Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp thực hiện tốt công tác chuyên môn trong trường Mầm non Phong Thạnh Đông
1. Thực trạng
Trường MN Phong Thạnh Đông được thành lập vào năm 2003 theo Quyết định số 62/QĐ-UBND, ngày 18/8/2003 của Ủy ban nhân dân huyện Giá Rai. Trường MN Phong Thạnh Đông có 03 điểm trường; điểm trung tâm có diện tích 5.519,80m2 , trường có điểm trung tâm đóng trên địa bàn xã Phong Thạnh Đông thuộc trung tâm kinh tế, văn hóa, chính trị, xã hội của xã Phong Thạnh Đông, và 2 điểm lẻ ở ấp 9 và ấp 11 xã Phong Thạnh Đông.
Về cơ sở vật chất của nhà trường khang trang có đầy đủ các phòng học, phòng chức năng đảm bảo đủ các điều kiện phục vụ hoạt động chăm sóc và giáo dục trẻ. Đặc biệt năm học 2018 - 2019, nhà trường được lãnh đạo các cấp đầu tư, cải tạo, để trở thành trường chuẩn Quốc Gia mức độ 1. Từ những thực trạng trên nhà trường đạt những thuận lợi và gặp không ít khó khăn như sau:
1.1. Thuận lợi:
Được sự chỉ đạo sâu sát của Bộ phận mầm non của phòng giáo dục và đào tạo Thị Xã Giá Rai và BGH nhà trường, tạo điều kiện cho bộ phận chuyên môn hoàn thành tốt nhiệm vụ.
Đội ngũ Ban giám hiệu trẻ, năng động, vững vàng về chuyên môn, có năng lực quản lý. Tập thể cán bộ giáo viên, nhân viên trong trường đoàn kết cùng quyết tâm phấn đấu xây dựng trường tiên tiến xuất sắc và trường mầm non đạt chuẩn Quốc gia. Nhà trường có đội ngũ cán bộ giáo viên giỏi làm nòng cốt, các đồng chí giáo viên tâm huyết với nghề, luôn yêu nghề, mến trẻ, có tinh thần trách nhiệm cao, luôn hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao.
Được sự giúp đỡ, hổ trợ về cơ sở vật chất của các cấp lãnh đạo Sở giáo dục, UBND Thị Xã, Phòng giáo dục và đào tạo Thị Xã cũng như sự phối hợp giúp đỡ của hội cha mẹ học sinh. Nhà trường đã thực hiện tốt công tác xã hội hóa nên cơ sở vật chất ngày càng được nâng cao về trường, lớp về thiết bị dạy học, đồ dùng đồ chơi bên trong lẫn bên ngoài ngày một hoàn thiện hơn.
đến chất lượng giáo dục tốt, mà muốn có chất lượng giáo dục tốt chúng ta không thể không nói đến đội ngủ giáo viên mầm non, họ là nhân tố hàng đầu để thực hiện mục tiêu đào tạo giáo dục mầm non. Đội ngũ giáo viên nói chung và giáo viên mầm non nói riêng là lực lượng cốt cán biến các mục tiêu giáo dục thành hiện thực, đội ngũ này giữ vai trò quan trọng quyết định chất lượng và hiệu quả giáo dục. Chính vì vậy phải nhanh chóng củng cố và bồi dưỡng đội ngũ giáo viên giỏi về chuyên môn, vững vàng về nghiệp vụ tay nghề, có phẩm chất đạo đức tốt, có phong cách sư phạm hay mới đáp ứng được nhu cầu của đất nước hiện nay. Là một cán bộ quản lý được phân công phụ trách chuyên môn của trường, tôi nhận thấy để thực hiện tốt công tác chuyên môn trong trường mầm non là hết sức cần thiết. Nếu làm tốt công tác này sẽ giúp giáo viên nắm vững phương pháp dạy học, có hình thức tổ chức các hoạt động linh hoạt, sáng tạo, giúp họ bình tĩnh, tự tin khi lên lớp, từ đó nâng cao trình độ, nghiệp vụ, tay nghề, của các cô. Từ những yêu cầu trên, tôi mạnh dạn đưa ra: “Một số giải pháp thực hiện tốt công tác chuyên môn trường Mầm non Phong Thạnh Đông” II. NỘI DUNG 1. Thực trạng Trường MN Phong Thạnh Đông được thành lập vào năm 2003 theo Quyết định số 62/QĐ-UBND, ngày 18/8/2003 của Ủy ban nhân dân huyện Giá Rai. Trường MN Phong Thạnh Đông có 03 điểm trường; điểm trung tâm có diện tích 5.519,80m2 , trường có điểm trung tâm đóng trên địa bàn xã Phong Thạnh Đông thuộc trung tâm kinh tế, văn hóa, chính trị, xã hội của xã Phong Thạnh Đông, và 2 điểm lẻ ở ấp 9 và ấp 11 xã Phong Thạnh Đông. Về cơ sở vật chất của nhà trường khang trang có đầy đủ các phòng học, phòng chức năng đảm bảo đủ các điều kiện phục vụ hoạt động chăm sóc và giáo dục trẻ. Đặc biệt năm học 2018 - 2019, nhà trường được lãnh đạo các cấp đầu tư, cải tạo, để trở thành trường chuẩn Quốc Gia mức độ 1. Từ những thực trạng trên nhà trường đạt những thuận lợi và gặp không ít khó khăn như sau: 1.1. Thuận lợi: Được sự chỉ đạo sâu sát của Bộ phận mầm non của phòng giáo dục và đào tạo Thị Xã Giá Rai và BGH nhà trường, tạo điều kiện cho bộ phận chuyên môn hoàn thành tốt nhiệm vụ. Đội ngũ Ban giám hiệu trẻ, năng động, vững vàng về chuyên môn, có năng lực quản lý. Tập thể cán bộ giáo viên, nhân viên trong trường đoàn kết cùng quyết tâm phấn đấu xây dựng trường tiên tiến xuất sắc và trường mầm non đạt chuẩn Quốc gia. Nhà trường có đội ngũ cán bộ giáo viên giỏi làm nòng cốt, các đồng chí giáo viên tâm huyết với nghề, luôn yêu nghề, mến trẻ, có tinh thần trách nhiệm cao, luôn hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao. Được sự giúp đỡ, hổ trợ về cơ sở vật chất của các cấp lãnh đạo Sở giáo dục, UBND Thị Xã, Phòng giáo dục và đào tạo Thị Xã cũng như sự phối hợp giúp đỡ của hội cha mẹ học sinh. Nhà trường đã thực hiện tốt công tác xã hội hóa nên cơ sở vật chất ngày càng được nâng cao về trường, lớp về thiết bị dạy học, đồ dùng đồ chơi bên trong lẫn bên ngoài ngày một hoàn thiện hơn. Bên cạnh những thuận lợi, nhà trường còn gặp một số khó khăn sau: 1.2. Khó khăn: Đội ngũ giáo viên trẻ năng động, sáng tạo song kinh nghiệm chăm sóc giáo dục trẻ còn hạn chế. Một số giáo viên mới vào trường chưa nắm chắc phương pháp của bộ môn nên còn lúng túng trong việc tổ chức hoạt động học theo hình thức đổi mới nên chưa thu hút được sự chú ý của trẻ vào giờ học. Trường còn hai điểm lẻ nên việc quản lý chuyên môn gặp không ít khó khăn. Một số giáo viên nhà ở xa nên việc đi lại còn gặp nhiều khó khăn Một số giáo viên con còn nhỏ nên ít nhiều ảnh hưởng trong việc chăm sóc và giáo dục trẻ. Phần lớn phụ huynh làm ăn xa và làm nông để trẻ ở nhà cho ông, bà chăm sóc nên việc phối hợp giữa nhà trường và gia đình còn gặp nhiều khó khăn. 2. Các giải pháp thực hiện tốt công tác chuyên môn trong trường mầm non Phong Thạnh Đông. 2.1. Công tác bồi dưỡng phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống cho giáo viên - CNV. Có kế hoạch bồi dưỡng nâng cao phẩm chât chính trị, đạo đức lối sống cho cán bộ công nhân viên qua các buổi họp hội đồng, các buổi tập huấn, họp chuyên môn, chuyên đề, bồi dưỡng thường xuyên... Luôn nhắc nhở giáo viên giữ gìn đạo đức lối sống, đạo đức nghề nghiệp, giữ vững mối đoàn kết nội bộ, giữ gìn tốt mối quan hệ với phụ huynh và nhân dân nơi cư trú. 2.2. Triển khai các văn bản chỉ đạo chuyên môn: Kịp thời nắm bắt và quán triệt các văn bản chỉ đạo chuyên môn như: văn bản hợp nhất 01/VBHN-BGDĐT, ngày 24 tháng 01 năm 2017 về việc hợp nhất Thông tư về Chương trình giáo dục mầm non do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành, Thông tư số 26/2018/TT-BGD-ĐT do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành ngày 08/10/2018 về quy định mới về chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non và thông tư số 25//2018/TT-BGDĐT do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành ngày 08/10/2018 về ban hành quy định về chuẩn hiệu trưởng cở sở giáo dục mầm non triển khai đến toàn thể giáo viên thông qua các buổi họp hội đồng, họp chuyên môn, họp tổ chuyên môn... Triển khai kịp thời các buổi tập huấn kiến thức mới về chuyên môn, chuyên đề nhằm giúp giáo viên nắm bắt kịp thời và lập kế hoạch hoạt động cho phù hợp. 2.3. Kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn về thao giảng, chuyên đề: Tổ chức sinh hoạt thao giảng, chuyên đề hàng tháng nhằm rút kinh nghiệm, bổ sung, chia sẽ những kinh nghiệm của giáo viên trong việc thực hiện thao giảng, chuyên đề. Đồng thời hướng dẫn giáo viên nắm bắt tình hình và thực tế của lớp để chọn chuyên đề phù hợp để thực hiện. Chỉ đạo 100% các lớp thực hiện thao giảng, chuyên đề và tập trung vào chuyên đề; ứng dụng công nghệ thông tin, phần mềm Trí Việt, giáo án điện tử trong công tác dạy học; chuyên đề nâng cao chất lượng phát triển vận động; chuyên đề dạy học lấy trẻ làm trung tâm và xây dựng kỷ năng sống cho trẻ, Chuyên đề làm quen chử cái..để toàn trường học tập. Chỉ đạo điểm lớp lá 1, lá 2, chồi 1, toàn trường học tập và nhân rộng điển hình tiên tiến những sáng tạo trong chuyên môn. 2.4. Tố chức các hoạt động sinh hoạt chuyên môn: Tổ chức các hoạt động sinh hoạt chuyên môn theo quy định: Tổ khối chuyên môn sinh hoạt theo định kỳ 2 lần/ tháng để đánh giá những công việc làm được và chưa làm được của tháng để rút kinh nghiệm sai sót và còn yếu của giáo viên trong chuyên môn và có kế hoạch đào tạo bồi dưỡng thêm. Đồng thời nhân rộng điển hình những giáo viên có sáng tạo trong chuyên môn để toàn trường học tập. Triển khai kế hoạch của tháng tiếp theo để giáo viên có cơ sở thực hiện. Các tổ khối có kế hoạch dự giờ chéo để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên. Các hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin, phần mềm Trí Việt, giáo án điện tử, giáo án Elearning: Các loại hồ sơ, sổ sách, kế hoạch của giáo viên và nhà trường được sử dụng bằng công nghệ thông tin. Khuyến khích 100% giáo viên ứng dụng công nghệ thông tin, Phần mềm trí Việt, giáo án điện tử trong giảng dạy. Tăng cường dạy trẻ theo phương pháp " Giáo dục lấy trẻ làm trung tâm " Khuyến khích giáo viên tham khảo các trò chơi, các bài dạy hay...trên mạng Internet 2.5. Tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá giáo viên. Tự kiểm tra, đánh giá là một chức năng quan trọng, vừa là một biện pháp quản lý có hiệu quả. Qua kiểm tra, cán bộ quản lý nắm được đầy đủ những thông tin cần thiết về tình hình thực hiện chuyên môn, đánh giá đúng phẩm chất năng lực của giáo viên, phát hiện đúng những lệch lạc, thiếu sót để kịp thời bổ sung, điều chỉnh và uốn nắn giáo viên nhằm nâng cao chất lượng các hoạt động chuyên môn của giáo viên. Trong công tác quản lý nhà trường nếu thiếu kiểm tra chuyên môn thì việc chỉ đạo chuyên môn của người Hiệu phó sẽ mất đi một nội dung quan trọng. Về nội dung kiểm tra: kiểm tra về qui chế chuyên môn, hồ sơ sổ sách (Hồ sơ sổ sách của cô và trẻ theo công văn 843/SGDĐT-MN-TH ngày 30/08/2016 về việc hướng dẫn thực hiện hồ sơ sổ sách trong trường mầm non), phương pháp dạy của giáo viên, cách trang trí nhóm lớp để đánh giá tình hình triển khai và thực hiện chuyên môn của giáo viên có đúng như kế hoạch mà trường đã chỉ đạo hay không. Phương pháp kiểm tra: Kiểm tra dự giờ có báo trước hay đột xuất về các tiết dạy cũng như hoạt động thông qua phiếu dự giờ Nguyên tắc kiểm tra, đánh giá: Trong công tác kiểm tra phải đảm bảo tính khách quan và công khai, công bằng và dân chủ. Sau kiểm tra phải có những nhận xét đánh giá chính xác, phân tích các ưu điểm, tồn tại của giáo viên để giúp họ phát huy những mặt mạnh, khắc phục những hạn chế áp dụng vào thực tế chăm sóc giáo dục trẻ. Thời gian kiểm tra: Trong một tháng ít nhất giáo viên phải được dự ít nhất một giờ dạy hoặc một hoạt động. trong một học kỳ, mỗi giáo viên phải được kiểm tra 3- 4 lần. Ngoài ra, tôi còn kiểm tra hàng ngày để kịp thời nhắc nhở giúp đỡ giáo viên về việc thực hiện giờ giấc sinh hoạt, chăm sóc giáo dục trẻ. Kiểm tra hoạt động của tổ chuyên môn: - Kiểm tra công tác quản lý của tổ trưởng. - Kiểm tra hồ sơ chuyên môn: Bản kế hoạch, biên bản họp tổ, nội dung họp tổ, sổ kiểm tra giáo viên,... - Kiểm tra buổi sinh hoạt của tổ chuyên môn. Công tác kiểm tra là một trong những những biện pháp nâng cao chất lượng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên. Vì thế, người cán bộ quản lý cần đẩy mạnh công tác này trong nhà trường, kiểm tra cần phải tiến hành nhẹ nhàng không gây áp lực, tạo điều kiện cho giáo viên tiếp thu ý kiến, đồng thời có ý thức vươn lên và có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc. Từ đó góp phần nâng cao chất lượng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên trong nhà trường. 2.6. Tổ chức các hoạt động giao lưu, học tập giữa các đơn vị nhằm nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ: Tham gia đầy đủ và tạo điều kiện cho giáo viên tham gia học tập các lớp bồi dưỡng, tập huấn, các chuyên đề cụm cũng như chuyên môn do lãnh đạo cấp trên tổ chức nhằm nâng cao trình độ chuyên môn cho giáo viên trong trường. Tạo điều kiện cho giáo viên tham quan, học tập đơn vị bạn ở cụm I (trường MN Họa Mi, Trường MG Phong Phú, Trường MG Sơn Ca 2) , các trường khác trong thị xã nếu có điều kiện, để giúp giáo viên học hỏi một số kinh nghiệm như nghệ thuật, cách xử lý tình huống...nhằm nâng cao tay nghề cho giáo viên. 2.7. Kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên: Tiếp tục căn cứ vào kế hoạch của Phòng giáo dục để hướng dẫn giúp đỡ giáo viên chọn module phù hợp với năng lực, sau đó lập kế hoạch học tập của bản thân mỗi giáo viên. Sau khi học xong, cuối năm học giáo viên viết báo cáo và tổ khối chấm điểm sau đó nộp về ban giám hiệu nhà trường để thống nhất xếp loại. 2.8. Tổ chức các hội thi cấp trường: Có thể nói, nâng cao chất lượng chuyên môn thông qua các phong trào, tổ chức các hội thi, hội giảng thường xuyên sẽ giúp giáo viên mạnh dạn, bình tĩnh tự tin khi lên lớp. Để đạt được thành tích đòi hỏi mỗi người phải trau dồi năng lực sư phạm, nghệ thuật lôi cuốn trẻ, phải chịu khó suy nghĩ tìm tòi, học hỏi đồng nghiệp, bạn bèTừ đó trình độ chuyên môn và tay nghề của giáo viên được nâng lên. Phong trào thi đua gắn liền với các hội thi sẽ làm cho khí thế thi đua của trong nhà trường càng sôi nổi, có tác dụng tuyên truyền tới các bậc phụ huynh. Hàng năm trường tôi thường tổ chức các hội thi: Thi trang trí nhóm lớp, Hội giảng chào mừng ngày phụ nữ Việt nam 20/10, Thi giáo viên giỏi cấp trường, thi "Năng khiếu sư phạm"; “Làm đồ dùng, đồ chơi tự tạo” Việc tổ chức các hội thi trong nhà trường có tác dụng thúc đẩy sự phấn đấu vươn lên của các giáo viên. Trong các hội thi, họ có điều kiện khẳng định mình trước tập thể. Bên cạnh đó, việc tổ chức các hội thi cũng tạo được mối quan hệ thân ái, giúp đỡ nhau trong tập thể giáo viên nhà trường để cùng nhau tiến bộ. Để các hội thi thành công và có kết quả tốt đẹp, tôi tham mưu với đồng chí Hiệu trưởng xây dựng kế hoạch cụ thể cho từng tháng, thông báo kế hoạch từng hội thi tới toàn chị em để họ nắm được nội dung, thời gian thimà có sự chuẩn bị để các hội thi đạt kết quả cao. 2.9. Thực hiện tốt công tác thi đua khen thưởng: Động viên khen thưởng giáo viên tức là đã khẳng định trước tập thể công sức và sự phấn đấu của họ. Do vậy, ban giám hiệu nhà trường kết hợp cùng công đoàn cần tạo động lực cho giáo viên giảng dạy tốt hơn. Hàng năm những giáo viên có thành tích xuất sắc được tuyên dương và nêu gương điển hình tiên tiến trong nhà trường. Đầu năm, ban giám hiệu nhà trường và ban chấp hành công đoàn đề ra một số định mức khen thưởng như sau: - Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ: 200.000 đồng. - Giáo viên dạy giỏi cấp trường: 100.000 đồng. - Giáo viên dạy giỏi cấp thị xã: 200.000 đồng. - Đồ dùng đạt giải A cấp trường: 100.000 đồng. (B: sẽ giảm xuống) - SKKN đạt giải A cấp trường: 100.000 đồng. (B: sẽ giảm xuống) - Đạt 100% tiết dạy xếp loại tốt trong năm: 200.000 đồng. Qua đó, tạo động lực giáo viên phấn đấu, khen thưởng có tác dụng thúc đẩy chuyên môn của từng giáo viên trong nhà trường. Trong công tác quản lý, nếu chỉ biết đôn đốc, nhắc nhở giáo viên, buộc giáo viên phải hoàn thành tốt công việc mà không có thưởng, phạt công minh thì chuyên môn có giỏi mấy thì họ cũng chỉ làm cho có, những giáo viên nhiệt tình say sưa trong công việc dẫn đến chán nản không muốn phát huy tài năng của mình. Với hình thức thi đua khen thưởng như trên 100% giáo viên trong nhà trường đều rất nhiệt tình trong công tác giáo dục chăm sóc trẻ, chất lượng chuyên môn cũng được nâng lên rõ rệt. 2.10. Công tác tuyên truyền phối hợp với phụ huynh học sinh: Để phối hợp tốt giữa nhà trường và gia đình trong việc chăm sóc và giáo dục trẻ, bộ phận chuyên môn chỉ đạo các lớp thường xuyên trao đổi thông tin với phụ huynh để năm bắt tình hình của trẻ. Các lớp có góc tuyên truyền về bản tin phụ huynh để phụ huynh đọc và nắm bắt được các hoạt động của con em mình. Công khai các khoảng thu, chi với phụ huynh vào các buổi họp phụ huynh và giữ gìn tốt mối quan hệ hài hòa để vận động phụ huynh làm tốt công tác xã hội hóa. Chỉ đạo giáo viên thực hiện tốt công tác chăm sóc, giáo dục trẻ, làm tốt công tác tuyên truyền trên tranh ảnh, loa để tạo niềm tin khi phụ huynh đưa con em đến trường. Tổ chức các hoạt động học chuyên đề, thao giảng, hội giảng và mời phụ huynh cùng tham gia. Chỉ đạo các lớp trang trí làm nổi bật các góc tuyên truyền về chăm sóc, giáo dục trẻ, tuyên truyền về phòng chống dịch bệnh, tai nạn thương tích... Chỉ đạo Y tế trường học có bảng tuyên truyền và kế hoạch tuyên truyền hàng tháng về các loại dịch bệnh như: tay chân miệng, bệnh đau mắt đỏ, bệnh đậu mùa, bệnh sốt xuất huyết... . Nhà trường hợp đồng với trạm y tế xã khám sức khoẻ định kỳ cho trẻ 2 lần/năm học. Chỉ đạo giáo viên thường xuyên vệ sinh trường lớp bên trong và bên ngoài, vệ sinh đồ dùng, đồ chơi vào ngày cuối tuần, các bếp ăn luôn vệ sinh sạch gọn hàng ngày 3. Kết quả đạt được Thực hiện một số giải pháp để thực hiện tốt công tác chuyên môn ở trường mầm non Phong Thạnh Đông được thể hiện qua một số kết quả sau: Đối với nhà trường: Tất cả cán bộ giáo viên nhà trường đều có lập trường tư tưởng vững vàng, có phẩm chất đạo đức tốt, có lối sống lành mạnh, luôn học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, chấp hành nghiêm chỉnh chủ trương đường lối của đảng, chính sách pháp luật của nhà nước, có tinh thần đoàn kết nội bộ cao và quan tâm giúp đỡ đồng nghiệp. Ban giám hiệu luôn lập trường tư tưởng vững vàng, có tinh thần trách nhiệm, luôn gần gũi với tập thể, hòa đồng, tạo không khí thoải mái khi giao tiếp, tôn trọng và lắng nghe ý kiến của đồng nghiệp để điều chỉnh kế hoạch cho phù hợp. Xây dựng kế hoạch cụ thể và thực hiện theo kế hoạch đề ra. Chất lượng chuyên môn cũng được nâng lên thông qua kết quả đạt được của đội ngũ giáo viên. Thực hiện tốt công tác kiểm tra nội bộ. Đối với giáo viên: 100% giáo viên có tinh thần đoàn kết, nhất trí cao trong công việc, có tâm huyết với nghề, nhiệt tình giúp đỡ nhau cùng tiến bộ, thực hiện tốt qui chế chuyên môn của ngành, nhiệt tình, luôn hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao. Trình độ chuyên môn của giáo viên được nâng lên rõ rệt cụ thể như: Số giáo viên đạt khá và giỏi nhiều hơn so với những năm học trước. Đặc biệt không có giáo viên yếu kém. Giáo viên sử dụng phương pháp giảng dạy linh hoạt, sáng tạo, biết kết hợp nội dung lồng ghép vào các lĩnh vực, đồ dùng đẹp mắt và phong phú. Phát huy được tính tích cực của trẻ trong các tiết học, trẻ tiếp thu kiến thức một cách nhẹ nhàng, vui tươi thoải mái, với hình thức “Học mà chơi, chơi mà học”. Đối với trẻ: Được nhà trường tạo điều kiện để vui chơi và học tập, trẻ được tham gia các phong trào do trường tổ chức như văn nghệ, chơi các trò chơi dân gian, tham gia các hội thi do nhà trường tổ chức. Trẻ hứng thú và tích cực tham gia vào hoạt động và được phát triển toàn diện về các lĩnh vực nhằm cung cấp cho trẻ những kiến thức cơ bản để bước vào lớp 1. 4. Bài học kinh nghiệm Để thực hiện tốt công tác chuyên môn trong trường mầm non Phong Thạnh đạt hiệu quả, bản thân tôi đã rút kết ra một số kinh nghiệm sau: Người quản lí phải luôn luôn nêu cao vai trò trách nhiệm, gương mẫu đi đầu trong mọi công việc, giỏi về chuyên môn nghiệp vụ, có lập trường tư tưởng vững vàng, luôn gần gũi với tập thể, chia sẻ, tôn trọng và lắng nghe ý kiến của đồng nghiệp, không ngừng phấn đấu tu dưỡng, rèn luyện bản thân để có được phẩm chất đạo đức và năng lực chuyên môn để hoàn thành tốt nhiệm vụ năm học. Thay đổi được nhận thức của phụ huynh học sinh về vai trò, tầm quan trọng của công tác giáo dục của nhà trường. Nâng cao được trình độ chuyên môn cho đội ngũ giáo viên mầm non. Đẩy mạnh được các phong trào của trường và được tập thể giáo viên nhiệt tình ủng hộ. Nâng cao chất lượng giáo dục trẻ, đồng thời cũng tạo được uy tín trong phụ huynh học sinh. Ban giám hiệu phải năng động, sáng tạo, nhẫn nại, không chùn bước trước bất kì khó khăn nào, phải kiên trì và thưởng phạt công bằng. Làm tốt công tác xã hội hóa giáo dục trong nhà trường. Thực hiện tốt công tác kiểm tra: kiểm tra thường xuyên đúng kế hoạch, kiểm tra đột xuất, góp ý trực tiếp, trao đổi học tập rút kinh nghiệm kịp thời cho các giáo viên. Làm tốt công tác thi đua khen thưởng, thực hiện khen chê đúng người, đúng việc. Cần phải tạo môi trường làm việc thoải mái về tinh thần, đầy đủ điều kiện làm việc cho đội ngũ giáo viên, mới khai thác hết tiềm năng của họ nhằm đem đến hiệu quả cao trong công việc. III. KẾT LUẬN - KIẾN NGHỊ Kết Luận Giáo dục mầm non chiếm vị trí quan trọng, đặt nền tảng vững chắc cho trẻ sau này. Bởi vậy, để thực hiện tốt công tác chuyên môn trong nhà trường chúng ta phải chú trọng việc nâng cao chất lượng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên là nhiệm vụ quan trọng, là một việc làm có ý nghĩa và cũng là nhân tố quyết định cho việc thực hiện các mục tiêu về chất lượng giáo dục trẻ. Vì vậy, tất cả cán bộ giáo viên phải không ngừng học tập để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, lý luận chính trị cho bản thân, trau dồi phẩm chất đạo đức. Giáo viên phải luôn yêu thương, gần gũi trẻ, quan tâm giúp đỡ đồng nghiệp để cùng nhau tiến bộ, đầu tư đồ dùng dạy học, đổi mới phương pháp giảng dạy để thu hút trẻ đến trường, hoàn thành tốt công tác chủ nhiệm và truyên truyền kiến thức nuôi - dạy trẻ cho các bậc cha mẹ học sinh. Kiến Nghị Đối với nhà trường: - Nhà trường cần tạo điều kiện cho giáo viên học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, lý luận chính trị . - Tăng cường tham mưu mua sắm đồ dùng - đồ chơi để phục vụ tốt cho việc giảng dạy. Đối với giáo viên: - Thường xuyên học tập, tự bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ bằng nhiều hình thức để nâng cao trình độ chuyên môn. - Tăng cường làm đồ dùng - đồ chơi để có phương tiện giảng dạy phù hợp và thu hút trẻ tham gia học tập. Trên đây là một số giải pháp mà bản thân đã phối hợp và thực hiện, rất mong sự giúp đỡ, bổ sung, đóng góp ý kiến của các đồng chí lãnh đạo, để tôi có hướng thực hiện nhiều giải pháp thực hiện công tác chuyên môn được tốt hơn. XÁC NHẬN CỦA HỘI ĐỒNG XÉT DUYỆT SÁNG KIẾN, GIẢI PHÁP TRƯỜNG Trần Thị Phiên Phong Thạnh Đông, ngày 6 tháng 02 năm 2019 NGƯỜI VIẾT Đặng Kim Ngân XÁC NHẬN CỦA HỘI ĐỒNG XÉT DUYỆT SÁNG KIẾN, GIẢI PHÁP PHÒNG GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO XÁC NHẬN CỦA HỘI ĐỒNG XÉT DUYỆT SÁNG KIẾN, GIẢI PHÁP THỊ XÃ
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_giai_phap_thuc_hien_tot_cong_ta.doc