Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp tích cực thực hiện chủ đề "Mỗi ngày đến trường là một ngày vui cho học sinh trường THCS Quang Trung"
Nghị quyết TW2 khóa VIII và đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI nêu rõ nhiệm vụ : “. Chú trọng giáo dục tư tưởng, đạo đức, lối sống, bồi dưỡng thế hệ trẻ tinh thần yêu nước, yêu quê hương, yêu gia đình, có bản lĩnh chính trị, lòng nhân ái, ý thức tôn trọng pháp luật, lối sống văn hóa, tinh thần hiếu học,chí tiến thủ, lập thân, lập nghiệp. Chú trọng ngăn chặn các tệ nạn xã hội xâm nhập vào nhà trường”.
Trường THCS là bậc học trong hệ thống giáo dục phổ thông, phải có đủ tiêu chuẩn cần thiết để đảm bảo chất lượng hiệu quả giáo dục theo yêu cầu của sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước qua từng thời kỳ. Nơi đây là trung tâm văn hóa của từng địa phương. Ở đây học sinh được đảm bảo các quyền lợi và nghĩa vụ, được bảo vệ , chăm sóc, học tập, vui chơi để hình thành nhân cách. Nơi đây giúp các em có tri thức, tinh thần thỏa mái, làm cho các em thân thiết với mọi thành viên trong gia đình, thân thiện với bạn bè và trường lớp,với thiên nhiên, yêu thích đến trường và tích cực học tập.
Ở lứa tuổi này, về mặt tâm sinh lý các em đã thay đổi, có nhiều chuyển biến về thể chất song tâm hồn của các em rất trong sáng, hồn nhiên, vô tư; các em thích được hoạt động và thích được thể hiện mình trước bạn bè. Để khơi gợi sự ham muốn và tạo cơ hội cho học sinh được phát huy, được thể hiện mình, thì cần đội ngũ thầy,cô giáo và cán bộ quản lý chúng ta phải luôn luôn tìm tòi, suy nghĩ đề ra những giải pháp thích hợp giúp hoạt động cá nhân của học sinh đi đúng hướng và cho các em thấy rằng trường học là chỗ dựa tinh thần bền vững nhất.
ộng của hộp thư thân thiện đã phát huy tác dụng rất lớn, đã kịp thời điều chỉnh việc dạy trên lớp của một số giáo viên chưa tận tâm với học sinh, điều chỉnh việc xử lý chưa khéo của giáo viên gây bất bình trong phụ huynh và học sinh. Phát hiện sớm những mâu thuẩn của học sinh ở ngoài nhà trường để kịp thời ngăn chặn và phát hiện những học sinh bỏ tiết chơi game, bỏ học đi tắm suối để kịp thời xử lý .... Hộp thư thân thiện đã phản ánh chính xác diễn biến các hoạt động của học sinh để kịp thời điều chỉnh và giúp nhà trường làm tốt công tác dự báo, góp phần xây dựng nề nếp, giáo dục đạo đức học sinh.Trong ba năm học qua nề nếp học sinh trong nhà trường luôn được giữ vững, không có trường hợp đánh lộn trong và ngoài trường, không có học sinh vi phạm pháp luật, không có học sinh xếp loại hạnh kiểm yếu các em đến trường rất đoàn kết và thân thiện giúp đỡ nhau trong học tập, đa số ngoan hiền. Đây là thế mạnh của trường, của giáo dục trong bối cảnh hiện nay là điều yên tâm và đáng mừng. 5.3Thực hiện đồng loạt các giải pháp giúp đỡ học sinh học tập tốt Với phương châm học mà chơi- chơi mà học. Nhằm tạo không khí thỏa mái trong học tập, tránh gò bó chỉ thu gọn trong lớp ở các tiết học, mà học ở mọi nơi, mọi lúc. Để thu hút học sinh đến trường, có ý thức tự giác trong học tập. Chúng tôi luôn suy nghĩ tìm ra các giải pháp để giúp đỡ các em trong điều kiện thực tế của trường, không nên áp đặt tuổi già, ngại khó của giáo viên mà đơn giản hóa các hoạt động giáo dục. Tổ chức các hoạt động giáo dục với nhiều hình thức và bao quát đến từng đối tượng học sinh. -Với học sinh yếu: đây là diện học sinh cần quan tâm vì các trường hợp bỏ học, trốn tiết, vi phạm nội quy, lưu ban đều từ đối tượng học sinh này. Ngay từ đầu năm, bộ phận chuyên môn đã tiến hành khảo sát phân loại đối học sinh yếu, lập danh sách ở từng lớp. Diện học sinh yếu nếu không có giải pháp thích hợp thì các em sẽ không tiếp thu kịp kiến thức, các em chán học dẫn đến bỏ học. Mặt khác tình hình của trường, việc phụ đạo học sinh yếu gặp nhiều khó khăn do đội ngũ mỏng, số tiết dạy đã đủ tiêu chuẩn, giáo viên ở xa trường, phải bồi dưỡng học sinh giỏi nên việc mở thêm lớp học sinh yếu để giáo viên dạy phụ đạo là việc khó thực hiện được nên chúng tôi chỉ đạo làm theo cách sau: GV bộ môn đang giảng dạy ở tất cả các khối lớp có trách nhiệm giúp đỡ học sinh yếu của bộ môn mình ở từng tiết lên lớp, có giải pháp thích hợp, nhẹ nhàng, giao nhiệm vụ vừa sức, giúp đỡ động viên các em trong học tập, biết khen sự tiến bộ của của học sinh.Tuyệt đối không có biểu hiện phân biệt, so sánh với học sinh yếu. Giao chỉ tiêu chất lượng đến từng giáo viên. Gắn chất lượng với mức độ hoàn thành công việc được giao. BGH kiểm tra theo dõi hàng tháng qua việc đánh giá chất lượng bài kiểm tra định kỳ để có điều chỉnh hợp lý. - Cùng với Chi đoàn phân công các em Đoàn viên học sinh giỏi 9 kèm cặp,giúp đỡ các em học sinh yếu 6,7 chúng tôi phân công nhóm đoàn viên phụ trách các lớp học sinh yếu và tiến hành phụ đạo 3 môn Toán,Văn, Anh theo thời khóa biểu, có kiểm tra cụ thể. Chi đoàn xây dựng kế hoạch phát động thi đua đến cuối năm cho học sinh yếu 6,7 bình chọn anh chị Đoàn viên nào giúp đỡ học sinh yếu tiến bộ ,dạy dễ hiểu, có sự thu hút sẽ được Chi đoàn khen thưởng. -Với học sinh giỏi: Xem đây là nhiệm vụ trọng tâm, là sự sống còn của nhà trường. Phân tích rõ mối quan hệ biện chứng cho thấy: muốn có học sinh giỏi thì phải có giáo viên giỏi (tất nhiên trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi phụ thuộc vào nhiều yếu tố nhưng yếu tố quyết định vẫn là người thầy). Nếu người thầy có tâm huyết, có sự đam mê trong bồi dưỡng thì tất yếu sẽ có học sinh giỏi còn ngược lại người thầy còn tính toán việc gạo tiền, dạy để cho có,cho xong việc theo phân công thì không bao giờ có học sinh giỏi. Trên thực tế do điều kiện phụ huynh còn khó khăn hơn nữa chủ trương của ngành cấm dạy thêm học thêm trái quy định. Chúng tôi kêu gọi tinh thần tự giác của thầy cô, gắn kết quả học sinh giỏi với năng lực của từng giáo viên trong việc xếp loại thi đua cuối năm. Thực hiện nhiệm vụ không nên đòi hỏi chế độ, trong ba năm học qua, học sinh giỏi của trường từng bước chuyển biến tích cực đã có học sinh được bồi dưỡng thi tỉnh, có học sinh thi đỗ vào trường chuyên, sau nhiều năm vắng bóng.Vị thứ đội học sinh giỏi của trường được từng bước nâng lên so với toàn huyện. -Việc tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp. Tổ chức HĐNGLL chính khóa được thực hiện thường xuyên đảm bảo theo phân phối chương trình, đúng theo chủ điểm. Ngoài ra ban HĐNGLL tổ chức nhiều hoạt động đa dạng về hình thức để thu hút học sinh trong giáo dục. Với giờ chào cờ của mỗi tuần nếu như tiết nào cũng chấn chỉnh nề nếp, răn đe học sinh và cứ đến hẹn lại lên không thay đổi cách thức sinh hoạt dẫn đến nhàm chán việc giáo dục sẽ không có hiệu quả nên chúng tôi đưa các nội dung hoạt động trong giờ chào cờ vào kế hoạch của chuyên phân công giáo viên thực hiện cụ thể trong một tháng như sau: Tuần 1: Chào cờ đầu tháng tập trung học sinh, giáo viên toàn trường tham dự nhằm đánh giá tổng kết những việc làm được, chưa làm được trong tháng rút kinh nghiệm chỉ đạo, đề ra nhiệm vụ cho tháng đến theo các chủ điểm hoạt động. Tuần 2: Nói chuyện dưới cờ theo khối rà soát các việc đã làm trong tuần qua, sau đó là hoạt động theo kế hoạch như: tuyên truyền y tế phân công nhân viên y tế đảm nhận, tiếp theo là giới thiệu sách theo chủ điểm nhằm phát triển văn hóa đọc , thực hiện giáo dục kỹ năng sống, giá trị sống thông qua tiểu phẩm với các vấn đề quan tâm của xã hội hiện nay như an toàn giao thông, bảo vệ môi trường, bạo lực học đường, giới tính và sức khỏe sinh sản vị thành niên Thông qua các tiểu phẩm có tích giáo dục tích cực, các em sẽ được học qua làm, qua hoạt động sẽ tác dụng sâu hơn. Tiết sinh hoạt tập thể cuối tuần yêu cầu giáo viên thực hiện đúng quy trình nhưng có sự cải biến sao cho phù hợp, cho các em sinh hoạt với hình thức tọa đàm, nêu gương để thu hút học sinh, tránh rập khuôn, máy móc tiết nào cũng xử lý, kiểm điểm gây tâm lý căng thẳng với học sinh, một số em thường bỏ giờ sinh hoạt lớp vì tiết ấy hay bị thầy cô chỉ trích, rầy la. Tuần 3,4: Tổ chức đố vui ôn tập để thực hiện tốt công tác này chuyên môn nhà trường thành đã thành lập ngân hành câu hỏi đố vui ở các cấp độ biết, hiểu, vận dụng và cập nhật hàng tuần. Phân công giáo viên thiết kế chương trình và tổ chức trình chiếu, hiện nay trường có 200 bảng phụ và bộ chuông để đảm bảo phục vụ cho đố vui ôn tập bằng hai hình thức rung chuông vàng và trả lời câu hỏi bằng cách bấm chuông nhanh. Tổ chức các HĐGDNGLL là việc làm thường xuyên góp phần giáo dục học sinh rất cao chính các hoạt động này thu hút và các em đến trường được thầy cô giáo quan tâm các em cảm nhận đi học là hạnh phúc mỗi ngày đến trường là một ngày vui. 5.4 Chăm sóc, trồng và bảo vệ cây xanh, thường xuyên giữ gìn vệ sinh, cảnh quan trên sân trường thông qua việc giao trách nhiệm đến từng lớp Gần 15 năm thành lập, cảnh quan của trường ngày càng xanh, sạch, đẹp đây cũng là việc làm thành công và là niềm tự hào của trường. Xác định phương châm “Nhà sạch thì mát, bát sạch ngon cơm”. Chỉ có sạch mới có đẹp nên việc chăm sóc cảnh quan giữ vệ sinh sạch sẽ là việc làm hàng ngày. Thứ nhất chúng tôi quy định lớp học phải luôn sạch sẽ không bụi bẩn, không có giấy rác, không viết vẽ bậy lên tường, lên bàn ghế hàng buổi các lớp phân công tổ trực quét dọn vệ sinh lớp và khu vực vệ sinh theo phân công, đổ rác đúng quy định nên sân trường lúc nào cũng sạch sẽ, cấm học sinh ăn quà vặt trong giờ ra chơi, Tận dụng tối đa giờ ra chơi để làm các công việc hữu ích, sau khi tập thể dục giữa giờ là tổ chức các hoạt động tập thể như trò chơi dân gian, múa hát tập thể, đá cầu, nhảy dây, đọc sách hoặc tranh thủ dọn vệ sinh khu vực vào những ngày lá cây rụng nhiều. Việc chăm sóc bồn hoa được các lớp thực hiện thường xuyên; lúc nào cũng có hoa nở. Ban HĐNGLL lập kế hoạch chấm điểm hàng tháng, liên tục nhắc nhở nên các em có ý thức tự giác chăm sóc và làm cho bồn hoa của lớp mình ngày càng đẹp thêm. Qua nhiều năm triển khai đến hôm nay việc thực hiện vệ sinh cảnh quan đã trở thành thói quen và nề nếp sạch sẽ từ chỗ bước đầu là phân công nhắc nhở mới làm thì bây giờ đã thành tính tự giác của từng em, trên đường đi vào sân trường thấy rác là các em tự giác mang bỏ vào giỏ nên trường lúc nào cũng sạch đẹp.Tính tự giác còn thể hiện rất rõ trong năm 2013, trường có ba lần lũ vào ngập sâu.Trước khi lũ đến các em tự giác kê bàn ghế của lớp mình lên cao để tránh ngập ướt, sau lũ là tự giác đến trường cùng với thầy cô múc nước dội bùn non trong lớp, trên sân để kịp thời học tập,việc khắc phục hậu quả sau lũ chưa quá một buổi, ít tốn kém đây là là giải pháp duy nhất của việc sống chung với lũ của nhà trường. 5.5 Kiểm tra đánh giá thường xuyên các hoạt động của nhà trường trong suốt năm học Kiểm tra đánh giá là chức năng của cán bộ quản lý để nắm được kết quả thực hiện của giáo viên, học sinh qua đó rút kinh nghiệm và có giải pháp thích hợp tác động đến từng đối tượng. Ban giám hiệu xây dựng kế hoạch và đề ra các công việc cụ thể quy định thời gian và phân công trách nhiệm rõ ràng theo dõi tất cả các công việc đề ra như công tác giúp đỡ học sinh yếu, bồi dưỡng học sinh giỏi ,công tác chủ nhiệm, giáo dục đạo đức học sinh theo hướng tích cực, theo dõi khu vực phân công trực vệ sinh, phân công trực buổi của giáo viên, theo dõi thực hiện nội quy của trường, đạo đức tác phong ....BGH kiểm tra chặt chẽ và đánh giá thường xuyên có địa chỉ cụ thể để từng cá nhân thấy rõ mức độ công việc mình đã và đang làm tới đâu, không đánh giá chung chung mà đánh giá cụ thể, chính xác, khách quan yêu cầu thời điểm hoàn thành công việc. Có như thế điều hành công việc mới trôi chảy, tuyệt đối không để xảy ra tình trạng trì trệ, kéo dài thời gian, thực hiện theo cách này ban đầu có một số giáo viên cho là chỉ trích, thiếu tế nhị song sau khi phân tích kỹ để đảm bảo sự công bằng trong phân công lao động và thể hiện năng lực của từng cá nhân thì phải nghiêm túc, thực hiện đúng theo điều lệ nhà trường và tất cả cùng hướng về học sinh. Nhận thức được vai trò trách nhiệm của mình, góp phần xây dựng nhà trường . 6/Kết quả của những giải pháp thựchiện: Trong ba năm học gần đây việc thực hiện chủ điểm đi học là hạnh phúc mỗi ngày đến trường là một ngày vui đang thực hiện ở trường THCS Quang Trung ngày càng đi vào chiều sâu và có hiệu quả. Chính sự quan tâm đúng mức, đầy tâm huyết và tình thương của thầy cô đối với HS đã giúp các có một môi trường học tập vui vẻ cởi mở, thầy giao việc phù hợp thì trò làm việc cảm thấy nhẹ nhàng vừa sức và từ đó các em chăm học, chăm làm hơn. Về quản lí, nhờ hiểu biết khá sâu sắc về đặc điểm tâm lí lứa tuổi của học sinh nên đã đề ra các giải pháp thích hợp để chỉ đạo các hoạt động giáo dục nhằm thu hút học sinh đến trường. Chúng tôi nghĩ rằng có niềm vui, có niềm tin, có chỗ dựa vững chắc về tinh thần thì mới có sức thu hút học sinh đến trường, nơi ấy thật sự là thân thiện, thầy và trò cùng nhau hoạt động trong sự tương tác, hợp tác, chia sẽ để thực hiện nhiệm vụ đáp ứng yêu cầu giáo dục trong thời kỳ mới thời kỳ hội nhập và phát triển, đổi mới căn bản và toàn diện về giáo dục. Những kết quả đạt được có thể minh chứng bằng số liệu qua ba năm học gần đây ở một số tiêu chí sau: Tiêu chí 2011-2012 2012-2013 2013-2014 Duy trì sĩ số (HS bỏ học : hỏng tốt nghiệp,bỏ học trong năm, trong hè ) Số HS : 12 Tỷ lệ: 2,2% Số HS: 5 Tỷ lệ : 1,1% Số HS: 2 Tỷ lệ : 0,4% ( đến 3/2014) Chất lượng hạnh kiểm ( Khá, Tốt trở lên) 96.7% 97% 99.3 Chất lượng học lực ( TB trở lên cuối năm học) 93.2% 94.7% 95% Học sinh giỏi 9 thi Huyện 5 giải ( 1 ba,4 KK) 3 giải Có 1 HS vào trường chuyên 5 giải ( 1 nhất,1 ba,3 KK) có 2 HS chọn BD thi Tỉnh Hướng nghiệp dạy nghề ( tỷ lệ học sinh tốt nghiệp nghề PT) 76% 78% 97,3% Phổ cập GD ( Tỷ lệ 15-18 tuổi có bằng TNTHCS) 87.56% 89.53% 91.61% Thể dục thể thao (Giải toàn đoàn) 14 12 7 Năm học 2012-2013 Trường đạt danh hiệu thể lao động tiên tiến xuất sắc. Xu hướng đang phát triển đi lên ở tất cả các hoạt động. Giáo viên và học sinh của trường phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao chỉ còn một vấn đề còn băn khoăn là chất lượng học sinh giỏi hiện nay chuyển biến chậm và thiếu tính bền vững điều này tiếp tục kiên trì thực hiện cho đến khi đạt được mục tiêu. 7/ Kết luận : Thực hiện các giải pháp theo chủ điểm: đi học là hạnh phúc mỗi ngày đến trường là một ngày vui là vấn đề có tính bao quát toàn bộ nội dung của phong trào xây dựng “Trường học thân thiện – Học sinh tích cực” để học sinh có niềm vui và yêu thích đến trường thì thầy cô phải dạy tốt, tận tâm, tận lực, kiên trì và bền bỉ thật sự hết lòng vì học sinh thân yêu, là tấm gương cho học sinh noi theo không chỉ qua lời nói mà thể hiện bằng hành động, bằng hiệu quả công việc, bằng sự thương yêu học sinh, biết chia sẽ, cảm thông thực sự là chiếc cầu nối để dẫn dắt học sinh tiếp thu kiến thức tránh hình thức, sáo rỗng, đối phó, thiếu thực chất. Để học sinh vui và có niềm tin thì nơi ấy thầy cô phải hòa đồng, hợp tác cùng các em. Ngoài việc dạy kiến thức trên lớp thì còn là người hướng dẫn tổ chức các hoạt động tập thể để giáo dục học sinh như : HĐNGLL, KNS, tư vấn cho các em về các vấn đề khi học sinh cần, làm việc vô tư không tính toán ,không vụ lợi, không nên để lại cho học sinh hình ảnh không tốt về người thầy.có như thế chúng ta mới thực hiện lời dạy của Bác: “ Vì lợi ích mười năm trồng cây.Vì lợi ích trăm năm trồng người” và “Mỗi thầy cô giáo là tấm gương sáng cho học sinh noi theo” Các giải pháp để thực hiện mục tiêu là việc đang làm có hiệu quả của trường chúng tôi. Có thể đây là những giải pháp chỉ mang tính đặc thù của một trường ở vùng khó khăn, đang thể hiện hiệu quả và thành công của nó. Việc phân công cho Đoàn viên học sinh khối 9 kèm cặp giúp đỡ HSY khối 6,7 là sự vận dụng nội lực ở một trường vùng khó trong thực hiện nhiệm vụ giáo dục. Tổ chức HĐGDNGLL với nhiều hình thức như: giáo dục kỹ năng sống, giới thiệu sách, đố vui ôn tập, tuyên truyền y tế , giúp học sinh truy bài 15’ đầu giờ,thực hiện tiếng trống học bài, nhóm học tập là các giải pháp nâng cao chất lượng có hiệu quả, tạo điều kiện cho học sinh học tập thông qua sinh hoạt ngoại khóa ở mọi lúc, mọi nơi. Giáo dục kỷ luật tích cực là một giải pháp nâng cao chất lượng hạnh kiểm, trên tinh thần nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của HS để từ đó có biện pháp GD thích hợp, cần cái tâm của người thầy để dạy các em nên người. Tránh gây căng thẳng, dồn ép, thiếu hiệu quả. Tuy rằng đây không phải là những giải pháp duy nhất để nâng cao chất lượng GD học sinh. Nhưng với việc thực hiện các giải pháp nêu trên đã thực sự làm chuyển biến về nhận thức đội ngũ và học sinh theo hướng tích cực. 8/ Đề nghị: Các giải pháp như đã trình bày trong sáng kiến kinh nghiệm này được tiếp tục thực hiện cho những năm tới, theo hướng phát triển nâng dần, chuyên sâu sẽ được rút kinh nghiệm qua thời gian của từng năm học. Khẳng định đây là công việc thường xuyên, liên tục của chuyên môn. Để thực hiện tốt các giải pháp nêu trên, đòi hỏi tính tự giác và sự thống nhất cao của hội đồng sư phạm ở từng công việc như việc vận động đội ngũ xuống địa bàn các thôn để kiểm tra thực hiện phong trào tiếng trống học đêm theo định kỳ từ 19 -21 giờ, việc vận động GV có tiết đầu buổi đến lớp sớm để giúp đỡ học sinh truy bài, phải cần tính tự giác và nhận thức cao của đội ngũ mới thực hiện được. Thầy cô phải luôn quan tâm, tư vấn cho các em đi đúng hướng bởi vì tuổi các em nhận thức chưa sâu. Mỗi giáo viên vừa là người thầy với trách nhiệm xã hội giao phó, vừa là người anh, người chị của thế hệ đi trước, vừa dạy, vừa chỉ bảo cho đàn em bước tiếp con đường mà bao thế hệ cha ông đã dày công vun đắp. Phát huy hoạt động của Đoàn Thanh niên, phát huy tính xung kích của tuổi trẻ, trách nhiệm của người đoàn viên để thực hiện nhiệm vụ chuyên môn của trường góp phần nâng cao chất lượng như: thực hiện tiếng trống học đêm, thực hiện phụ đạo học sinh yếu,thực hiện an toàn giao thông. Ban giám hiệu phải năng động, tích cực trong việc xây dựng kế hoạch, có giải pháp sáng tạo chỉ đạo việc thực hiện nề nếp chuyên môn nhà trường, kiểm tra, đánh giá cụ thể. Kế hoạch phải thể hiện rõ mục đích, công việc đề ra phải làm dứt điểm, tạo chuyển biến trong nhận thức giáo viên, các đồng chí trong ban giám hiệu phải là những người đi đầu trong việc thực hiện các giải pháp, có như thế việc chỉ đạo mới hiệu quả . Kính thưa quý đồng nghiệp, đề tài SKKN Một số giải pháp tích cực để thực hiện chủ điểm "Mỗi ngày đến trường là một ngày vui ”cho học sinh trường THCS Quang Trung của tôi dù sao vẫn còn mang tính chủ quan cá nhân. Chắc chắn còn tồn tại nhiều so với yêu cầu đòi hỏi của thực tế. Kính mong các đồng nghiệp góp ý chân thành để đề tài đem lại hiệu quả cao. Đại Hưng, ngày 20 tháng 03 năm 2014 Người thực hiện Nguyễn Văn Thận 10.TÀI LIỆU THAM KHẢO - Luật GD năm 2005 và sửa đổi 2009 - Chỉ thị 40 – CT/TW Về việc xây dựng nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục -HD số 3004 /SGDĐT -GDTrH hướng dẫn nhiệm vụ năm học 2013- 2014. - HD 120/HD-PGD & ĐT ngày V/v HD nhiệm vụ năm học 2013-2014 -Căn cứ Quyết định số 16/2008/QĐ-BGD ĐT về việc quy định đạo đức nhà giáo -Văn bản hội nghị Nhà Giáo Lao Động Trường TCHCS Quang Trung 2012 - Báo cáo tổng kết chất lượng giáo dục của nhà trường qua các năm học:2011-2012, 2012-2013, 2013-2014 -Cẩm nang nữ sinh THCS của tác giả Đỗ thị Bích Loan -Tài liệu tập huấn tích hợp GD Kỹ năng sống ,giá trị sống của Bộ GD-ĐT - Tài liệu Tăng cường mối quan hệ gia đình, nhà trường và xã hội, góp phần thúc đẩy xã hội hóa công tác giáo dục của VVOB -Căn cứ văn bản 1741/BGDĐT-GDTrH về hướng dẫn đánh giá kết quả Trường học thân thiện - Học sinh tích cực. -Thông tư 12/2011/TT BGD& ĐT về Điều lệ trường phổ thông 11. MỤC LỤC 1.Tên đề tài: ...Trang 1 2.Đặt vấn đề ......................................................................................... 1 Lý do chọn đề tài 1 2.2Thực trạng của vấn đề .................................................................. .. 2 Giới hạn của đề tài ...................................................................... 3 3.Cơ sở lý luận ........................................................................... 3 4.Cơ sở thực tiễn ........................................................................... 4 5.Nội dung nghiên cứu ( các giải pháp thực hiện) ............................... 4 5.1 Tạo nhận thức cho những người trong cuộc thực hiện ................... 4 5.2 Xây dựng lớp học thân thiện gắn với giáo dục kỷ luật tích cực ........ 5,6 5.3 Thực hiện đồng bộ các giải pháp giúp học sinh học tập tốt ............. 7,8 5.4 Giữ gìn cảnh quan xanh sạch đẹp bằng giải pháp giao nhiệm vụ đến từng lớp,từng học sinh ........................................................ 9 5.5 Kiểm tra đánh giá thường xuyên các hoạt động của nhà trường ......... 9 6. Kết quả của những giải pháp thực hiện ................................................. 10 7.Kết luận .................................................................................................. 11 8.Đề nghị ................................................................................................... 12 9.Phụ lục ............................................................................................... ... 13 10. Tài liệu tham khảo .............................................................................. 14 11. Mục lục .............................................................................................. 15 12. Các mẫu chấm SKKN theo quy định ................................................ 9/ PHỤ LỤC: - Bảng phân công khu vực trực vệ sinh hàng buổi năm học 2013-2014. - Bảng chấm điểm cá nhân ( HKI,HKII ) - Lớp học sinh yếu và Thời khóa biểu giúp đỡ HSY năm học 2013-2014. -Bảng chấm điểm xây dựng lớp học thân thiện năm học 2013-2014 - Một số hình ảnh minh họa trong hoạt động nâng cao chất lượng của trường
File đính kèm:
- SKKN_THAN_2014.doc