Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp xây dựng lớp học hạnh phúc tại trườngTrung học Phổ thông Tương Dương 1

1. Cơ sở lý luận:

1.1. Khái niệm hạnh phúc:

+ “Hạnh phúc là cảm xúc vui sướng, hài lòng của con người trong cuộc sống

khi được đáp ứng, thỏa mãn các nhu cầu vật chất và tinh thần”. Hạnh phúc cá nhân

gắn liền với hạnh phúc của xã hội, không có hạnh phúc riêng lẻ.

+ Hạnh phúc của học sinh trung học rất đơn giản và có thể thực hiện được

như:

- Luôn cố gắng và đạt được kết quả cao trong học tập không phụ lòng ông bà

cha mẹ.

- Luôn được sự động viên, khen ngợi của mọi người về thành tích học tập

cũng như hành động, cư xử của mình.

- Được sống và học tập trong một môi trường thân thiện, gia đình, người thân

tạo điều kiện vật chất, tinh thần trong khả năng hiện có phục vụ cho học tập và rèn

luyện.

- Được thầy cô và bạn bè yêu mến, tôn trọng, được tiếp thu kiến thức tiên tiến

của nhân loại và vận dụng nó vào đời sống, làm hành trang cho bản thân. Được

chia sẻ với mọi người về những điều mà mình biết, được khẳng định và trải

nghiệm

+ Hạnh phúc cá nhân gắn liền với hạnh phúc xã hội.

pdf33 trang | Chia sẻ: thuydung3ka2 | Lượt xem: 6499 | Lượt tải: 7Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp xây dựng lớp học hạnh phúc tại trườngTrung học Phổ thông Tương Dương 1", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ong hầu như mọi khía cạnh của quá trình giảng 
dạy và học tập, do đó việc người giáo viên biết kiểm soát cảm xúc của mình mỗi 
khi lên lớp là rất cần thiết. 
Sự khác nhau rất lớn giữa GVCN và GVBM đó là cảm xúc với học sinh, khi 
làm GVCN thì với học sinh lớp mình chúng như những đứa con khiến mình có 
nhiều cảm xúc khác nhau, lúc thì tự hào, vui sướng khi các em có thành tích tốt, 
lúc thì tức giận khi học sinh mắc lỗi. Trong quá trình chủ nhiệm tôi cố gắng kiểm 
soát cảm xúc của mình bằng cách đặt ra cho mình một số nguyên tắc sau: 
Thứ nhất, chăm sóc sức khỏe tốt cho bản thân, học tính hài hước thông qua 
các câu truyện, phim hay các trò chơi truyền hình vui vẻ, nghỉ ngơi đầy đủ, 
không dùng các chất kích thích, an thần. Hạn chế những suy nghĩ tiêu cực khi giải 
quyết vấn đề trong lớp. Để những áp lực trong công việc hay trong cuộc sống 
ngoài cửa lớp, đảm bảo giờ dạy của mình thật tốt. 
Thứ hai, kiềm chế cảm xúc nóng giận bằng cách thay đổi cơ thể bằng một vài 
động tác như: thả lỏng người, hít thở sâu (Động tác này sẽ làm tâm trạng dịu lại); 
21 
thay đổi tư thế ngồi, tư thế đứng sao cho thoải mái hơn. Khi học sinh mắc lỗi thay 
vì việc lớn tiếng quát tháo ngay bằng cách hít thở sâu, hãy cố gắng tìm những điểm 
tốt của học sinh. Khi bình tĩnh lại GV có thể tìm ra biện pháp xử lý sáng suốt. Tuy 
nhiên, trong một vài trường hợp cần thiết, GV cũng cần phải bộc lộ cảm xúc tiêu 
cực để học sinh thấy được cái uy của mình, giáo viên quá dễ dãi học sinh sẽ nhờn. 
Thứ ba, tất cả mọi lời nói hành động của giáo viên cần chuẩn mực, tôn trọng 
học sinh. Không hành động hay nói năng mất kiểm soát khi đang nóng giận, có thể 
tránh mặt để tâm trạng ổn định trước khi gặp học sinh. 
Thứ tư, khen thưởng, khích lệ khi học sinh làm được việc tốt tạo sự gần gũi, 
sự tin tưởng đối với học sinh. Trong một ngày đến trường, GV có thể gặp nhiều 
tình huống sư phạm khác nhau. Vì vậy việc tìm hiểu, học hỏi qua sách vở, qua 
đồng nghiệp sẽ giúp ta có kinh nghiệm để xử lý các tình huống đó một cách tốt 
nhất. 
Rèn luyện kỹ năng kiểm soát cảm xúc rất là khó. Nhưng sản phẩm của giáo 
dục đó là những học trò vừa có đức, vừa có tài thì đòi hỏi mỗi giáo viên cần quản 
lý cảm xúc của mình một cách tốt nhất để có được hạnh phúc, từ đó lan truyền 
những cảm xúc tích cực và hạnh phúc đến học sinh. 
+ Giáo viên biết quan tâm đến hoàn cảnh sống, biết lắng nghe những cảm 
xúc của các em, trở thành người bạn lớn và chuyên gia tư vấn tâm lý cho học 
sinh THPT. 
Cuối tuần GVCN và một số học sinh trong lớp đến thăm gia đình của học sinh 
để hiểu rõ hơn về hoàn cảnh của các em. Đa số học sinh trong lớp đi học xa, đường 
xá thì ghồ ghề, ngày mưa thì rất bẩn. Những căn nhà sàn cũ kĩ, ở cùng mấy thế hệ, 
bố mẹ đi làm xa, Đến đây mới thực sự cảm thấy thương các em, các em đi học 
được đã là một sự cố gắng rồi. Từ đó GVCN nói những lời khích lệ các em, tìm 
hiểu và lắng nghe các em trước khi kết luận một điều gì. Giáo viên mở lòng, học 
sinh sẽ cảm thấy an toàn và được yêu thương, biết ơn, Từ đó sẽ cảm hóa được 
học sinh. Có thể không phải ngay lúc đó học sinh cảm nhận được và thay đổi. Có 
những học sinh ra trường mới nhận ra tấm lòng thầy cô, cố gắng thay đổi bản thân, 
sống tốt và tích cực hơn. Sự chân thành, tình yêu thương của thầy cô bây giờ có thể 
tạo ra niềm tin và động lực mở cánh cổng tương lai cho các em, đó là ý nghĩa thực 
sự của giáo dục. 
Học sinh THPT đang là thời kì phát triển tâm sinh lý rất mạnh, tập trở thành 
người lớn, thích thể hiện cái tôi của mình và đặc biệt đó là phát triển tình yêu nam, 
nữ nên rất cần sự quan tâm và tư vấn đúng hướng của GVCN. GVCN có thể tìm 
hiểu, tâm sự với học sinh trực tiếp, qua bạn bè và người thân, qua điện thoại hay 
zalo, facebook, để kịp thời tác động tích cực đến học sinh đang gặp khó khăn. 
22 
GVCN đến nơi ở trọ của em Lầu Y Pai thăm hỏi và động viên 
Nhà trường, hội khuyến học trao học bổng cho các em học sinh nghèo vượt khó 
Một trong những nguyên nhân mà học sinh cảm thấy không mấy vui vẻ khi 
đến trường là thầy cô không lắng nghe chúng, để học sinh được chia sẻ, nói ra 
những gì mà chúng muốn nói tôi thường yêu cầu học sinh viết một lá thư nói về 
bất cứ thứ gì chúng muốn - về trường, về gia đình, về món ăn mà chúng thích, 
hay thiết kế một bảng khảo sát để thu thập thông tin. 
 Dưới đây là một vài câu hỏi mà tôi vẫn thường dùng để hỏi tất cả học sinh: 
1. Theo em điều quan trọng nhất đối với mỗi giáo viên để hiểu về các em là 
gì? 
2. Em muốn trong năm nay lớp mình sẽ thay đổi điều gì? 
3. Điều gì khiến cho ngày thứ 7 và chủ nhật của em trở nên tuyệt vời? 
23 
4. Hãy nói cho cô biết về một hoạt động của năm học trước mà em thực sự 
cảm thấy hứng thú và giải thích tại sao em lại thích nó. 
5. Hãy nói cho cô biết về một thầy cô giáo mà em biết rõ nhất và những suy 
nghĩ của em khi ở trong lớp học của thầy cô đó? 
Những dòng tâm tình nhắn nhủ của các em 
Việc đặt ra câu hỏi và yên lặng lắng nghe là cách giao tiếp thể hiện sự quan 
tâm với học sinh. Tôi cố gắng đọc thật kĩ và phản hồi những gì chúng đã viết bằng 
những phản hồi kiểu như “thật là thú vị” hoặc cô cảm ơn vì các em đã chia sẻ, 
cũng như giúp đỡ các em khi các em cần, 
Một nguyên nhân khác khiến các em không hạnh phúc khi đến trường đó là 
các em tiếp thu chậm, khó nắm bắt kiến thức, khả năng nhớ và tư duy kém dẫn đến 
các em chán học và đi học mang tính chất đối phó. Nắm bắt được tâm lý đó tôi đã 
xây dựng được các nhóm học tập, tạo phong trào thi đua giữa các nhóm, sự tiến bộ 
của các thành viên là kết quả của thi đua. GVCN khuyến khác các em học sinh học 
yếu trong các giờ ra chơi chủ động học hỏi những bạn học tốt hơn để hiểu bài. Học 
tập tốt học sinh sẽ tự tin và hạnh phúc khi đến trường. 
Giáo viên gần gũi, thân thiện và quan tâm đến học sinh nhưng không được 
cào bằng mối quan hệ, trò tôn trọng và cư xử lễ phép với thầy cô. Tôi tin rằng cái 
gì xuất phát từ trái tim của người thầy sẽ đến được với trái tim của học trò. Tuyệt 
đối giáo viên không được lạm dụng hay sử dụng không đúng cách các yếu tố hài 
hước nó sẽ gây ra một hiệu ứng ngược đó là học sinh mất tập trung học, lớp ồn ào, 
khiến giáo viên khó quay lại việc dạy kiến thức. Thành công lớn nhất của nhà giáo 
dục không phải về kiến thức trò lĩnh hội được mà là sự tiến bộ dù rất nhỏ, sự cố 
gắng của các em, giá trị tinh thần mà các em cảm nhận được. Học sinh được tôn 
trọng, được yêu thương, được thể thiện bản thân, được thấu hiểu, được vui vẻ sẽ 
được hạnh phúc. 
24 
Học sinh hào hứng vui vẻ trong một tiết học 
Tình cảm các em dành cho GVCN 
3.3. Giáo viên giáo dục học sinh lớp chủ nhiệm bằng phương pháp kỉ luật 
tích cực, nói không với xâm phạm thân thể và xúc phạm nhân phẩm học sinh: 
Có người nói rằng “Một lời bất cẩn có thể gây bất hòa. Một lời độc ác có thể 
làm hỏng cả cuộc đời. Một lời đúng lúc có thể làm giảm căng thẳng. Một lời yêu 
thương có thể đem lại hạnh phúc”. Câu nói đó đã cho thấy sức mạnh vô hình của 
một lời nói đối với cuộc đời một người. Trong nghề dạy học, một lời nói, một cử 
chỉ, một hành động của giáo viên không chỉ ảnh hưởng đến một người mà thậm chí 
còn quyết định tương lai của cả một thế hệ học sinh. 
25 
Nhận thức được vai trò của dạy học tích cực cũng như kỉ luật tích cực trong 
giáo dục nhà trường, Trường THPT Tương Dương 1 tập huấn về phương pháp giáo 
dục kỉ luật tích cực tại trường cho giáo viên, qua đó tôi đã có cái nhìn mới về cách 
quản lý học sinh lớp chủ nhiệm. PPKL tích cực là biện pháp giáo dục học sinh 
không sử dụng đến các hình thức bạo lực, trừng phạt mà thay vào đó là sử dụng 
những hình thức kỉ luật tích cực, phù hợp để giúp học sinh giảm thiểu những hành 
vi không phù hợp, củng cố các hành vi tích cực và phát triển nhân cách một cách 
tốt đẹp, bền vững. 
Do đó khi học sinh mắc sai lầm tôi đã thực hiện như: Gặp riêng học sinh tìm 
hiểu nguyên nhân học sinh mắc lỗi và phân tích đúng sai để học sinh nhận ra thiếu 
sót của mình, tự rút kinh nghiệm. Học sinh lựa chọn hình thức xử phạt do tập thể 
lớp và giáo viên thỏa thuận, thống nhất từ đầu năm, đồng thời động viên học sinh 
không tái phạm. 
Trong một số trường hợp HS cá biệt, vi phạm nội quy trường lớp, các biện 
pháp giáo dục ý thức kỉ luật HS tỏ ra bất lực thì các hình thức kỉ luật bằng hình 
phạt mới được đưa vào để giáo dục. Như vậy, hình phạt chỉ là biện pháp sau cùng 
nhằm mục đích điều chỉnh những sai phạm của người học, nhưng không phải là 
trừng phạt thân thể hay xúc phạm đến nhân phẩm học sinh. Thay vào đó là hình 
phạt “tích cực” mang tính giáo dục và giá trị nhân văn. Tôi đã sử dụng các hình 
phạt theo tôi là tích cực như sau: 
- Vệ sinh trường lớp: Tùy vào mức độ phạm lỗi của học sinh để giới hạnh thời 
gian làm vệ sinh lớp học (Ít nhất là 2 ngày và nhiều nhất là 1 tuần) hoặc Phạt nhóm 
học sinh vi phạm thực hiện một buổi lao động quét sân trường hay giúp người dân 
dọn vệ sinh khu phố. Hình phạt này vừa giáo dục ý thức lao động cho học sinh vừa 
bảo vệ môi trường. 
- Giúp đỡ những HS khác trong học tập: Những học sinh vi phạm nội quy 
nhưng có thành tích học tập tốt giáo viên có thể yêu cầu học sinh đó giúp đỡ bạn 
yếu hơn trong học tập. Sự tiến bộ của bạn là thước đo cho việc sữa sai của học 
sinh. 
- Đọc sách: GV đưa ra hình thức kỉ luật HS đến thư viện của trường tìm đọc 
một cuốn sách mà GV giới thiệu (cần lựa chọn những cuốn sách tiêu biểu, có dung 
lượng vừa phải, hoặc GV sẽ lựa chọn chủ đề có nội dung giáo dục tương ứng với 
điều HS vi phạm). Trong thời gian 1 tuần HS phải đọc và chia sẻ những điều mà 
mình đã đọc và học được ở cuốn sách đó trong giờ sinh hoạt lớp. 
- Nếu học sinh vẫn không tiến bộ, vi phạm có hệ thống hay đánh nhau, thì 
hình thức cao nhất là phải lập hồ sơ kỉ luật lên nhà trường, chiếu theo điều lệ khen 
thưởng, kỉ luật của học sinh THPT để xử lý. 
Một quyết định xử lí kỉ luật khi học sinh mắc lỗi của giáo viên có thể ảnh 
hưởng đến sự phát triển cả cuộc đời của một con người. Vì vậy để giảm việc xử lí 
kỉ luật khi học sinh mắc lỗi tôi thường xuyên khen ngợi, động viên khi học sinh có 
hành vi tích cực hay biểu hiện tiến bộ. Bởi tôi nhận thấy khi được động viên, khen 
26 
ngợi đúng lúc thì các hành vi biểu hiện tích cực của các em sẽ tăng và lan tỏa các 
bạn trong lớp tiếp tục có hành động tương tự và giáo viên ít khi phải dùng đến các 
hình thức kỷ luật hay hình phạt vì mọi hành vi tiêu cực đã được ngăn chặn trước 
khi xảy ra. 
Một số hình thức khen thưởng động viên học sinh mà tôi đã thực hiện: 
- Học sinh tiêu biểu trong tuần: Mỗi tuần giờ sinh hoạt lớp chọn ra một học 
sinh được coi là “Học sinh tiêu biểu trong tuần”, khi học sinh đó làm được nhiều 
việc đáng khen ngợi. Tôi mỉm cười biểu dương trước lớp, gửi tin nhắn cho gia 
đình, thông qua sổ liên lạc điện tử,... và có món quà nhỏ tặng em. 
- Thi đua giành danh hiệu nhóm tiêu biểu: Thi đua giữa các tổ. Tổ nào có tinh 
thần đoàn kết, hợp tác và đảm bảo trong tổ không có hiện tượng phá rối, gây gổ 
trong thời gian dài nhất là tổ thắng cuộc và được khen thưởng. 
- Học sinh tiêu biểu trong kì thi: 5 học sinh đạt điểm cao trong kỳ thi giữa kỳ, 
hay cuối kỳ sẽ được khen thưởng. Nhằm mục đích thi đua phong trào học tập giữa 
các em. 
Mỗi khi các em làm được một việc tốt cho dù rất nhỏ, giáo viên cần động 
viên, khuyến khích kịp thời. Việc khen ngợi, động viên đặc biệt quan trọng đối với 
những học sinh cá biệt hay học sinh thường có hành vi vô kỷ luật trong lớp. Đừng 
bỏ qua bất kỳ một cử chỉ đáng khen nào. Lúc đầu có thể khó tìm ra cơ hội để khen 
ngợi những em này, nhưng dần dần những hành vi này sẽ tăng dần khi được công 
nhận. Bí quyết là áp dụng những hình thức khen thưởng phù hợp với lứa tuổi và sự 
quan tâm của các em. 
4. Tác động của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với 
bản thân, đồng nghiệp và nhà trường: 
4.1: Đối với học sinh: Sau hai năm học 2019- 2020 và 2020- 2021 triển 
khai việc xây dựng lớp học hạnh phúc tại lớp chủ nhiệm, tôi thu được kết quả 
sau: 
Kết quả điều tra tâm lý 
Mức độ 
11A 12A 
Tháng 
9/2019 
Tháng 
5/2020 
Tháng 
9/2020 
Tháng 2/2021 
Chưa bao giờ hạnh phúc % 6,25% 0 3,12% 0 
Hiếm khi hạnh phúc % 25% 16,1% 15,63% 9,3% 
Thỉnh Thoảng hạnh phúc % 56,25% 25,8% 50% 18,8% 
Thường xuyên hạnh phúc % 12,5% 58,1% 31,25% 71,9% 
27 
Kết quả trên cho ta thấy, tỉ lệ HS thường xuyên hạnh phúc tăng cao hơn rất 
nhiều và không còn học sinh chưa bao giờ hạnh phúc điều đó chứng tỏ rằng GVCN 
xây dựng lớp học dựa trên tiêu chuẩn hạnh phúc của học sinh đã bước đầu thành 
công. Ở lớp học đó HS có nhiều cơ hội chia sẻ, bày tỏ cảm xúc, luôn cảm nhận 
được sự quan tâm, tôn trọng, lắng nghe ý kiến từ thầy cô, bạn bè và mọi người 
xung quanh. Học sinh nhận ra được lỗi lầm, hạn chế của họ để khắc phục, sữa 
chữa, phát triển toàn diện bản thân. Học sinh đã tích cực, chủ động hơn trong học 
tập và rèn luyện bản thân. Học sinh tự tin trước đám đông, không mặc cảm tự ti về 
những khuyết điểm, hạn chế của bản thân. Học sinh phát huy được những tiềm 
năng, những mặt tích cực, điểm mạnh của cá nhân. 
Kết quả học tập và rèn luyện 
 Năm học 2019-2020 của 
lớp 11A 
Năm học 2020-2021 của lớp 
12A (học kỳ 1) 
Tổng hợp KQNN 4085,15/4260 điểm 1981,25/ 2055điểm 
Xếp loại – xếp thứ XL: lớp tiên tiến xuất sắc 
Xếp thứ: 2 / 30 
XL: lớp tiên tiến xuất sắc 
Xếp thứ: 4/ 30 
Học sinh dừng 
học 
1 học sinh (mất vì tai nạn 
giao thông) 
0 học sinh 
TB số lượt nghỉ 
học của 1 HS/ 
1năm 
3 lượt 1 lượt 
Kỉ luật 
Không học sinh nào phải 
lập hồ sơ kỉ luật lên HĐKL 
nhà trường. 
Không học sinh nào phải lập 
hồ sơ kỉ luật lên HĐKL nhà 
trường. 
Học lực Giỏi: 2 Khá: 29 
Trung bình-Yếu –kém: 0 
Giỏi: 8 Khá: 24 
Trung bình-Yếu –kém: 0 
Hạnh kiểm Tốt: 27 Khá: 2 
TB: 0 Yếu: 0 
Tốt: 28 Khá: 3 
TB: 0 Yếu: 0 
Qua bảng kết quả trên cho thấy được rằng học sinh đã có sự tiến bộ rõ nét về 
cả học tập và thực hiện nội quy, các em đi học chuyên cần hơn, không có học sinh 
bỏ học. Không có học sinh phải lập hồ sơ kỉ luật, nói không với bạo lực học đường 
thể hiện các em đã sống tích cực hơn, đoàn kết và yêu thương nhau. Tất cả điều đó 
có thể khẳng định các em tìm được hạnh phúc trong chính lớp học của mình. 
28 
Em Trần Hữu Phúc đạt giải 
nhất trong cuộc thi sáng tạo 
thanh thiếu niên nhi đồng 
Em Nguyễn Anh Tỷ đạt 
giải nhì môn cầu lông 
trong hội khỏe phù đổng 
Em Lầu Y Pai đạt học bổng 
Vừ A Dính 
Các thành tích nổi bật của các em học sinh lớp 11A đạt được trong năm học 2019 - 2020 
29 
Thầy hiệu trưởng Hồ Văn 
Thanh trao giấy chứng 
nhận học sinh giỏi tỉnh cho 
các em đạt giải 
Em Nguyễn Kiều Trang 
tham gia đường lên đỉnh 
Olympia. 
Em Lê Công Lương đạt 
giải nhất môn sinh trong 
kỳ thi học sinh giỏi tỉnh 
Trong học kỳ 1 vừa qua lớp 12A đạt lớp tiên tiến xuất sắc, trong kỳ thi học sinh 
giỏi tỉnh đạt 6 giải gồm 1 giải nhất, 2 giải ba, 3 giải khuyến khích 
4.2. Đối với bản thân và đồng nghiệp: 
Sáng kiến kinh nghiệm này giúp tôi và đồng nghiệp tháo gỡ được những khó 
khăn và bế tắc trong hoạt động giảng dạy và công tác chủ nhiệm. Hiểu sâu sắc giá 
trị của hạnh phúc từ đó xây dựng tiết dạy hạnh phúc và lớp học hạnh phúc của 
mình. Khi xây dựng lớp học hạnh phúc thành công đồng nghĩa với việc xây dựng 
được mối quan hệ thân thiện Thầy- Trò, Trò kính trọng, tin tưởng và yêu quý thầy 
cô; thầy cô hiểu, thông cảm với khó khăn của trò, yêu thương và hết lòng vì học 
sinh. Giảm được áp lực quản lý lớp vì học sinh hiểu và tự giác chấp hành kỷ luật. 
Giáo viên không phải nhắc nhở, mất nhiều thời gian theo dõi, giám sát việc thực 
hiện kỷ luật của học sinh; đỡ mệt mỏi căng thẳng vì phải xử lý nhiều vụ vi phạm 
kỷ luật, giải quyết nhiều vấn đề khúc mắc trong quan hệ với học sinh, gia đình và 
nhà trường. Chúng tôi đã có được hạnh phúc, yêu nghề và muốn đến lớp, đến 
trường mỗi ngày. 
4.3. Đối với nhà trường: 
Mô hình lớp học hạnh phúc được nhân rộng đến tất cả các lớp học, đến từng 
giáo viên trong trường giúp trường học trở nên hạnh phúc. Mỗi ngày đến trường 
của học sinh và giáo viên đều là một ngày vui. Từ đó sẽ thu hút được học sinh vào 
học tập tại trường, hạn chế học sinh bỏ học, nâng cao chất lượng giáo dục toàn 
diện và được nhân đân và xã hội tin tưởng. Mục tiêu trường học hạnh phúc, học 
sinh tích cực đặt ra của nhà trường thành công. 
30 
PHẦN III. KẾT LUẬN 
1. Kết luận: 
Quá trình xây dựng lớp học hạnh phúc tôi nhận ra rằng việc khó khăn nhất là 
mỗi giáo viên phải cố gắng thay đổi bản thân mình để đạt được hạnh phúc. Chúng 
ta đặt mục tiêu cho sự thay đổi trong từng gian đoạn, suy nghĩ và rút kinh nghiệm 
mỗi ngày. Hãy đặt mình vào vị trí của học trò để hiểu học trò, tìm hiểu kĩ hoàn 
cảnh và tính cách học trò để tác động phù hợp. Trân trọng và hạnh phúc từ những 
điều bình dị nhất, ghi nhận sự tiến bộ dù rất nhỏ của học trò. Qua các buổi giao ban 
công tác chủ nhiệm mỗi tháng tôi đã chia sẻ đến các thầy cô và được sự đồng tình 
rất lớn. Mô hình lớp học hạnh phúc sẽ nhân rộng ở các lớp khác trong trường. 
Cùng sự phát triển mạnh mẽ về kinh tế, công nghệ thông tin, sẽ tác động rất 
lớn đến tình cảm, nhân cách của học sinh. Các tệ nạn xã hội, trào lưu xấu, bệnh 
trầm cảm học học đường, bạo lực và suy thoái đạo đức của lớp trẻ, cũng vì thế 
mà tăng nhanh chóng. Vì vậy cả xã hội phải cùng nhau xây dựng một ngôi trường 
lành mạnh, vui vẻ và hạnh phúc để giáo dục học sinh phát triển toàn diện về đạo 
đức, lối sống và kiến thức văn hóa. Việc xây dựng lớp học hạnh phúc tiền đề để 
xây dựng “Trường học hạnh phúc” trên từng địa phương. Nó có thể nhân rộng và 
phát triển ở tất cả các lĩnh việc khác như cơ quan hành chính, công ty, xí nghiệp, 
tiến tới một xã hội hạnh phúc. 
2. Kiến nghị: 
 * Đối với Sở GD&ĐT: 
Tập huấn kỹ năng sống và giá trị sống tích cực cho giáo viên, nhất là giáo 
viên chủ nhiệm. 
Thường xuyên mở các lớp bồi dưỡng nâng cao kĩ năng sư phạm, kĩ năng nghề 
nghiệp cho giáo viên phù hợp với sự phát triển của xã hội. Mở ra các diễn đàn cho 
giáo viên ở các trường học được trao đổi kinh nghiệm trong công tác giảng dạy và 
chủ nhiệm. Có ban cố vấn giúp đỡ giáo viên tháo gỡ những khó khăn, bế tắc trong 
quá trình giáo dục. Giảm bớt những áp lực như hồ sơ sổ sách, chương trình giáo 
dục, áp lực chất lượng, tạo môi trường tốt nhất cho giáo viên phát huy được năng 
lực của bản thân. Đấu tranh chống bệnh thành tích trong giáo dục. Có như vậy giáo 
viên mới có môi trường để hoàn thành tốt nhiệm vụ, hạnh phúc với nghề. Nhân 
rộng mô hình lớp học hạnh phúc đến từng trường học, hướng tới xây dựng trường 
học hạnh phúc trên địa bàn tỉnh. 
* Đối với Trường THPT Tương Dương 1: 
Tạo nhiều sân chơi mà học sinh được vui vẻ, được bộc lộ khả năng của bản 
thân. Thành lập tổ tư vấn tâm lý cho học sinh để giải quyết những khó khăn, vướng 
mắc trong quá trình học tập và trưởng thành. 
31 
Trong quá trình giáo dục, công tác chủ nhiệm là một nhiệm vụ rất quan trọng, 
GVCN là cầu nối quan trọng giữa học sinh, gia đình và xã hội sẽ chịu tác động từ 
nhiều phía. Vì vậy nhà trường nên giảm những quy định, đặt ra những chỉ tiêu phù 
hợp giảm áp lực cho giáo viên, tạo động lực GVCN để hoàn thành tốt nhiệm vụ, 
không còn “Sợ chủ nhiệm” nữa. Triển khai xây dựng lớp học hạnh phúc trên phạm 
vi toàn trường. 
32 
Tài liệu tham khảo 
1. Nguồn tài liệu Internet, trang điện tử https://vi.wikipedia.org/wiki/hạnh 
phúc 
2. Bài 11, Giáo dục công dân 10 
3. Chia sẻ của ThS Trần Thị Hải Yến, Khoa Giáo dục, Học viện Quản lý giáo 
dục, trang điện tử  của tác giả Lê Đăng. 
4. Chia sẻ của PGS.TS Huỳnh Văn Sơn - Phó hiệu trưởng Trường ĐH Sư 
phạm TPHCM, trang điện tử http: //giaoducthoidai.com của tác giả Hồng Chương 
5. Báo cáo nề nếp toàn trường, trường THPT Tương Dương 1 năm học 2019-
2020 và học kỳ 1 năm học 2020- 2021. 
6. Kết quả giáo dục của trường THPT Tương Dương 1 các năm học 2019-
2020 và học kỳ 1 năm học 2020- 2021. 
7. Báo cáo hội nghị công nhân viên chức năm học 2020-2021 trường THPT 
Tương Dương 1. 

File đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_giai_phap_xay_dung_lop_hoc_hanh.pdf
Sáng Kiến Liên Quan