nay nữa, đã gửi vào văn chương cả kinh nghiệm sống, tình yêu, khát vọng và cả đạo đức, triết học, tín ngưỡng của mình. Văn chương luôn trẻ trung, mới mẻ. Ở các nhà văn trẻ niềm khao khát đó như được nhân đôi. Sáng tạo văn chương là một lựa chọn tự nguyện đầy hứng thú, say mê nhưng cũng đầy cung phu, lao tâm khổ tứ, nghề "phu chữ" - theo cách nói của nhà văn Lê Đạt. Văn chương đâu chỉ có "chữ nghĩa", lo dùng "chữ" đã khó, lo "chữ nghĩa" càng khó hơn. Hay nói như Nam Cao: "Văn chương chỉ dung nạp những người biết đào sâu, biết tìm tòi, khơi những nguồn chưa ai khơi và sáng tạo những cái gì chưa ai có" và Thạch Lam một lần đã quả quyết: "Chỉ những nhà văn không chạy theo thời, không nghe theo tiếng gọi của sự háo hức, hám danh, sự chiều lòng công chúng, mà biết đi sâu vào tâm hồn mình, phát hiện những tính tình, cảm giác thành thực, tức là tìm thấy tâm hồn mọi người qua tâm hồn chính mình, mới có thể tạo được những giá trị bền vững, mới có thể đi tới chỗ bất tử mà không tự biết"

 Môn ngữ văn trong trường trung học đã khẳng định được vai trò to lớn trong việc hình thành, phát triển, định hướng nhân cách cho học sinh. Học văn là học làm người, học các phép tắc ứng xử trong cuộc sống. Mặt khác, đây là một môn học nghệ thuật, kích thích trí tưởng tượng bay bổng, sức sáng tạo của người học. Nên để dạy và học tốt môn ngữ văn, người dạy và người học phải không ngừng trau dồi vốn kiến thức ngôn ngữ, từ vựng, các kiến thức liên quan về các hình thức nghệ thuật, các nhà văn, nhà thơ, các câu ca dao tục ngữ, lấy đó làm vốn sống, vốn kinh nghiệm cho bản thân.

 

doc32 trang | Chia sẻ: Hải Thượng | Ngày: 05/05/2023 | Lượt xem: 638 | Lượt tải: 3Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số hướng khai thác biện pháp nghệ thuật trong tác phẩm truyện hiện đại Việt Nam Lớp 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
, không nên chỉ nghiên cứu sau khi phân tích nhân vật. Các tác phẩm có trong chương trình .
	Còn theo Từ điển thuật ngữ văn học: “Giọng điệu là thái độ, tình cảm, lập trường, tư tưởng đạo đức của nhà văn đối với hiện tượng được miêu tả, thể hiện trong lời văn, quy định cách xưng hô, gọi tên, dùng từ, sắc điệu tình cảm, cách cảm thụ xa, gần, thân, sơ, thành kính hay suồng sã, ngợi ca hay châm biếm”. Vì thế, giọng điệu là yếu tố đặc trưng của hình tượng tác giả trong tác phẩm và làm nên phong cách của mỗi nhà văn. Để tránh sự nhầm lẫn giữa giọng điệu trong lời nói với giọng điệu trong văn học. Nguyễn Thái Hòa đã sử dụng khái niệm về giọng văn như sau: “cấu trúc bất biến của một nhà văn có phong cách riêng đánh dấu đặc trưng sử dụng ngôn ngữ, trong đó phản ánh quan hệ giữa nhà văn với hiện thực cuộc sống, với ngôn ngữ đang dùng và không phụ thuộc vào thể loại và đối tượng được nói đến”. Từ đó, giọng văn sẽ được thống nhất “bất biến” trong toàn bộ sáng tác của nhà văn. Trong văn chương, giọng điệu chỉ quan tâm đến hình thức nói nhưng giữa hình thức nói và nội dung được nói vẫn có mối quan hệ mật thiết với nhau. Bởi giọng điệu luôn gắn liền với việc dùng hình tượng để miêu tả đối tượng của sáng tác. Cho nên những người sành sỏi về văn học, họ có thể căn cứ vào từng đặc điểm về giọng điệu trong một đoạn văn tự sự nào đó để xác định chủ nhân của tác phẩm ấy. 
	Trong nhiều cuốn sách nghiên cứu như lí luận, từ điển văn học chỉ ra rất nhiều kiểu giọng điệu: mỉa mai, châm biếm, trang nghiêm, hách dịch; suồng sã, xót xa, buồn bã, thâm trầm... và ứng với mỗi trạng thái tâm lí của con người, ta lại có vô số cách biểu hiện khác nhau nữa. Cho nên, việc tìm được giọng điệu phù hợp sẽ giúp nhà văn kể chuyện hay hơn, thể hiện được sâu sắc hơn cho lý tưởng thẩm mĩ của mình. Khảo sát các truyện hiên đại VN trong chương trình ngữ văn 9 chúng tôi chú ý đến một số giọng điệu sau: 
 + Giọng trữ tình, đằm thắm: 
	`Giọng điệu này dễ tìm thấy ở dạng truyện mà người kể chuyện xưng “tôi” và tự kể về cuộc đời mình chẳng hạn như trong Những ngôi sao xa xôi của Lê Minh Khuê hay Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long. Chất trữ tình còn thể hiện trong những tâm sự, những cảm xúc chủ quan của nhân vật của những câu chuyện có cốt truyện đơn giản như Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long. Đọc những tâm sự này ta thấy một Nguyễn Thành Long nhẹ nhàng mà ưu tư với những trăn trở về ý nghĩa cống hiến trong cuộc đời. Hay giọng trữ tình, đằm thắm đã tạo cho trang viết của Lê Minh Khuê mềm mại, đầy nữ tính. Mối hiểm nguy và sự căng thẳng luôn phải đối mặt với cái chết đã được các cô cảm nhận với sự bình tĩnh, không chút sợ hãi, qua cái giọng bình thản pha chút hóm hỉnh nhưng cũng vẫn rất tự nhiên không hề lên gân cao giọng. Quen rồi. Một ngày chúng tôi phá bom đến năm lần. Ngày nào ít: ba lần. Tôi có nghĩ đến cái chết . Nhưng một cái chết mờ nhạt, không cụ thể. còn cái chính : liệu mìn có nổ , bom có nổ không ? Đấy là ngôn ngữ của tuổi trẻ ở giữa chiến trường. Tất cả được dẫn dắt bởi "bản năng", trải nghiệm thực tế của nhà văn và tạo nên âm điệu phong phú, đa dạng nhưng không kém phần rung động trong lòng người đọc. 
+ Giọng chiêm nghiệm, triết lí: 
Bến quê của Nguyễn Minh Châu là một tác phẩm như vậy: nhà văn sử dụng ngôn ngữ và giọng điệu đầy chất suy tư, hình ảnh biểu tượng. GV có thể cho HS nêu ý nghĩa của những câu văn đặc biệt đó: “Con người ta trên đường đời thật khó tránh khỏi những điều vòng vèo hoặc chùng chình”. “Suốt cuộc đời Nhĩ đã từng đi tới không sót một xó xỉnh nào trên trái đất, nhưng đây là một chân trời gần gũi mà lại xa lắc vị chưa hề bao giờ đi đến ­ cái bờ bên kia sông Hồng ngay trước cửa sổ nhà mình). Có lẽ, qua "Bến quê”, Nguyễn Minh Châu đã gửi gắm những suy ngẫm là trải nghiệm của cả cuộc đời. Một cuộc đời đã trải qua mưa bom bão đạn chiến tranh. Một cuộc đời đã có những tháng ngày vất vả, nhọc nhằn giữa dòng đời bon chen. Suy nghĩ ấy hẳn sâu sắc lắm, hẳn thiết tha lắm, hẳn sẽ có những khoảng lặng trầm lắng chứa cả cay đắng lẫn giọt nước mắt xót xa. Bằng trái tim đầy xúc cảm của một nhà văn, Nguyễn Minh Châu đã gửi gắm trải nghiệm ấy đến cả cuộc đời, đến tất cả mọi người như để thức tỉnh, như để nhắc nhở con người về tình cảm đẹp đẽ nhất. Đáng quý trọng biết bao một trái tim như thế, một trái tim chỉ biết tìm cái đẹp, cái hay tô điểm cho cuộc đời chung của chúng ta. Tại sao chúng ta không thể sống đẹp hơn nữa, để tô điểm thêm cho cuộc đời mỗi chúng ta, cuộc đời chung và đáp lại những cống hiến to lớn như thế? Bằng giọng điệu này nhà văn đã bộc lộ thế giới quan, nhân sinh quan của mình và làm tăng sức khái quát cho hình tượng nghệ thuật. 
 3.3.3 Cách khai thác ngôn ngữ và giọng điệu của tác phẩm truyện.
	GV làm nổi bật hệ thống ngôn ngữ quần chúng trong “Làng”, hay ngôn ngữ đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm trong TP “Lặng lẽ SaPa”. Trong VB Những ngôi sao xa xôi: thành công với ngôn ngữ trần thuật, phù hợp với người kể chuyện ­ tạo cho tác phẩm giọng điệu và ngôn ngữ địa phương, gần gũi với khẩu ngữ, trẻ trung và có nữ tính. Hay lời kể thường dùng câu ngắn, nhịp nhanh, tạo không khí khẩn trương , căng thẳng ngột ngạt trong hoàn cảnh chiến tranh, trong lúc Phương Định phá bom, hay qua một trận mưa đá bất chợt, tạo tính dồn dập: Lại một đợt bom. Khói vào hang. Tôi ho sặc sụa và tức ngực. Cao điểm bây giờ thật vắng. Chỉ có Nho và chị Thao. Và bom. Và tôi ngồi đây. Và cao xạ đặt bên kia quả đồi. Cao xạ đang bắn. Hay nhịp kể chậm lại, gợi những kỉ niệm tuổi thơ hồn nhiên vô tư trong không khí thanh bình trước chiến tranh – ở đoạn hồi tưởng của P.Định về cuộc sống trước đây ở Hà Nội. Hàng cây bốn mùa thay lá, cái vòm nhà hát, tiếng rao bán xôi, lũ trẻ con bâu quanh thùng kem ... Tất cả nỗi nhớ xoáy mạnh như sóng, sống dậy, ùa về trong tiềm thức làm dịu mát tâm hồn giữa căng thẳng, khốc liệt của chiến trường . Sự đan cài giữa hiện thực và lãng mạn, nhịp kể nhanh và chậm khiến cho bức tranh chiến trường c ó một đường viền óng ánh. Thông thường, chúng ta thường khai thác nghệ thuật này qua những cách thức sau:
- Khai thác trong quá trình phân tích tác phẩm.
- Khi tổng kết các giá trị của tác phẩm.
- Khi liên hệ, so sánh.
- Khi khai thác các biện pháp nghệ thuật khác. Đây là điều đặc biệt, bởi ngôn ngữ và giọng điệu của một tác phẩm thường được làm nổi bật thông qua: 
+ Cách sử dùng từ, đặt câu
+ Diễn biến tâm lý nhân vật
+ Chất trữ tình trong truyện
+ Nghệ thuật xây dựng nhân vật.
+ Chọn ngôi kể
	Chính vì sự chi phối của các biện pháp nghệ thuật trên đến giọng điệu và ngôn ngữ tác phẩm nên ta sẽ thấy giọng điệu các các tác phẩm không giống nhau.
+ " Những ngôi sao xa xôi" giọng kể tự nhiên ( Do kết cấu câu văn ngắn, do lựa chọn ngôi kể...)
+ " Lặng lẽ Sa Pa" giọng kể nhẹ nhàng, trong trẻo ( do tình huống truyện nhẹ nhàng, các nhân vật đều được gọi tên một cách phiếm chỉ...)
+ Từ ngữ địa phương cũng là một yếu tố ngôn ngữ mà nhà văn đưa vào để làm nổi bật đặc trưng vùng miền của tác phẩm, yếu tố này xuất hiện ở tác phẩm Chiếc lược ngà là rõ nét hơn cả, với hàng loạt những từ như: ba, má, vá, lòi tói,  
	Giọng kể sẽ tạo ra cái "phom" cho tác phẩm, cái "tạng" cho nhà văn. Nói cách khác: là một yếu tố hình thành phong cách. Phát hiện ra giọng kể, cảm nhận được tác dụng của giọng kể làm tăng vốn tri thức văn chương cho học sinh. Giúp chính giọng văn của các em trở nên phong phú.
3.4 Cách tạo tình huống truyện và kết cấu
a. Đôi nét khái quát
+ Tình huống truyện:
Trong một truyện ngắn, việc tạo ra tình huống như thế nào cho độc đáo là một yếu tố rất quan trọng góp phần khẳng định tài năng và phong cách riêng của một nhà văn. Nói như giáo sư Nguyễn Đăng Mạnh thì: “Quan trọng nhất của truyện ngắn là tạo ra tình huống nào đấy, từ tình huống ấy bật nổi một bản chất tính cách nhân vật hoặc bộc lộ một tâm trạng”. 
Nghệ thuật tạo tình huống truyện đặc biệt thành công qua 3 văn bản tự sự hiện đại VN là: Làng, Chiếc lược ngà và Bến quê. Đặc biệt trong Bến quê. . Truyện “Bến quê” xây dựng trên hai tình huống:
 - Tình huống thứ nhất:
 + Khi còn trẻ, Nhĩ đã đi rất nhiều nơi. Gót chân anh hầu như đặt lên khắp mọi xó xỉnh trên trái đất.
 + Về cuối đời, anh mắc phải một căn bệnh hiểm nghèo nên bị liệt toàn thân, không tự di chuyển dù chỉ là nhích nửa người trên giường bệnh. Mọi việc đều phải nhờ vào vợ.
 à Đây là một tình huống đầy nghịch lí để người ta có thể chiêm nghiệm một triết lí về đời người.
 - Tình huống thứ hai :
 + Phát hiện ra vẻ đẹp của bãi bồi bên sông khi đã liệt toàn thân, Nhĩ khao khát một lần được đặt chân đến đó. Biết mình không thể làm được, anh đã nhờ cậu con trai thực hiện giúp mình cái điều khao khát ấy. Nhưng cậu con trai lại sa vào đám đông chơi cờ thế bên hè phố, bỏ lỡ mất chuyến đò ngang trong ngày qua sông.
Tạo ra một chuỗi những tình huống nghịch lý như trên, tác giả muốn lưu ý người đọc một nhận thức về cuộc đời: cuộc sống và số phận con người chứa đựng những điều bất thường, những nghịch lý, ngẫu nhiên, vượt ra ngoài những dự định, ước muốn, cả những hiểu biết và toan tính của người ta. Cuộc đời con người thật khó tránh được những cái vòng vèo, chùng chình. Và chỉ khi Nhĩ (chúng ta) cảm nhận thấm thía vẻ đẹp của quê hương ; tình yêu thương và đức hi sinh của những người thân khi người ta sắp từ giã cõi đời. Bên cạnh đó, tác giả còn muốn gửi gắm mọi suy ngẫm: trong cuộc đời, người ta hướng đến những điều cao xa mà vô tình không biết đến những vẻ đẹp gần gũi ngay bên cạnh mình. Truyện ngắn Bến quê là những phát hiện có tính quy luật : Trong cuộc đời, con người thường khó tránh khỏi những sự vòng vèo, chùng chình ; đồng thời thức tỉnh về những giá trị và vẻ đẹp đích thực của đời sống ở những cái gần gũi, bình thường mà bền vững.
 Tình huống truyện là yếu tố do tác giả sáng tạo ra để bộc lộ phẩm chất của một hay nhiều nhân vật. Tình huống truyện có thể rõ rệt, có thể mờ nhạt, có thể gay cấn. Và sau khi tình huống truyện được giải đoán thì ta sẽ thấy được tâm trạng của nhân vật được bộc lộ rõ nét hơn rất nhiều. 
Nhìn chung truyện ngắn hiện đại VN trong chương trình ngữ văn 9 chủ yếu xoay quanh các dạng tình huống sau:
+ Tình huống tâm trạng:
Đây là kiểu tình huống đánh thức quá khứ, gợi lại những kỉ niệm, biểu hiện sâu sắc nhất đời sống tình cảm của một con người. 
+ Tình huống tự nhận thức:
Để tạo được những biến đổi trong nhận thức nhân vật. Nguyễn Minh Châu đã đặt Nhĩ vào những tình huống để nhân vật nhận ra sai lầm, nhận ra chân lí của cuộc đời. Để nhân vật vào tình huống tự nhận thức, nhà văn có điều kiện đào sâu tâm trạng của nhân vật, khám phá chiều sâu cảm xúc của con người. Tự ý thức là điều cẩn thiết để con người tránh bớt những lầm lỡ, sai sót trong cuộc đời. 
+ Tình huống mang tính kịch: 
Đặt nhân vật của mình vào các tình huống mang tính kịch để họ bộc lộ suy nghĩ, tâm trạng của mình. Ở TP Làng, tác giả đặt nhân vật ông Hai vào tình huống rất gay cấn để làm bộc lộ sâu sắc tình cảm yêu làng, yêu nước của ông, tình huống ấy là cái tin làng ông đã theo giặc ­ mà chính ông đã nghe được từ những người tản cư. - Tình huống ấy khiến ông đau xót, tủi hổ, day dứt trong sự xung đột giữa tình yêu làng quê và tình yêu nước, mà tình cảm nào cũng mãnh liệt, thiết tha. Đặt nhân vật vào tình huống gay gắt ấy, tác giả đã làm bộc lộ sâu sắc cả hai tình cảm nói trên ở nhân vật và cho thấy tình yêu nước, tinh thần kháng chiến lớn rộng bao trùm lên tình yêu làng, nó chi phối và thống nhất, mọi tình cảm khác trong con người Việt Nam thời kháng chiến.
Đây là một nghệ thuật quan trọng mà trước khi tìm hiểu tình yêu quê và tinh thần yêu nước của ông Hai không thể không nghiên cứu tình huống truyện. Nếu GV bỏ qua hoặc lướt qua tình huống truyện này thì coi như việc phân tích nhân vật ông Hai và tìm hiểu giá trị của TP không thành công. 
Truyện ngắn Chiếc lược ngà là biểu tượng cho đặc điểm trần thuật truyện ngắn của Nguyễn Quang Sáng. Điều tạo nên sức hấp dẫn của câu chuyện là tác giả đã xây dựng được một tình huống hết sức chặt chẽ, hấp dẫn xoay quanh những tình huống bất ngờ nhưng tự nhiên và hợp lý. Nghệ thuật kể chuyện của Nguyễn Quang Sáng thoải mái, tự nhiên với giọng điệu thân mật, dân dã. Truyện ngắn đã thể hiện tình cha con sâu sắc của hai cha con ông Sáu trong hai tình huống:
- Tình huống thứ nhất: hai cha con gặp nhau sau tám năm xa cách, nhưng thật trớ trêu là bé Thu không nhận cha, đến lúc em nhận ra và biểu lộ tình cảm thắm thiết thì ông Sáu lại phải ra đi. Đây là tình huống cơ bản của truyện.
- Tình huống thứ hai: ở khu căn cứ, ông Sáu dồn tất cả tình yêu thương và mong nhớ đứa con vào việc làm cây lược ngà để tặng con, nhưng ông Sáu đã hy sinh khi chưa kịp trao món quà ấy cho con gái.
=> Nếu tình huống thứ nhất bộc lộ tình cảm mãnh liệt của bé Thu với cha thì tình huống thứ hai lại biểu lộ tình cảm sâu sắc của người cha với đứa con.
b. Cách khai thác
- Trong quá trình đọc hiểu
- Khi phân tích tác phẩm
- Khi tổng kết, đánh giá
- Khi liên hệ so sánh.
* Lưu ý: Tình huống truyện có thể được khai thác khi ta phân tích nhân vật. Có thể được khai thác riêng, độc lập để soi chiếu vào nhân vật.
	Tình huống trong cùng một tác phẩm đều được phân chia thành nhiều mức độ. Có tình huồng bình thường, tình huống cao trào... giáo viên cần nhận rõ điều này để giúp học sinh phân biệt.
Ví dụ: Khi phân tích truyện "Làng" ( Kim Lân), có thể hỏi:
	Để làm nổi bật tình cảm của nhân vật, tác giả đưa nhân vật vào tình huống nào?
Hoặc: Tình huống "ông Hai nghe tin làng theo giặc" có tác dụng gì trong việc biểu hiện tâm lý nhân vật ?
Hay: " Lặng lẽ Sa Pa" (Nguyễn Thành Long) có mấy tình huống truyện ? Dụng ý của nhà văn khi xây dựng tình huống truyện nhẹ nhàng, đơn giản là gì ?
3.5 Nghệ thuật tái hiện hiện thực. 
Hiện thực được tái hiện thông qua cái nhìn chủ quan của tác giả đã đưa vào tác phẩm. Tạo cái nền cho hệ thống các sự kiện, nhân vật thể hiện và bộc lộ tính cách của mình. GV cũng phải cho HS thấy được hiện thực đã được đưa vào tác phẩm như thế nào, từ đó HS hình dung ra một khung cách chân thực trong tác phẩm. Nhìn chung, sự tái hiện hiện thực của các tác giả trong giai đoạn sáng tác này đều dựa vào hoàn cảnh lịch sử cụ thể của đất nước. Đó là các giai đoạn kháng chiến ác liệt của dân tộc qua 2 cuộc kháng chiến chống pháp và chống Mĩ. Không khí khẩn trương xây dựng hòa bình ở MB, và sau khi đất nước thống nhất đi lên xây dựng CNXH. Khi học VB “ Những ngôi sao xa xôi”, GV phải làm tái hiện được khung cảnh của một cao điểm trên tuyến đường Trường Sơn đầy bom đạn. Có thể sử dụng các câu hỏi để HS liên tưởng, và so sánh với khung cảnh chiến tranh ở hiện thực ngoài cuộc sống. Hay qua VB Lặng lẽ Sa Pa, em thấy quang cảnh ở đây như thế nào, quang cảnh đó có tác dụng gì trong việc thể hiện phẩm chất của anh thanh niên. Khi đó HS sẽ hình dung ra một khung cảnh vắng vẻ, bốn bề chỉ có cây cỏ và mây mù lạnh lẽo, trên một đỉnh núi cao. Và giúp bộc lộ tâm trạng cô đơn, trống trải. Điều này càng tô đậm thêm vẻ đẹp của anh thanh niên. GV có thể so sánh với các hiện thực của các TP thơ trong giai đoạn này như bài thơ Đồng chí của nhà thơ Chính Hữu tái hiện lại cảnh người lính đứng gác trong đêm, dưới ánh trăng, hay bài thơ: Bài thơ về tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Duật – hiện thực hiện lên thật trần trụi, chân thực. GV có thể tái hiện lại hiện thực về con người và cảnh vật bằng các hình thức khác như nghe nhạc, xem phim ảnhVD trong TP “Những ngôi sao xa xôi, GV có thể cho HS nghe một đoạn nhạc bài hát “Cô gái mở đường” điều đó giúp HS hình dung tốt hơn hiện thực.
3.6. Nghệ thuật dùng nhan đề truyện giàu ‎ ‎y nghĩa
Nhan đề của truyện là dụng ‎y nghệ thuật, thành công của truyện một phần nhờ cách đặt tên . Vì vậy cần khai thác y nghĩa khái quát hay biểu tượng của nhan đề . Ví dụ‎ truyện "Làng" không phải là “Làng Chợ Dầu” vì nếu là “Làng Chợ Dầu” thì vấn đề mà tác giả đề cập tới chỉ nằm trong phạm vi nhỏ hẹp, cụ thể ở một làng. Dụng ý của tác giả muốn nói tới một vấn đề mang tính phổ biến ở khắp các làng quê, có trong mọi người nông dân. Bởi thế "làng" là nhan đề hợp lý với dụng ý của tác giả. Qua đó ta hiểu chủ đề của truyện: ca ngợi tình yêu làng quê tha thiết của những người nông dân Việt Nam trong kháng chiến chống Pháp.
Như vậy, nhan đề "Làng" vừa nói lên được cái riêng là tình yêu làng của ông Hai, đồng thời qua cái riêng ấy, cũng nói lên được cái chung: tấm lòng của những người dân quê đất Việt.
Hay nhan đề truyện Bến quê. Bến: tức là chỗ đỗ, chỗ đậu. Bến quê là nơi sinh hoạt đông vui ở làng quê như bến nước, mái đình, cây đa, bến quê còn là nơi bến đậu của con đò quen thuộc, của những con người quê hương đã từng bôn ba đây đó, đã từng trải qua nhiều sóng gió của cuộc đời nay trở về sống những ngày tháng cuối cùng, cảm thấy được che chở và bình yên. Bến quê với họ lúc này là nơi trú ngụ êm đềm nhất trong cuộc đời mỗi con người bởi con người ta ai chẳng có một quê hương để một đời gắn bó. Quê hương (gia đình, vợ con)và những gì thân thương nhất chính là bến đỗ của cuộc đời. Câu chuyện thức tỉnh mỗi chúng ta phải biết trân trọng, nâng niu những vẻ đẹp bình dị, gần gũi của gia đình, quê hương.
4. Quan điểm chung về cách khai thác các biện pháp nghệ thuật thường được sử dụng trong văn bản tự sự.
4.1 Trong một tác phẩm thì chắc chắn tác giả không sử dụng hết các BPNT, mà chỉ làm nổi bật một hoặc một vài các biện pháp. GV nên có cái nhìn bao quát, cũng như không nên quá sa đà vào việc tìm hiểu tất cả các NT mà không chú ý đến nội dung, thông thường NT chỉ có tác dụng làm nổi bật nội dung TP.
4.2 Cần cung cấp những khái niệm, thuật ngữ quan trọng thường gặp trong quá trình tiếp cận truyện hiện đại.
4.3 Xác định trình tự khai thác các biện pháp nghệ thuật trong tác phẩm: Từ phát hiện chi tiết đến xác định biện pháp nghệ thuật rồi nhận xét phân tích tác dụng.
4.4 Xây dựng hệ thống câu hỏi khai thác, hiểu và cảm thụ các biện pháp nghệ thuật một cách hợp lí.
4.5 Khai thác các biện pháp nghệ thuật trong từng tác phẩm đặt trong mối quan hệ với các tác phẩm cùng đề tài, cùng thời kì, hoặc trong cả chương trình.
4.6 Kết hợp giữa các tiết dạy thep PPCT với các tiết dạy tự chọn, dạy ngoại khoá.... để cung cấp đầy đủ các kiến thức lý thuyết có liên quan và khắc sâu kiến thức.
4.7 Kết hợp nhuần nhuyễn giữa lý thuyết với thực hành. Tức là bên cạnh phân tích tác phẩm trên lớp cần tăng cường đánh giá học sinh thông qua các bài kiểm tra thường xuyên, kiểm tra định kỳ hoặc các bài khảo sát.
 Phần III . Kết luận
	Các truyện ngắn tự sự hiện đại Việt Nam tuy đã có sự tiếp nối các thể tương tự trong văn học trung đại nhưng đã có sự đổi mới sâu sắc về mọi phương diện. Đề tài được mở rộng, hướng tới mọi mặt của đời sống con người, không bị gò bó vào mục đích giáo huấn đạo lý thông thường. Nghệ thuật tự sự và miêu tả có những đổi mới rất cơ bản. Tự sự đa dạng và có thể thay đổi điểm nhìn, vai kể, đến vai trò người kể chuyện, từ việc sử dụng những thủ pháp miêu tả đến sự đổi mới về ngôn ngữ, câu văn. Nhân vật trong truyện ngắn trong văn bản tự sự hiện đại VN được nhìn nhận và miêu tả trong tính cá thể, nghĩa là mang đặc điểm, tính cách, tâm trạng và số phận của từng cá nhân, mang tính tiêu biểu. Các biện pháp nghệ thuật này rất đa dạng và phong phú, việc làm thế nào để có thể giúp cho người GV có thể khai thác tốt hơn giá trị của VB, làm thế nào để HS hiểu rõ được những gì mà tác giả đã thể hiện và truyền đạt là một điều rất khó khăn. Nghị quyết hội nghị lần II BCH TW Đảng khóa VIII nêu rõ: “Đổi mới phương pháp giáo dục truyền thống, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện thành nếp tư duy sáng tạo của người học”; “Phương pháp GD phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, tư duy sáng tạo của người học, bồi dưỡng lòng say mê học tập và ‎‎‎ y chí vươn lên”
Tóm lại, chuyên đề của chúng tôi nghiên cứu và thực hiện với một lí do duy nhất là giúp dạy và học tốt môn ngữ văn THCS trong tình trạng HS có biểu hiện ngại học văn, và yếu kém kiến thức môn ngữ văn hiện nay.
	Thời gian nghiên cứu không dài, kinh nghiệm của chúng tôi còn hạn chế, trình bày chuyên đề này với các đ/c dạy môn Ngữ văn – rất mong nhận được những kiến đóng góp và xây dựng chân thành và sự chỉ đạo của cấp trên.
 Xin chân thành cảm ơn.

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_huong_khai_thac_bien_phap_nghe.doc
Sáng Kiến Liên Quan