Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp xây dựng lớp học hạnh phúc thông qua công tác chủ nhiệm lớp

Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nhắc nhở: Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu.

Đảng Cộng sản Việt Nam trong quá trình lãnh đạo công cuộc đổi mới, xây dựng và

bảo vệ Tổ quốc đều nhấn mạnh tầm quan trọng đặc biệt của giáo dục- đào tạo, coi

giáo dục – đào tạo là quốc sách hàng đầu.

Môi trường giáo dục hiện tại đang chịu nhiều hệ lụy từ những mặt xấu của

nền kinh tế thị trường, sự bùng nổ của công nghệ thông tin, Internet, mạng xã hội

đến tâm lí tuổi học trò nên nhiều em có những suy nghĩ và hành động sai lệch.

Điều này đang chi phối và ảnh hưởng đến môi trường giáo dục. Hơn nữa, không ít

trường học đang không thể đứng vững trước sự tấn công ồ ạt tinh vi của những trào

lưu tư tưởng, lối sống phức tạp được du nhập từ bên ngoài như các tệ nạn xã hội,

ma túy, bạo lực. Đó còn là sự suy thoái về đạo đức, nhân cách của không ít cán bộ

quản lí giáo dục vì lợi ích trước mắt mà hủy hoại nhân tâm với những vụ việc như

gian lận trong thi cử; một số câu chuyện đau lòng khi một số học sinh bị thầy/cô

xâm hại, quấy rối tình dục; một số việc bảo mẫu bạo hành trẻ em; sự thương mại

hóa, đề cao lợi ích, đồng tiền của một cơ sở giáo dục. Học sinh có những tư tưởng

và thói quen lệch lạc về bản thân, về gia đình, về thầy cô. Đó là không ít học sinh

mang xu thế bạo hành để giải quyết các vấn đề trong cuộc sống như đánh hội đồng,

đánh tay đôi, cấu xé, lột quần áo bạn nơi công cộng; đó là phản ứng tiêu cực như

chống phá nhà trường, thậm chí tử tự khi cho rằng nhà trường không tôn trọng

mình, xúc phạm danh dự cá nhân khi chính mình mắc lỗi; đó còn là sự thiếu tôn

trọng thầy/cô khi văng lời tục tằn thô lỗ với giáo viên. Một số phụ huynh có

những hành động, ứng xử thiếu văn hóa đối với nhà trường như đánh giáo viên, tố

cáo nhà trường, chà đạp lên danh dự và nhân phẩm người thầy.

Trong quá trình công tác của bản thân, của đồng nghiệp, tôi nhận thấy học sinh

phát triển chưa toàn diện, chưa được chú ý đúng mực từ phía nhà trường cũng như

từ phía phụ huynh học sinh. Học sinh còn chưa ngoan, ý thức tự giác, tổ chức kỉ

luật còn nhiều yếu kém, nhất là khả làm chủ và kiểm soát hành vi, kiểm soát cá

nhân. Các em có những thay đổi về tâm sinh lý, dễ vui, dễ buồn, dễ hành động theo

cảm tính, bản năng, bộc phát. Học sinh còn mang nhiều mặc cảm tự ti về năng lực

từ đó xa lánh, thậm chí ghét bỏ nhau vì bạn luôn được khen còn mình yếu kém

chậm tiến; Phụ huynh học sinh chưa hài lòng về hoạt động giáo dục của nhà trường

nên dẫn tới suy nghĩ lệch lạc, gây nhiều khó dễ trong việc thực hiện hoạt động giáo

dục, thậm chí bất hợp tác, chực tìm ra lỗi sai để phản kháng. Giáo viên chủ

nhiệm căng thẳng, mệt mỏi, áp lực khi đứng trước phụ huynh, học sinh và nhà

trường về chất lượng giáo dục, về mối quan hệ phụ huynh- nhà trường, về hoàn

thành nhiệm vụ.

Từ những thực tiễn trên, tôi tiến hành khảo sát qua các đồng nghiệp làm

công tác chủ nhiệm, qua những mong muốn trăn trở của phụ huynh, và qua thực tế

tình hình học sinh THPT và thấy việc đổi mới công tác chủ nhiệm, tìm những giải

pháp chủ nhiệm mới là việc làm cần thiết có ý nghĩa thời sự rất lớn nhằm cải thiện

các thực tiễn trên. Và giải pháp xây dựng lớp học hạnh phúc một lớp học mà giữa7

giáo viên - học sinh - phụ huynh đều hạnh phúc.

Thực hiện các công văn, văn bản chỉ đạo của Bộ Giáo dục & Đào tạo, của Sở

Giáo dục Nghệ An, của trường THPT về việc xây dựng trường học hạnh phúc -

trường học của sự yêu thương, an toàn, và tôn trọng. Mỗi trường học đang xây

dựng mô hình trường học hạnh phúc, trường học yêu thương, an toàn và tôn trọng.

Bản thân tôi là giáo viên chủ nhiệm, khi đứng trước thực tế ấy, cũng muốn góp

công sức nho nhỏ để tạo dựng môi trường học tập mà ở đó ai cũng được hạnh

phúc, một môi trường an toàn, lành mạnh, thân thiện, tích cực.

pdf61 trang | Chia sẻ: thuydung3ka2 | Ngày: 02/03/2022 | Lượt xem: 8304 | Lượt tải: 9Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp xây dựng lớp học hạnh phúc thông qua công tác chủ nhiệm lớp", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g giáo dục 
học sinh. 
5. Báo cáo các hoạt động tài chính của lớp, của trường và dự trù kế hoạch tài 
chính kì II. 
* Các khoản thu chi theo quy định 
-Đã thực hiện 
-Chưa thực hiện 
 37 
- Tồn tại 
- Giải pháp 
* Các khoản thu chi theo thỏa thuận 
-Đã thực hiện 
-Chưa thực hiện 
- Tồn tại 
-Giải pháp 
* Dự trù hoạt động học kì 2 
- Các khoản theo quy định 
-Các khoản thỏa thuận, ủng hộ, hỗ trợ giáo dục 
Phần bốn 
Chủ trì thư kí cuộc họp, tham gia của quý phụ huynh, giáo viên chủ nhiệm, học 
sinh (lớp trưởng) 
a. Thông qua các biên bản, kí xác nhận của các bộ phận liên quan 
- Biên bản tường thuật 
- Biên bản kế hoạch giáo dục học kì 2 
- Quyết nghị của cuộc họp 
b. Tham gia tư vấn tâm lí học đường 
- Trực tiếp với tổ tư vấn học đường 
- Gửi thư hỗ trợ 
c. Bế mạc. 
3.2. Hiệu quả thực tiễn đổi mới tổ chức họp phụ huynh 
 Đối với giáo viên chủ nhiệm: Thuận lợi trong hoạt động giáo dục, quản lí lớp 
học. Có được sự đồng thuận chung sức, chung lòng từ phụ huynh trong việc hỗ trợ 
giáo dục. Có được niềm tin tưởng của phụ huynh với giáo viên chủ nhiệm, với nhà 
trường. 
 Đối với học sinh: vui vẻ, hứng khởi, tự tin và có động lực phấn đấu trong rèn 
luyện năng lực và trí lực. Bởi các em khẳng định được năng lực, giá trị của bản 
thân; được tôn trọng, ghi nhận ý kiến; được quyền quyết định, chủ động đề xuất 
phương thức, cách thức học tập và rèn luyện; hơn hết còn được thấu hiểu, cảm 
thông, chia sẻ với sự đồng hành của gia đình, của thầy cô và bạn bè. 
 Đối với phụ huynh: vui vẻ, cởi mở, thân tình, hứng khởi, có trách nhiệm, hợp 
tác, chia sẻ thấu hiểu, tin tưởng vào nhà trường, điều gì chưa vừa lòng cũng sẵn 
sang chia sẻ. Bởi họ được tham gia là với tư cách là người đồng giáo dục, có quyền 
đánh giá, có quyền đề xuất ý kiến, có quyền được xây dựng và hoạch định chiến 
lược giáo dục với nhà trường, với học sinh. Với vai trò quan trọng trong hoạt động 
giáo dục như vậy, phụ huynh sẽ có trách nhiệm, tận tâm và chia sẻ, thấu hiểu hơn 
trong hoạt động giáo dục. 
 Đối với nhà trường: Thuận lợi tiến hành kế hoạch giáo dục khi có sự hợp tác và 
động thuận của phụ huynh, học sinh. Tạo được niềm tin trong nhân dân, khẳng 
định được vai trò chủ chốt trong hoạt động giáo dục. Giáo viên hiểu hơn về hoàn 
cảnh, mong muốn của phụ huynh và từ đó có những giải pháp giáo dục thiết thực. 
 38 
VI. Hiệu quả của đề tài 
 4.1. Ứng dụng 
 Đề tài của tôi được ứng dụng trong trực tiễn công tác chủ nhiệm tại trường Trung 
học Phổ thông Quỳ Hợp 2 
 Đề tài của tôi được đồng nghiệp ứng dụng trong trực tiễn công tác chủ nhiệm tại 
các trường trên địa bàn tỉnh Nghệ An như Thầy Lê Tuấn Anh - trường Trung học 
Phổ thông Quỳ Hợp 2, Cô Lê Thị Mỹ - trường Trung học Phổ thông Quỳ Hợp 1 
và Cô Hà Thị Sáng - trường Trung học Phổ thông Nghi Lộc 3. 
4.2. Đối tượng ứng dụng 
 Đối với học sinh, đề tài của chúng tôi được ứng dụng chủ nhiệm cho tác cả 
các khối lớp của trường Trung học Phổ thông. Không phân biệt học sinh lớp 
chuyên hay đại trà. Bởi đề tài có tính chất phân cấp từ dễ đến khó, từ đơn giản đến 
phức tạp. Các kĩ năng được hình thành từ thấp đến cao, từ dễ đến khó. Vì thế dù 
học sinh có ở các đối tượng khác nhau cũng đề chủ động tham gia hoạt động giáo 
dục. 
 Đối với giáo viên, đề tài được sử dụng làm tài liệu trong công tác chủ nhiệm, 
vừa làm tài liệu nghiên cứu tâm lí học đường, nghiên cứu công tác chủ nhiệm lớp. 
4.3. Hiệu quả qua thực tế công tác chủ nhiệm 
 Năm học 2015-2016, tôi chủ nhiệm lớp 10A2 tại trường Trung học Phổ thông 
Quỳ Hợp 2. Lúc đó tôi chưa có giải pháp xây dựng một lớp học hạnh phúc. Tôi 
cũng bám lớp, bám trò nhưng chủ yếu dựa vào kết quả học sinh trong tuần, tháng, 
kì để nhận xét. Chính vì vậy, kết quả giáo dục ở lớp chủ nhiệm chưa cao. Cụ thể 
như sau: 
 - Học lực 
+ Học sinh đạt học lực giỏi: không 
+ Học sinh đạt học lực khá:15/ 40 em (37,5 %) 
+ Học sinh đạt học lực trung bình: 22/ 40 em (55%) 
+ Học sinh đạt học lực yếu: 3/40 em (7,5%) 
+ Học sinh đạt học lực kém: không 
- Hạnh kiểm: Tốt: 32/ 40 em (80%). Khá: 5/40 ( 12,5%), Trung bình: 3/40 em 
(7,5%) 
+ Học sinh học tập chuyên cần: 30 /40 em (75%). Học sinh học tập không chuyên 
cần: 10 /40 em (25%) 
+ Đạo đức, ứng xử: Phần đa học sinh tôn trọng thầy cô, gần gũi, tự tin. Vẫn còn 
một số em còn có suy nghĩ tiêu cực lệch lạc về thầy cô, bạn bè.... 
+ Hành vi: vừa chừng mực, vừa nổi loạn, trốn tiết, đánh nhau.... 
 39 
- Kết quả các phong trào 
+ 80 % hưởng ứng tham gia các phong trào của lớp, của trường, của nghành giáo 
dục... 
+ Xếp hạng thi đua toàn trường: 30 / 36 lớp 
+ Lớp đứng thứ 30 / 36 lớp về các hoạt động phong trào của Đoàn 
 Năm học 2016-2017, 2017-2018 tôi chủ nhiệm lớp 11A2, 12A2 tại trường 
Trung học Phổ thông Quỳ Hợp 2. Lúc đó tôi mày mò tìm giải pháp để cải thiện 
chất lượng giáo dục ở lớp chủ nhiệm. Tôi đã tìm ra một số giải pháp nâng cao chất 
lượng giáo dục và ứng dụng thành đề tài “Một số giải pháp xây dựng lớp học hạnh 
phúc thông qua công tác chủ nhiệm lớp”. Qua quá trình ứng dụng, tôi nhận thấy 
chất lượng giáo dục của lớp chủ nhiệm được thay đổi rõ rệt. Kết quả cụ thể như 
sau: 
 Năm học 2016-2017 
- Học lực 
+ Học sinh đạt học lực giỏi:12/40 em (30%). Tăng 70 % so với năm học 2015-
2016. 
+ Học sinh đạt học lực khá: 18/40 em (45%). Tăng 7,5 % so với năm học 2015-
2016. 
+ Học sinh đạt học lực trung bình: 10/40 em (25%). Giảm 33% so với năm học 
2015-2016. 
+ Học sinh đạt học lực yếu: Không. Giảm còn 0 % so với năm học 2015-2016. 
+ Học sinh đạt học lực kém: Không 
- Hạnh kiểm : 100 % học sinh đạt hạnh kiểm tốt. Tăng 20 % so với năm học 2015-
2016. Không còn hạnh kiểm khá và trung bình, yếu, kém. 
+ Học sinh học tập chuyên cần: 100%. Tăng 25 % so với năm học 2015-2016. 
+ Đạo đức, ứng xử: Tôn trọng thầy cô, gần gũi, tự tin 
+ Hành vi: chừng mực, đúng mực của một học sinh 
- Kết quả các phong trào 
+ 100 % hưởng ứng tham gia các phong trào của lớp, của trường, của nghành giáo 
dục. Tăng 20 % so với năm học 2015-2016. 
+ Xếp hạng thi đua toàn trường: thứ 10 / 36 lớp. Tăng 20 bậc so với năm học 2015-
2016. 
+ Giải nhì báo tường toàn trường nhân ngày 20/11 
+ Học sinh giỏi tỉnh các môn văn hóa: Giải nhì môn Sinh học/1 giải toàn trường ở 
bộ môn Sinh. Giải nhì môn Tin học/1 giải toàn trường ở bộ môn Tin. Giải ba và 
 40 
giải khuyến khích môn Ngữ văn/ 2 giải toàn trường ở bộ môn Ngữ văn. 
+ Lớp đứng thứ 2/36 lớp về các hoạt động phong trào của Đoàn. 
 Năm học 2017-2018 
- Học lực 
+ Học sinh đạt học lực giỏi: 28/40 em (70%) 
+ Học sinh đạt học lực khá: 10/40 em (25%) 
+ Học sinh đạt học lực trung bình: 2/40 em (5%) 
+ Học sinh đạt học lực yếu: Không 
+ Học sinh đạt học lực kém: Không 
- Hạnh kiểm : 100 % học sinh đạt hạnh kiểm tốt 
+ Học sinh học tập chuyên cần : 100% 
+ Đạo đức, ứng xử: Tôn trọng thầy cô, gần gũi, tự tin 
+ Hành vi: chừng mực, đúng mực của một học sinh 
- Kết quả các phong trào 
+ 100 % hưởng ứng tham gia các phong trào của lớp, của trường, của nghành giáo 
dục... 
+ Xếp hạng thi đua toàn trường: thứ 1/ 36 lớp 
+ Giải nhất văn nghệ toàn trường nhân ngày 20/11 
+ Học sinh thiết kế kịch bản, đạo diễn và biểu diễn hai hoạt động lớn của năm học 
lớp 12 cuối khóa như: Chương trình văn nghệ với những hoạt cảnh trong “Lễ Tổng 
kết và Chia tay lớp 12”; Chương trình “Lễ Tri ân và Trưởng thành”. Từ kịch bản 
đến biểu diễn đầy cảm động và ấn tượng. 
+ Lớp đứng thứ nhất/ 36 lớp về các hoạt động phong trào của Đoàn. 
 Với kết quả ấy, tôi thực sự tin rằng các giải pháp xây dựng lớp học hạnh phúc 
thực sự phù hợp và thỏa đáng. Chính vì thế, Tôi đã chia sẻ và hợp tác với các đồng 
nghiệp cùng làm công tác chủ nghiệm như đồng chí Lê Tuấn Anh (chủ nhiệm lớp 
12A2, trường THPT Quỳ Hợp 2), đồng chí Hà Thị Sáng (chủ nhiệm lớp 12C, 
trường THPT Nghi Lộc 3) trong các năm học 2019-2020, 2020-2021 cùng ứng 
dụng đề tài “Một số giải pháp xây dựng lớp học hạnh phúc thông qua công tác chủ 
nhiệm lớp”, kết quả thu được về chất lượng giáo dục rất khả quan. Cụ thể như sau: 
Năm học 2019-2020 
 Thầy Lê Tuấn Anh, lớp 11A2, trường THPT Quỳ Hợp 2, với kết quả đạt được như 
sau: 
- Học lực 
 41 
+ Học sinh đạt học lực giỏi: 28/40 học sinh (70%) 
+ Học sinh đạt học lực khá:11/40 học sinh (27,5%) 
+ Học sinh đạt học lực trung bình: 1/40 học sinh (2,5%) 
+ Học sinh đạt học lực yếu: không 
+ Học sinh đạt học lực kém: không 
- Hạnh kiểm : 100 % học sinh đạt hạnh kiểm tốt 
+ Học sinh học tập chuyên cần : 100% 
+ Đạo đức, ứng xử: Tôn trọng thầy cô, gần gũi, tự tin 
+ Hành vi: chừng mực, đúng mực của một học sinh 
- Kết quả các phong trào 
+ 100 % hưởng ứng tham gia các phong trào của lớp, của trường, của nghành giáo 
dục... 
+ Xếp hạng thi đua toàn trường: thứ ba / 36 lớp 
+ Giải nhì báo tường toàn trường nhân ngày 20/11 
+ Giải 
+ Lớp đứng thứ nhì 36 lớp về các hoạt động phong trào của Đoàn. 
Năm học 2020-2021 (Học kì I) 
 Thầy Lê Tuấn Anh, lớp 12A2, trường THPT Quỳ Hợp 2, với kết quả đạt được 
như sau: 
- Học lực 
+ Học sinh đạt học lực giỏi: 34/40 em (85%) 
+ Học sinh đạt học lực khá: 6/40 em (15%) 
+ Học sinh đạt học lực trung bình: không 
+ Học sinh đạt học lực yếu: không 
+ Học sinh đạt học lực kém: không 
- Hạnh kiểm : 100 % học sinh đạt hạnh kiểm tốt 
+ Học sinh học tập chuyên cần : 100% 
+ Đạo đức, ứng xử: Tôn trọng thầy cô, gần gũi, tự tin 
+ Hành vi: chừng mực, đúng mực của một học sinh 
- Kết quả các phong trào 
+ 100 % hưởng ứng tham gia các phong trào của lớp, của trường, của nghành giáo 
dục... 
 42 
+ Xếp hạng thi đua toàn trường: thứ nhất / 36 lớp. 
+ Giải nhất báo tường toàn trường, giải nhất múa, cắm hoa giải nhất nhân ngày 
20/11. 
+ Học sinh Trần Hải Yến đạt giải trong cuộc thi “Thầy cô trong mắt em”. Giải nhất 
của Công đoàn Giáo dục Nghệ An, giải ba của Công đoàn Giáo dục Việt Nam.+ 
Lớp đứng thứ nhất trên tổng số 36 lớp về các hoạt động phong trào của Đoàn. 
 Cô Hà Thị Sáng, lớp 12C, trường THPT Nghi Lộc 3, với kết quả đạt được 
như sau: 
- Học lực 
+ Học sinh đạt học lực giỏi: 13/39 em (33,33%) 
+ Học sinh đạt học lực khá:26/39 em (66,67%) 
+ Học sinh đạt học lực trung bình: không 
+ Học sinh đạt học lực yếu: không 
+ Học sinh đạt học lực kém: không 
- Hạnh kiểm : Tốt 37/39 em (94,87 %); Khá 2/39 em (5,13%) 
+ Học sinh học tập chuyên cần : 100% học sinh đến trường, đến lớp đầy đủ. 
+ Đạo đức, ứng xử: Tôn trọng thầy cô, gần gũi, tự tin 
+ Hành vi: chừng mực, đúng mực của một học sinh 
- Kết quả các phong trào 
+ 100 % hưởng ứng tham gia các phong trào của lớp, của trường, của nghành giáo 
dục... 
+ Xếp hạng thi đua toàn trường: thứ nhất / 32 lớp. Danh hiệu lớp tiên tiến xuất sắc 
+ Giải nhì hội trại kỉ niệm 40 năm ngày thành lập trường. Đội múa chuyên nghiệp 
của trường. 
+ Học sinh đạt giải học sinh giỏi Tỉnh các môn Văn hóa như: Nguyễn Thị Giang, 
Trần Thị Mai môn Lịch Sử, Nguyễn Thị Mùi môn Ngữ văn. 
+ Lớp đứng thứ nhất trên tổng số 32 lớp về các hoạt động phong trào của Đoàn. 
KẾT LUẬN 
I. ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI 
1. Tính khoa học 
 Tính khoa học: đề tài sáng kiến kinh nghiệm của tôi được trình bày, lí giải 
vấn đề một cách sáng rõ, mạch lạc. Các luận cứ khoa học có cơ sở vững chắc, 
 43 
khách quan, trình bày có hệ thống. Phương pháp xử lí tài liệu được tiến hành đúng 
quy chuẩn của một công trình khoa học. Đề tài được lập luận chặt chẽ, có tính 
thuyết phục cao. 
2. Tính mới của đề tài 
Căn cứ vào các tiêu chí phát triển năng lực người học, tiêu chí xây dựng 
trường học hạnh phúc, lớp học hạnh phúc để từ đó định hướng các giải pháp xây 
dựng lớp học hạnh phúc thông qua công tác chủ nhiệm. Đây là vấn đề mới. Đề tài 
chủ yếu hướng vào kĩ năng xây dựng lớp học hạnh phúc nhằm hình thành và phát 
triển năng lực người học, tạo ra môi trường học tập hạnh phúc; đồng thời người 
viết đã chú ý tới các phương pháp và thủ thuật tổ chức nên học sinh dễ dàng tiếp 
cận và hình thành năng lực, phụ huynh yên tâm giao phó, gửi gắm con trẻ cho nhà 
trường. 
3. Tính hiệu quả 
 Tổ chức xây dựng một lớp học hạnh phúc góp phần nâng cao chất lượng dạy 
học nói riêng và tạo môi trường học tập an toàn hạnh phúc, từ đó xây dựng thành 
công trường học hạnh phúc. Xây dựng lớp học hạnh phúc góp phần đổi mới 
phương pháp cách thức chủ nhiệm lớp ở trường phổ thông. 
 Tổ chức xây dựng lớp học hạnh phúc còn góp phần vào quá trình nghiên cứu 
phương pháp cách thức chủ nhiệm lớp trong nhà trường phổ thông. 
II. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ ĐỀ XUẤT 
1. Đối với học sinh 
 Trong quá trình xây dựng lớp học hạnh phúc thì học sinh phải nghiêm túc, có 
tinh thần tự giác, hợp tác cao với tập thể, với giáo viên chủ nhiệm, với nhà trường. 
Việc xây dựng lớp học hạnh phúc theo hướng đổi mới như đã trình bày ở trên là 
một hướng đi phù hợp với xu thế hiện đại, nên trong quá trình tiếp nhận các em 
cần phải mạnh dạn, tự tin, chủ động đưa ra các ý kiến, quan điểm của mình bổ 
sung và tự hoàn thiện kiến thức cho bản thân. Từ tự phát đến tự giác, từ kiến thức 
bên ngoài được chuyển hóa vào đời sống tâm hồn của học sinh đó chính là mục 
đích cao nhất của tôi khi thực hiện đề tài này. 
 Người học một khi hoàn toàn tự giác với hoạt động học, thì việc tiếp cận tri 
thức sẽ nhẹ nhàng trong bầu không khí dân chủ. Từ đó, vui vẻ, lạc quan, trách 
nhiệm trong hoạt động học 
2. Đối với giáo viên 
 Trong quá trình xây dựng lớp học hạnh phúc, giáo viên phải lấy học sinh làm 
trung tâm, làm chủ hoạt động học. Phải nghiên cứu kỹ từng đối tượng học sinh để 
giao nhiệm vụ phù hợp với khả năng. Mỗi một hoạt động cần phải có từng phương 
pháp phù hợp, linh hoạt. Xây dựng lớp học hạnh phúc là hướng tổ chức độc đáo, sẽ 
luôn tạo được môi trường học tập tốt để học sinh phát triển toàn diện, đáp ứng nhu 
 44 
cầu, hứng thú, thẩm mỹ cho học sinh. Trong quá trình học tập, học sinh vừa trang 
bị những kiến thức, vừa phát huy được năng lực cần có, kĩ năng sống phong phú 
vừa bồi dưỡng cho đời sống tâm hồn những tình cảm nhân văn, hiểu được những 
tiếng cười lạc quan, yêu đời và triết lí sống cao đẹp. 
 Tuy nhiên giáo viên chủ nhiệm cũng cần được trang bị thêm những kiến thức về 
tâm lý học đường, kiến thức về lịch sử, kiến thức về pháp luật thì mới có thể chủ 
động trước những vấn đề nảy sinh trong học sinh. 
3. Đối với phụ huynh 
 Phụ huynh cần quan tâm đến trẻ nhiều hơn, không quá cưng chiều trẻ, hãy cùng 
trẻ chia sẻ những điều trẻ làm chưa đúng, giáo dục trẻ những hành vi, thói quen tốt. 
Luôn đồng hành và là chỗ dựa của trẻ trong hoạt động giáo dục. 
 Phụ huynh phối hợp chặt chẽ với nhà trường, với giáo viên chủ nhiệm trong 
hoạt động giáo dục. Đồng thời có niềm tin với giáo viên, cư xử thân thiện gần gũi, 
hợp tác để cùng nhau hướng đến mục tiêu chung là sự phát triển toàn diện của con 
trẻ. 
4. Đối với các cấp quản lý giáo dục 
 Lớp học hạnh phúc là khi người học được đảm bảo về quyền lợi chính 
đáng của mình, được tôn trọng, được lắng nghe và chia sẻ. Để xây dựng trường 
học hạnh phúc cần thực hành tốt tinh thần dân chủ; không áp đặt rập khuôn, một 
chiều. Không nhồi nhét kiến thức, không chạy theo hình thức, hư danh. Cần tạo 
những không gian chân trời mới của sáng tạo với những tri thức, tư duy mới không 
ngừng được khai phóng của các giáo viên và học sinh. 
 Chính vì vậy mà các cấp quản lí giáo dục cần quan tâm hơn đến công trình 
nghiên cứu phương pháp chủ nhiệm của giáo viên để từ đó góp ý, cũng như khích 
lệ, động viên kịp thời. Tạo môi trường thuận lợi để giáo viên chủ nhiệm có thể linh 
hoạt trong công tác chủ nhiệm không nhất thiết phải rập khuôn theo công thức sẵn 
có. Nhà trường, ban chuyên môn cần có kế hoạch cụ thể tổ chức các hoạt động 
ngoại khoá để học sinh trải nghiệm và sáng tạo nhằm nâng cao kiến thức, kĩ năng 
và định hướng về tư tưởng cho học sinh. 
 Hơn nữa, xuất phát từ thực tiễn chủ nhiệm tôi mong các nhà quản lí giáo dục, 
những người tâm huyết tiếp tục nghiên cứu, đề xuất nhiều cách khai thác mới, tổ chức 
các hội thảo, chuyên đề về công tác chủ nhiệm để giáo viên chủ nhiệm có thêm những 
hiểu biết tri thức, những kĩ năng sư phạm, kĩ năng quản lí, tổ chức lớp học. Để từ đó 
giáo viên cũng thấy hạnh phúc và yêu nghề hơn. 
III. LỜI KẾT 
Qua nghiên cứu và thể nghiệm, có thể khẳng định việc xây dựng lớp học hạnh 
phúc là một hướng tổ chức, quản lí lớp học theo hướng “mở” mang tính tích cực, 
để học sinh có thể làm chủ trong quá trình học tập, vừa có động cơ học tập, vừa vui 
thích đến trường, từ đó nâng cao niềm yêu thích và khả năng thích ứng, sáng tạo 
 45 
của các em trong cuộc sống hiện đại. Tuy nhiên, vẫn cần nhấn mạnh lại, mục đích 
của đổi mới là học sinh có cơ hội được học, chứ không phải để giáo viên chủ 
nhiệm“diễn”, vì thế mỗi giáo viên cần phải nỗ lực chủ động tự học, nâng cao hơn 
nữa kiến thức và năng lực sư phạm để xử lí bất cứ tình huống nào có thể xảy ra 
trong quá trình chủ nhiệm. Hơn thế, hoạt động đổi mới cần được tiến hành theo hệ 
thống, đồng bộ từ nhiều công đoạn khác nhau trong hệ thống giáo dục. 
Với thành công của đề tài này, tôi mong muốn mỗi giáo viên chủ nhiệm trong 
trường phổ thông sẽ được tiếp cận và thực hiện phương pháp xây dựng lớp học 
hạnh phúc bằng kỉ luật tích cực, thấu hiểu tâm lí học đường, các hoạt động trải 
nghiệm sáng tạo và đổi mới họp phụ huynh. Đề tài có hiệu quả cao khi được thiết 
kế theo một phương pháp chặt chẽ, logic và hệ thống. Làm được như vậy, có nghĩa 
là chúng ta đang ngày càng làm cho khoảng cách giữa tri thức khoa học với tầm 
hiểu biết của học sinh trở nên ngắn lại. Đồng thời mọi năng lực cần thiết của con 
người đều được hình thành và phát triển ngay từ khi ngồi trên ghế nhà trường qua 
sự trang bị môn học. Tôi mong muốn những đóng góp của đề tài sáng kiến kinh 
nghiệm này sẽ là tài liệu hữu ích cho tất cả các đối tượng. Và hơn thế nữa, sáng 
kiến sẽ được tiếp tục hoàn thiện, bổ sung để ngày một phát triển hơn nữa. 
Đề tài được Hội đồng khoa học Trường THPT Nghi Lộc 3 đánh giá cao, có 
khả năng vận dụng hiệu quả vào thực tiễn dạy học theo hướng hiện đại hoá. Xây 
dựng lớp học hạnh phúc hướng đến trường học hạnh phúc là một vấn đề không đơn 
giản, cần có sự chung tay của nhà trường - gia đình - xã hội. Với tinh thần quyết 
tâm đổi mới của toàn thể xã hội, nhất là của đội ngũ nhà giáo, phối hợp chặt chẽ 
của các bậc phụ huynh, của học sinh, các tổ chức trong nhà trường thì nhiệm vụ 
đổi mới giáo dục sẽ thành công, nhất là việc thực hiện kế hoạch xây dựng trường 
học hạnh phúc qua các lớp học hạnh phúc. 
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô cùng làm công tác chủ nhiệm ở trường 
THPT Quỳ Hợp 2, trường THPT Quỳ Hợp 1, THPT Nghi Lộc 3 đã đóng góp cho 
tôi nhiều ý kiến sâu sắc, khoa học, đồng thời động viên, khích lệ tôi sớm hoàn 
thành đề tài này. 
Dẫu có nhiều cố gắng, nhưng chắc chắn không tránh khỏi thiếu sót, vì vậy tôi 
mong muốn được quý thầy cô giáo, các đồng nghiệp và Hội đồng khoa học Sở 
Giáo dục và Đào tạo Nghệ An góp ý để đề tài tiếp tục hoàn thiện, ứng dụng thiết 
thực hơn. 
 Xin chân thành cảm ơn. 
 Nghi Lộc, ngày 10 tháng 3 năm 2021 
 Tác giả 
 46 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Ánh Hoa, Thấu hiểu tâm lí học đường, Công ty Cổ phần Sao Việt, 2019. 
2. Nguyễn Văn Hòa, Nguyễn Thị hồng Minh, Hà Ngọc Thủy (biên soạn), 
Quyền lực mềm- Bí quyết để trở thành thầy cô giáo hạnh phúc, Nxb Đại học 
Sư phạm, 2020. 
3. Hà Nhật Thăng (chủ biên), Phương pháp công tác của người Giáo viên chủ 
 nhiệm ở trường THPT, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 2001. 
4. Nguyễn Thanh Bình (chủ biên), Một số vấn đề trong công tác chủ nhiệm lớp 
ở trường THPT hiện nay, Nxb Đại học Sư phạm, 2011. 
5. Jane Nelsen, Kỷ luật tích cực, Nxb Phụ nữ Việt Nam, 2021. 
6. Jane Nelsen, Lynn Lott, H. Stephen Glenn, Kỷ luật tích cực trong lớp học, 
 Nxb Phụ nữ Việt Nam, 2020. 
 47 
PHỤ LỤC 
1. Sinh hoạt chủ đề “Thầy cô trong mắt em” 
 48 
 49 
2.Trải nghiệm sáng tạo dựng kịch bản “Lễ Tri ân và Trưởng thành” 
 50 
 51 
3. Xây dựng kỷ luật tích cực trong lớp học. 
 52 
4. Đổi mới họp phụ huynh. 
 53 
 54 
 55 
 56 
 57 
 58 
 59 

File đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_giai_phap_xay_dung_lop_hoc_hanh.pdf
Sáng Kiến Liên Quan